Trong các ví dụ dưới đây đầu là quần thể

Đáp án:

Quần thể sinh vật: 4,6,7,8,9

Không phải quần thể sinh vật: 3,5

Giải thích các bước giải:

Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới.

Vd3: Các cây xanh trong khu rừng bao gồm nhiều loại cây khác nhau như cây thông, cây tràm, cỏ dại, ... 

Vd5: Các động vật sống trên một đồng cỏ bao gồm rất nhiều loài khác nhau như trâu, bò, dê, hươu, ... 

Câu hỏi: Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật?

A.Tập hợp cây cỏ đang sinh sống trên một cánh đồng cỏ

B.Tập hợp cá chép đang sinh sống ở Hồ Tây.

C.Tập hợp bướm đang sinh sống trong rừng Cúc phương.

D.Tập hợp chim đang sinh sống trong rừng Amazôn.

Trả lời:

Đáp án B

Quần thể là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào 1 thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo ra thế hệ mới.

→ Đáp án B.

A sai. Vì có có rất nhiều loài cỏ mà không chỉ rõ loài cỏ gì.

B đúng. Vì tập hợp cá chép đang sinh sống ở Hồ Tây. Đã nói cụ thể loài cá chép.

C sai. Vì tập hợp bướm đang sinh sống trong rừng Cúc phương. Vì có rất nhiều loài bướm mà không nói cụ thể loài bướm gì.

D sai. Vì tập hợp chim đang sinh sống trong rừng Amazôn. Vì có rất nhiều loài chim mà không nói cụ thể loài chim gì.

Cùng Top lời giải tìm hiểu nội dung lý thuyết Quần thể sinh vật nhé!

1. Khái niệm quần thể sinh vật

Quần thể sinh vậtlà tập hợp các cá thể trongcùng một loài,cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vàomột thời gian nhất định,có khả năng sinh sảnvà tạo thành những thế hệ mới.

Quần thể ngựa vằn

Quá trình hình thành quần thể sinh vật [qua các giai đoạn]:Cá thể phát tán → Môi trường mới → Chọn lọc tự nhiên tác động → Cá thể thích nghi → Quần thể sinh vật.

Quan hệ giữa các cá thể trong quần thể:quan hệ hỗ trợhoặcquan hệ cạnh tranhtrong các hoạt động sống.

Ví dụ về mối quan hệ hỗ trợ trong quần thể sinh vật: hiện tượng nối liền rễ giữa các cây thông, chó rừng thường quần tụ từng đàn để bắt mồi…

Ví dụ về mối quan hệ cạnh tranh trong quần thể sinh vật: thực vật cạnh tranh ánh sáng, động vật cạnh tranh thức ăn, nơi ở, bạn tình…

Ví dụ

Quần thể sinh vật

Không phải quần thể sinh vật

Tập hợp các cá thể rắn hổ mang, cú mèo và lợn rừng sống trong mộtrừng mưa nhiệt đới. Vìví dụ này gồm các cá thể thuộc các loài khác nhau.
Rừng cây thông nhựa phân bố ở vùng núi Đông Bắc Việt Nam.

x

Tập hợp các cá thể cá chép, cá mè, cá rô phi sống chung trong một ao. Ví dụ này gồm các cá thể thuộc các loài khác nhau.
Các cá thể rắn hổ mang sống ở 3 hòn đảo cách xa nhau. Vìcác cá thể rắn sống ở những không gian khác nhau.
Các cá thể chuột đồng sống trên một đồng lúa. Các cá thể chuột đực và cái có khả năng giao phối với nhau sinh ra chuột con. Số lượng chuột phụ thuộc nhiều vào lượng thức ăn có trên cánh đồng.

x

Tập hợp các cá thể cọ ở Phú Thọ.

x

II. Những đặc trưng cơ bản của quần thể

1. Tỉ lệ giới tính

- Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực/cá thể cái. Tỉ lệ này có quan hệ mật thiết đến sức sinh sản của quần thể.

- Đa số động vật, tỉ lệ đực/cái ở giai đoạn trứng hoặc con non là 1 : 1.

