Ví dụ về tính hình tượng trong văn học năm 2024

HÌNH TƯỢNG VĂN HỌC 1. Khái niệm Văn học nhận thức đời sống, thể hiện tư tưởng tình cảm, khát vọng và mơ ước của con người thông qua hình tượng nghệ thuật. Hình tượng “là phương thức chiếm lĩnh, thể hiện và tái tạo đời sống theo quy luật của nghệ thuật” (theo Từ điển Văn học). Theo L. I. Timôphêép, hình tượng là bức tranh về đời sống con người vừa cụ thể vừa khái quát, được sáng tạo bằng hư cấu và giàu ý nghĩa thẩm mĩ . Đây là định nghĩa quen thuộc và phổ biến nhất. - Văn học hàm chứa tư tưởng tình cảm và không nói một cách khô khan, giáo điều nên nó nhận thức và thể hiện đời sống bằng hình tượng nghệ thuật, tức làm sống lại một cách cụ thể và gợi cảm những sự việc, hiện tượng của đời sống, làm cho ta suy nghĩ về tính cách, số phận, tình đời, tình người. Văn chương thấm vào lòng người và bất tử với thời gian, không có biên giới bởi lẽ văn học nhận thức và thể hiện bằng hình tượng nghệ thuật. - Hình tượng nghệ thuật trong thơ văn có thể là một bông hoa, một vầng trăng, một nàng Thúy Kiều, một người chinh phụ, một Chí Phèo, một Bá Kiến… cũng có thể là một tâm trạng, cảm xúc của con người… Nó có thể là bất cứ gì tồn tại trong thực tế khách quan. Hình tượng nghệ thuật về thiên nhiên hay về con người, sự vật đều được nhà văn sáng tạo ra bằng sự liên tưởng, tưởng tượng để nhà văn thể hiện tư tưởng tình cảm của mình và khái quát về hiện thực đời sống, hướng người đọc đến cái chân, thiện, mỹ. - Mặc dù có thể là bất cứ thứ gì trong thực tại khách quan nhưng để trở thành hình tượng trong văn học thì nó phải được tạo nên từ nhiều yếu tố, hình ảnh, chi tiết… Chẳng hạn, đọc tác phẩm văn học phải cảm nhận được các chi tiết nghệ thuật, từ các chi tiết hợp thành ấy mới có thể khám phá ra cái hay cái đẹp của hình tượng nghệ thuật. - Hình tượng văn học thường có tính hàm súc, có ý nghĩa biểu tượng, trở nên đa nghĩa, đa thanh và qua hình tượng người đọc có thể cảm nhận thấy cái hay cái ý vị của văn chương. Không nên hiểu đơn giản hình tượng chỉ là những bức tranh đời sống, những hình ảnh (tượng ). Ở đây cần phân biệt hai khái niệm hình ảnh và hình tượng. Hình ảnh chính là những bức tranh đời sống mà chúng ta gặp trong tác phẩm: cây đa, giếng nước, con đò, và cả con người… Nhưng tất cả mới chỉ là hình ảnh khi chúng chỉ mang ý nghĩa biểu vật cho chính nó. Thí dụ, cây tre chỉ cây tre, giếng nước chỉ giếng nước. Nhưng nếu những hình ảnh đó đã mang những ý nghĩa khác ngoài nó, những ý nghĩa mới, kết tinh, chứa đựng tư tưởng tình cảm của con người, tức những ý nghĩa nhân sinh, khi đó hình ảnh mới trở thành hình tượng. Các nhà mĩ học phương Tây cho rằng hình tượng có chức năng biểu ý, còn người Trung Hoa thường dùng khái niệm ý tượng (hình ảnh có ý) là vì thế. Ví dụ: Cây tre trong bài thơ Tre Việt Nam (Nguyễn Duy) là hình tượng bởi ngoài nghĩa cụ thể, nó còn mang ý nghĩa khái quát về con người Việt Nam bất khuất, kiên cường, bền bỉ trong khó khăn, vất vả, đói nghèo. Cô Tấm (Tấm Cám) là hình tượng, bởi vì nhân vật đó đã thể hiện ước mơ về hạnh phúc, công lí của người xưa. Mọi hình thức của đời sống khi đã chứa đựng những ý nghĩa nhân sinh mới mẻ, giàu tính thẩm mĩ, chứa đựng tư tưởng và tình cảm của con người sẽ trở thành hình tượng. Cho nên, hình tượng vừa cụ thể vừa khái quát, vừa khách quan vừa chủ quan, vừa vật chất vừa tinh thần là vì thế. Bởi lẽ, văn học xây dựng hình tượng vừa để khái 1

quát hiện thực, cắt nghĩa, lí giải đời sống, vừa thể hiện tư tưởng, tình cảm dưới ánh sáng của một lí tưởng thẩm mĩ nhất định. Như vậy, có thể hiểu, hình tượng là phương thức phản ánh thế giới đặc thù của văn học bằng những hình thức đời sống, được sáng tạo bằng hư cấu và tưởng tượng, vừa cụ thể vừa khái quát, mang tính điển hình, giàu ý nghĩa thẩm mĩ, thể hiện tư tưởng và tình cảm con người. 2. Đặc trưng của hình tượng 2.1. Hình tượng là một khách thể mang tính tinh thần (Tính phi vật thể) Nghệ sĩ sáng tạo ra hình tượng, những khách thể đời sống tồn tại trong tác phẩm. Gọi hình tượng là những khách thể, bởi vì trước hết nó là những hình thức đời sống được nhà văn tưởng tượng sáng tạo để trình bày về một hiện thực đời sống nhất định. Ai cũng có thể nhìn các hình tượng ấy như một cái bên gì bên ngoài, như một khách thể. Khách thể đó khi đã được ra đời, có một cuộc sống độc lập riêng, không phụ thuộc vào ý muốn người sáng tạo. Gọi hình tượng là một thế giới tinh thần vì nó chỉ tồn tại trong cảm nhận, chứ không phải là một thế giới vật chất để ta có thể nhìn, sờ, nắn được. Cái hiện thực tinh thần đó được gìn giữ và truyền đạt trong những phương tiện vật chất nhất định (âm thanh, hình khối, màu sắc). Con người không chỉ sống trong thế giới vật chất mà còn sống trong thế giới tinh thần do các thế hệ trước truyền lại và do thực tiễn dời sống không ngừng tạo ra. Lạc Long Quân, Âu Cơ, vua Hùng, Thánh Gióng đều đang tồn tại như những khách thể tinh thần trong tâm hồn người Việt. Những gì tinh túy nhất trong hiện thực đều được tinh thần hóa để trở thành những khách thể tinh thần như vậy. Hình tượng còn được sáng tạo là để thỏa mãn những khát vọng tinh thần của con người, những khát vọng mà hiện thực cuộc đời không mang đến được. Thỏa mãn về ước mơ công lí: cái ác bị trừng phạt, oan khuất được đền bù, kẻ hiền gặp lành. Thỏa mãn về ước mơ: nồi cơm ăn hết lại đầy là ước mơ của những người quá cực nhọc vất vả vì miếng ăn ; chàng trai, cô gái nghèo xấu xí