Trong các nguồn lực nguồn lực nào là quan trọng nhất, tại sao? địa 10

I. CÁC NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN KINH TẾ

1. Khái niệm

- Nguồn lực là tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối chính sách, vốn và thị trường... ở cả trong và ngoài nước có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định.

2. Các nguồn lực và vai trò đối với phát triển kinh tế

a) Căn cứ vào nguồn gốc

- Nguồn lực vị trí địa lí (tự nhiên, kinh tế, chính trị, giao thông...) tạo điều kiện thuận lợi hay khó khăn trong việc trao đổi, tiếp cận hay cùng phát triển giữa các vùng trong một nước, giữa các quốc gia với nhau.

- Nguồn lực tự nhiên (đất, khí hậu, nước, biển, sinh vật, khoáng sản):

+ Là cơ sở tự nhiên cho các quá trình sản xuất.

+ Là nguồn lực quan trọng, là điều kiện cần cho quá trình sản xuất.

- Kinh tế – xã hội (dân cư, thị trường, vốn, khoa học kĩ thuật, chính sách và xu thế phát triển...) có vai trò quan trọng để lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn

b) Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ

- Nguồn lực bên trong: vị trí địa lí, tự nhiên, kinh tế – xã hội trong nước.

- Nguồn lực bên ngoài: vốn, thị trường, khoa học và công nghệ, kinh nghiệm quản lí sản xuất, kinh doanh từ các nước khác.

II. CƠ CẤU NỀN KINH TẾ

1. Khái niệm

- Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành.

2. Các bộ phận hợp thành cơ cấu nền kinh tế

a) Cơ cấu ngành kinh tế:

- Chia thành 3 nhóm: Nông – lâm – ngư nghiệp; Công nghiệp – Xây dựng; Dịch vụ.

- Tập hợp tất cả các ngành hình thành nên nền kinh tế và các mối quan hệ tương đối ổn định giữa chúng.

- Các nước phát triển: dịch vụ, công nghiệp chiếm tỉ lệ cao.

- Các nước đang phát triển: nông nghiệp còn chiếm tỉ lệ cao mặc dù công nghiệp, dịch vụ đã tăng

+ Việt Nam: Nông – lâm – ngư nghiệp giảm; Công nghiệp – Xây dựng tăng; Dịch vụ ổn định.

b) Cơ cấu thành phần kinh tế

- Được hình thành trên cơ sở chế độ sở hữu bao gồm nhiều thành phần kinh tế có tác động qua lại với nhau.

- Gồm: Kinh tế Nhà nước, kinh tế ngoài Nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

c) Cơ cấu lãnh thổ

- Gắn bó chặt chẽ với cơ cấu ngành bao gồm: toàn cầu, khu vực, quốc gia, vùng.

- Là sản phẩm của quá trình phân công lao động theo lãnh thổ, các bộ phận cấu thành có quan hệ chặt chẽ với nhau, cơ cấu hợp lí thì thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nhanh.



Page 2

Trong các nguồn lực nguồn lực nào là quan trọng nhất, tại sao? địa 10

SureLRN

Trong các nguồn lực nguồn lực nào là quan trọng nhất, tại sao? địa 10

Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Câu 6 trang 34 SBT Địa Lí 10 trong Bài 18: Các nguồn lực phát triển kinh tế sách Cánh diều. Với lời giải ngắn gọn nhưng đủ ý hy vọng sẽ giúp các học sinh dễ dàng nắm được cách làm bài tập trong SBT Địa lí 10.

Câu 6 trang 34 SBT Địa Lí 10: Trong các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, theo em nguồn lực nào là quan trọng nhất với nước ta hiện nay? Tại sao?

Lời giải:

- Theo em, hiện nay, ở Việt Nam, nguồn vốn phát triển khoa học – công nghệ là quan trọng nhất. Vì: Khoa học – công nghệ được coi là nguồn lực quan trọng nhất thúc đẩy sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Nguồn lực là gì? Nguồn lực có những yếu tố nào? Và trong doanh nghiệp đâu là những nguồn lực quan trọng nhất? Nếu như bạn đang thắc mắc các vấn đề về nguồn lực kinh doanh, hãy tham khảo những kiến thức sau cùng Xuyên Việt Media nhé!

Trong các nguồn lực nguồn lực nào là quan trọng nhất, tại sao? địa 10
Nguồn lực là gì?

Nguồn lực – resource là các yếu tố được dùng để sản xuất hàng hoá, dịch vụ,… Nó có vai trò thúc đẩy sự phát triển của kinh tế từng khu vực. Từ đó, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế chung. 

Nguồn lực càng mạnh thì tốc độ phát triển sẽ càng nhanh. Và các doanh nghiệp cũng cần nắm rõ được để có thể tận dụng, sử dụng nguồn lực hiệu quả. 