- Tỷ lệ giới tính thay đổi phụ thuộc vào: đặc điểm di truyền, điều kiện môi trường… Ví dụ:

+ Vào mùa sinh sản, thằn lằn và rắn có số lượng cá thể cái cao hơn số lượng cá thể đực, sau mùa sinh sản số lượng lại bằng nhau.

+ Ở một số loài rùa trứng được ủ ở nhiệt độ < 280C sẽ nở thành con đực, nếu ủ ở nhiệt độ > 320C sẽ nở thành con cái…

2. Thành phần nhóm tuổi

- Quần thể có 3 nhóm tuổi chính: nhóm tuổi trước sinh sản, nhóm tuổi sinh sản và nhóm tuổi sau sinh sản. Mỗi nhóm tuổi có ý nghĩa sinh thái khác nhau.

- Thành phần các nhóm tuổi của các cá thể trong quần thể được thể hiện bằng các tháp tuổi.

+ Tháp phát triển: Nhóm tuổi trước sinh sản > nhóm tuổi sau sinh sản→ chủ yếu làm tăng nhanh khối lượng và kích thước của quần thể.

+ Tháp ổn định: Nhóm tuổi trước sinh sản = nhóm tuổi sinh sản→ quần thể ở mức cân bằng ổn định.

+ Tháp giảm sút: nhóm tuổi trước sinh sản < nhóm tuổi sau sinh sản→ quần thể có thể đi tới suy giảm hoặc diệt vong.

- Mục đích: có kế hoạch phát triển quần thể hợp lí và các biện pháp bảo tồn.

3. Mật độ cá thể của quần thể

- Mật độ của quần thể là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay thể tích.

- Ví dụ:

- Mật độ cá thể của quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, theo năm và phụ thuộc vào: chu kì sống của sinh vật, nguồn thức ăn của quần thể, biến động bất thường của điều kiện sống: lụt lội, cháy rừng, dịch bệnh, hạn hán…

- Mật độ là đặc trưng quan trọng nhất vì: mật độ quyết định các đặc trưng khác và ảnh hưởng tới mức sử dụng nguồn sống, tần số gặp nhau giữa con đực và con cái, sức sinh sản và tử vong, trạng thái cân bằng của quần thể, các mối quan hệ sinh thái khác để quần thể tồn tại và phát triển.

III. Ảnh hưởng của môi trường tới quần thể sinh vật

- Các điều kiện sống của môi trường như khí hậu, thổ nhưỡng, nguồn thức ăn, nơi ở, … thay đổi sẽ dẫn tới sự thay đổi số lượng cá thể của quần thể.

- Số lượng cá thể tăng khi môi trường sống có khí hậu phù hợp, nguồn thức ăn dồi dào và nơi ở rộng rãi, … khi số lượng cá thể tăng lên quá cao, nguồn thức ăn trở nên khan khiếm, thiếu nơi ở và nơi sinh sản làmnhiều cá thể bị chết dẫn đếnmật độ cá thể giảm xuống. Sau đómật độ cá thể được điều chỉnh trở về mức cân bằng.

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 9 bài 47: Quần thể sinh vật. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Quần thể là một tập hợp cá thể có

  • A. cùng loài, sống trong 1 khoảng không gian xác định, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới
  • B. khác loài, sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào 1 thời điểm xác định
  • C. cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào 1 thời điểm xác định

Câu 2: Quần thể phân bố trong 1 phạm vi nhất định gọi là

  • A. môi trường sống
  • B. ngoại cảnh
  • D. ổ sinh thái

Câu 3: Tập hợp nào sau đây là quần thể sinh vật tự nhiên?

  • B. Đàn cá sống ở sông

  • C. Đàn chim sống trong rừng.        

  • D. Đàn chó nuôi trong nhà.

Câu 4: Ví dụ nào sau đây không phải là quần thể sinh vật?

  • A. Các cá thể chim cánh cụt sống ở bờ biển Nam cực.

  • B. Các cá thể chuột đồng sống trên một đồng lúa.

  • D. Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng Đông bắc Việt Nam.

Câu 5: Tập hợp sinh vật nào sau đây gọi là quần thể?