bỗng chốc hóa thành đẹp đẽ, khỏe mạnh, giàu có là ước mơ của những con người vất vả, nghèo hèn, đầy tủi nhục… Hình tượng văn học mang ý nghĩa đối với đời sống tinh thần con người. Cái vầng trăng ai xẻ làm đôi trong Truyện Kiều tô đậm thêm tâm trạng cô đơn, và chính vì thế càng làm dấy lên nỗi khát khao hạnh phúc của con người. Truyện cổ tích Trầu Cau đâu chỉ là chuyện phong tục mà là chuyện tình nghĩa anh em, vợ chồng gắn bó thắm thiết keo sơn. Hình tượng mang tính tinh thần còn vì nó được xây dựng bởi hư cấu và tưởng tượng, bởi nó chỉ tồn tại trong thế giới tinh thần, trong trí tưởng tượng của con người. Tuy nhiên kể cả khi nhà văn sáng tạo theo một nguyên mẫu nào đó, thì nguyên mẫu ấy cũng đã được lắp ghép, tái tạo, lựa chọn theo một góc nhìn và ý tưởng nhà văn muốn tô đậm. Do mang tính tinh thần nên thế giới của hình tượng là một thế giới khác, đó là một thế giới có không gian, thời gian, nhịp điệu với những quy luật và giá trị riêng. Ở cuộc đời thật, đã mấy cô Tấm trở thành hoàng hậu, mấy chàng trai nghèo được lên ngôi vua? Nhưng trong văn học, con người đã thực hiện được ước mơ đổi đời đó của mình. 2.2. Hình tượng mang tính tạo hình và biểu hiện Tạo hình là làm cho khách thể tinh thần vốn vô hình có được một tồn tại cụ thể, cảm tính bề ngoài. Nó bao gồm việc tạo cho hình tượng một không gian, thời gian, những sự kiện và những quan hệ, tạo dựng được môi trường và những con người có ngoại hình, nội tâm, hành động, ngôn ngữ. 2

Hình tượng vốn là một khách thể tinh thần nên phải có cái hình mới tồn tại. Theo Lưu Hiệp: có cái hình xuất hiện thì cái đẹp mới nảy sinh (Văn tâm điêu long ). Còn Hêghen cũng khẳng định, hình ảnh chính là sự khách thể hóa những rung động nội tại để con người nhìn thấy bộ mặt tinh thần của chính mình qua ngoại vật (Mĩ học). Ví như, tư tưởng về chủ quyền quốc gia: Sông núi nước Nam vua Nam ở (Lí Thường Kiệt), hay cảm xúc về sự mất mát: Ai đem con sáo sang sông, Để cho con sáo sổ lồng bay đi (ca dao). Như vậy, tạo hình chính là để cho sự vật và cả những cái trừu tượng như một tư tưởng, hoặc mơ hồ như một cảm xúc cũng hiện lên rõ rệt. Tạo hình không đòi hỏi trình bày mọi chi tiết của đối tượng. Nó chỉ chọn lọc những chi tiết ít ỏi nhất nhưng giàu màu sắc biểu hiện, tiêu biểu nhất cho một cuộc sống, một tình huống, một tính cách. Giá trị và ý nghĩa của tạo hình là thể hiện chỉnh thể. Sêkhốp từng nói, chỉ một mảnh chai vỡ lấp loáng thể hiện được cảnh sắc một đêm trăng. Nguyễn Tuân thích chi tiết tiếng ếch trên sông làm sống dậy một niềm hoài cổ của Tú Xương trong bài Sông lấp. Nói cách khác, chính là thể hiện được tính toàn vẹn của chỉnh thể với cái thần, khí của sự vật. Có như vậy, tạo hình mới thành công. Người xưa thường nói đến quan hệ giữa hình và thần, hình và khí tức với cái tinh thần, cái vận động nội tại, cái khí chất, phong thái riêng của sự vật đó. Quan niệm hình thần chỉ ngoại hình và khí chất tinh thần của sự vật gắn chật với nhau trong một sự vật. Xưa Lưu Ân đời Hán trong sách Hoài Nam tử đã từng nhận xét có người vẽ Tây Thi đẹp mà không có duyên, họa mắt Mạnh Bôn to mà không đáng sợ, để nói những bức vẽ không có hồn. Hình vẽ trở thành hình tượng khi nó truyền được cái thần, cái khí của khách thể tinh thần11. Biểu hiện là phẩm chất tất yếu của tạo hình. Biểu hiện là khả năng bộc lộ cái bên trong, cái bản chất của sự vật, hé mở những nỗi niềm sâu kín của tâm hồn. Biểu hiện giúp hình tượng được cảm nhận một cách toàn vẹn, nhất là thể hiện được khuynh hướng, tư tưởng, tình cảm của con người, của tác giả trước các hiện tượng đời sống. Tạo hình và biểu hiện của hình tượng được bộc lộ qua chi tiết, tình tiết (những thành phần nhỏ nhất của hình tượng), một hình ảnh, một cảm xúc, một âm thanh, một màu sắc, một quan hệ. Chúng liên kết với nhau, tạo thành một hình tượng toàn vẹn, hiện lên rõ nét trong tâm trí người đọc. Chẳng hạn, cánh buồm lẻ loi đơn độc tan biến vào bầu không cùng dòng sông cuồn cuộn chảy ngang trời đã diễn tả được nỗi buồn và sự cô đơn của con người trong cảnh biệt li trong thơ Lí Bạch. Hêghen gọi các chi tiết trong tác phẩm là những ‘con mắt’, qua đó chẳng những thấy được thế giới nghệ thuật mà còn thấy được ‘một tâm hồn tự do trong cái vô hạn’ của tác giả. Như vậy, tạo hình là để biểu hiện, và muốn biểu hiện phải nhờ tạo hình. Cơ sở của tạo hình là sự tương đồng của hình tượng so với cái được miêu tả. Cơ sở của biểu hiện là sự khác biệt, là cái không bình thường, cái bất thường. Trong câu ca: Thân em như tấm lụa đào, Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai, cái tương đồng ở đây là sự so sánh làm nổi bật vẻ đẹp phẩm chất của cô gái, nhưng cũng nói được tính không xác định của số phận cô. Một cô gái có những phẩm chất tốt đẹp lẽ ra phải có số phận tương ứng. Nhưng thực sự, số phận cô lại phụ thuộc vào sự ngẫu nhiên nào đó. Đó là cái bất thường. Chính điều này tạo nên sự xót xa trong lời than về số phận. Đây chính là nội dung biểu hiện của hình tượng. Sự kết hợp tạo hình và biểu hiện làm cho hình tượng có một hình thức độc đáo. Đó là một thể thống nhất giữa thực và hư, trực tiếp và gián tiếp, ổn định và biến hóa, mang đầy nội dung cuộc sống, tư tưởng và cảm xúc. 2.3. Tính quy ước và sáng tạo của hình tượng 3