Hiện nay, nguồn lực được chia thành các nhóm chính với mục đích đẩy mạnh sự phát triển của nền kinh tế. Cụ thể là:

Trong các nguồn lực nguồn lực nào là quan trọng nhất, tại sao? địa 10
Các loại nguồn lực phổ biến
  • Nguồn lực trong nước hay còn gọi là nội lực: Là nguồn lực bao gồm những yếu tố như dân cư, nguồn lao động, tài nguyên, cơ sở vật chất hay các đường lối chính xác phát triển kinh tế,…
  • Nguồn lực bên ngoài hay còn gọi là ngoại lực bao gồm các nguồn lực có được từ bên ngoài, có tác động nhất định đến sự phát triển chung. Cụ thể như kinh tế xã hội, vốn đầu tư nước ngoài hay thị trường hàng hoá,…

Xem thêm:  Quản trị thương hiệu là gì?

Trong các nguồn lực nguồn lực nào là quan trọng nhất, tại sao? địa 10
5 nguồn lực quan trọng cho doanh nghiệp

Các doanh nghiệp muốn thành lập và duy trì được cần phải đảm bảo có những yếu tố sau đây. 5 yếu tố nguồn lực quan trọng này là cơ sở để phát triển, là những yếu tố không thể thiếu:

Con người là nguồn lực đầu tiên với vai trò quan trọng. Đầu tư vào nguồn lực con người nhắm đến nhân viên đảm nhiệm từng vai trò khác nhau, nhiệm vụ riêng. Đào tạo nguồn lực con người hướng đến phát triển hỗ trợ tối đa cho sự phát triển chung của doanh nghiệp, đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển. 

Hệ thống trang thiết bị rất quan trọng. Trang thiết bị cải tiến hiện đại sẽ đem lại hiệu suất làm việc tốt hơn. Các trang thiết bị sẽ có khả năng hỗ trợ sự phát triển của con người tốt hơn, hoạt động sản xuất kinh doanh tốt hơn, giảm được sức lao động của con người. 

Mỗi doanh nghiệp cần phải xác định được thị trường tiềm năng phù hợp với sản phẩm và dịch vụ. Xác định đúng thị trường sẽ giúp tăng khả năng tiếp cận khách hàng tốt hơn, đem lại hiệu quả chốt đơn cao hơn. 

Người đứng đầu mỗi doanh nghiệp cần đảm bảo có các kỹ năng lãnh đạo tốt, có tầm nhìn chiến lược. Những điều này sẽ giúp doanh nghiệp có thể sử dụng nhân lực vào việc phát triển và định hướng công ty lâu dài hơn. 

Muốn dựng doanh nghiệp, chắc chắn yếu tố đầu tiên cần có đó là nguồn lực vốn. Để doanh nghiệp có thể phát triển hoạt động tốt, vốn dày là nền tảng đầu tiên. Bởi khi nguồn vốn lớn mạnh, nhu cầu phát triển doanh nghiệp sẽ được đáp ứng tốt hơn. 

Trong các nguồn lực nguồn lực nào là quan trọng nhất, tại sao? địa 10
Quản lý nguồn lực hiệu quả

Tiếp theo về phân bổ nguồn lực – sự phân bổ những nhân tố sản xuất khác nhau trong 1 nền kinh tế. Cần sự cân nhắc sao cho phù hợp với mục đích của các doanh nghiệp, hoặc địa phương. Tiêu chuẩn phân bổ nguồn lực dựa vào nhu cầu tiêu dùng của khách hàng trên thị trường. 

Để có thể hoạt động sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả tốt, có thể phân bổ nguồn lực hợp lý và hiệu quả, thích hợp với từng hoàn cảnh khác nhau. Và nhằm mục đích giúp cho các doanh nghiệp có khả năng phát triển tốt hơn, đạt được những mong muốn riêng. Dưới đây là những nguyên tắc phân bổ nguồn lực bạn nên biết:

  • Tuỳ theo mục tiêu và chiến lược phát triển của doanh nghiệp để phát triển. Mỗi doanh nghiệp sẽ có những chiến lược riêng khác nhau. Việc phân bổ nguồn lực dựa trên các mục tiêu chiến lược khác nhau và cụ thể của doanh nghiệp. 
  • Đánh giá tổng quan về nguồn lực để có thể phân bố rõ ràng và phù hợp với sự phát triển chung của doanh nghiệp. 
  • Đảm bảo rằng nguồn nhân lực được phân bố vẫn cung cấp đầy đủ và tốt nhất cho những hoạt động thông thường của doanh nghiệp. 
  • Cần chú ý điều chỉnh nguồn lực phù hợp với tình hình cũng như diễn biến trong hoạt động sản xuất và kinh doanh. 

Xem thêm:  Google Tag Manager là gì?

Xem thêm: BOM là gì? Trong quản lý sản xuất có bao nhiêu BOM?

Trên đây là những kiến thức cơ bản về khái niệm nguồn lực là gì, những nguồn lực nào cần thiết và quan trọng để phát triển doanh nghiệp? Hy vọng những kiến thức kinh doanh mà Xuyên Việt Media chia sẻ sẽ giúp ích cho các bạn!