  • A. Tập hợp cá sống trong Hồ Tây.
  • C. Tập hợp cây thân leo trong rừng mưa nhiệt đới.
  • D. Tập hợp cỏ dại trên một cánh đồng.

Câu 6: Xét tập hợp sinh vật sau:

  1. Cá rô phi đơn tính ở trong hồ.    
  2. Cá trắm cỏ trong ao.    
  3. Sen trong đầm.
  4. Cây ở ven hồ.    
  5. Chuột trong vườn.    
  6. Bèo tấm trên mặt ao.

Các tập hợp sinh vật là quần thể gồm có:

  • A. [1], [2], [3], [4], [5] và [6]
  • B. [2], [3], [4], [5] và [6]
  • D. [2], [3], [4] và [6]

Câu 7: Trong quần thể, tỉ lệ giới tính cho ta biết điều gì?

  • B. Giới tính nào được sinh ra nhiều hơn

  • C. Giới tính nào có tuổi thọ cao hơn    

  • D. Giới tính nào có tuổi thọ thấp hơn

Câu 8: Mật độ của quần thể động vật tăng khi nào?

  • A. Khi điều kiện sống thay đổi đột ngột như lụt lội, cháy rừng, dịch bệnh, ...

  • B. Khi khu vực sống của quần thể mở rộng.

  • C. Khi có sự tách đàn của một số cá thể trong quần thể.

Câu 9: Tỉ lệ giới tính trong quần thể thay đổi chủ yếu theo:

  • B. Nguồn thức ăn của quần thể.

  • C. Khu vực sinh sống.

  • D. Cường độ chiếu sáng.

Câu 10: Cơ chế điều hòa mật độ quần thể phụ thuộc vào:

  • B. Khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể.

  • C. Tuổi thọ của các cá thể trong quần thể.

  • D. Mối tương quan giữa tỉ lệ số lượng đực và cái trong quần thể.

Câu 11: Một quần thể chim sẻ có số lượng cá thể ở các nhóm tuổi như sau:

- Nhóm tuổi trước sinh sản: 53 con/ha- Nhóm tuổi sinh sản: 29 con/ha

- Nhóm tuổi sau sinh sản: 17 con/ha

Biểu đồ tháp tuổi của quần thể này đang ở dạng nào?

  • A. Vừa ở dạng ổn định vừa ở dạng phát triển.    

  • C. Dạng giảm sút.                        

  • D. Dạng ổn định.

Câu 12: Ý nghĩa của nhóm tuổi trước sinh sản trong quần thể là: 

  • A. Không làm giảm khả năng sinh sản của quần thể

  • C. Làm giảm mật độ trong tương lai của quần thể

  • D. Không ảnh hưởng đến sự phát triển của quần thể

Câu 13: Một quần thể chuột đồng có số lượng cá thể ở các nhóm tuổi như sau:

- Nhóm tuổi trước sinh sản 44 con/ha.- Nhóm tuổi sinh sản: 43 con/ha

- Nhóm tuổi sau sinh sản: 21 con/ha

Biểu đồ tháp tuổi của quần thể này đang ở dạng nào?

  • B. Dạng phát triển

  • C. Dạng giảm sút      

  • D. Vừa ở dạng ổn định vừa ở dạng phát triển

Câu 14: Một quần thể hươu có số lượng cá thể ở các nhóm tuổi như sau:

- Nhóm tuổi trước sinh sản: 25 con/ha- Nhóm tuổi sinh sản: 45 con/ha

- Nhóm tuổi sau sinh sản: 15 con/ha

Biểu đồ tháp tuổi của quần thể này đang ở dạng nào?

  • A. Dạng phát triển.                         

  • B. Dạng ổn định.

  • C. Vừa ở dạng ổn định vừa ở dạng phát triển.      

Câu 15: Ở đa số động vật, tỉ lệ đực/cái ở giai đoạn trứng hoặc con non mới nở thường là:

  • B. 70/30       

  • C. 75/25        

  • D. 40/60

Trắc nghiệm sinh học, trắc nghiệm sinh học theo bài, Trắc nghiệm sinh học 9 bài 47: Quần thể sinh vật

Video liên quan

Chủ Đề