Hình tượng văn học, về bản chất, là một loại kí hiệu. Kí hiệu là phương tiện gìn giữ và truyền đạt kinh nghiệm: chẳng hạn như từ ngữ, còi báo động, tín hiệu đèn xanh đèn đỏ trong giao thông. Kí hiệu có khi chỉ là một hình vẽ, một màu sắc, một từ ngữ, nhưng nó mang một nội dung có tính quy ước hợp lí của lôgic đời sống để mọi người có thể nhận biết được. Hình tượng khi được vật chất hóa bằng từ ngữ, bằng các chi tiết tạo hình và biểu hiện cũng mang tính kí hiệu. Thí dụ, Sen tàn, cúc lại nở hoa là hình tượng kí hiệu của mùa thu. Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông là kí hiệu của mùa hè. Khi hình tượng được coi là một kí hiệu nghĩa là nó có những nội dung hợp lôgic, mang tính truyền thống, ổn định, mà mọi người có thể hiểu và chia sẻ được. Hình tượng văn học còn là những kí hiệu mang tính thẩm mĩ, bởi vì nó không chỉ diễn tả nội dung thực tại ổn định mà bao giờ cũng chỉ ra cái mới, phát hiện cái độc đáo mang cá tính nghệ sĩ. Cũng là những hình tượng mang kí hiệu của mùa thu, nhưng Nguyễn Du viết: Long lanh đáy nước in trời, Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng, còn theo Vương Duy: Ngô đồng nhất diệp lạc, Thiên hạ cộng tri thu. Cùng một hiện tượng, nhưng mỗi nghệ sĩ lại chọn những kí hiệu khác nhau. Hình tượng luôn thể hiện, khái quát một tư tưởng, một thái độ, một quan niệm của chủ thể về cuộc đời. Để biểu hiện ý nghĩa khái quát ấy, hình tượng phải có một hình thức chủ quan đặc biệt, ghi dấu cách cảm nhận và thể hiện thế giới độc đáo, riêng biệt, không lặp lại của từng tác giả. Ví như, cùng là diễn tả cái buồn chán, tội nghiệp của những kiếp sống vô danh, vô nghĩa, sống như chưa hề được sống, Thạch Lam đã dùng hình ảnh bóng đêm và niềm khao khát ánh sáng của hai chị em trong Hai đứa trẻ, còn trong Tỏa nhị kiều, Xuân Diệu lại miêu tả sự quẩn quanh, xám xịt, lỡ cỡ của cuộc đời hai cô gái trẻ và hình ảnh hai hạt cơm nguội chính là một hình ảnh khái quát về kiếp sống vô nghĩa đó. Mỗi hình tượng, vừa là sự tái hiện một hiện tượng thực tại, vừa mã hóa một nội dung cảm xúc do hiện tượng gợi lên trong những tình huống xã hội nhất định. Bông sen gợi sự trong trắng, thơm đẹp nơi ao bùn, không gian cao xa gợi sự hùng vĩ, ngưỡng mộ. Vì vậy, khi Tố Hữu viết: Tôi lại về quê Bác, làng Sen, Ơi hoa sen đẹp của bùn đen thì ai cũng hiểu. Còn như khi nhà thơ viết: Hỡi những chàng trai cô gái yêu, Trên những đèo mây, những tầng núi đá, nếu bỏ qua cái đẹp cao cả, hào hùng trong các yếu tố đèo mây, tầng núi thì đã bỏ mất cái cao xa, lung linh vời vợi của hình tượng. Như vậy là, trong các chi tiết tạo hình luôn có sự mã hóa các tư tưởng, cảm xúc xã hội, thẩm mĩ. Mỗi thời kì văn học dân tộc, đều có cách mã hóa khác nhau tạo thành ngôn ngữ nghệ thuật riêng của từng thời kì. Chẳng hạn, nếu như trong văn học dân gian Việt Nam, thuyền tượng trưng cho cuộc đời lênh đênh, trôi dạt, vô định, thì ở phương Tây xưa, thuyền lại tượng trưng cho sự phiêu du của linh hồn sang thế giới bên kia. Từ đó ta thấy nguồn gốc phương Tây của hình ảnh thuyền hồn trong bài 14 tháng 7 của Tố Hữu hoặc trong câu thơ của Huy Cận: Hiu hiu gió đẩy thuyền lên biển trời, Chở hồn lên tận chơi vơi. Như vậy, hình tượng có sự vận động qua lịch sử, các kí hiệu thẩm mĩ có khác nhau qua từng thời kì. Muốn hiểu hình tượng nghệ thuật, đòi hỏi phải có sự giải mã các kí hiệu nghệ thuật, kí hiệu thẩm mĩ . Nhưng bản chất của kí hiệu lại có xu hướng cố định hóa, trở thành công thức, dễ rơi vào sáo mòn. Vì vậy kí hiệu phải luôn được đổi mới, cắt nghĩa mới, sáng tạo kí hiệu mới. Một trong những cách làm cho hình tượng luôn mới là cấu trúc lại các kí hiệu thẩm mĩ quen thuộc, làm cho nó có thêm những ý nghĩa mới. Cũng hình tượng thuyền và bến như trong ca dao xưa, nhưng trong bài thơ Lòng anh làm bến thu của Chế Lan 4

Viên: Buổi sáng em xa chi, Cho chiều mùa thu đến, Để lòng anh hóa bến, Nghe thuyền em ra đi, chúng lại mang những ý nghĩa mới mẻ về vị trí, phẩm chất, biểu tượng. 2.4. Hình tượng chứa đựng tình cảm xã hội và lí tưởng thẩm mĩ Hình tượng không phải là sự sao chép nguyên xi đời sống hiện thực mà còn mang sẵn quan niệm, đánh giá về thế giới, chứa đựng một tư tưởng nhân sinh. Nỗi khát khao bắt Nữ thần Mặt trời về làm vợ (Đăm San) chính là nỗi khát khao chinh phục tự nhiên, là sự khẳng định sức mạnh, ý chí của con người thuở xa xưa. Hình ảnh bi đát, thê thảm của đám tang lão Gôriô (Lão Gôriô – Ban dắc) hiện lên như lời tố cáo của tác giả về thực chất các quan hệ người và người trong xã hội tư sản. Như vậy, hình tượng văn học vừa thể hiện quan niệm, tư tưởng vừa thể hiện thái độ, tình cảm của nhà văn. Tình cảm xã hội là tình cảm của một con người riêng biệt nhưng đã được ý thức trên cấp độ xã hội và được soi sáng bằng một lí tưởng xã hội nhất định. Nó không chỉ là những dấu ấn, những rung động cá nhân riêng lẻ mà còn mang tính phổ quát bởi mọi vận động của đời sống xã hội đều đi qua số phận của cá nhân. Tình cảm xã hội trong văn học cao hơn tình cảm bình thường bởi nó hướng tới những tình cảm chung, bởi cội nguồn của nó là nhu cầu tinh thần, là lí tưởng, ước mơ. Cái nuối tiếc trong bài ca Trèo lên cây bưởi hái hoa, không chỉ là cái nuối tiếc về sự đã trót ràng buộc, mà cao hơn là ý thức cay đắng về số phận, từ đó dấy lên một khát vọng tình yêu, khát khao được chia sẻ, đồng vọng trong những tâm hồn khác. Không chỉ là tình cảm xót thương của một người chú đối với đứa cháu nhỏ (Lượm) đã hi sinh, nhà thơ Tố Hữu còn khẳng định sự bất diệt của một tuổi thơ trong sáng đã hiến dâng đời mình cho tự do của dân tộc. Tư tưởng này mang dấu ấn của tâm thức của mọi người Việt nói chung: những con người đã hi sinh vì Tổ quốc sẽ còn sống mãi với non sông. Tình cảm xã hội thường đi đôi với lí tưởng thẩm mĩ tức những khát vọng cao cả nhất, tích cực nhất, nhân tính nhất của con người về cái tốt, cái đẹp, cái hoàn thiện trong các lĩnh vực khác nhau. Do đó, các hình tượng nghệ thuật thường mang những giá trị kết tinh lí tưởng thẩm mĩ không chỉ của tác giả mà còn của một thời đại, một dân tộc. Hình tượng người anh hùng, từ con người mang kích thước phi thường như ông Gióng đến những anh bộ đội bình dị: Mái chèo một chiếc xuồng con, Mà sông nước dậy sóng cồn đại dương (Tố Hữu) là kết tinh của quan niệm về người anh hùng, một hình mẫu đẹp trong tâm thức dân tộc Việt Nam, một dân tộc hàng nghìn năm sống trong ngọn lửa chống ngoại xâm. 2.5. Tính nghệ thuật của hình tượng Hình tượng mang tính thẩm mĩ, nói cách khác là mang tính nghệ thuật, bởi vì nó được sáng tạo là để thưởng thức và thoả mãn về mặt thẩm mĩ. Người ta đọc một câu thơ, một câu chuyện, thường thích thú vì những hình ảnh đẹp, những vần thơ réo rắt, những cốt truyện li kì, hấp dẫn, những nhân vật có hình thức và tính cách quyến rũ… Sức hấp dẫn của hình tượng là một dấu hiệu quan trọng. Điđơrô nói với nghệ sĩ: “Trước hết, anh phải làm cho tôi cảm động, kinh hoàng, tê mê, anh phải làm cho tôi sợ hãi, run rẩy, rơi lệ hay căm hờn”. Sức hấp dẫn đầu tiên được tạo thành từ sự sinh động, giống như thật của hình tượng. Gorki đã từng đưa trang sách lên soi qua ánh sáng để xem có đúng là có những con người ở đằng sau trang sách thật không là vì vậy. Nhưng tính sinh động không chỉ đơn giản là giống như thật, mà còn ở sự mới mẻ, lạ kì trong cảm nhận về thế giới chỉ thuộc một hình tượng nào đó. Khi viết về Bác Hồ: Ta lẫn Bác với bầu trời và giọt lệ, Với hương mộc trong đêm và lộc nõn trên cành, Chế Lan Viên đã thể hiện một cái nhìn lạ hóa đối tượng. Nhân vật và sự kiện sinh động thường có những biến hóa bất ngờ không lường trước được. Con chim đến ăn khế tự nhiên lại nói: ăn một quả, trả cục 5

vàng. Miếng trầu têm cánh phượng không ngờ lại là dấu hiệu giúp Vua nhận ra cô Tấm, vợ mình. Anh Tràng chỉ định hát ghẹo mấy cô gái cho vui không ngờ nhặt được vợ. Chí Phèo định đi giết con khọm già nhà nó, bỗng quay sang nhà Bá Kiến đòi làm người lương thiện!. Chính những biến hóa vô cùng ấy đã làm cho hình tượng có sức lôi cuốn đặc biệt. Hình tượng còn hấp dẫn bởi những chân lí đời sống được phát biểu dưới những hình thức độc đáo: Khi ta ở chỉ là nơi đất ở, Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn (Chế Lan Viên); Gió đưa cây cải về trời, Rau răm ở lại chịu lời đắng cay (ca dao). Nhưng chân lí đời sống trong hình tượng luôn được thể hiện bằng cái nhìn mang tính chủ quan mãnh liệt. Vì vậy, ta hay bắt gặp những lời than, câu hỏi, những trạng thái sững sờ, đột ngột, choáng ngợp của chủ thể trước cuộc đời: Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc, Em có chồng anh tiếc lắm thay! (ca dao); Non cao những ngóng cùng trông, Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày (Tản Đà). Nếu thiếu đi những biểu hiện chủ quan thì những hình tượng đó chắc bớt đi nhiều tính sinh động, biểu hiện của những chủ thể đang cảm xúc trước cuộc đời. Như vậy, hình tượng là một phương thức chiếm lĩnh đời sống đặc thù của văn học. Trong hình tượng, có sự thống nhất của cái cá biệt và khái quát, tình cảm và lí trí, tái hiện và biểu hiện, truyền thống và sáng tạo, thể hiện tính muôn màu của thế giới và sức mạnh chủ thể của người sáng tạo. LUYỆN ĐỀ Đề số 1: “Một hình tượng nghệ thuật có tầm cỡ bao giờ cũng là một sự khám phá lớn. Sự khám phá này có thể bồi dưỡng tình cảm và làm phong phú thêm tâm hồn của con người.”. Bằng hiểu biết về những tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn lớp 12 THPT, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. 1. Giải thích nhận định * Cắt nghĩa – Hình tượng nghệ thuật có tầm cỡ: đó là những hình tượng mang tư tưởng lớn lao, có tính phổ quát, chuyển tải những vấn đề mà nhân loại quan tâm. – Sự khám phá lớn: thể hiện những sáng tạo tài năng của nhà văn mang tính bản chất của cuộc sống: sắc sảo, nhạy bén, độc đáo, mới mẻ. – Tác động đến tình cảm và tâm hồn con người: Những hình tượng nghệ thuật tầm cỡ có ảnh hưởng lớn đến lối sống, nhân cách, khuynh hướng thẩm mĩ của mỗi người. * Lí giải - Văn học nhận thức đời sống, thể hiện tư tưởng tình cảm, khát vọng và mơ ước của con người thông qua hình tượng nghệ thuật. Hình tượng “là phương thức chiếm lĩnh, thể hiện và tái tạo đời sống theo quy luật của nghệ thuật” (theo Từ điển Văn học). - Nghệ sĩ sáng tạo ra hình tượng để trình bày về một hiện thực đời sống nhất định nên hình tượng nghệ thuật bắt nguồn từ đời sống. Nhưng hình tượng là một thế giới tinh thần vì nó được xây dựng bởi hư cấu và tưởng tượng và vì nó chỉ tồn tại trong cảm nhận, chứ không phải là một thế giới vật chất để ta có thể nhìn, sờ, nắn được. Cái hiện thực tinh thần đó được gìn giữ và truyền đạt trong những phương tiện vật chất nhất định (âm thanh, hình khối, màu sắc). - Hình tượng còn được sáng tạo là để thỏa mãn những khát vọng tinh thần của con người, những khát vọng mà hiện thực cuộc đời không mang đến được. 6

