Trẻ sơ sinh khóc nhiều bị khản tiếng phải làm sao

Những mẹo chữa khản tiếng cho trẻ sơ sinh là bí quyết nhiều ba mẹ muốn biết để khắc phục ngay cho bé. Hiện tượng khản tiếng không phải là hiếm gặp ở trẻ nhỏ. Nhiều trường hợp khi gặp tình trạng này thường quấy khóc và bỏ bữa. Điều này khiến các bậc phụ huynh không khỏi lo lắng. Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để trị khản tiếng cho trẻ sơ sinh hiệu quả hơn.

1/ Các mẹo chữa khản tiếng cho trẻ sơ sinh

Chữa khản tiếng cho trẻ sơ sinh bằng các mẹo dân gian không quá khó, nhưng cũng không quá đơn giản. Khản tiếng ở trẻ dù là hiện tượng bình thường nhưng ba mẹ không nên chủ quan. Điều quan trọng là cần có biện pháp chăm sóc và chữa trị phù hợp, kịp thời để bé không gặp phải những biến chứng.

Không để trẻ khóc hay la hét quá lớn

Một trong những mẹo chữa khản tiếng cho trẻ sơ sinh nhanh nhất là không để trẻ khóc hoặc la hét quá lớn. Tình trạng này kéo dài có thể khiến dây thanh âm của trẻ bị ảnh hưởng. Không những thế, thực quản hay thanh quản của trẻ cũng có thể bị tổn thương.

Bởi vậy, ba mẹ cần lưu ý không để bé bị kích động dẫn đến la hét quá to hay khóc quá nhiều. Vì bé còn rất nhỏ, hãy dành sự quan tâm và vỗ về, an ủi bé thay vì la mắng con.

Luôn vệ sinh răng miệng cho bé

Vệ sinh răng miệng cũng là điều nên làm khi muốn chữa khản tiếng cho trẻ sơ sinh. Khi bị khản giọng, phần lớp niêm mạc của bé đang bị tổn thương. Điều này khiến các vi khuẩn gây ra dễ dàng tấn công và khả năng bé mắc bệnh đường hầu họng là rất cao.

Do đó, trị khản tiếng cho bé bằng mẹo cũng đề cập rằng ba mẹ nên thường xuyên vệ sinh vùng khoang miệng như súc miệng cho con bằng nước muối sinh lý, cho bé đánh răng sau khi ăn.

Không cho bé ăn đồ cay nóng

Để đẩy nhanh tiến trình trị khàn tiếng cho trẻ sơ sinh, ba mẹ tuyệt đối không nên cho bé ăn đồ cay nóng và sử dụng đồ uống như cà phê, nước ngọt, nước có caffeine…. 

Đây đều là những thủ phạm khiến tình trạng khản tiếng nặng thêm và việc thực hiện mẹo chữa khản tiếng cho trẻ sơ sinh bỗng sẽ trở nên vô ích.

Ngoài ra, ba mẹ có thể thực hiện một số bài thuốc dân gian như dùng hỗn hợp chanh mật ong hoặc cho bé ngậm gừng ngâm mật ong. 

Sử dụng thuốc đặc trị

Khi tình trạng bé khản tiếng vẫn tiếp diễn dù bạn đã thực hiện mọi cách chữa khản tiếng cho trẻ em, có thể tham khảo bác sĩ để dùng thuốc. Bởi lẽ nguyên nhân gây ra hiện tượng này có thể do virut, vi khuẩn khiến bé bị nhiễm khuẩn. Thông thường, thuốc kháng sinh beta-lactam, macrolid, chống viêm hay chống dị ứng là các loại thuốc phổ biến nhất được sử dụng như mẹo chữa khản tiếng cho bé hiệu quả.

Ngoài ra khi bé bị khản tiếng cũng khó thể do bị viêm mũi – hoặc bị các bệnh liên quan đến đường hô hấp trên. Mẹ có thể vệ sinh mũi cho con với dung dịch nước muối ưu trương Nebial 3% kết hợp với Natri Hyaluronate với công dụng giúp làm mềm dịch nhầy mũi nhanh chóng, và tăng khả năng kháng khuẩn vượt trội so với nước muối sinh lý thông thường.

2/ Trẻ sơ sinh bị khản tiếng có sao không

Theo các chuyên gia, khản tiếng ở trẻ sơ sinh là hiện tượng thường gặp, tuy nhiên các bậc phụ huynh không nên chủ quan. Tình trạng này xảy ra có thể do con đang gặp bệnh trào ngược dạ dày thực quản hoặc viêm thanh quản.

