Từ láy có hai tiếng giống nhau ở âm đầu là

Cây nhút nhát
 

   Gió rào rào nổi lên. Có một tiếng động gì lạ lắm. Những chiếc lá khô lạt xạt lướt trên cỏ. Cây xấu hổ co rúm mình lại. Nó bỗng thấy xung quanh lao xao. He hé mắt nhìn: không có gì lạ cả. Lúc bấy giờ nó mới mở bừng những con mắt lá và quả nhiên không có gì lạ thật.

Theo TRẦN HOÀI DƯƠNG

a) Từ láy có hai tiếng giống nhau ở âm đầu.

b) Từ láy có hai tiếng giống nhau ở vần.

c) Từ láy có hai tiếng giống nhau ở cả âm đầu và vần.

Xếp các từ láy trong đoạn văn trên vào nhóm thích hợp:

a) Từ láy có hai tiếng giống nhau ở âm đầu: Nhút nhát.

b) Từ láy có hai tiếng giống nhau ở vần: Lao xao, lạt xạt.

c) Từ láy có hai tiếng giống nhau ở cả âm đầu và vần: Rào rào, he hé.

  • Bánh trái (chỉ chung các loại bánh)
  • Bánh rán (chỉ loại bánh nặn bằng bột gạo nếp thường có nhân rán chín giòn)

a. Từ ghép nào có nghĩa tổng hợp (bao quát chung)?

b. Từ ghép nào có nghĩa phân loại (chỉ một loại nhỏ thuộc phạm vi nghĩa của tiếng thứ nhất)?

Trả lời:

Trong hai từ bánh trai và bánh rán thì:

  • "Bánh trái" là từ ghép có nghĩa tổng hợp. Vì nó dùng để chỉ chung cho tất cả các loại bánh.
  • "Bánh rán" là từ ghép có nghĩa phân loại. Vì nó chỉ một loại bánh cụ thể trong tất cả các loại bánh nhằm phân biêt, với các loại bánh khác như "bánh đúc", "bánh trôi nước "v.v

a. Từ ngoài vọng vào tiếng chuông xe điện lẫn tiếng chuông xe đạp lanh canh không ngớt, tiếng còi tàu hỏa thét lên, tiếng bánh xe đạp trên đường ray và tiếng máy bay gầm rít trên bầu trời.

Theo Tô NGỌC HIẾN

b. Dưới ô cửa máy bay hiện ra ruộng đồng, làng xóm, núi non. Những gò đống, bãi bờ với những mảng màu xanh, nâu, vàng, trắng và nhiều hình dạng khác nhau gợi những bức tranh giàu màu sắc.

Từ ghép có nghĩa tổng hợp

M: Ruộng đồng

Từ ghép có nghĩa phân loại

M: Đường ray

Trả lời:

Từ ghép có nghĩa tổng hợp

ruộng đồng, làng xóm, núi non, gò đống, bãi bờ, hình dạng, màu sắc.

Từ ghép có nghĩa phân loại

xe điện, xe đạp, tàu hỏa, đường ray, máy bay.

Cây nhút nhát

Gió rào rào nổi lên. Có một tiếng động gì lạ lắm. Những chiếc lá khô lạt xạt lướt trên cỏ. Cây xấu hổ co rúm mình lại. Nó bỗng thấy xung quanh lao xao. He hé mắt nhìn: không có gì lạ cả. Lúc bấy giờ nó mới mở bừng những con mắt lá và quả nhiên không có gì lạ thật.

Theo TRẦN HOÀI DƯƠNG

a. Từ láy có hai tiếng giống nhau ở âm đầu.

b. Từ láy có hai tiếng giống nhau ở vần.

c. Từ láy có hai tiếng giống nhau ở cả âm đầu và vần. 

Trả lời:

a. Từ láy hai tiếng giống nhau ở âm đầu: nhút nhát.

b. Từ láy hai tiếng giống nhau ở vần: lạt xạt, lao xao.

c. Từ láy hai tiếng giống nhau ở âm đầu và vần: rào rào, he hé.

I. Phân loại từ phức

Từ phức được phân ra làm hai loại:

1. Từ ghép

Từ ghép được tạo thành bằng cách ghép các tiếng có nghĩa lại với nhau

VD: hoa cúc, cái bàn, trung hậu, trung tâm, cuốn sách,…

2. Từ láy

Từ láy được tạo bằng cách phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau.

VD: rung rinh, ầm ầm, lao xao, ….