- Hình tượng văn học giúp nhà văn thể hiện tư tưởng, tình cảm một cách không khô khan, giáo điều, tức làm sống lại một cách cụ thể và gợi cảm những sự việc, hiện tượng của đời sống, làm cho người đọc suy nghĩ về tính cách, số phận, tình đời, tình người. 2. Phân tích một số dẫn chứng để làm sáng tỏ nhận định Học sinh có thể tùy ý lựa chọn các hình tượng nghệ thuật khác nhau trong những tác phẩm đã học, ở đây chỉ đưa ra một số gợi ý: - Hình tượng Mị, A Phủ trong Vợ chồng A Phủ - Hình tượng Tràng, Vợ nhặt, bà cụ Tứ trong Vợ nhặt - Hình tượng Người đàn bà hàng chài trong “Chiếc thuyền ngoài xa” 2.3. Bính luận - Tính hình tượng là đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ nghệ thuật. Để tạo ra tính hình tượng các nhà văn thường sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật với nhiều biện pháp tu từ.; so sánh, đối lập... - Văn chương thấm vào lòng người và bất tử với thời gian, không có biên giới bởi lẽ văn học nhận thức và thể hiện bằng hình tượng nghệ thuật. - Bài học cho người sáng tác và người tiếp nhận. + Người sáng tác: Nhà văn cần nhận thức được sâu sắc vai trò của hình tượng nghệ thuật, không ngừng khổ luyện để nâng cao nội lực, mài sắc tài năng, từ đó cho ra đời những hính tượng nghệ thuật đặc sắc, độc đáo, có khả năng đi vào lòng người đọc. – Người tiếp nhận: khi đến với tác động cần phải sống hết mình với tác phẩm, cần sự cảm thụ tinh tế để có thể phát hiện, giải mã các hình tượng nghệ thuật làm bừng sáng nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Đề số 2: “Hình tượng văn học không chỉ là một thế giới sống mà là một thế giới biết nói”. Hãy làm rõ và chứng minh qua một tác phẩm văn học 1. Giải thích 1.1. Hình tượng nghệ thuật: Nghệ sĩ sáng tạo ra tác phẩm là để nhận thức và cắt nghĩa đời sống, thể hiện tư tưởng và tình cảm của mình, giúp con người thể nghiệm ý vị của cuộc đời và lĩnh hội mọi quan hệ có ý nghĩa muôn màu muôn vẻ của bản thân và thế giới xung quanh. Nhưng khác với các nhà khoa học, nghệ sĩ không diễn đạt trực tiếp ý nghĩ và tình cảm bằng khái niệm trừu tượng, bằng định lí, công thức mà bằng hình tượng, mà là bằng cách làm sống lại một cách cụ thể và gợi cảm những sự việc, những hiện tượng đáng làm ta suy nghĩ về tính cách và số phận, về tình đời, tình người qua một chất liệu cụ thể. Vậy hình tượng văn học là gì? Hình tượng văn học (nghệ thuật) là sản phẩm của phương thức chiếm lĩnh, thể hỉện và tái tạo hiện thực theo quy luật của tưởng tượng, hư cấu nghệ thuật. 1.2. Hình tượng văn học là một thế giới sống: - Hình tượng nghệ thuật được người nghệ sĩ sáng tạo nên từ thế giới hiện thực khách quan một cách sống động, cụ thể. Hình tượng nghệ thuật chính là các khách thể đời sống được nghệ sĩ tái hiện bằng tưởng tượng sáng tạo trong những tác phẩm nghệ thuật. Đó có thể là một đồ vật, một phong cảnh thiên nhiên hay một sự kiện xã hội được cảm nhận. Hình tượng có thể tồn tại qua chất liệu vật chất nhưng giá trị của nó là ở phương diện tinh thần. Nhưng nói tới hình tượng nghệ thuật người ta thường nghĩ tới hình tượng con người, bao gồm cả hình 7

tượng một tập thể người (như hình tượng nhân dân hoặc hình tượng Tổ quốc) với những chi tiết biểu hiện cảm tính phong phú. - Hình tượng nghệ thuật tái hiện đời sống nhưng không sao chép y nguyên mà có chọn lọc, sáng tạo thông qua lăng kính của nhà văn, nhà thơ. . Hình tượng nghệ thuật không phải phản ánh các khách thể thực tại tự nó, mà thể hiện toàn bộ quan niệm và cảm thụ sống động của chủ thế đối với thực tại. Người đọc không chỉ thưởng thức “bức tranh” hiện thực, mà còn thưởng thức cả nét vẽ, sắc màu, cả nụ cười, sự suy tư ẩn trong bức tranh ấy. Hình tượng nghệ thuật thể hiện tập trung các giá trị nhân học và thẩm mỹ của nghệ thuật. Nhận định tham khảo :“Văn học phản ánh hiện thực nhưng không phải là chụp ảnh sao chép hiện thực một cách hời hợt, nông cạn. Nhà văn không bê nguyên si các sự kiện, con người vào trong sách một cách thụ động, giản đơn. Tác phẩm nghệ thuật là kết quả của một quá trình nuôi dưỡng cảm hứng, thai nghén sáng tạo ra một thế giới hấp dẫn, sinh động… Thể hiện những vấn đề có ý nghĩa sâu sắc, bản chất của đời sống xã hội con người… Nhân vật trong tác phẩm của một thiên tài thực sự nhiều khi thật hơn cả con người ngoài đời, bởi sức sống lâu bền, bởi ý nghĩa điển hình của nó. Qua nhân vật ta thấy cả một tầng lớp, một giai cấp, một thời đại, thậm chí có nhân vật vượt lên khỏi thời đại, có ý nghĩa nhân loại, vĩnh cửu sống mãi với thời gian…” (Sách Lí luận văn học) 1.3. Hình tượng văn học là thế giới biết nói: - Người nghệ sĩ sáng tạo hình tượng văn học trong tác phẩm là để nhận thức và cắt nghĩa đời sống, thể hiện tư tưởng, tình cảm của mình, gửi gắm một lời nhắn nhủ…về con người, về cuộc sống. - Thông qua hình tượng văn học, người đọc phải suy nghĩ, nhận thức về cuộc sống con người để lựa chọn cho mình lối sống đúng đắn. Có khi người đọc còn thấy tìm thấy sự đồng điệu với tác giả. =>Hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn học là sự kết tinh của hai yếu tố cảm xúc và tư tưởng. Nó chứa đựng thái độ sống, quan niệm, triết lý, những vấn đề cần được giãi bày. Hình tượng văn học sống được trong tác phẩm là do tác giả đã thổi hồn và lấy từ thực tế. 2. Phân tích, chứng minh - Hs dựa trên trải nghiệm văn học chứng minh theo 2 luận điểm ở mục 1.1. và 1.2. 3. Bình luận - Khẳng định ý kiến - Khẳng định tác phẩm - Bài học với người sáng tác và tiếp nhận Đề số 3: Nghị luận ý kiến: “Hình tượng nhân vật được sinh ra từ tâm trí của nhà văn nhưng chỉ thực sự sống bằng tâm trí của người đọc”. Bằng tri thức và trải nghiệm văn học của mình,anh/ chị hãy bình luận ý kiến trên. - Văn học nói bằng hình tượng, hình tượng nghệ thuật là khối pha lê lấp lánh làm nên giá trị tác phẩm văn học. Nếu cái thần của âm nhạc là giai điệu, của hội họa là đường nét và màu sắc thì cái thần của văn chương chính là ở hình tượng nhân vật. Song những tác phẩm văn học chỉ xây dựng nên những hình tượng về con người thì đó chưa hẳn là một tác phẩm vô giá. 8

