Trách nhiệm của học sinh đối với môn giáo dục quốc phòng - an ninh

Ảnh minh họa.

Môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh giữ vai trò chủ chốt trong việc giáo dục ý thức, trách nhiệm của công dân đối với việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, góp phần giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, bồi dưỡng niềm tự hào tự tôn dân tộc. Cùng với các môn học và hoạt động giáo dục khác góp phần hình thành ở học sinh các phẩm chất, năng lực chung được quy định trong chương trình tổng thể, thông qua nội dung môn học hình thành năng lực nhận thức các vấn đề về quốc phòng, an ninh và vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống.

Ở cấp tiểu học, trung học cơ sở giáo dục quốc phòng và an ninh được thực hiện lồng ghép thông qua nội dung các môn học trong chương trình, kết hợp với hoạt động ngoại khóa phù hợp với lứa tuổi, bảo đảm cho học sinh hình thành những hiểu biết ban đầu về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc về lực lượng vũ trang nhân dân và ý thức kỷ luật, tinh thần đoàn kết, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào.

Ở cấp trung học phổ thông là môn học chính khóa, bảo đảm cho học sinh có những hiểu biết ban đầu về nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; về truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc, lực lượng vũ trang nhân dân và nghệ thuật quân sự Việt Nam; có kiến thức cơ bản, cần thiết về phòng thủ dân sự và kĩ năng quân sự; sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc sau khi rời ghế nhà trường.

Chương trình môn Giáo dục quốc phòng và an ninh được xây dựng trên cơ sở các quan điểm:

Tính kế thừa và hiện đại: Chương trình môn Giáo dục quốc phòng và an ninh được xây dựng trên cơ sở các quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật Nhà nước về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Được xây dựng dựa trên nền tảng lí luận và thực tiễn truyền thống kinh nghiệm đánh giặc giữ nước của cha ông, nghệ thuật quân sự Việt Nam và cập nhật thành tựu của khoa học quân sự, sư phạm quân sự hiện đại.

Phát triển phẩm chất, năng lực chung, năng lực đặc thù: Chương trình xác định rõ các phẩm chất, năng lực có thể hình thành và phát triển ở học sinh thông qua môn học: một mặt chương trình căn cứ vào yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực làm cơ sở và xuất phát điểm để lựa chọn nội dung giáo dục; mặt khác chương trình hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi cho học sinh thông qua việc hướng dẫn học sinh tiếp thu, vận dụng nội dung môn học vào thực tiễn.

Tính thực hành, thực tiễn: Chương trình xác định thực hành, luyện tập, vận dụng là nội dung quan trọng, đồng thời là phương thức thiết thực, hiệu quả để phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh. Nội dung này chú trọng việc vận dụng kiến thức quốc phòng, an ninh và kĩ năng vận dụng vào thực tiễn nhằm góp phần phát triển các năng lực đặc thù môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh.

Tính dân tộc và nhân văn: Giúp học sinh nhận thức đúng về chủ nghĩa yêu nước, tinh thần dân tộc, nhân văn, sự đoàn kết toàn dân của dân tộc Việt Nam trong công cuộc dựng nước và giữ nước; tinh thần đoàn kết quốc tế; giúp học sinh phát triển các giá trị nhân văn, tinh thần cộng đồng hướng tới các giá trị khoan dung, nhân ái, tôn trọng, hòa bình, hòa hợp, hợp tác và vì sự tiến bộ và phát triển xã hội.

Tính mở, liên thông: Trên cơ sở đảm bảo nội dung theo các chủ đề thống nhất trong cả nước, chương trình dành thời lượng nhất định để các nhà trường hướng dẫn học sinh tìm hiểu các vấn đề về quốc phòng, an ninh, truyền thống và nghệ thuật đánh giặc giữ nước của địa phương, xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với điều kiện địa phương.

