Vì sao có nguyệt thực

Hiện tượng nguyệt thực được nhắc đến khá nhiều và chắc hẳn nó không còn quá xa lạ đối với các bạn. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều người chưa hiểu rõ nguyệt thực là gì? Cho nên, camnangdienmay sẽ cùng các bạn tìm hiểu chi tiết về hiện tượng này trong bài viết sau đây.

Hiện tượng nguyệt thực là gì?

Nguyệt thực là hiện tượng thiên văn khi Mặt Trăng di chuyển vào khu vực hình chóp bóng của Trái Đất. Điều này xảy ra khi vị trí của Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng thẳng hàng hoặc gần thẳng hàng. Thời điểm xảy ra nguyệt thực thì Trái Đất sẽ nằm giữa 2 hành tinh còn lại.

Hình ảnh minh họa giải thích hiện tượng nguyệt thực là gì?

Chúng ta có thể giải thích hiện tượng nguyệt thực như sau:

Điều đầu tiên ta cần biết là Mặt Trăng không tự phát ra ánh sáng. Chúng ta có thể nhìn thấy Mặt Trăng là do nó phản chiếu lại ánh sáng của Mặt Trời.

Tuy nhiên, tại thời điểm vị trí của Mặt Trăng, Trái Đất và Mặt Trời thẳng hàng thì ánh sáng của Mặt Trời chiếu đến Mặt Trăng sẽ bị Trái Đất chặn lại. Lúc này, Mặt Trăng bị khuất sau bóng của Trái Đất nên nó không nhận được ánh sáng từ Mặt Trời và bị tối đen dần. Hiện tượng này có tên gọi là nguyệt thực.

Giải đáp vì sao nguyệt thực thường xảy ra vào ngày rằm?

Hiện tượng nguyệt thực phụ thuộc vào vị trí của Mặt Trăng so với các nút quỹ đạo của nó. Thêm vào đó, Trái Đất chỉ chắn được một phần ánh sáng từ Mặt Trời do kích cỡ có sự chênh lệch. Do đó, hiện tượng nguyệt thực chỉ có thể xảy ra khi Mặt Trăng đi qua các vùng của bóng Trái Đất và những ngày trăng tròn.

Lý giải vì sao nguyệt thực thường xảy ra vào đêm rằm?

Chính vì thế, nguyệt thực thường xảy ra vào đêm rằm là vì thời điểm này Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái đất mới có thể nằm trên cùng một đường thẳng. Đồng thời, Trái Đất sẽ che khuất và ánh sáng Mặt Trời không thể chiếu đến Mặt Trăng.

Mặt Trăng sẽ đi qua các nút trên mặt phẳng quỹ đạo 2 lần mỗi tháng. Khi nó đi vào một nút thì có thể xảy ra hiện tượng nguyệt thực.

Các loại nguyệt thực

Hiện tượng nguyệt thực được chia thành 3 loại chính gồm:

Nguyệt thực toàn phần

Hiện tượng nguyệt thực toàn phần hay còn gọi là mặt trăng máu xảy ra khi ánh sáng Mặt Trời bị bóng của Trái Đất che khuất hoàn toàn. Ánh sáng duy nhất mà ta nhìn thấy là khúc xạ qua bóng tối của Trái Đất. Ánh sáng đó có màu đỏ [hoặc cam sẫm] bởi sự tán xạ của Rayleigh của các tia sáng màu với bước sóng ngắn. Chính vì màu đỏ này, người ta còn gọi nguyệt thực toàn phần là mặt trăng máu.

Nguyệt thực một phần

Hiện tượng này xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng có vị trí gần thẳng hàng. Khi đó, Mặt Trăng bị khuyết đi phần nằm ở vùng bóng tối của Trái Đất. Theo đó, ánh trăng cũng sẽ bị mờ đi. Chúng ta có thể nhìn thấy bóng của Trái Đất có màu đen [hoặc màu đỏ sẫm] đang che đi một nửa Mặt Trăng.

Các loại hiện tượng nguyệt thực

Hiện tượng nguyệt thực một phần có thể xuất hiện trước và sau khi xảy ra nguyệt thực toàn phần.