Bởi trong sáng tạo nghệ thuật, điều quan trọng, đặc sắc nhất nhiều khi không phải ở hình tượng con người mà ở hình tượng nhân vật. Chính vì vậy, có ý kiến cho rằng: “Hình tượng nhân vật được sinh ra từ tâm trí của nhà văn nhưng chỉ thực sự sống bằng tâm trí của người đọc”. “Nhà thơ tư duy bằng hình tượng” (Biêlinxki). Văn học ở bất kì thời đại nào muốn phản ánh hiện thực đời sống đều phải thông qua các hình tượng nhân vật điển hình. Nhà thơ tư duy bằng hình tượng, nhà văn cũng tư duy bằng hình tượng. Thế giới thêm sắc màu, cuộc sống thêm âm điệu bởi những hình tượng nhân vật điển hình độc đáo. “Văn học và đời sống là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm của nó chính là con người” (Nguyễn Minh Châu). Văn học phản ánh cuộc sống và trung tâm là con người thông qua hình tượng nhân vật. Chính những hình tượng nghệ thuật độc đáo, có sức phổ quát, mang những ý nghĩa sâu sắc về nhân sinh đã góp phần làm nên nét riêng cho tác phẩm văn học. Người nghệ sĩ thường sáng tạo nên những tượng đài bất hủ về con người bằng cách xây dựng chính hình tượng nhân vật. Nghệ thuật đồng nghĩa với sáng tạo. Nghệ sĩ là kẻ làm công việc “khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có” (Nam Cao). Viết văn là một quá trình khai phá những vỉa quặng của cuộc đời nhưng mỗi thứ kim loại quý hiếm nhà văn tìm thấy lại lấp lánh một sắc màu riêng biệt. Có phải đó là sắc màu của những hình tượng nhân vật điển hình được nhà văn nhặt nhạnh ở cuộc đời, nhào nặn trong tư tưởng và đưa vào tác phẩm dưới lớp áp chủ quan độc đáo? Ngay từ khi ra đời; văn học đã nhận thức đời sống và thể hiện tư tưởng tình cảm bằng các hình tượng nhân vật nghệ thuật. Từ tiếng gọi chú tiểu lẳng lơ nhưng đầy khao khát yêu đương của Thị Màu trên chiếu chèo ngày xưa đến đoạn trường mười lăm năm lưu lạc của Thúy Kiều trong thơ Nguyễn Du, hình tượng nhân vật điển hình đã thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt các tác phẩm văn học, bắc nhịp cầu giữa hiện thực xã hội và tư tưởng nhân văn. Như lời nhận định đã bàn tới, “hình tượng nhân vật được sinh ra từ tâm trí của nhà văn nhưng chỉ thực sự sống bằng tâm trí của người đọc” bởi nhà văn xây dựng hình tượng nhân vật để khái quát hiện thực, để cắt nghĩa đời sống và thể hiện tư tưởng của chính mình. Vì vậy, hiện thực trong tác phẩm máng đậm dấu ấn chủ quan của người nghệ sĩ. Nhà văn là chủ thể sáng tạo, là kẻ chi phối mọi tư tưởng thẩm mĩ, góc nhìn, phạm vi của hiện thực nên dù được bắt nguồn từ cuộc sống; dù được nuôi dưỡng bằng bầu sữa của bà mẹ cuộc đời thì tác phẩm văn chương; qua các hình tượng nhân vật, phản ánh hiện thực “được sinh ra từ tâm trí của nhà văn. Tác phẩm văn chương không bao giờ là bản sao của hiện thực mà hiện thực được soi chiếu vào tác phẩm bằng lăng kính chủ quan của người viết, có thể tốt, có thể xấu, có thể đáng vui và cũng có thể đáng buồn. Hiện thực cuộc sống được khoác lên tấm áo nhiều màu như vậy chính là bởi hình tượng nhân vật được nhà văn đưa vào tác phẩm. Hình tượng nhân vật là đứa con của hiện thực cuộc sống nhưng lại được nuôi dưỡng bằng tình cảm, tư tưởng của nhà văn. Nó cũng là cuộc đời riêng; nhưng đồng thời cũng là cái loa phát ngôn của người nghệ sĩ. Trong bản thân hình tượng bao giờ cũng có sự thống nhất sinh động giữa các mặt cá biệt và khái quát, lí trí và cảm xúc, chủ quan và khách quan. Hình tượng càng độc đáo, được nâng lên mức điển hình thì hiện thực càng được phản ánh ở những góc cạnh sâu xa nhất, hướng tới một giá trị thẩm mĩ riêng – “chỉ thực sự sống bằng tâm trí của người đọc” Điều đó làm nên “ánh sáng riêng mãnh liệt” cho hình tượng nhân vật. Đến với hình tượng nhân vật là đến với một thế giới hiện thực riêng biệt được xây dựng ngay trên nền thế giới hiện thực đương thời. Hình tượng nhân vật tỏa sáng của lí tưởng thẩm mĩ lên trên hiện thực bề bộn, để cho 9

người đọc có một cái nhìn mới mẻ; chân thực và sâu sắc hơn về cuộc đời. Lời nhận định đã khẳng định tầm quan trọng và giá trị biểu hiện của hình tượng nhân vật trong tác phẩm. Đó cũng là cơ sở để đánh giá tư tưởng nhà văn và giá trị của toàn bộ tác phẩm. “Hình tượng nhân vật được sinh ra từ tâm trí của nhà văn nhưng chỉ thực sự sống bằng tâm của người đọc”. Nhà văn lấy tư liệu từ hiện thực để xây dựng nên hình tượng điển hình và đặt vào đó tư tưởng thẩm mĩ của mình. Tôi nhớ câu chuyện thần thoại xa xưa, thần Trụ Trời lấy đất sét nặn ra con người và thổi hơi thở của mình vào những hình tượng vô tri để cho con người sự sống. Nhà văn phải chăng cũng là người thổi linh hồn mình vào trong hình tượng nhân vật để dù mang những phẩm chất đặc trưng, phổ quát của thế giới hiện thực, nó vẫn có một sức sống riêng, một cuộc đời cá biệt trong “tâm trí của người đọc”. Không phải ngẫu nhiên mà nhân vật trung tâm trong các tác phẩm của chủ nghĩa hiện thực là những kẻ đại diện cho bọn thống trị như Nghị Hách, Nghị Quế, Bá Kiến… hay nhũng nạn nhận của xã hội cũ như anh Pha, chị Dậu, lão Hạc, Mị… Hiệu quả cao nhất mà những điển hình đó đạt được là bóc trần sự mục nát của xã hội thực dân phong kiến với một thái