Ví dụ về lãng phí trong sản xuất

Mục tiêu của phương thức sản xuất tinh gọn là loại bỏ lãng phí, kém hiệu quả và vô dụng. Lãng phí cũng chính là kẻ thù lớn nhất của một doanh nghiệp sản xuất thành công.

Hãy cùng xem lại định nghĩa về lãng phí [Muda] các bạn nhé:

Muda có nghĩa là những lãng phí, vô dụng và vô ích không làm tăng thêm giá trị cho sản phẩm hoặc dịch vụ mà khách hàng sẵn sàng chi trả. Có hai loại Muda, Loại 1 và Loại 2.

Muda Loại 1 bao gồm các hoạt động không đem lại giá trị gia tăng trong các quy trình cần thiết cho khách hàng cuối cùng. Ví dụ, việc kiểm tra và thử nghiệm an toàn không trực tiếp gia tăng giá trị cho sản phẩm cuối cùng; tuy nhiên, chúng là những hoạt động cần thiết để đảm bảo một sản phẩm an toàn cho khách hàng.

Muda Loại 2 bao gồm các hoạt động không đem giá trị gia tăng trong quy trình và những hoạt động này là không cần thiết đối với khách hàng. Muda loại 2 nên được tập trung loại bỏ.

Trong sản xuất tinh gọn, người ta đã thống kê được 7 loại Muda loại 2. Để 7 loại Muda này trở nên dễ nhớ, chúng ta có thể sắp xếp 7 loại này thành 1 từ có vần trong tiếng Anh.

Cách nhớ thứ nhất: TIMWOOD

T – Transportation: Hoạt động vận chuyển dư thừa.

I – Inventory: Hàng tồn kho

M – Motion: Chuyển động dư thừa của máy móc hoặc con người.

W – Waiting: Chờ đợi [phát sinh khi có sự mất cân bằng về thời gian thực hiện giữa các công đoạn trong quy trình sản xuất]

O – Over production: Sản xuất dư thừa.

O – Over processing: Xử lý quá mức [gia công nhiều hơn công đoạn mà khách hàng yêu cầu].

D – Defects: Sản phẩm lỗi.

Cách nhớ thứ hai: hoặc cũng có thể sắp xếp thành “WORMPIT”

W – Waiting

O – Over production

R – Rejects [Defects]

M – Motion

P – Processing over [Over processing]

I – Inventory

T – Transportation

Trong sản xuất tinh gọn hiện đại, người ta thêm vào 1 loại lãng phí thứ 8: Lãng phí kỹ năng và kiến thức, mặc dù nó không phải là một phần của hệ thống sản xuất Toyota ban đầu.

Chúng ta hãy cùng xem 7 loại lãng phí này cụ thể là gì và trong công ty, trong công việc của bạn hiện đang tồn tại lãng phí dưới dạng nào trong 7 loại dưới đây nhé.

  1. Transportation – Hoạt động vận chuyển dư thừa.

Đây là sự lãng phí của sự di chuyển quá dài, quãng đường quá xa so với thực tế cần thiết. Nó có thể xảy ra khi hàng hóa được vận chuyển từ nhà cung cấp tới khách hàng, từ nhà cung cấp này sang nhà cung cấp khác với quãng đường không phải là tối ưu hoặc vận chuyển nguyên liệu, hàng hóa trong nhà máy vòng vèo, không theo 1 luồng nhất định.

Trong cơ sở sản xuất tinh gọn, sản phẩm di chuyển từ công đoạn này sang công đoạn khác theo một dòng chảy liên tục, điều này giúp giảm thiểu việc vận chuyển nguyên liệu thô cũng như sản phẩm.

Ví dụ:

Lãng phí trong vận chuyển: Ba nhà máy số 1, 2, 3 nằm nối tiếp nhau. Nhà máy số 1 [NM1] chứa nguyên liệu, nhà máy số 3 [NM3] nhận nguyên liệu từ nhà máy 1, sản xuất ra bán thành phẩm rồi lại vận chuyển ngược về nhà máy số 2 [NM2] để sản xuất ra thành phẩm cuối cùng. Quãng đường vận chuyển từ NM1 sang NM3 và từ NM3 về NM2 là lãng phí. Để giảm thiểu lãng phí trong vận chuyển, nên sắp xếp NM2 sản xuất bán thành phẩm và NM3 sản xuất thành phẩm cuối cùng. Như vậy, sản xuất sẽ theo một dòng chảy liên tục.

