Virus thủy đậu sống được bao lâu trong không khí

Thủy đậu mà một trong những căn bệnh truyền nhiễm lành tính với triệu chứng là những mụn nước xuất hiện trên da. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, không chỉ gây ra những khó chịu mà bệnh còn để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy thủy đậu diễn biến ra sao? Bị thủy đậu bao lâu thì khỏi?

1. Yếu tố nào gây bệnh thủy đậu?

Thế nào là thủy đậu?

Bệnh thủy đậu còn được dân gian gọi là bệnh trái rạ, là một bệnh có tính truyền nhiễm gây ra ở trên da. Bệnh xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào dù là trẻ em hay người lớn với khả năng lây lan khá cao, một số mùa có thể là điều kiện để bệnh bùng phát thành dịch.

Bệnh thủy đậu là một trong số bệnh chỉ mắc một lần, nghĩa là người đã bị bệnh sẽ không mắc lại hoặc tỷ lệ mắc lại bệnh vô cùng thấp vì cơ thể đã sinh ra kháng thể chống lại bệnh sau khi bị lần đầu tiên.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh là gì?

Tác nhân chính dẫn đến thủy đậu là Virus Varicella Zoster [VZV] có khả năng lây truyền thông qua da tiếp xúc với dịch từ mụn nước hoặc qua đường hô hấp. Trường hợp các giọt nước nhỏ li ti chứa trong không khí qua hắt hơi, ho, nói chuyện của người bệnh sẽ khiến cho thủy đậu lây lan nhanh.

Thủy đậu là bệnh mang tính truyền nhiễm do virus gây ra

Ngoài ra, nếu người bình thường dùng chung vật dụng cá nhân hoặc dụng cụ có tiếp xúc với nước bọt hay dịch mụn thủy đậu của người bị bệnh như khăn tắm, bàn chải đánh răng, dao cạo,... cũng có thể bị nhiễm virus. Trước đây, số lượng người được tiêm ngừa rất ít trong khi đường lây truyền lại đơn giản nên khiến cho số người mắc bệnh gia tăng. Khi chưa tìm ra vắc xin, theo báo cáo thống kê của Hoa Kỳ thì có đến 4 triệu ca mắc bệnh mỗi năm. Đến khi vắc xin được tìm ra thì số ca bệnh giảm gần 90%.

Không giới hạn đối tượng hay độ tuổi có thể bị nhiễm virus thủy đậu, tuy nhiên, theo khảo sát các ca đến khám và điều trị tại bệnh viện thì hơn 80% bệnh nhân rồi vào khoảng dưới 10 tuổi. Bệnh xuất hiện theo mùa, thường tập trung nhiều vào khoảng cuối mùa đông hoặc đầu mùa xuân.

2. Thời kỳ ủ đến hồi phục của bệnh thủy đậu diễn biến ra sao?

Dấu hiệu rõ ràng và dễ nhận biết nhất của bệnh thủy đậu là các mụn nước đỏ nổi lên trên bề mặt da. Bệnh phát triển theo từng giai đoạn, do đó việc điều trị bệnh ở mỗi giai đoạn cũng khác nhau. Tùy vào mức độ bệnh và tình trạng của cơ thể mà đưa ra kết luận về thủy đậu bao lâu thì khỏi.

Giai đoạn 1: ủ bệnh

Thông thường, trong khoảng từ 1 - 2 ngày thì thủy đậu có thể lây từ người bệnh sang người lành. Sau khi tiếp xúc với mầm bệnh, virus sẽ bắt đầu phát triển và gây bệnh trong khoảng từ 10 - 21 ngày. Trong khoảng 14 ngày ủ bệnh, hầu như bệnh nhân không có biểu hiện rõ ràng và rất khó để nhận biết.

Giai đoạn 2: khởi phát

Giai đoạn này kéo dài trong vòng từ 24 - 48 giờ với những biểu hiện như sốt nhẹ, người mệt, chán ăn. Triệu chứng ở giai đoạn này khá phổ biến và gặp nhiều ở các bệnh thông thường như cảm cúm nên người bệnh có thể bị nhầm lẫn.

Giai đoạn 3: toàn phát

Các triệu chứng xuất hiện rõ ràng và nặng hơn, các nốt ban cũng bắt đầu xuất hiện, người bệnh cảm thấy mệt mỏi, chân tay rã rời như không có sức. Sốt vừa hoặc sốt cao, kèm với các cơn đau đầu dữ dội, mụn nước nổi lên nhiều và lan khắp cơ thể, ngứa ngáy khiến các bệnh nhân vô cùng khó chịu. Nhiều người còn có biểu hiện nôn ói hoặc đau nhức cơ xương khớp.