độ phủ nhận và phê phán mạnh mẽ. Nhưng độc đáo hơn, lần đầu tiên người ta biết đến một cách trị người tàn ác và mưu mô như của Bá Kiến, con đường leo lên xã hội thượng lưu nhơ bẩn và lố bịch như của Xuân Tóc Đỏ. Những hình tượng điển hình ấy không bao giờ chỉ đơn thuần là một bức tranh nhân sinh mà bao giờ cũng gửi đến người đọc một thông điệp; một triết lí sâu xa. Biêlinxki từng phân biệt: “Nhà triết học nói bằng phép tam đoạn luận, nhà văn nói bằng các hình tượng và bức tranh. Dù đều đi từ cái riêng đến cái chung để khám phá cuộc sống con người, khám phá bản chất của thực tại nhưng trong quá trình nghiên cứu, trong khi các nhà triết học, khoa học gạt bỏ những chi tiết cá biệt, những yếu tố ngẫu nhiên để tìm ra cái chung; để khẳng định yếu tố khách quan, chân lí thì trong nghệ thuật lại in đậm dấu ấn chủ quan, cái chung được biểu hiện trong cái riêng; cái riêng để khái quát cái chung. Hình tượng nhân vật ra đời nhằm mục đích đó. Chí Phèo, Thị Nở từ văn chương đã bước ra cuộc đời; trở thành những cái tên như minh chứng tiêu biểu cho tính điển hình của hình tượng nhân vật. Ta thấy trong cuộc đời nhọc nhằn của anh Pha, chị Dậu… dáng dấp ông cha, những người cả đời gắn bó với ruộng đồng và chịu biết bao nhiêu áp bức. Đó chính là sự “sinh ra từ tâm trí của nhà văn”. Nhưng không bao giờ những Chí Phèo, chị Dậu ấy là bản thân cuộc đời thực. Văn học chỉ có một Chí Phèo với bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người trong khi cuộc đời có cả ngàn thằng Chí Phèo uống rượu say rồi chửi bới. Văn học chỉ có một Hăm-lét với niềm trăn trở, day dứt vì lí tưởng “sống hay không sống” trong khi lịch sử có biết bao nhiêu âm mưu “chiếm ngôi vua, đoạt quyền chúa”. Không bao giờ người ta quên được tiếng nói khắc khoải của Chí Phèo: “Tao muốn làm người lương thiện. Ai cho tao ỉương thiện? Làm sao xóa được những vết sẹo trên mặt này?”. Không chỉ bởi một hiện thực khốc liệt của xã hội phong kiến dồn đuổi con người vào bước đường cùng mà sâu sắc hơn hết người ta nhận ra trong đó một khát vọng sống mạnh mẽ; cháy bỏng; một ước muốn lương thiện giản dị mà cao đẹp của một tâm hồn tội lỗi. Lần đầu tiên người ta nhận ra ánh sáng của lương tri, ánh sáng của tính người tỏa ra từ thân xác của con quỷ dữ. Đó chính là “ánh sáng riêng” của hình tượng Chí Phèo “chỉ thực sự sống bằng tâm trí của người đọc”. Kinh Thư xưa có câu: “Thẩm sở mộng chi nhân, khắc kì hình tượng, dĩ tứ phương băng cửu chi ư dân gian” (Xem xét người thấy trong mộng, khắc lấy hình tượng của người ấy để đi tìm khắp bốn phương trong dân gian). Hình tượng nhân vật bao giờ cũng là ‘ con người của dân gian”. Nó được thoát thai từ hiện thực đời sống và mang những tính cách cơ bản nhất, bản chất nhất và nổi bật nhất của đời sống xã hội. Nguyễn 10

Du từ bao nhiêu cuộc đời long đong, lận đận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến đã xây dựng lên hình tượng Thúy Kiều với tất cả nỗi đau khổ của loài người đúc kết lại: Đau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung. (Truyện Kiều – Nguyễn Du) Trong cuộc đời mười lăm năm lưu lạc của Kiều có những “vết xe đổ” của Đạm Tiên, của Tiểu Thanh, của người con gái đất Long Thành cùng biết bao nỗi đau khổ khác của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Có thể nói, cuộc đời Thúy Kiều là một bức tranh toàn cảnh và sinh động về nỗi đoạn trường của người phụ nữ dưới xã hội hà khắc, nặng nề, tàn ác và thối nát của thời đại cũ. Hiện thực trong Truỵện Kiều được tái hiện qua tâm trí của Nguyễn Du. Người đọc như được cùng nàng Kiều trải qua biết bao thăng trầm, tận mắt chứng kiến và thấu hiểu muôn vàn nỗi khổ đau của kiếp người. Nhưng Kiều không chỉ là đại diện cho một lớp người, cuộc đời Kiểu không đơn thuần chỉ là một bức tranh hiện thực rộng lớn và Nguyễn Du không chỉ là ngòi hiện thực chủ nghĩa một chiều. Kiều được ca tụng là người phụ nữ đẹp nhất của văn học Việt Nam bởi những nét đẹp riêng biệt, độc đáo, chỉ tài năng Nguyễn Du mới có thể sáng tạo nên: Làn thu thủy, nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh Một hai nghiêng nước nghiêng thành Sắc đành đòi một, tài đành họa hai. (Truyện Kiêu – Nguyễn Du) Vẻ đẹp khiến cho trời đất phải ghen tức, vẻ đẹp làm thiên nhiên đảo lộn, có lẽ trong cả nền văn học Việt Nam, người ta chỉ tìm thấy mình Kiều. Kiều “sống trong tâm trí người đọc” không chỉ bởi nét riêng biệt “hơn người” ấy mà còn bởi tấm lòng cao cả của Nguỵễn Du được soi rọi trong những câu thơ đẹp nhất dùng để ca ngợi sắc đẹp người con gái tài hoa. Nhận định về hình tượng nhân vật ngắn gọn, hay nhất (ảnh 2) Hình tượng nhân vật Mã Giám Sinh Cũng trong Truyện Kiều, bên cạnh nhân vật điển hình Thúy Kiểu, Kim Trọng, Từ Hải thì Mã Giám Sinh cũng là một nhân vật điển hình có “ánh sáng riêng”. Ở hình tượng này, người đọc nhận ra một cách rõ ràng hiện thực biểu hiện cụ thể, sinh động như có thực: Hỏi tên rằng: “Mã Giám Sinh” Hỏi quê, rằng: “Huyện Lâm Thanh cũng gần” (…) Ghế trên ngồi tót sỗ sàng (…) Cò kè bớt một thêm hai. “Nghệ thuật là biết tước bỏ và tập trung” (L. Tôn-xtôi). Nguyễn Du đã “tước bỏ” những chi tiết về tên, tuổi, quê quán. Và “tập trung” với vài chữ thật đắt, thật sâu cay – “tót, sỗ sàng, “cò kè”, tác giả đã “giết chết” nhân vật của mình để khẳng định bản chất một kẻ vô học, một con buôn với đầy đủ ngón nghề và sự ma lanh. Nhưng đằng sau đó, người ta còn thấy cả một phường buôn thịt bán người tàn nhẫn của xã hội phong kiến. Nhân vật Mã Giám Sinh vừa mang tính cá biệt vừa mang tính khái quát; là một điển hình tiêu biểu cho những nhân vật phản diện trong Truyện Kiều. Người đọc vừa thấy ở hắn một tính cách xảo quyệt của kẻ buôn người hạng nhất, vừa thấy thêm một góc tối nhơ bẩn của xã hội phong kiến đương thời. Từ câu chuyện đời Minh của Thanh Tâm Tài Nhân bên Trung Quốc, bằng tài năng bậc thầy, Nguyễn Du đã xây dựng nên những hình tượng điển hình độc đáo để từ nguyên tác Kim Vân Kiều truyện, Thiên văn tự 11

