Top 10 ngôn ngữ khó nhất the giới

Có hàng ngàn ngôn ngữ được nói trên thế giới. Thật khó để chọn ra danh sách những ngôn ngữ khó học dành cho tất cả mọi người. Bài viết dưới đây là kết quả được khảo sát những người sử dụng tiếng Anh. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu, đối với người Anh – Mỹ, 10 ngôn ngữ khó nhất để học là gì nhé!.

Mặc dù nhiều ngôn ngữ khác nhau được sử dụng tại Trung Quốc, nhưng một trong những ngôn ngữ phổ biến nhất làtiếng Quan Thoại [ngôn ngữ được nhiều người nói nhất trên thế giới], được sử dụng bởi gần 1 tỷ người.

Tiếng Trung bao gồm một hệ thống chữ viết với hàng ngàn ký tự khác nhau. Bạn buộc phải học chúng để có thể hiểu được thứ ngôn ngữ này. Theo thống kê, ít nhất bạn phải biết được hơn 3000 ký tự căn bản của tiếng Trung để hiểu được những từ ngữ sơ đẳng nhất. Để đọc được báo thì số ký tự cần học là hơn 4000 ký tự. Những học giả ở Trung Quốc hiện nay có thể nhớ được hơn 10,000 ký tự, trong khi trong từ điển ghi nhận có hơn 40,000 ký tự tiếng Trung. Để đọc, viết và nói được tiếng Trung chắc chắn bạn phải thật chăm chỉ, quyết tâm và có lòng đam mê với thứ ngôn ngữ này. Nếu không bạn sẽ bỏ cuộc giữa đường mất.


Tiếng Trung [tiếng Quảng Đông và tiếng Quan Thoại]

Là một quốc gia nằm trên bán đảo Triều Tiên, Hàn Quốc có lịch sử hình thành và phát triển ngôn ngữ khá biệt lập, dù cho tiếng Hàn và chữ Hàn có sự giao thoa nhất định với tiếng Trung và tiếng Nhật.

Tuy nhiên, với nhiều người nói tiếng Anh, việc học tiếng Hàn thực sự là một cực hình. Bởi rất đơn giản, hệ kí tự, chữ viết và cách phát âm trong tiếng Hàn hoàn toàn khác biệt so với hệ chữ Latinh của tiếng Anh. Nếu bạn là người Anh – Mỹ, hãy thử học tiếng Hàn như là một thách thức với chính bản thân mình! Chắc chắn sẽ rất thú vị đấy.


Tiếng Hàn

Chắc chắn phải mất một thời gian dài chăm chỉ học hành và nghiên cứu bạn mới có thể sử dụng được tiếng Nhật…ở mức cơ bản. Tiếng Nhật có hàng ngàn kí tự khác nhau với các cách phát âm và ý nghĩa riêng biệt, còn chưa kể đến bạn phải học cách ghép chúng lại với nhau nữa.

Hiện nay, hệ thống chữ viết tiếng Nhật sử dụng 4 dạng chữ: chữ Hàn [Kanji], Hiragana, Katakana và Romaji. Và sau khi học được mấy bảng chữ cái ấy, bạn sẽ tiếp tục bước vào con đường gian nan là học nói… Thật là nan giải! Sẽ chẳng có lối tắt nào để học thứ ngôn ngữ phức tạp này cả – ngoại trừ sự chăm chỉ và quyết tâm.

Tiếng Nhật

Với hơn 420 triệu người bản ngữ, chắc chắn tiếng Ả Rập là một trong những ngôn ngữ được nói nhiều nhất trên thế giới. Lý do tiếng Ả Rập khó đối với người nói tiếng Anh là nó chứa các âm và bảng chữ cái mà thậm chí không tồn tại trong ngôn ngữ tiếng Anh.

Vì vậy, sẽ phải “cày cuốc” thật miệt mài mới có cơ may học được thứ ngôn ngữ ngoằn ngoèo này đấy các bạn.