Giai đoạn toàn phát các mụn nước sẽ nổi nhiều khắp cơ thể

Bệnh nhân chà xát, cào hay gãi có thể khiến cho mụn nước bị vỡ và nhiễm trùng, lúc này các nốt mụn sẽ lớn hơn và dịch có lẫn mủ. Giai đoạn này có thể kéo dài từ 1 - 3 tuần tùy từng người.

Giai đoạn 4: hồi phục

Thường thì giai đoạn hồi phục diễn ra từ 3 - 4 ngày. Sau hơn 10 ngày kể từ khi phát bệnh, tất cả các mụn nước sẽ vỡ ra và khô lại, tạo thành vảy sau đó bong tróc. Nhiều trường hợp mụn bong ra nhưng không để lại sẹo. Còn các nốt mụn vỡ tạo thành vết thâm thì bệnh nhân có thể nhờ bác sĩ tư vấn, kê đơn các loại thuốc bôi ngoài da, trị thâm, sẹo.

Theo như những giai đoạn tiến triển của bệnh nêu trên thì dễ dàng để thấy được câu trả lời cho câu hỏi “thủy đậu bao lâu thì khỏi?”. Kể từ khi tiếp xúc với người bệnh cho đến khi bệnh kết thúc giai đoạn có thể mất thời gian tối đa 1 tháng. Bệnh cần tối đa 21 ngày để virus phát triển và gây ra những biểu hiện đầu tiên và mất khoảng 10 ngày để bệnh biểu hiện và phục hồi.

Có thể sử dụng các thuốc bôi ngoài da để hạn chế sẹo, thâm

Tuy nhiên, thực tế không phải câu trả lời cho câu hỏi “thủy đậu bao lâu thì khỏi ?” đều là một tháng vì tùy vào tình trạng cơ thể của mỗi người mà bệnh hồi phục nhanh hay chậm. Nhiều người có hệ miễn dịch tốt có, thời gian khởi phát và phục hồi ngắn nên khả năng đẩy virus ra khỏi cơ thể nhanh chóng. Và ngược lại, với người có sức khỏe yếu thì có thể mất đến 3 tuần mới có thể lành bệnh, khiến cho thời gian điều trị cũng kéo dài ra.

3. Nên làm gì để rút ngắn thời gian bị bệnh thủy đậu?

Liệu trình điều trị của các bác sĩ chuyên khoa là yếu tố chính quyết định đến việc “thủy đậu bao lâu thì khỏi”. Tuy nhiên, song song với đó thì quá trình tự chăm sóc cơ thể cũng góp phần vào việc giúp bệnh nhanh lành cũng như hạn chế được các vấn đề như lây lan sang những người xung quanh.

Khi bị bệnh thủy đậu, người bệnh cần lưu ý một số điều sau để tránh khiến bệnh nặng hơn cũng như giúp nhanh chóng đẩy lùi virus ra khỏi cơ thể:

  • Không được ăn các đồ cay, nóng, đồ nhiều dầu mỡ, hạn chế thực phẩm như kem, bơ, phô mai,...

  • Nhiều người nghĩ vitamin C tốt cho bệnh nhân, tuy nhiên, với thủy đậu thì không nên bổ sung quá nhiều vì khi bị bệnh, miệng thường có các vết loét. Các loại thực phẩm giàu vitamin C như chanh, cam có thể khiến vết loét bị đau và lở ra nhiều hơn.

  • Nên uống nhiều nước và hạn chế ra gió hoặc bật quạt quá mạnh.

  • Bệnh nhân thủy đậu nên được tắm rửa sạch sẽ để tránh nhiễm trùng bằng nước ấm sạch. Tuy nhiên, trong quá trình tắm không nên chà sát quá mạnh làm mụn nước vỡ ra, không cào, gãi bằng móng tay khiến da bị lở loét.

  • Hạn chế nơi đông người, đeo khẩu trang khi giao tiếp với người khác, sử dụng các dụng cụ cá nhân riêng để hạn chế lây bệnh sang người khác.

Tiêm phòng cho trẻ em là biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả

Bệnh thủy đậu không phải là một bệnh xa lạ trong xã hội hiện nay. Những người bị bệnh cần phải tự chủ đủ bảo vệ mình và có biện pháp phòng hộ để hạn chế làm lây lan bệnh. Đặc biệt với trẻ em và phụ nữ mang thai cần sớm được tiêm phòng vắc xin để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé. Nếu bạn cần được hỗ trợ thêm thông tin, có thể liên hệ qua hotline: 1900 565656 để được trao đổi trực tiếp với các bác sĩ chuyên khoa của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.