tuyệt bút – Truyện Kiều ra đời; dù vẫn giữ nguyên cốt truyện nhưng hiện thực đã trở thành hiện thực của xã hội Việt Nam đương thời, nhân vật đã trở thành con người Việt Nam. Tác phẩm mang đậm bản sắc dân tộc dù xây dựng từ cái nền của tác phẩm nước ngoài chính bởi những hình tượng nhân vật điển hình như Kiều, Từ Hải, Mã Giám Sinh… Như vậy, “nghệ thuật không đòi hỏi phải thừa nhận cái tác phẩm của nó như là hiện thực” (Phơ-bách). Sự thực trong tác phẩm nghệ thuật không phải bản thân cuộc đời thực, thậm chí có lúc thực hơn ngoài cuộc sống vì hình tượng nhân vật không lệ thuộc máy móc vào yếu tố cá biệt. Sự kiện trong thực tế với sự kiện trong văn học có một khoảng cách lớn. Sợi dâỵ mỏng manh nối giữa chúng chính là hình tượng nhân vật, là tư tưởng của người viết. “Hình tượng văn học là sự tổng hợp những tư tưởng và say mê, là kết quả của một tấm lòng đầy thiết tha” (Biêlinxki). Hình tượng nhân vật trong tác phẩm bao giờ cũng mang dấu ấn mạnh mẽ của chủ quan nhà văn, bộc lộ tiếng nói riêng, phong cách độc đáo của người nghệ sĩ. Mỗi hình tượng nhân vật điển hình lại tỏa chiếu ra một ánh sáng riêng. Đó chính là ánh sáng của tư tưởng nhà văn, của lí tưởng thẩm mĩ được soi chiếu qua hình tượng. Hình tượng nhân vật là nơi gửi gắm trái tim sôi nổi nhiệt thành, đầỵ yêu thương của người viết. Đằng sau ngòi bút lạnh lùng; sắc sảo xây dựng nên một hình tượng Chí Phèo là trái tim Nam Cao nhức nhối những nhịp đập yêu thương và căm phẫn. Ông xây dựng Chí Phèo trong bi kịch bị cự tụyệt quyền làm người không chỉ để cất lên tiếng nói tố cáo xã hội mà còn là tiếng nói cảm thông đòi quyền sống, quyền hạnh phúc cho con người. Những trang viết của Nguyễn Du cũng thấm đầy nước mắt khi miêu tả cuộc đời khổ đau của Thúy Kiều. Nhà thơ đã khóc cùng nhân vật, cười cùng nhân vật; nâng niu nhân vật lên bằng ngòi bút tình thương đáy lòng bác ái. Tư tưởng cùa nhà văn soi sáng trong các hình tượng nhân vật. Nó luôn hướng con người tới những giá trị đích thực của văn chương và cuộc sống. Văn học luôn là điểm tựa để con người vươn lên trên hoàn cảnh nghiệt ngã, hướng tới chân – thiện – mĩ cuộc đời. “Văn học là nhân học” (M. Gorki). Mọi yếu tố của văn học đều mang giá trị nhân văn, nhân đạo hóa con người; chỉ ra cho con người sự xấu xa để vươn tới cái cao cả của tâm hồ. Đó chính là thứ ánh sáng “được sinh ra từ tâm trí của nhà văn” không bao giờ tắt trong mọi tác phẩm văn chương chhân chính. “Hình tượng nhân vật được sinh ra từ tâm trí” bằng tài năng và tâm huyết của nhà văn, làm nên đặc điểm phong cách từng tác giả. Nó tỏa ra thứ ánh sáng của riêng người viết, ánh sáng của tài năng, của lương tri. Không một hình tượng nhân vật nào giống hình tượng nhân vật nào bởi nghề văn đòi hỏi sự sáng tạo, sự thâm nhập thực tế để xây dựng nên những hình tượng nhân vật bất hủ. Khi người nghệ sĩ đã thâm nhập sâu sắc vào nhân vật, họ như được sống cuộc đời của nhân vật, xúc động, yêu thương, vui buồn, đau khổ, giận hờn… như cảnh ngộ của chính mình. Đó là những giây phút “tự quên mình” đồng thời in dấu chủ quan của mình vào đối tượng miêu tả. Các nghệ sĩ vĩ đại như L.Tôn-xtôi, M. Gorki, Banzắc, Phlô-be… đều có sự thâm nhập sâu sắc như vậy. Banzắc kể lại, sau khi đi theo và lắng nghe những người công nhân nói chuyện với nhau, ông nhanh chóng nhập thân vào đối tượng sâu sắc đến mức cảm thấy như mình cùng đang mặc những quần áo rách rưới như họ, đang đi những đôi giày rách như họ, những nhu cầu nguyện vọng của họ đều được truyền đến tâm hồn tôi hay nói đúng hơn: với tất cả hồn mình, tôi nhập vào tâm hồn họ. Chỉ có sự thâm nhập thực tế bằng cả con người và trái tim thì người nghệ sĩ mới có thể sáng tạo nên những hình tượng nhân vật bất hủ, những nhân vật vừa là con người của quần chúng; vừa là con người của văn chương, vừa mang tính hiện thực, vừa mang tính nghệ thuật độc đáo. Bàn về giá trị của 12

hình tượng điển hình trong tác phẩm, lời nhận định còn đặt ra yêu cầu của người nghệ sĩ chân chính. Đó là những yêu cầu của văn học muôn đời. Mỗi người nghệ sĩ khi sáng tạo mang trong mình một nhiệt huyết sáng tạo cháy bỏng và con mắt tinh nhạy, nhìn hiện thực cuộc sống với con mắt của người đầu tiên; đặc biệt là “sống toàn tim, toàn trí, toàn hồn – sống toàn thân và thức nhọn giác quan” để xây dựng hình tượng nhân vật mang ý nghĩa, ẩn chứa bao điều huỵền diệu, sâu sắc về nhân sinh. Và người tiếp nhận do đó khi thưởng thức tác phẩm cũng cần phải nâng cao trình độ thẩm mĩ, tìm hiểu và nhận ra ý nghĩa, giá trị của những hình tượng nhân vật. Nhà văn là kẻ đã dùng những hình tượng và từ ngữ hoàn chỉnh lạ lùng để cô đặc lại những ý nghĩ, những cảm xúc, những giọt máu và những giọt lệ cay đắng, nóng bóng của thế gian này. Hơn bất kì một nghề nghiệp, tôi yêu nghề văn bởi hình tượng nhân vật được sinh ra từ tâm trí của tôi và hiện thực cuộc đời dắt tôi đến một chân trời mới, một tâm hồn mới và những điều kì diệu chỉ thấy trong mơ. 22