Nếu bị viêm nhiễm nặng khiến phù nề và đường thở bị bịt kín, oxy lên não có thể bị ngừng cung cấp. Điều này rất nguy hiểm đến sức khỏe của bé và việc áp dụng mẹo dân gian có thể sẽ trở nên vô ích. 

Bởi vậy, tốt nhất là đưa bé bị khản tiếng đến cơ sở y tế khi nghi ngờ con đang gặp dấu hiệu bệnh nặng để hạn chế tối đa nguy cơ tổn thương não và nguy hiểm tới tính mạng của bé.

3/ Lưu ý khi dùng mẹo chữa khản tiếng cho trẻ

Ngoài những mẹo chữa khản tiếng cho trẻ sơ sinh, mẹ cần lưu ý những điều dưới đây để hỗ trợ bé hết khàn giọng và nhanh chóng quay trở lại quá trình ăn ngon hơn, không bị mệt mỏi quấy nhiễu.

  • Cho bé ăn uống đủ dinh dưỡng nhằm bổ sung vitamin giúp bé nhanh hồi phục
  • Không để bé tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói thuốc
  • Cần điều trị dứt điểm tình trạng khản tiếng ở bé để tránh con mắc bệnh lại về sau
  • Không để bé ăn quá no để tránh nguy cơ bị trào ngược dạ dày

Trong quá trình thực hiện cách chữa khản tiếng cho trẻ sơ sinh, ba mẹ cần lưu ý thường xuyên theo dõi các biểu hiện của bé để nhận biết liệu bé có tiến triển nào không. Nếu thấy bé có các dấu hiệu sau đây, tốt nhất là bạn vẫn nên đưa con đi khám bác sĩ được chẩn đoán và kiểm tra kỹ lưỡng.

  • Bé ho khan, ho dai dẳng và có đờm
  • Cổ họng khô rát, có đờm
  • Thở khò khè, không đều, có tiếng thở rít
  • Giọng khàn, âm thanh phát ra thô
  • Mất giọng, hoặc không thể bật ra tiếng

Với các mẹo chữa khản tiếng cho trẻ sơ sinh, hy vọng bạn đã biết cách khắc phục tình trạng bé bị khản giọng và chăm sóc bé tốt hơn. Điều quan trọng nhất là luôn đảm bảo vệ sinh sạch sẽ trong môi trường của bé và cho con ăn ngủ nghỉ hợp lý nhất. Việc áp dụng một số mẹo trị khản tiếng tại nhà chỉ mang tính tương đối. Ba mẹ cần chủ động theo dõi sát sao các biểu hiện của con để đưa bé đi khám nếu cần thiết. 

Tham khảo thêm: 5 cách tăng sức đề kháng cho trẻ khi giao mùa tự nhiên, hiệu quả

Trẻ sơ sinh bị khản tiếng là dấu hiệu khi con gặp phải những vấn đề về vùng mũi họng. Trẻ phát ra những âm thanh khò khè, khó thở,…khiến con cảm thấy rất khó chịu mà mẹ không biết phải làm thế nào. Đừng lo lắng, hôm nay Zicxa.com sẽ chia sẻ kiến thức bổ ích này tới mẹ và bé nhé!!!

Trẻ sơ sinh bị khản tiếng do đâu?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị khản tiếng nhưng chủ yếu do một số nguyên nhân dưới đây:

Viêm thanh quản

Trẻ sơ sinh bị khản tiếng do viêm thanh quản

Viêm thanh quản là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ sơ sinh bị khản tiếng. Trẻ sơ sinh khóc nhiều, ho trong thời gian dài, la hét đùa nghịch,… Có thể khiến dây thanh quản bị căng lên. Khi dây thanh quản làm việc quá sức có thể gây ra tình trạng viêm thanh quản hoặc chảy máu thanh quản. Thanh quản là nơi hẹp trên đường thở, khi trẻ bị viêm thanh quản sẽ khiến cho dây thanh quản bị bịt kín làm trẻ không thể thở bình thường được gây ra tình trạng khản tiếng.

Viêm đường mũi họng

Đường mũi họng rất gần vị trí với dây thanh quản. Trong trường hợp trẻ bị viêm đường mũi họng mà không được điều trị dứt điểm, để tình trạng này kéo dài trong nhiều ngày liền, khiến các vi khuẩn có điều kiện tấn công đến dây thanh quản. Trẻ hô hấp khó khăn sẽ xuất hiện tình trạng khản tiếng.

