Ung thư vú có biểu hiện như thế nào

Ung thư vú là một trong những bệnh nguy hiểm, có thể gây tử vong cho người mắc phải, đặc biệt là nữ giới. Bệnh hoàn toàn có thể điều trị khỏi nếu phát hiện sớm. Thực hiện tầm soát định kỳ là cách để bảo vệ bản thân khỏi căn bệnh nguy hiểm này.

1. Ung thư vú là bệnh gì?

Ung thu vú cũng giống như những loại ung thư khác, nó là một dạng khối u ác tính xuất hiện ở vùng ngực, vú của người bệnh. Người có thể mắc phải căn bệnh này chủ yếu là nữ giới, nhưng cũng có một vài trường hợp người mắc là nam.

Đa số các trường hợp mắc bệnh đều có nguồn gốc từ các ống dẫn sữa, phần khác bắt đầu phát triển từ túi sữa hay tiểu thùy. Ung thư vú hay bất cứ căn bệnh ung thư nào cũng có khả năng đe dọa đến tính mạng người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Bệnh để lâu sẽ dẫn đến việc khối u di căn vào xương hay các bộ phận quan trọng khác, gây đau đớn tột cùng và nguy hiểm đến tính mạng.

2. Các giai đoạn của bệnh ung thư vú

80% người bệnh được phát hiện sớm thì có thể chữa khỏi hoàn toàn ở giai đoạn đầu.

Ung thư vú được chia làm 5 giai đoạn

2.1. Giai đoạn 0 - giai đoạn đầu

Đây là giai đoạn đầu tiên của bệnh, ở giai đoạn này, các tế bào ung thư vú mới chỉ xuất hiện trong các ống dẫn sữa. Đây được gọi là bệnh ung thư không xâm lấn hay còn gọi là bệnh ung thư biểu mô tuyến vú tại chỗ.

Trong trường hợp này, bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị bằng cách cắt bỏ khối u và xạ trị để ngăn sự di căn của tế bào ung thư.

2.2. Giai đoạn 1

Trong giai đoạn 1 của bệnh, người ta chia làm hai giai đoạn nhỏ là 1A và 1B. Ở giai đoạn 1A, khối u có đường kính nhỏ, chỉ khoảng 2cm và chưa gây ảnh hưởng gì đến các hạch bạch huyết. Sang giai đoạn 1B, các khối u không chỉ xuất hiện ở vú mà còn có thể tìm thấy chúng ở các hạch bạch huyết vùng nách.

Tuy nhiên, đây vẫn là giai đoạn sớm của ung thư vú, bệnh nhân vẫn có cơ hội được điều trị khỏi bằng cách phẫu thuật và các liệu pháp khác.

2.3. Giai đoạn 2

Khi bệnh phát triển đến giai đoạn 2, các khối u sẽ có kích thước lớn hơn khoảng từ 2 - 5cm có thể có haowjc không ảnh hưởng đến các hạch bạch huyết và hạch nách.

Ở giai đoạn 2A, các khối u nguyên phát chưa xuất hiện và cũng chưa ảnh hưởng đến 4 hạch bạch huyết. Kích thước khối u dưới 4cm chưa lan đến hạch bạch huyết và hạch nách.

Ở giai đoạn 2B, bác sĩ có thể thấy được những cụm tế bào ung thư trong 1 - 3 hạch bạch huyết ở nách hay gần xương ức. Khối u ở giai đoạn này cũng có thể lớn hơn 5cm nhưng chưa xâm lấn hạch bạch huyết tùy trường hợp.

Các bệnh nhân ở giai đoạn này sẽ được áp dụng các biện pháp như phẫu thuật, kích thích tố, xạ trị hay hóa trị để điều trị bệnh.

Ung thư vú nếu được phát hiện sớm có thể chữa được

2.4. Giai đoạn 3

Ở giai đoạn này, các tế bào ung thư đã lan rộng tới 4 - 9 hạch bạch huyết vùng nách hay xuất hiện các hạch bạch huyết vùng vú.

