Top cổ phiếu tăng mạnh nhất nhật bản năm

2022 là một năm đầy biến động của thị trường chứng khoán quốc tế do thắt chặt tiền tệ trên toàn cầu, nỗi lo suy thoái kinh tế và cuộc chiến ở Ukraine. Tuy vậy, một cổ phiếu khai thác mỏ ở Indonesia vẫn đạt được mức tăng ấn tượng 1.595%, trở thành cổ phiếu có mức tăng mạnh nhất thế giới trong năm nay.

Top cổ phiếu tăng mạnh nhất nhật bản năm

Top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất và giảm mạnh nhất thế giới năm 2022 (Nguồn: Bloomberg).

Cụ thể, cổ phiếu của hãng khai thác mỏ PT Adaro Minerals của Indonesia dù đã đi ngang kể từ khi trượt khỏi mức đỉnh thiết lập được hồi tháng 4, nhưng vẫn "đánh bại" các đối thủ trong rổ chỉ số Bloomberg World Index gồm 2.803 thành viên. Với mức tăng gần 1.600%, cổ phiếu này còn gấp đôi mức tăng của cổ phiếu đứng thứ 2 là Turkish Airlines.

Kể từ khi lên sàn chứng khoán Jakarta ngày 3/1, Adaro đã chứng kiến giá cổ phiếu tăng vọt, từ mức 100 rupiah lên 2.990 rupiah chỉ trong hơn 3 tháng trước khi đi xuống. Phiên giao dịch ngày 14/12, cổ phiếu Adaro đóng cửa ở mức 1.695 rupiah, tương đương vốn hóa thị trường khoảng 4,5 tỷ USD.

Mặc dù diễn biến của cổ phiếu Adaro gắn chặt với giá than toàn cầu, song các nhà phân tích cho rằng, cổ phiếu này hưởng lợi lớn hơn là nhờ chiến lược tái sử dụng lợi nhuận trời cho từ khai thác than để đa dạng hóa sản xuất sang các lĩnh vực như sản xuất nhôm và pin xe điện.

9 tháng đầu năm nay, công ty báo lãi tăng 482% do giá bán than trung bình tăng gấp đôi trong khi lượng than bán ra tăng 41%. Theo dự báo của 5 nhà phân tích do Bloomberg tổng hợp, cổ phiếu này sẽ tăng thêm 42% trong 12 tháng tới.

Theo dữ liệu của Bloomberg, chỉ số P/B, dùng để so sánh giá trị thực tế của cổ phiếu với giá trị ghi sổ của cổ phiếu đó, của Adaro vào khoảng 9,4, gần mức thấp nhất kể từ khi niêm yết, song vẫn cao gấp 6 lần so với các đối thủ cùng ngành trong nước. Trong khi đó, hai công ty khai thác than Shanxi (Trung Quốc) và Whitehaven Coal (Australia) có chỉ số P/B là 2.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

90% cổ phiếu tăng giá, trong đó có 81 mã kịch trần, giúp VN-Index tích lũy gần 36 điểm, mạnh nhất kể từ đầu năm.

Sau phiên tăng gần 11,5 điểm hôm qua, các công ty chứng khoán cho rằng tâm lý hoảng loạn phần nào được giải tỏa. Tuy nhiên, đa số cho rằng thị trường vẫn trong tình trạng quá bán nên kịch bản tăng điểm vẫn còn bỏ ngỏ.

Sáng nay, VN-Index mở cửa tăng hơn 10 điểm lên sát 1.050 điểm. Sau đó, chỉ số này rung lắc nhẹ nhưng kịp lấy lại đà tăng, từng bước tiến lên hơn 1.056 điểm. Chỉ số đại diện sàn HoSE dao động quanh vùng này đến hết buổi sáng.

Trừ phương tiện truyền thông và du lịch - giải trí, tất cả nhóm ngành đều tăng trưởng. Chứng khoán dẫn đầu, theo sau là hóa chất, xây dựng - vật liệu và bất động sản. Một số mã thanh khoản trăm tỷ tăng trên 5% gồm SHS, VIX, HUT, DIG, CEO, DIX, PDR, CII. Ngoài ra, các ngành kể trên còn ghi nhận các mã tím trần như NVL, CTD, LCG.

Sang buổi chiều, VN-Index tiếp tục tiến lên, đến gần 14h đã vượt 1.060 điểm. Các cổ phiếu chứng khoán tiếp tục dẫn đầu đà tăng, theo sau là hóa chất, tài nguyên và bất động sản. Riêng nhóm bất động sản ghi nhận thêm nhiều mã kiểm tra mức giá trần như DIG, DXG, CII, HDC.

Trước khi vào phiên ATC, VN-Index tích lũy thêm hơn 30 điểm so với tham chiếu. Chỉ số này có xu hướng kiểm tra 1.075 điểm - mốc kháng cự quan trọng trước khi tiến đến vùng cân bằng mới. Khác với các phiên trước, thời gian ATC hôm nay không ghi nhận biến động về thanh khoản lẫn điểm số.

Top cổ phiếu tăng mạnh nhất nhật bản năm

Nhiều mã cổ phiếu tăng mạnh phiên hôm nay. Ảnh: Tất Đạt

Chốt phiên, VN-Index tích lũy được 35,8 điểm lên 1.075,5 điểm. Thị trường có phiên giao dịch tăng điểm mạnh nhất kể từ đầu năm, tức 10 tháng qua.

Như vậy đây là phiên tăng điểm thứ hai liên tiếp của thị trường với sức bật của phiên hôm nay cao gấp ba lần phiên 1/11. Mức tăng hai chữ số trong hai phiên liên tiếp đã không xuất hiện kể từ cuối tháng 8.

Trong thời gian qua, VN-Index thường tăng điểm rồi lao dốc ngay phiên hôm sau, nếu ghi nhận các phiên tăng liên tiếp, điểm số cũng chỉ cải thiện không quá cách biệt ở các phiên.

Toàn sàn HoSE có 516 cổ phiếu tăng, cao gấp 16 lần so với số lượng cổ phiếu giảm. Trong đó, 81 cổ phiếu tăng trần, chiếm 14% toàn sàn. Nhóm VN30 đồng loạt khoác sắc xanh, giúp chỉ số đại diện rổ này tích lũy thêm gần 36 điểm.

Thanh khoản cùng chiều với điểm số. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 14.600 tỷ đồng, tăng thêm khoảng 1.600 tỷ đồng so với phiên trước. Dòng tiền của nhà đầu tư tập trung vào nhóm ngành bất động sản, dịch vụ tài chính và ngân hàng. Đây cũng là ba nhóm dẫn dắt đà tăng của thị trường hôm nay.

Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay tiếp tục bán ròng với biên độ khoảng 160 tỷ đồng. Họ chủ yếu xả hàng các mã MWG, VHM, VRE và HDB.

Chứng khoán Vietcombank (VCBS) khuyến nghị các nhà đầu tư đã "bắt đáy" thành công phiên 1/11, hạn chế giải ngân thêm để mua đuổi cổ phiếu. Thay vào đó, nhà đầu tư nên tiếp tục giữ tâm lý thận trọng, lên kế hoạch giao dịch ngắn hạn để có thể thực hiện hóa lợi nhuận kịp thời nếu áp lực bán bất ngờ quay trở lại quanh khu vực 1.080 điểm.