Trào ngược dạ dày

Trẻ sơ sinh thường có tình trạng trào ngược dạ dày. Lúc này dịch dạ dày tràn vào đường thở sẽ ảnh hưởng rất lớn đến dây thanh quản, có thể khiến trẻ bị viêm đường hô hấp, viêm phổi. Mẹ cần phải có những biện pháp xử lý kịp thời để hạn chế hiện tượng này xảy ra.

Trẻ sơ sinh bị khản tiếng có nguy hiểm không?

Bất cứ những biểu hiện bất thường nào ở trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ sơ sinh thì mẹ đều phải lưu ý. Trẻ sơ sinh bị khản tiếng chỉ sau một vài ngày điều trị và chăm sóc là sức khỏe đã có thể hồi phục. Tuy nhiên trong trường hợp con bị khản tiếng kèm theo một số biểu hiện như:

Ho khan, ho có đờm màu xanh hoặc vàng

Trẻ có biểu hiện thở khò khè

Trẻ bị rát cổ họng, khó khăn khi nói và khi ăn uống

Giọng trẻ thay đổi rõ rệt, âm thanh phát ra trầm, khó nghe. Khi nói trẻ bị đau cổ họng.

Một số trường hợp khản tiếng nặng có thể khiến trẻ mất giọng, khó bật ra âm thanh.

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị khản tiếng

Việc chăm sóc cho con khi bị khản tiếng không phải mẹ nào cũng biết. Nếu mẹ chưa trang bị được cho mình những kỹ năng cần thiết thì hãy tham khảo ngay thông tin dưới đây nhé.

Mẹ hãy giúp bé luôn luôn được vui vẻ, tránh để trẻ khóc trong nhiều giờ, la hét, nói to. Việc làm này rất quan trọng bởi sẽ hạn chế được sự tác động tiêu cực đến dây thanh quản.

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị khản tiếng

Dinh dưỡng trong thời gian này mẹ cần đặc biệt chú ý. Mẹ nên bổ sung cho con những loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C, các loại vitamin nhóm B cùng một số khoáng chất khác để gia tăng sức đề kháng cho bé chống lại các tác nhân gây bệnh.

Khi bé có biểu hiện bị viêm đường mũi họng, hãy cố gắng điều trị dứt điểm. Việc để tình trạng đường mũi họng bị viêm trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến dây thanh quản của bé. Bên cạnh đó, không nên để bé tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm, chứa nhiều khói thuốc lá và hóa chất độc hại.

Tắm rửa và vệ sinh thân thể thường xuyên nhất là vệ sinh răng miệng sẽ hạn chế được rất nhiều những vi khuẩn có trong khoang miệng tấn công đến dây thanh quản.

Không nên cho trẻ ăn quá no dẫn đến trào ngược dịch dạ dày. Khi bé bị trào ngược dạ dày thường xuyên sẽ dễ dàng kích thích các bệnh liên quan đến đường hô hấp.

Mẹ cần theo dõi tình trạng sức khỏe của con mỗi ngày, khi bé có biểu hiện khản tiếng nặng mà không có hiện tượng thuyên giảm, hãy đưa con đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Cách điều trị khản tiếng cho trẻ sơ sinh

Nhiều bố mẹ thường lạm dụng những vỉ thuốc kháng sinh cho con khi có dấu hiệu khản tiếng. Việc làm này hoàn toàn không nên bởi sức khỏe của trẻ chưa thực sự hoàn thiện để chịu được những tác dụng phụ mà thuốc kháng sinh gây ra. Thay vào đó hãy cho con sử dụng những bài thuốc đông y, hiệu quả mang lại tuy không được nhanh chóng nhưng thực sự rất an toàn và bảo vệ lâu dài sức khỏe trẻ nhỏ.

Cách điều trị khản tiếng cho trẻ

Tắc xanh trị khản tiếng cho trẻ sơ sinh được rất nhiều mẹ truyền tai nhau áp dụng. Mẹ hãy thái thành từng lát mỏng, cho thêm đường phèn vừa đủ và chưng hỗn hợp này cách thủy. Sau khi chín, tán nhuyễn hỗn hợp này cho đều, loại bỏ hạt tắc, chắt lấy nước cốt rồi đem cho trẻ uống. Cho trẻ dùng nhiều lần trong ngày, mẹ sẽ thấy hiệu quả nhanh chóng chỉ sau vài lần sử dụng.

Hi vọng bài viết này đã đem đến cho mẹ và bé những kiến thức bổ ích về trẻ sơ sinh bị khản tiếng. Hãy like và share bài viết này nếu bạn thấy hay nhé!!!

Video liên quan

Chủ Đề