Tính chất hóa học của nước hóa 8 năm 2024

Với các tính chất lý hóa đặc biệt (ví dụ như tính lưỡng cực, liên kết hiđrô và tính bất thường của khối lượng riêng), nước là một chất rất quan trọng trong nhiều ngành khoa học và trong đời sống. 70% diện tích bề mặt của Trái Đất được nước che phủ nhưng chỉ 0,3% tổng lượng nước trên Trái Đất nằm trong các nguồn có thể khai thác dùng làm nước uống.

Tính chất hóa học của nước hóa 8 năm 2024

Tính chất vật lí

  • Ở trạng thái lỏng, nước nguyên chất không có hình dạng nhất định, không màu, không mùi, không vị.
  • Sôi ở 100oC, ở áp suất khí quyển là 760 mmHg (1 atm).
  • Hoá rắn ở 00C, gọi là nước đá, khác với nước đá khô là CO2 hóa rắn.
  • Khối lượng riêng của nước (ở 4 °C) là 1 g/ml (hoặc 1 kg/lít).
  • Nước là một dung môi phân cực có thể hòa tan rất nhiều chất tan phân cực khác ở cả rắn lỏng khí như: đường, muối ăn, axit, khí hidroclorua, khí amoniac…
  • Tính dẫn điện: Thực chất thì nước tinh khiết (nước cất) không dẫn điện. Nước thông thường thường chứa nhiều loại muối tan. Tính dẫn điện của nước thông thường phụ thuộc vào tổng lượng muối trong nước, tính chất các muối và nhiệt độ của nước. Nước khoáng hoá cao thường có tính dẫn điện mạnh.
  • Tính dẫn nhiệt: nước có khả năng dẫn nhiệt tốt.

Tính chất hóa học

Nước tác dụng với kim loại

  • Các kim loại tính kiềm mạnh như Li, Na, K, Ba, Ca... tác dụng với nước dễ dàng ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch bazơ và khí H2: H2O + Kim loại → Bazơ + H2↑

2M + 2nH2O → 2M(OH)n + nH2↑

Ví dụ:

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

2K + 2H2O → 2KOH + H2

Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2

Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2

  • Kim loại Mg tan rất chậm trong nước nóng
  • Một số kim loại trung bình như Mg, Al, Zn, Fe…phản ứng được với hơi nước ở nhiệt độ cao tạo oxit kim loại và hiđro

Ví dụ:

Mg + H2Ohơi →MgO + H2

3Fe + 4H2Ohơi → Fe3O4+ 4H2

Fe + H2Ohơi → FeO + H2

Nước tác dụng với oxit bazo

Nước tác dụng với oxit bazơ tạo thành dung dịch bazo tương ứng.

H2O + Oxit bazơ→ Bazơ

Na2O + H2O → 2NaOH

Li2O +H2O→ 2LiOH

K2O +H2O→ 2KOH

CaO + H2O → Ca(OH)2

Nước tác dụng với oxit axit

Nước tác dụng với oxit axit tạo thành axit tương ứng.

CO2 + H2O → H2CO3

SO2 + H2O → H2SO3

P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

SO3 + H2O → H2SO4

N2O5 + H2O → 2HNO3

Ngoài ra, H2O còn tham giá rất nhiều phản ứng với các chất khác

Phản ứng với phi kim mạnh: Flo, Clo

Khi gặp H2O khi đun nóng thì flo bốc cháy

2F2 + 2H2O → 4HF + O2

2H2O + 2Cl2 →to 4HCl + O2

Một số phản ứng với muối natri aluminat.

3H2O + 2AlCl3 + 3Na2SO3→ 6NaCl + 2Al(OH)3 + 3SO2

H2O + NaAlO2 →NaAl(OH)4

2H2O + NaAlO2 + CO2 → Al(OH)3 + NaHCO3

4H2O + 2NaAlH4 →Na2O + Al2O3+ 8H2

Vai trò của nước

Nước rất cần thiết cho đời sống hàng ngày, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải... Sự sống trên Trái Đất đều bắt nguồn từ nước và phụ thuộc vào nước. Nước có ảnh hưởng quyết định đến khí hậu một khu vực và là nguyên nhân tạo ra thời tiết.