Chương trình môn học, bố trí bài giảng phù hợp có tính liên thông bổ trợ kiến thức từ lớp 10 đến lớp 12, đáp ứng yêu cầu về dạy học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung học phổ thông, phù hợp với nhận thức, phát triển thể lực và đặc thù môn học. Theo quy định, tổng thời lượng thực hành cho cả môn giáo dục quốc phòng là 105 tiết, trong đó: Lớp 10 :35 tiết, lớp 11: 35 tiết; lớp 12: 35 tiết. Căn cứ vào chương trình năm học, các trường xây dựng kế hoạch dạy học đảm bảo đủ thời gian.

Nội dung chi tiết của Thông tư 46/2020/TT-BGDĐT xem tại ĐÂY!

BBT.NVN

Bài trước Bài hiện tại Bài tiếp
Bài 8 Không có

BÀI 9: TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH VỚI NHIỆM VỤ BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC

I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ AN NINH QUỐC GIA
1. An ninh quốc gia và bảo vệ an ninh quốc gia
a. An ninh quốc gia

     - Là sự ổn định, phát triển của chế độ và Nhà nước; sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. - Bao gồm an ninh trên các lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, tư tưởng, văn hoá, xã hội, quốc phòng, đối ngoại...

b. Bảo vệ an ninh quốc gia

Phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia: - Hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia là những hành vi xâm phạm. - Mục tiêu về an ninh quốc gia là: những đối tượng, địa điểm, công trình, cơ sở …theo quy định của pháp luật. - Bảo vệ an ninh quốc gia là nghĩa vụ, trách nhiệm của mọi công dân.

2. Nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia

- Bảo vệ chế độ, Nhà nước, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ. - Bảo vệ an ninh về tư tưởng và văn hóa, khối đại đoàn kết dân tộc. - Bảo vệ an ninh kinh tế, quốc phòng, đối ngoại và các lợi ích khác. - Bảo vệ bí mật Nhà nước. - Phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại và loại trừ các hoạt động xâm phạm.

3. Nội dung bảo vệ an ninh quốc gia
a. Bảo vệ an ninh chính trị nội bộ

Là nội dung trọng yếu hàng đầu, thường xuyên, cấp bách.    - Bảo vệ chế độ, Nhà nước, Đảng.    - Giữ gìn sự trong sạch của tổ chức đảng, Nhà nước.    - Bảo vệ các cơ quan và những người Việt Nam đang làm việc, học tập ở nước ngoài. - Phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá.

b. Bảo vệ an ninh kinh tế

 - Bảo vệ sự ổn định, phát triển của nền kinh tế thị trường. - Bảo vệ đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế, các nhà khoa học, nhà kinh doanh.

c. Bảo vệ an ninh văn hoá, tư tưởng

- Bảo vệ sự ổn định và phát triển bền vững của văn hoá, tư tưởng. - Bảo vệ sự đúng đắn, vai trò chủ đạo của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. - Bảo vệ những giá trị đạo đức truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc. - Bảo vệ đội ngũ văn nghệ sĩ, người làm công tác văn hoá, văn nghệ.

d. Bảo vệ an ninh dân tộc

- Bảo vệ quyền bình đẳng giữa các dân tộc. - Ngăn ngừa, phát hiện, đấu tranh với các hoạt động lợi dụng vấn đề dân tộc.

e. Bảo vệ an ninh tôn giáo

- Đảm bảo chính sách tự do tín ngưỡng. - Đấu tranh với các đối tượng, các thế lực lợi dụng vấn đề tôn giáo. - Thực hiện đoàn kết, bình đẳng, giúp đỡ nhau cùng phát triển.

g. Bảo vệ an ninh biên giới

 - Bảo vệ an ninh trật tự ở khu vực biên giới quốc gia, cả ở đất liền và ở trên biển. - Chống các hành vi xâm phạm chủ quyền biên giới.

h. Bảo vệ an ninh thông tin

- Bảo đảm an toàn, nhanh chóng, chính xác và bí mật. - Chống lộ, lọt những thông tin bí mật của Nhà nước.      - Ngăn chặn các hoạt động khai thác, dò tìm để đánh cắp thông tin trên mạng.