II. Phân loại từ ghép

Từ ghép được phân làm hai loại:

- Từ ghép tổng hợp: có nghĩa tổng mang nghĩa bao quát một nhóm sự vật có đặc điểm chung nào đó

VD: bánh trái, xe cộ, máy móc, chim chóc,…

- Từ ghép phân loại: chỉ một loại nhỏ thuộc phạm vi nghĩa của tiếng thứ nhất

VD: bánh nếp, chim yến, xe máy, đường sắt, máy khâu,…

III. Phân loại từ láy

Từ láy được phân làm ba loại:

- Từ láy có hai tiếng giống nhau ở âm đầu: rung rinh, lung linh, long lanh, mong manh…

- Từ láy có hai tiếng giống nhau ở vần: lao xao, lênh khênh, ngông nghênh,….

- Từ láy có hai tiếng giống nhau ở cả âm đầu và vần: xinh xinh, tim tím, ầm ầm, chầm chậm,…

Từ láy có vần giống nhau hoàn toàn

Câu hỏi: Từ láy có vần giống nhau hoàn toàn là gì?

Lời giải: 

Từ láy bộ phận bao gồm: 

+ Láy âm (thường láy phụ âm đầu): là những từ có phần âm lặp lại nhau. 

Ví dụ: Long lanh: láy âm đầu là “l”; Thoang thoảng: láy âm đầu là “th”; Mênh mang, mênh mông: láy âm đầu là “m” 

Ví dụ khác: da dẻ, lấp lánh, thấp thỏm, xinh xắn, gầm gừ, kháu khỉnh, ngơ ngác, mới mẻ, mênh mông, móm mém, máy móc, miên man, nhỏ nhắn, tròn trĩnh, gầy guộc, mếu máo 

+ Láy vần: là những từ có phần vần lặp lại nhau. 

Ví dụ: Tím lịm: láy vần “im”; Liêu xiêu: láy vần “iêu”; Tào lao: láy vần “ao” 

Ví dụ khác: lờ đờ, chênh vênh, càu nhàu, liêu xiêu, bồi hồi, cheo leo, bứt rứt…

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về Từ láy và luyện tập thêm nhé!

1. Các loại từ láy

Từ láy được chia làm hai loại: từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận

- Ở từ láy toàn bộ, các tiếng lặp lại hoàn toàn, nhưng cũng có một số trường hợp tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu, phụ âm cuối

Ví dụ: Xinh xinh, chầm chậm, đăm đăm

- Láy bộ phận, giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu, hoặc về phần vần

Ví dụ: Trắng trong, long lanh, phần phật

- Nghĩa của từ láy được tạo thành nhờ âm thanh và sự hòa phối âm thanh giữa các tiếng

Từ láy có tiếng có nghĩa làm gốc thì nghĩa của từ láy có thể có những sắc thái riêng so với nghĩa tiếng gốc như sắc thái biểu cảm, giảm nhẹ, nhấn mạnh…

2. Cách phân biệt từ láy và từ ghép

Cấu tạo từ vựng Việt Nam phức tạp và rất khó để nhận biết 2 loại từ này, dưới đây là một vài đặc điểm giúp bạn xác định đâu là từ ghép và từ láy nhanh nhất.

- Nghĩa của các từ tạo thành

- Đối với từ ghép thì có thể cả 2 từ tạo thành đều có nghĩa cụ thể, còn từ láy thì có thể không từ nào có nghĩa hoặc chỉ đúng 1 từ có nghĩa.

Ví dụ 1: Hoa quả là từ ghép và từ “hoa”, “quả” khi đứng riêng đều có nghĩa xác định. Còn từ long lanh thì chỉ “long” có nghĩa, còn “lanh” thì không xác định là nghĩa như thế nào khi đứng riêng. Vì vậy ngoài dấu hiệu giống nhau về âm hoặc vần thì nghĩa của từng từ sẽ quyết định đó là dạng từ nào.

- Giữa 2 tiếng tạo thành từ

- Nếu không có liên quan về âm hoặc vần thì đó chắc chắn là từ ghép và ngược lại là từ láy. 

Ví dụ 2: Từ “đau đớn” khi đảo vị trí thành “đớn đau” thì có nghĩa nên đó là từ ghép. Từ “rạo rực” đổi lại thành “rực rạo” thì không có nghĩa gì, nên là từ láy.

- Một trong 2 từ là từ Hán Việt

- Nếu gặp từ có dấu hiệu như trên thì chắc chắn đó không phải là từ láy.