Khi xuất hiện các khối u nguyên phát lớn như ở giai đoạn 3, bệnh nhân sẽ được hóa trị để làm nhỏ khối u trước khi phẫu thuật cắt bỏ.

2.5. Giai đoạn 4 - giai đoạn cuối

Giai đoạn này được coi là giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh. Các tế bào ung thư đã di căn và lan rộng đến xương cũng như các bộ phận khác trong cơ thể. Ở giai đoạn này, các bộ phận quan trọng như não, gan, phổi và xương đều có thể bị ung thư di căn. Bệnh nhân sẽ được điều trị toàn thân tích cực để điều trị ung thư vú giai đoạn cuối.

3. Dấu hiệu nhận biết của bệnh ung thư vú

Bệnh chủ yếu xảy ra ở nữ giới, chính vì thế chị em phụ nữ nên chú ý đến những biểu hiện bất thường của cơ thể đặc biệt là vùng nhũ hoa để nhận biết những dấu hiệu của bệnh.

3.1. Đau ngực

Thông thường vào thời điểm trước khi kinh nguyệt một số chị em sẽ cảm thấy đau, căng tức vùng ngực. Triệu chứng này có thể diễn ra trong vài ngày hoặc kéo dài hơn cho đến khi kỳ kinh nguyệt tới.

Khi cảm thấy vùng ngực đau âm ỉ, không rõ nguyên nhân và không có quy luật thì bạn cần cực kỳ chú ý đến trường hợp này để phân biệt đau ngực do chu kỳ hay do ung thư vú. Khác với cơn đau căng tức thông thường, dấu hiệu mắc ung thư đó là vùng ngực đau và nóng rát liên tục hoặc càng ngày càng nặng hơn. Khi gặp trường hợp này thì bạn cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám.

Đau ngực là dấu hiệu bệnh ung thư vú

3.2. Thay đổi màu da

Vùng da ngực thông thường khá trắng và mềm mại thế nhưng khi mắc ung thư vú, người bệnh có thể nhận thấy ngay những dấu hiệu thay đổi màu sắc, tính chất da vùng ngực.

Cụ thể đó là sự xuất hiện của các nếp nhăn hay vết lõm như má lúm đồng tiền trên ngực. Vùng da quanh ngực đột nhiên xuất hiện các mụn nước và ngứa rất lâu mà không dứt cũng là dấu hiệu của bệnh.

3.3. Vùng ngực bị sưng hoặc nổi hạch

Các vết sưng, đau bất thường luôn tiềm ẩn những nguy cơ về sức khỏe. Việc sưng hạch bạch huyết cũng có thể là biểu hiện của bệnh ung thư vú. Nếu như bạn thấy vùng ngực xuất hiện các khối u cục hay các vùng sưng đau lâu ngày không rõ nguyên nhân thì bạn cần đi khám ngay lập tức.

3.4. Đau lưng, vai, gáy

Một số trường hợp người bệnh lại cảm thấy đau lưng, vai, gáy thay vì đau ngực. Cơn đau thường xuất hiện ở vùng lưng trên hoặc vùng giữa hai bả vai. Những cơn đau này có thể bị nhầm lẫn với giãn dây chằng hay những bệnh về cột sống.

4. Lời khuyên của bác sĩ

Để phòng tránh bệnh, bạn nên thực hiện các biện pháp chăm sóc sức khỏe hàng ngày, luyện tập thói quen tốt cho cơ thể.

- Ăn nhiều rau xanh, đặc biệt là bắp cải và bông cải xanh để giảm 20 - 40% tỷ lệ mắc ung thư vú.

- Giảm ăn đồ ngọt và các thực phẩm giàu chất béo xấu như bánh ngọt, pizza, thịt nguội, xúc xích,...

- Hạn chế đồ uống chứa cồn, rượu bia, thuốc lá,...

- Tập thể dục đều đặn.

- Thường xuyên kiểm tra vùng vú, nếu xuất hiện những dấu hiệu bất thường cần thăm khám sớm nhất có thể.