Phương thức sản xuất tinh gọn nổi tiếng với khái niệm sản xuất đúng lúc [Just In Time], theo đó nguyên liệu được cung cấp cho sản xuất với thời gian lưu kho tối thiểu. Trên thực tế, tất cả hàng tồn kho đều được coi là lãng phí, vì tồn kho đồng nghĩa với chi phí mua hàng, chi phí lưu trữ và rủi ro giảm giá, loại bỏ khi nhu cầu kinh doanh thay đổi. Nhưng làm thế nào để đảm bảo nguyên liệu vừa đủ cho sản xuất liên tục?

Việc bố trí sản xuất trong nhà máy tinh gọn thường bao gồm nhiều dây chuyền song song, do đó trục trặc trong một dây chuyền sản xuất sẽ không khiến toàn bộ nhà máy ngừng hoạt động. Tuy nhiên, nếu một nguyên liệu quan trọng được nhập từ một nhà cung cấp bên ngoài, thì nhà cung cấp đó cũng phải trở nên tinh gọn, sử dụng nhiều dây chuyền sản xuất song song để đảm bảo không có vấn đề nghiêm trọng phát sinh.

Ví dụ:

Một nhà sản xuất bóng đèn sử dụng hai dây chuyền lắp ráp riêng biệt, một dây chuyền lắp ráp bóng đèn thủy tinh và một dây chuyền lắp ráp dây tóc, sau đó được kết hợp thành dây chuyền lắp ráp cuối cùng. Bởi vì dây chuyền lắp ráp dây tóc sản xuất nhanh hơn, khối lượng lớn dây tóc được lưu trữ đã sản xuất ra để chuẩn bị cho việc lắp ráp cuối cùng. Để loại bỏ việc lưu trữ quá nhiều hàng tồn kho này, dây chuyền lắp ráp bóng đèn thủy tinh được chia thành 4 dây chuyền lắp ráp song song có thể sản xuất với tốc độ tương đương như của dây chuyền lắp ráp dây tóc. Nếu một trong 4 dây chuyền lắp ráp song song này bị hỏng, nhà máy vẫn duy trì 75% sản lượng. Đồng thời lượng dây tóc làm ra sẽ không tồn kho quá nhiều.

  1. M – Motion: Chuyển động dư thừa của máy móc hoặc con người.

Đây là sự di chuyển không cần thiết của con người, chẳng hạn như người vận hành và thợ máy di chuyển xung quanh để tìm kiếm công cụ và thiết bị. Người công nhân thao tác phải với tay lên quá cao hoặc bước ra khỏi

vị trí để lấy dụng cụ cần thiết cho việc lắp ráp sản phẩm. Loại lãng phí này rất dễ bị bỏ qua vì chúng ta thường cho rằng những chuyển động này là cần thiết. Tuy nhiên nó cũng gây lãn

g phí thời gian, làm giảm năng suất lao động như các loại Muda khác.

Các cơ sở sản xuất tinh gọn có các tiêu chuẩn thao tác để giúp làm giảm loại lãng phí này.

Ví dụ:

Một nhà máy lắp ráp xe đạp yêu cầu công nhân lấy dụng cụ của họ từ kho dụng cụ vào đầu mỗi ca làm việc. Hầu hết công nhân đi từ 5 đến 10 chuyến đi đến kho dụng cụ trong suốt ca làm việc của họ. Để loại bỏ sự lãng phí này, người ta đặt nhiều loại công cụ hơn ở mỗi vị trí thao tác.

Đây là loại lãng phí khi người công nhân không làm việc vì bất kỳ lý do gì. Bất cứ điều gì khiến người lao động chờ đợi là lãng phí. Cho dù đó là sản phẩm đang được sản xuất, con người sản xuất chúng hay máy móc trong nhà máy, quy trình sản xuất nên được cải thiện bằng cách loại bỏ hành động chờ đợi.

Trong một nhà máy sản xuất tinh gọn, mỗi một công đoạn sản xuất được thiết kế để sản phẩm không mất thời gian chờ đợi cho bước tiếp theo hoặc trước đó.

Ví dụ:

Trong một nhà máy lắp ráp xe, bộ phận sơn có công suất thấp hơn bộ phận lắp ráp, sản phẩm họ làm ra được ít hơn. Do đó, dây chuyền lắp ráp đôi lúc rơi vào trạng thái không hoạt động vì họ chờ sản phẩm được chuyển tới từ bộ phận sơn.