Tiếng Ả Rập – Arabic

Mặc dù khá dễ dàng để bắt chước Nga theo cách hài hước, nhưng để thực sự hiểu và học tốt được ngôn ngữ này, bạn cần dành ra một số lượng lớn thời gian và công sức đấy. Tiếng Nga có một bảng chữ cái hoàn toàn xa lạ với một người nói tiếng Anh.

Một người nói tiếng Nga phải rất tập trung vào trọng âm để có thể phát âm chuẩn, đôi khi một chút sai lầm về trọng âm cũng có thể thay đổi ý nghĩa của từ. Mặc dù trong tiếng Anh, trọng âm cũng là một phần rất quan trọng trong phát âm, nhưng so với tiếng Nga thì có lẽ cũng chưa ăn nhằm gì nhỉ?

Tiếng Nga

Mặc dù rất nhiều từ tiếng Anh được lấy trực tiếp từ ngôn ngữ này. Những từ như Avatar, Karma, Crimson, Jungle, … thường xuyên được sử dụng bởi những người nói tiếng Anh.

Nhưng lý do khiến tiếng Phạn là thứ tiếng khó học với người nói Tiếng Anh lại bởi vì ngôn ngữ này có quá nhiều quy tắc ngữ pháp mà tiếng Anh không hề có.

Tiếng Sankrit – Tiếng Phạn

Ngôn ngữ Khoisan được biết đến nhiều nhất vì sử dụng các phụ âm nghe như tiếng tí tách hoặc tiếng ngựa chạy [click consonants], đây là lí do làm cho Khoisan trở thành một trong những ngôn ngữ khó nhất để tìm hiểu và nói chuyện với những người không có cùng ngữ hệ Châu Phi.

Những âm thanh, phụ âm trong tiếng Khoisan thường được viết bằng ký tự như ! và ǂ. Sẽ hoa mắt, chóng mặt cho bạn nào muốn chinh phục được loại ngôn ngữ này. Nhưng đừng sợ, hãy cứ thử tìm hiểu xem, biết đâu bạn có thể làm được.


Tiếng Khoisan

Tiếng Hungary là thứ tiếng có một số quy tắc ngữ pháp kỳ lạ nhất trên thế giới. Nó có 14 nguyên âm và 18 cách ngữ đặc biệt [mà có thể lên tới 30 trong 1 số nghiên cứu] trong khi Tiếng Anh lại chẳng có cách ngữ đặc biệt nào cả.

Vì vậy, ngôn ngữ Hungary chắc chắn sẽ là một thách thức lớn cho một người nói tiếng Anh. Thêm vào đó, cấu trúc câu của ngôn ngữ này lại hoàn toàn khác biệt so với hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới. Tóm lại, sẽ là 1 chặng đường gian nan cho những người nói tiếng Anh muốn chinh phục được thứ ngôn ngữ này.


Tiếng Hungary

Không có ngoại ngữ nào là dễ học cả, và tiếng Iceland cũng không phải là ngoại lệ. Có quá nhiều quy tắc ngữ pháp khác nhau làm cho ngôn ngữ này thực sự rất “khoai” với những người nói tiếng Anh.

Học tiếng Iceland yêu cầu phải thực sự chăm chỉ và nỗ lực hơn so với những ngôn ngữ khác, nhưng một khi bạn hiểu các quy tắc và chăm chỉ học tập rồi thì cuối cùng bạn cũng có thể đọc “Eyjafjallajökull” nghĩa là gì.


Tiếng Iceland

Điều làm cho tiếng Phần Lan rất khó học đối với người nói tiếng Anh chính là việc dịch và phát âm. Các quy tắc ngữ pháp của tiếng Phần Lan thực sự khó quá mức tưởng tượng với một người nói tiếng Anh.

Bạn phải dành lượng thời gian tương đối lâu để có thể nghiên cứu và bắt tay vào học được thứ ngôn ngữ này. Và ngay cả khi điều đó có thể xảy ra, thì cũng chẳng có gì đảm bảo là bạn sẽ thực sự giỏi nó cả. Lời khuyên dành cho bạn là không nên cố gắng tìm hiểu ngôn ngữ này, đặc biệt là nếu tiếng Anh là ngôn ngữ mẹ đẻ của bạn.