BỆNH THỦY ĐẬU

 
I/ Nguyên nhân gây bệnh:

Bệnh Thủy đậu là một bệnh cấp tính do nhiễm vi rút Varicella Zotergây ra [bệnh thủy đậu ở trẻ em và bệnh Zona ở người lớn].

Vi rút có khả năng sống được vài ngày trong vẩy thủy đậu khi bong ra tồn tại trong không khí. Bệnh lây truyền từ người sang người bằng tiếp xúc trực tiếp, qua các đồ vật bị nhiễm mầm bệnh từ dịch tiết đường hô hấp, dịch từ nốt phỏng thủy đậu, lây qua đường hô hấp do hít phải vi rút do người bị bệnh thủy đậu nói, hắt hơi [nhảy mũi] hoặc ho..làm nước bọt, nước mũi bắn ra ngoài tan thành bụi.  Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, bệnh thường gặp vào mùa đông, đầu mùa xuân và có thể gây dịch.

II/ Các biểu hiện của bệnh:

  Các biểu hiện của bệnh thủy đậu:Thời gian ủ bệnh là khoảng 2 -3 tuần, thông thường từ 14-16 ngày từ lúc bị nhiễm vi rút đến lúc phát  bệnh. Người bệnh có biểu hiện mệt mỏi, nhức đầu, sốt nhẹ, chảy nước mũi, đau họng và trên da xuất hiện các nốt ban đỏ bắt đầu ở vùng đầu, mắt rồi lan ra toàn thân. Ban đỏ mọc nhiều đợt trên cùng một vùng da nên có thể thấy chúng ở nhiều mức độ khác nhau từ nốt sẩn, bọng nước trong, bọng nước đục hoặc đóng vẩy. Người bị bệnh Thủy đậu có thể nổi từ vài mụn nước cho đến hàng trăm mụn nước trên cơ thể. Thời kỳ lây truyền là 1-2 ngày trước khi phát ban và trong vòng 5 ngày sau khi xuất hiện nốt bọng nước đầu tiên. Bệnh kéo dài từ 7 - 10 ngày. Nếu không có biến chứng, các mụn nước sẽ khô dần, bong vảy, thâm da nơi nổi mụn nước, không để lại sẹo, nhưng nếu bị nhiễm trùng mụn nước có thể để lại sẹo.


Bệnh thủy đậu là bệnh lành tính, không có triệu chứng nặng nề ngoài những mụn nước nhưng cũng có thể gây ra biến chứng từ nhiễm trùng da nơi mọc mụn nước đến nhiễm trùng huyết, viêm não tuy ít xảy ra. Phụ nữ mang thai mắc bệnh Thủy đậu sẽ rất nguy hiểm cho thai nhi, có thể gây sẩy thai hoặc để lại dị tật cho thai nhi.

Tất cả những người chưa bị mắc bệnh hoặc chưa được tiêm vắc xin đều có thể mắc bệnh.Thông thường người lớn mắc bệnh nặng hơn ở trẻ em.Mọi người đều phải chủ động phòng bệnh thủy đậu bằng cách tránh tiếp xúc với người bị bệnh và tiêm vắc xin phòng bệnh. Không tiêm vắc xin thủy đậu khi đang sốt hoặc bị bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, người mẫn cảm với các thành phần của vắc xin, người bị thiếu hụt miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải, phụ nữ đang mang thai.


 


III/ Cách đề phòng:

Để phòng lây lan bệnh thủy đậu trong cộng đồng, người lớn mắc bệnh phải nghỉ làm tránh tiếp xúc với người khác, trẻ nhỏ mắc bệnh phải nghỉ học từ 7 đến 10 ngày từ lúc bắt đầu phát hiện bệnh cho đến khi các nốt bọng nước khô vảy hoàn toàn; sử dụng các vật dụng sinh hoạt cá nhân riêng như khăn mặt, ly, chén, muỗng, đũa; vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý 90/00, tăng cường vệ sinh cá nhân; vệ sinh phòng ở của người bệnh, đồ vật nhiễm mầm bệnh hàng ngày bằng dung dịch sát khuẩn thông thường.

 

Nguồn: Phòng Truyền thông - Chỉ đạo tuyến, Cục Y tế dự phòng

Video liên quan

Chủ Đề