  1. O – Over production: Sản xuất dư thừa

Sự lãng phí này xảy ra khi sản xuất quá nhiều sản phẩm so với số lượng đặt hàng từ khách hàng. Khối lượng sản xuất thừa phải được vận chuyển, lưu kho, kiểm tra và có thể có một số sản phẩm bị hỏng do tồn kho lâu ngày, không thể bán được. Khi bạn không thể bán sản phẩm, toàn bộ quá trình sản xuất đã bị lãng phí. Khi sản phẩm được sản xuất quá mức, các chi phí phát sinh để lưu trữ sản phẩm và nhân viên bán hàng phải làm việc để tạo ra các chiến dịch giảm giá để đẩy hàng tồn kho. Đây có thể coi là loại lãng phí tệ hại nhất trong 7 loại lãng phí.

Trong một nhà máy sản xuất không tinh gọn truyền thống, các lô nguyên liệu lớn được đặt hàng và chế biến thành các lô thành phẩm lớn trước khi bán. Điều này cho phép sản xuất ra một lượng lớn hàng tồn kho có sẵn cho các đơn đặt hàng đột xuất. Tuy nhiên, trong sản xuất tinh gọn, có nhiều dây chuyền lắp ráp hoạt động song song giúp chuyển sản phẩm từ nguyên liệu thô đến thành phẩm một cách nhanh chóng, do đó cho phép sản xuất các đơn hàng gấp rút.

Ví dụ:

Một nhà máy sản xuất phần cứng máy tính sản xuất hàng nghìn chiếc trước khi được bán ra, nhằm mục tiêu thống trị thị trường. Sau đó, nhu cầu về thị trường thay đổi, sản phẩm muốn bán được phải giảm giá dẫn đến thua lỗ.

  1. O – Over processing: Xử lý quá mức

Điều này đề cập đến sự lãng phí khi sản xuất một sản phẩm vượt quá những gì khách hàng muốn. Ví dụ: các kỹ sư tạo ra các thông số kỹ thuật lớn hơn mức mà khách hàng sẵn sàng chi trả.

Trong một nhà máy sản xuất tinh gọn, giá trị được cung cấp cho khách hàng được đánh giá cẩn thận và dựa trên sơ đồ chuỗi giá trị. Bằng cách đó, mọi người đều hiểu rõ điều gì tạo ra giá trị và điều gì được coi là không cần thiết, lãng phí.

  1. D – Defects: Sản phẩm lỗi.

Mỗi nhà máy sản xuất đều sản xuất ra một số phế phẩm, phế liệu. Cho dù đó là các mảnh thừa từ hoạt động cắt hoặc thành phẩm tiêu hủy, vật liệu không thể sử dụng được sẽ là một sự lãng phí cần được giảm thiểu.

Ví dụ:

Một nhà sản xuất ống thép sử dụng các máy cán nóng lớn và đắt tiền, phải được duy trì ở thời gian hoạt động tối đa, nguyên liệu thô [thép tấm] thường bị cắt với 40%, nguyên liệu trở lên bị lãng phí. Nhà máy chuyển đổi sang sản xuất tinh gọn và triển khai một số máy cán nóng nhỏ hơn, cho phép họ sản xuất đường ống nhỏ hơn một cách nhanh chóng, do đó phế liệu tạo ra cũng ít hơn.

Muda thứ 8: Kỹ năng và kiến ​​thức chưa được sử dụng

Mặc dù không phải là một phần của Hệ thống sản xuất Toyota ban đầu, nhưng phương thức sản xuất tinh gọn hiện đại có xem xét thêm yếu tố thứ tám, được gọi là kỹ năng và kiến ​​thức chưa được sử dụng. Lãng phí này bao gồm kiến ​​thức và kỹ năng hiện có của người lao động trong nhà máy nhưng không được sử dụng để cải tiến quy trình sản xuất.

Nhiều nhà máy sản xuất có những công nhân có kiến ​​thức và kinh nghiệm, tuy nhiên không phải lúc nào họ cũng tình nguyện cải tiến các quy trình mà họ đang thực hiện hoặc chứng kiến những người khác thực hiện. Do đó, việc sử dụng nguồn lực này thiếu hiệu quả là lãng phí.

Trong sản xuất tinh gọn, triết lý Kaizen – cải tiến liên tục khẳng định rằng cuộc sống, công việc của chúng ta xứng đáng được cải thiện liên tục bằng cách loại bỏ dần dần những lãng phí. Kaizen là đạt được những cải tiến bằng cách thực hiện từng bước nhỏ. Mặc dù các cải tiến trong Kaizen là nhỏ nhưng quá trình này mang lại kết quả đáng kể theo thời gian.

Nomuda.

Video liên quan

Chủ Đề