Tiếng Phần Lan

Trên đây là thống kê 10 ngôn ngữ khó học nhất dành cho những người nói tiếng Anh bản ngữ. Có lẽ, đối với người Việt Nam, do có lịch sử hình thành và phát triển rất khác so với tiếng Anh, nên với một số ngôn ngữ trong bảng xếp hạng này như tiếng Trung, tiếng Hàn chúng ta hoàn toàn học được một cách dễ dàng. Hãy cố gắng chăm chỉ và nỗ lực để chinh phục ngoại ngữ các bạn nhé!

Từ khoá: 10 ngôn ngữ khó học nhất trên thế giới

10. TIẾNG PHÁP

Là ngôn ngữ chính thức của 29 quốc gia, tiếng Pháp là một ngôn ngữ có tính khiêu chiến rất cao. Tuy nhiên học tiếng Pháp rốt cuộc có khó hay không còn tùy vào quốc ngữ của người học. Nếu như người học đã thành thạo một ngôn ngữ trong hệ Latinh, ví dụ như tiếng Italia, Bồ Đào Nha hoặc tiếng Tây Ban Nha, khi học sẽ thấy vừa nhanh vừa dễ. Còn với những người có tiếng mẹ đẻ không thuộc hệ Latinh sẽ thấy khó hơn rất nhiều. Quy tắc phát âm tiếng Pháp rất nặng, càng nhiều là dựa vào nhân tố lịch sử chứ không phải nguyên lí ngôn ngữ. Thông thường thì khi nhìn thấy một từ đơn đã có thể biết phát âm của từ đó.

9. TIẾNG ĐAN MẠCH

Tiếng Đan Mạch là một ngôn ngữ German Bắc, được gần 6 triệu người sử dụng. Không giống với đa số ngôn ngữ khác, rất nhiều từ viết ra không phù hợp với quy tắc phát âm, cho nên rất khó để người học có thể nắm chắc phát âm tiếng Đan Mạch.

8. TIẾNG NA UY

Tiếng Na Uy là ngôn ngữ chính thức của Na Uy, thuộc nhánh phía bắc của nhóm ngôn ngữ German trong hệ ngôn ngữ Ấn Âu[phát triển từ một ngôn ngữ Scandinavia cổ chung]. Na Uy là một trong những ngôn ngữ khó học nhất thế giới, người nước ngoài hầu như không thể nói thành thạo. Tại Na Uy cũng không có tiêu chuẩn khẩu ngữ nhất định, hầu như người dân đều nói tiếng địa phương của mình.

7. TIẾNG ĐỨC

Tiếng Đức là một trong những ngôn ngữ rất quan trọng, tại Liên minh châu Âu, người nói tiếng Đức chiếm nhiều nhất. Tiếng Đức bao hàm vài loại tiếng địa phương tiêu chuẩn, từ văn nói đến văn viết đều có phương thức khác nhau. Tiếng Đức là một loại "biến tố ngữ"[ngôn ngữ chủ yếu dựa vào hình thức biến đổi của từ để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp], danh từ phân thành giống đực, giống trung và giống cái, do từ gốc không giống nhau nên có thể biến thành rất nhiều từ ngữ không giống nhau.

6. TIẾNG PHẦN LAN

Đa số người dân tại Phần Lan đều nói tiếng Phần Lan. Ngữ pháp tiếng Phần Lan cực kỳ phức tạp, bao gồm vô cùng vô tận từ hợp thành hậu tố, cho nên rất rất khó học. Người Phần Lan có thói quen sử dụng thành phần tân trang cho động từ, danh từ, đại từ, tính từ và số từ, thay đổi tùy thuộc vào thành phần câu.