- Khám vú định kỳ để có biện pháp điều trị kịp thời nếu xuất hiện các bất thường.

Ăn rau quả để phòng ngừa bệnh ung thư

Hãy lắng nghe cơ thể của mình và thăm khám sức khỏe thường xuyên để nhận biết và điều trị sớm những dấu hiệu bất thường. Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã và đang triển khai các dịch vụ thăm khám, tầm soát ung thư vú cho khách hàng có nhu cầu.

Bạn có thể liên hệ qua hotline 1900 56 56 56 để đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC với dịch vụ chăm sóc, xét nghiệm tốt nhất.

BVK - Ung thư vú là căn bệnh nguy hiểm gây tử vong hàng đầu ở nữ giới. Các bác sĩ chuyên khoa ung bướu cảnh báo, khi thấy các triệu chứng dưới đây, chị em cần lưu ý!

Dấu hiệu ban đầu của bệnh ung thư vú

1. Sưng hoặc có khối u ở nách

Khối u ác tính thường có đặc điểm là cứng, không đau khi chạm vào.

Có khối u ở gần vú hoặc nách là dấu hiệu phổ biến nhất ở những người bị ung thư vú. Khối u ác tính thường có đặc điểm là cứng, không đau khi chạm vào. Để phát hiện sớm các cục u ở vú, chị em nên sờ nắn, kiểm tra vú hàng tháng, sau khi sạch kinh bởi đó là thời điểm vú mềm nhất. Ngoài dấu hiệu khối u, chị em cần chú ý nếu vùng da ở vú dày hơn, bất thường so với bên vú còn lại, vì đây cũng là dấu hiệu cảnh báo ung thư vú.

2. Những thay đổi về hình dạng vú, kích thước

Nhiều phụ nữ không sờ thấy khối u như thông thường mà họ thấy ngực to hơn, trễ thấp hơn, có hình dạng khác thường so với bên vú còn lại. Đây cũng là triệu chứng của ung thư vú, thường gặp ở những người có mô vú dày đặc. Có tới 50% phụ nữ có mô vú dày đặc, và điều này khiến cho việc phát hiện ung thư vú gặp khó khăn hơn.

3. Sự thay đổi ở núm vú

Một trong những vị trí phổ biến nhất mà khối u thường xuất hiện là bên dưới núm vú, gây ra những thay đổi và cảm nhận ở núm vú. Ở những người mắc bệnh, núm vú thường dẹt hơn, tụt vào trong, tiết dịch hoặc máu. Da xung quanh núm vú có thể có vảy, viêm…

4. Ngứa ở ngực

Triệu chứng này chủ yếu liên quan tới ung thư vú viêm, và thường bị bỏ qua. Người bệnh bị ung thư vú viêm thường bị ngứa nhiều, nổi mẩn đỏ, hay sần sùi như vỏ cam.

5. Đau ở vai, lưng trên hoặc cổ

Ở một số phụ nữ mắc ung thư vú, họ cảm thấy đau ở lưng hay vai chứ không phải ở ngực hoặc vú. Cơn đau thường xảy ra ở phần lưng trên hoặc giữa 2 bả vai, dễ bị nhầm lẫn với chấn thương dây chằng, viêm xương khớp.

6. Vú bị đỏ và sưng

Nhiều người trải qua các triệu chứng như ngực nóng, hay ửng đỏ [thậm chí có màu tím], sưng đau… thường chỉ nghĩ đơn giản là nhiễm trùng, chẳng hạn nhu viêm vú. Tuy nhiên, đây cũng là dấu hiệu của ung thư vú viêm.

7. Đau ở ngực hoặc vú

Đau ở bệnh nhân ung thư vú, được mô tả là cơn đau buốt, đến và đi nhanh chóng, giống như một luồng điện nhẹ đi từ ngực trái đến ngực phải.