II. HỌC SINH VỚI NHIỆM VỤ BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC
1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm

- Nhận thức được tính chất, nhiệm vụ, nội dung bảo vệ an ninh quốc gia. Từ đó, xác định trách nhiệm là một lực lượng tuyên truyền tích cực cho nhiệm vụ này. - Tích cực học tập nâng cao kiến thức về Hiến pháp, pháp luật, hiểu được những nội dung cơ bản về bảo vệ an ninh quốc gia. - Luôn nâng cao cảnh giác, chủ động phòng ngừa, tích cực tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

2. Thực hiện tốt những nội dung bảo vệ an ninh quốc gia

- Luôn tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống trong sạch, lành mạnh, tự giác chấp hành pháp luật và quy chế của nhà trường, sống và làm việc theo hiến pháp, pháp luật. - Thực hiện tốt phương châm: Học sinh với 3 không. - Không tự phát lập hội, câu lạc bộ, ra báo, bản tin, tạp chí và các hình thức khác trái quy định của pháp luật. Cảnh giác, phòng ngừa những âm mưu, thủ đoạn phá hoại. - Đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện. - Tích cực tham gia tuyên truyền, hướng dẫn, cùng mọi người thực hiện nhiệm vụ, nội dung bảo vệ an ninh quốc gia.

3. Nêu cao cảnh giác, chủ động, tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm góp phần bảo vệ an ninh Tổ quốc

- Luôn nêu cao cảnh giác, phát hiện và báo cáo kịp thời, đầy đủ, chính xác những thông tin sai trái. - Chủ động đề phòng, không để bị kẻ xấu kích động, lôi kéo. Tích cực, tự giác tham gia giải quyết các nhiệm vụ theo yêu cầu. - Động viên giúp đỡ những người đã lầm lỡ, sa ngã để giúp họ mau chóng tiến bộ. Kiên quyết không được bao che khuyết điểm.

- Phát huy tốt vai trò của các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường.

Bạn ơi! Chuyện học môn GDQP là 1 môn học bắt buộc nhưng đó là áp dụng với các trường, HS-SV theo cách tổ chức học tập trung theo quy định của Bộ GDĐT. Theo như thông báo về ĐTTX của trường ban đầu thì mỗi năm chúng ta chỉ tập trung từ 2-3 lần, mỗi lần từ 1-2 tuần. Vậy thời gian đâu mà học môn đó nhỉ? Đó là điều thứ nhất. Điều thứ 2 là: Khi tham gia vào chương trình học ĐTTX đối tượng chủ yếu là những người không có khả năng học tập trung, vì thế thời gian càng hạn chế. Bạn cứ đọc những ưu điểm và nhược điẻm của việc học từ xa ngay trong môn IE-learning thì sẽ r�. Điều này không thể bàn cãi. Mặt khác bạn cứ thử nhảy vào bất kỳ khoá học đào tạo từ xa nào như của Ấn độ hay Mỹ mà xem, việc học môn giống như môn GDQP đối với họ là không bắt buộc. Nếu như ai đó chưa tham gia vào các lớp huấn luyện hay đào toạ về GDQP thìtrước khi đi làm họ mới tự nguyện tham gia theo học khoá huấn luyện hoặc đào tạo về GDQP. Vì đó đều là nghĩa vụ của bản thân mỗi cá nhân đối với mỗi quốc gia daan tộc của mình. Thêm 1lý do nữa là những SVtrướcđây khi theohọc CĐ và ĐH đã tham gia học môn GDQP, vậy việc học lại môn này có cần thiết không? Việc tham gia học liên thông chính quy tại các trường ĐH khác có phải học môn GDQP đâu nhi? Trong khi chúng ta lại học từ xa nữa chứ. Còn những HS-SV theo học hệ 5 năm thì hầu hết là họ học ĐTTX như 1 hình thức văn bằng 2, vậy việc học GDQP của họ đều được thực hiện tại trường họ đang theo học tập trung?

Vấn đề này học viện nên xem xét hoặc tham khảo để tạo điều kiện thuận lợi cũng như thực hiện đúng nhữngđiều ngay từ đầu thông báo của việc ĐTTX cho mọi HS-SV khi tham gia chương trình đào tạo này.

Bạn kết nối 1900 6669, các chuyên gia về Giáo dục - tuyển sinh sẽ hỗ trợ bạn trong vấn đề này nhé!

Video liên quan

Chủ Đề