5. TIẾNG NHẬT

Tiếng Nhật là ngôn ngữ chính của người Yamato* tại Quốc đảo Nhật Bản. Theo như tài liệu lịch sử ghi chép, tiếng Nhật chịu ảnh hướng rất nhiều từ tiếng Hán. Sau 1945, tiếng Nhật lại tiếp nhận thêm nhiều từ của tiếng Anh, đặc biệt là từ liên quan đến khoa học kỹ thuật. Nguyên nhân chủ yếu khiến tiếng Nhật khó học là do hệ thống văn nói và chữ viết hoàn toàn khác nhau. Mặt khác, hệ thống kính ngữ trong tiếng Nhật phát triển rất "phát đạt". Kính ngữ giúp tiếng Nhật trở nên lịch sự lễ độ, nhưng ngữ pháp quá phức tạp khiến việc học kính ngữ vô cùng khó khăn.

*Người Yamato [大和民族 Yamato minzoku, Đại Hoà dân tộc] và Wajin [和人 [Hòa Nhân] Wajin] là tên cho nhóm dân tộc bản địa ở Nhật Bản. Thuật ngữ xuất phát từ cuối thế kỷ 19 để phân biệt với cư dân ở nội địa [Nhật Bản] với các nhóm dân tộc nhập cư cư trú các khu vực ngoài Nhật Bản như người Ainu, người Lưu Cầu [Ryukyu], người Nivkh, người Orok, cũng như người Triều Tiên, người Đài Loan, và thổ dân Đài Loan kết hợp thành Đế quốc Nhật Bản trong đầu thế kỷ 20.

4. TIẾNG ICELAND

Tiếng Iceland là ngôn ngữ chính thức của Iceland, là một ngôn ngữ Ấn-Âu, thuộc về nhánh Bắc German của nhóm ngôn ngữ German. Tiếng Iceland khó ở những từ ngữ cổ xưa và quy tắc ngữ pháp phức tạp. Tiếng Iceland còn lưu lại rất nhiều những những ngữ pháp bất đồng của ngôn ngữ German cổ, mặt khác, hiện tại tiếng Iceland là một ngôn ngữ có độ biến tố cao.

3. TIẾNG Ả RẬP

Tiếng Ả Rập là một phần của ngữ hệ Á-Phi [còn được gọi là ngữ tộc Semit]. Cấu tạo từ trong tiếng Ả Rập rất phức tạp, thường thì một từ gốc có thể sinh ra rất nhiều động từ không cùng thời thái và danh từ không cùng hàm nghĩa. Ví dụ: danh từ của tiếng Ả Rập có sự khác biệt về tính[giới tính], số, cách, thức. Biểu thị theo các loại thay đổi của địa vị hậu tố.

2. TIẾNG HY LẠP

Tiếng Hy Lạp là một trong những ngôn ngữ ra đời sớm nhất, thuộc hệ ngôn ngữ Ấn Âu, được sử dụng rộng rãi tại Hy Lạp, Cộng hòa Síp. Từ cổ chí kim, âm tiết kết cấu của tiếng Hy Lạp vẫn không thay đổi. Kết cấu cấu trúc âm tiết của nó khiến tổ hợp thanh âm khá phức tạp. Mặc khác, tiếng Hy Lạp có rất nhiều từ hợp thành và từ biến tố với nội dung phong phú, cho nên có rất nhiều từ vựng khác nhau.

1. TIẾNG HÁN

Tiếng Hán là một nhánh của ngữ hệ Hán – Tạng, trên thế giới có hơn 1 tỷ người sử dụng tiếng Hán làm tiếng mẹ đẻ. Chữ Hán và cách đọc có quan hệ rất phức tạp. Khi nhìn một chữ Hán bạn cũng không thể biết chữ đó phát âm như thế nào. Hệ thống âm điệu trong tiếng Hán cũng làm người học đau đầu, vì tiếng Hán hiên đại chỉ có 4 thanh điệu, có nhiều từ tuy cùng cách đọc nhưng nghĩa khác nhau rõ rệt, chỉ vì thanh điệu khác nhau, ý nghĩ cũng đã khác nhau, có thể viết ra 4 chữ khác nhau. Cho dù thanh điệu đọc giống nhau thì cũng không thể cho rằng nó viết giống nhau, chỉ có thể qua ngữ cảnh hoặc từ ngữ xác thực mới phân biệt được.

Cá Domino [SSDH] – Theo Weibo Việt Nam

Video liên quan

Chủ Đề