Trên đây là những dấu hiệu cảnh báo ung thư vú. Bên cạnh việc thăm khám khi có triệu chứng, các bác sĩ cũng khuyến cáo chị em phụ nữ, đặc biệt là những chị em trên 40 tuổi cần chủ động tầm soát ung thư vú khi chưa có triệu chứng, để phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu. Khi đó, cơ hội chữa khỏi bệnh đạt trên 90%.

Khám sàng lọc ung thư vú định kỳ

Chẩn đoán sớm ung thư vú làm tăng cơ hội điều trị thành công, giảm biến chứng. Ngược lại, phát hiện chậm trễ, lựa chọn điều trị ít, khả năng sống sót thấp hơn, chi phí chăm sóc cao hơn và dễ dẫn tới tàn tật và biến chứng. Cho đến nay, phương pháp sàng lọc ung thư vú có hiệu quả nhất là chụp nhũ ảnh [chụp X-quang tuyến vú]. Với chi phí thấp nhưng có thể phát hiện ra khối u vú từ rất nhỏ, đây là phương pháp sàng lọc chuẩn để phát hiện ung thư vú và được khuyến cáo cho các chị em phụ nữ. Các phương pháp có thể kết hợp như xét nghiệm dấu ấn ung thư CA15-3, siêu âm vú, kết hợp khám vú lâm sàng, sinh thiết.

Theo các bác sĩ Bệnh viện K, tất cả chị em phụ nữ trong độ tuổi trưởng thành nên tầm soát ung thư. Việc này càng trở nên cấp thiết hơn với chị em trên 40 tuổi, vì đây là độ tuổi có tỷ lệ mắc cao nhất.

Ung thư vú tái phát và triệu chứng cảnh báo

Ung thư vú tái phát là khi ung thư quay trở lại sau điều trị ban đầu, nó có thể tái phát bất kỳ thời điểm nào tại chỗ, tại vùng, có thể di căn các tạng: hạch, xương, gan, phổi, não... Khi ung thư tái phát di căn thì việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn. 

Triệu chứng tái phát tại chỗ:

- Khối u cục cứng tại vùng vú đã phẫu thuật. 

- Da trên vú co rút hay phù nề, viêm đỏ. 

- Xuất hiện 1 hay nhiều khối u không đau sờ rắn dưới da. 

- Tiết dịch, rỉ nước hoặc sẹo mổ không liền. 

Khối u di căn:

- Sờ thấy hạch vùng cổ, vùng trên xương đòn, cứng, ít di động.

- Sờ thấy hạch vùng nách cùng bên hay đối bên.

- Đầy bụng, khó tiêu.

- Đau tức bụng, đau đầu, chóng mặt,rối loạn thị giác....

Ung thư vú ngày càng trẻ hóa, thường nguy cơ tái phát, di căn sẽ gặp với những trường hợp: 

- Di căn nhiều hạch.

- Khối u lớn.

- Độ mô học lớn.

- Không xạ trị sau phẫu thuật bảo tồn hay khi có u lớn, di căn hạch.

Với người bệnh ung thư vú tái phát di căn thì cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám, tư vấn kịp thời. Tùy vào sức khỏe bệnh nhân, giai đoạn và phương pháp điều trị trước đây, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ phù hợp. Người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng, vận động, nghỉ ngơi hợp lý, giữ tinh thần thoải mái để việc điều trị đạt hiệu quả cao nhất. Bác sĩ khuyến cáo người bệnh điều trị ung thư vú nên tái khám 3 tháng/lần trong 2 năm đầu và 6 tháng/lần trong 03 năm tiếp theo để phát hiện và kịp thời điều trị. 

Khám tầm soát, kiểm tra định kỳ là biện pháp phòng ngừa, phát hiện sớm ung thư vú

CLB Sinh hoạt bệnh nhân ung thư vú thường xuyên tổ chức những chương trình, buổi nói chuyện theo chuyên đề về phòng ngừa, điều trị, chăm sóc người bệnh ung thư vú từ đó giúp người bệnh có thêm kiến thức về căn bệnh này để bảo vệ sức khỏe của mình. 

Video liên quan

Chủ Đề