Nước là thành phần quan trọng của các tế bào sinh học và là môi trường của các quá trình sinh hóa cơ bản như quang hợp tạo thành khí oxi:

6H2O + 6CO2 →(quang hợp) C6H12O6 + 6O2

Nước tham gia và nhiều quá trình hoá học quan trọng trong cơ thể người và động vật. Nước chiếm hơn 70% cơ thể chúng ta.

Tính chất hóa học của nước: Nước tác dụng được với một số kim loại ở nhiệt độ thường (như K, Na, Ca…); tác dụng với một số oxit bazơ và tác dụng với nhiều oxit axit.

Cụ thể:

- Nước tác dụng với kim loại:

Nước tác dụng được với một số kim loại ở nhiệt độ thường như: Li, Na, K, Ca… tạo thành bazơ và khí H2.

Ví dụ:

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2 ↑

Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2 ↑

- Nước tác dụng với oxit bazơ:

Nước tác dụng với một số oxit bazơ như Na2O, K2O, CaO … tạo thành dung dịch bazơ tương ứng. Dung dịch bazơ làm quỳ tím hóa xanh.

Ví dụ: Na2O + H2O → 2NaOH

CaO + H2O → Ca(OH)2

- Nước tác dụng với oxit axit:

Nước tác dụng với oxit axit tạo thành axit tương ứng. Dung dịch axit làm quỳ tím hóa đỏ.

Ví dụ:

SO2 + H2O → H2SO3

P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

Quảng cáo

Xem thêm các câu hỏi thường gặp môn Hóa học lớp 8 hay và chi tiết khác:

  • Vai trò của nước trong đời sống và sản xuất là như thế nào
  • Nêu các biện pháp chống ô nhiễm nguồn nước
  • Axit là gì? Phân loại axit
  • Trình bày cách gọi tên axit
  • Bazơ là gì? Phân loại bazơ
  • Tính chất hóa học của nước hóa 8 năm 2024
    Gói luyện thi online hơn 1 triệu câu hỏi đầy đủ các lớp, các môn, có đáp án chi tiết. Chỉ từ 200k!

Săn shopee siêu SALE :

  • Sổ lò xo Art of Nature Thiên Long màu xinh xỉu
  • Biti's ra mẫu mới xinh lắm
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L'Oreal mua 1 tặng 3

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Tính chất hóa học của nước hóa 8 năm 2024

Tính chất hóa học của nước hóa 8 năm 2024

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài 500 Công thức, Định Lí, Định nghĩa Toán, Vật Lí, Hóa học, Sinh học được biên soạn bám sát nội dung chương trình học các cấp.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Hóa học lớp 8 chất là gì?

- Chất: là nguyên liệu cấu tạo nên vật thể. Chất có ở khắp mọi nơi, ở đâu có vật thể là ở đó có chất. - Mỗi chất có những tính chất nhất định, bao gồm tính chất vật lý và tính chất hoá học.

Thế nào là tính chất hóa học lớp 8?

- Tính chất hóa học: là khả năng biến đổi thành chất khác. VD: khả năng phân hủy, tình cháy,…

Đâu là tính chất hóa học của nước?

Nước là một chất dung môi có khả năng hòa tan nhiều chất rắn, lỏng và khí như: muối, axit, khí amoniac, đường, khí hidroclorua,…

Nước tác dụng với cái gì?

Nước có thể tác dụng với kim loại, tác dụng với oxti bazo, oxit axit, và nước còn tham gia nhiều phản ứng với các chất khác như Flo, Clo , muối natri aluminat, .... - Định nghĩa: Oxit axit là các oxit khi tác dụng với nước sẽ tạo ra axit, tác dụng với kiềm tạo thành muối hóa học.