3. Luyện tập

Bài 1: Tìm các từ láy có trong đoạn thơ sau:

Lặng yên bên bếp lửa

Vẻ mặt Bác trầm ngâm

Ngoài trời mưa lâm thâm

Mái lều tranh xơ xác

Anh đội viên nhìn Bác

Càng nhìn lại càng thương

Người Cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm

Rồi Bác đi dém chăn

Từng người từng người một

Sợ cháu mình giật thột

Bác nhón chân nhẹ nhàng

Gợi ý:

Các từ láy được sử dụng trong bài: trầm ngâm, lâm thâm, xơ xác, nhẹ nhàng

Bài 2. Cho đoạn văn sau:

“Đêm về khuya lặng gió. Sương phủ trắng mặt sông. Những bầy cá nhao lên đớp sương “tom tóp”, lúc đầu còn loáng thoáng dần dần tiếng tũng toẵng xôn xao quanh mạn thuyền.”

a. Tìm những từ láy có trong đoạn văn.

b. Phân loại các từ láy tìm được theo các kiểu từ láy đã học.

Gợi ý:

  1. Từ láy là: tom tóp, loáng thoáng, dần dần, tũng toẵng, xôn xao
  2. Phân loại:

- Láy phụ âm đầu: tom tóp, tũng toẵng, xôn xao

- Láy vần: loáng thoáng

- Láy toàn bộ: dần dần

Bài 3. Trong bài: “Tre Việt Nam” nhà thơ Nguyễn Duy có viết:

"Bão bùng thân bọc lấy thânTay ôm, tay níu tre gần nhau thêmThương nhau tre chẳng ở riêng

Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người"

- Trong đoạn thơ trên, tác giả ca ngợi những phẩm chất nào của tre?

- Tìm các từ láy trong đoạn thơ trên.

Gợi ý:

- Phẩm chất: yêu thương, đùm bọc và đoàn kết.

- Các từ láy là: bão bùng

Bài 4. Xác định từ láy trong các dòng thơ sau và cho biết chúng thuộc vào loại từ láy nào:

Gió nâng tiếng hát chói changLong lanh lưỡi hái liếm ngang chân trờiTay nhè nhẹ chút, người ơiTrông đôi hạt rụng hạt rơi xót lòng.Mảnh sân trăng lúa chất đầyVàng tuôn trong tiếng máy quay xập xìnhNắng già hạt gạo thơm ngon

Bưng lưng cơm trắng nắng còn thơm tho.

Gợi ý:

- Các từ láy là: chói chang, long lanh, nhè nhẹ, xập xình, thơm tho.

- Đây đều là các từ láy phụ âm đầu.

Bài 5. Tìm các từ láy trong bài thơ sau:

"Ngày Huế đổ máu,Chú Hà Nội về,Tình cờ chú cháu,

Gặp nhau Hàng Bè.

Chú bé loắt choắt,Cái xắc xinh xinh,Cái chân thoăn thoắt,

Cái đầu nghênh nghênh,

Ca-lô đội lệch,Mồm huýt sáo vang,Như con chim chích,

Nhảy trên đường vàng…

- “Cháu đi liên lạc,Vui lắm chú à.Ở đồn Mang Cá,

Thích hơn ở nhà!”

Cháu cười híp mí,Má đỏ bồ quân:- “Thôi, chào đồng chí!”

Cháu đi xa dần…

Cháu đi đường cháu,Chú lên đường ra,Ðến nay tháng sáu,

Chợt nghe tin nhà.

Ra thế,
Lượm ơi!

Một hôm nào đó,Như bao hôm nào,Chú đồng chí nhỏ,

Bỏ thư vào bao,

Vụt qua mặt trận,Ðạn bay vèo vèo,Thư đề “Thượng khẩn”,

Sợ chi hiểm nghèo!

Ðường quê vắng vẻ,Lúa trổ đòng đòng,Ca-lô chú bé,

Nhấp nhô trên đồng…

Bỗng lòe chớp đỏ,Thôi rồi, Lượm ơi!Chú đồng chí nhỏ,

Một dòng máu tươi!

Cháu nằm trên lúa,Tay nắm chặt bông,Lúa thơm mùi sữa,Hồn bay giữa đồng.

Lượm ơi, còn không?

Chú bé loắt choắt,Cái xắc xinh xinh,Cái chân thoăn thoắt,

Cái đầu nghênh nghênh.

Ca-lô đội lệch,Mồm huýt sáo vang,Như con chim chích,

Nhảy trên đường vàng..."

(Lượm, Tố Hữu)

Gợi ý:

Các từ láy: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh, vèo vèo, nhấp nhô.