Nguyệt thực nửa tối

Nguyệt thực nửa tối còn được gọi là nguyệt thực bán phần. Hiện tượng này xảy ra khi Mặt Trăng đi qua vùng nửa tối [gọi là Penumbra] của Trái Đất. Lúc này, độ sáng của nó sẽ bị giảm đi một chút. Hiện tượng này rất khó để nhìn bằng mắt thường.

Hiện tượng nguyệt thực diễn ra bao lâu?

Khác với nhật thực chỉ có thể quan sát được từ một khu vực nhỏ trên thế giới, ta có thể thấy nguyệt thực từ bất cứ nơi nào ở vùng tối của Trái Đất. Hiện tượng nguyệt thực kéo dài trong vài giờ và có thể quan sát bằng mắt thường. Bởi vì, hình ảnh nguyệt thực có phần mờ hơn so với hình ảnh mặt trăng đầy đủ.

Hiện tượng nguyệt thực một phần có thể diễn ra với thời gian tối đa là 6 giờ. Còn thời gian tối đa xảy ra nguyệt thực toàn phần là 104 phút.

Nguyệt thực là gì? Nguyệt thực diễn ra trong bao lâu?

Chu kỳ của nguyệt thực

Mỗi năm sẽ có hiện tượng nguyệt thực, nhật thực diễn ra tối thiểu 4 lần. Trong đó có 2 lần nguyệt thực và 2 lần nhật thực. Tùy vào từng năm mà con số này có thể nhiều hơn. Tuy nhiên, nó không thể diễn ra 8 lần trong 1 năm.

Đây là một trong những hiện tượng tự nhiên của vũ trụ đang được các nhà khoa học khám phá. Nếu biết ngày và thời gian của các thiên thực thì bạn có thể đoán được sự xuất hiện của nguyệt thực.

Những thông tin liên quan đến nguyệt thực là gì, thời gian, chu kỳ diễn ra, phân loại,… trong bài sẽ giúp ích cho bạn. Hãy cập nhật các thông tin mới nhất về thiên văn học cùng camnangdienmay.net để không bỏ lỡ bất kỳ hiện tượng nào nhé!

Nguyệt thực là gì? Nguyệt thực có mấy loại và diễn ra khi nào? Nếu bạn đang cần giải đáp cho những vấn đề này thì đừng để lỡ bài viết sau đây của chúng tôi nhé!

Nguyệt thực là gì vật lý 7 chúng ta cũng đã được tìm hiểu qua

Nguyệt thực là gì?

Điều đầu tiên bạn cần biết chính là Mặt Trăng không tự phát ra ánh sáng như những gì chúng ta thường thấy; mà nó chỉ là phản lại ánh sáng của Mặt Trời khi chiếu vào.

Hiện tượng Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất cùng nằm trên một đường thẳng hoặc xấp xỉ thằng hàng với nhau đó chính là nguyệt thực. Lúc này, Mặt Trăng sẽ bị Trái Đất che khuất hay nói một cách dễ hiểu hơn là Mặt Trăng không nhận được ánh sáng từ Mặt Trời và hiện tượng này được gọi là hiện tượng nguyệt thực.

Hiện tượng nguyệt thực là gì? Còn phụ thuộc vào cả vị trí của Mặt Trăng so với những nút quỹ đạo của nó. Hơn nữa, bởi vì Trái Đất chỉ nằm được một phần ánh sáng Mặt Trời. Bởi chênh lệch về kích thước nên chỉ có thể xảy ra khi Mặt Trăng đi qua một số vùng của bóng Trái Đất vào những ngày trăng tròn.

Nguyệt thực xảy ra khi Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất cùng nằm trên một đường thẳng

Phân loại nguyệt thực

Nguyệt thực được phân ra thành 3 loại đó là: Nguyệt thực toàn phần, nguyệt thực một phần, nguyệt thực nửa tối. Vậy nguyệt thực toàn phần là gì, nguyệt thực nửa tối, nguyệt thực một phần là gì thì hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn ngay sau đây nhé!

Nguyệt thực toàn phần

Nguyệt thực toàn phần là gì? Diễn ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng cùng nằm trên một đường thẳng. Mặt Trăng đi vào ở vùng bóng tối của Trái Đất. Lúc này thì ánh trăng sẽ bị mờ dần đi và Mặt Trăng sẽ có màu đỏ đồng hoặc có màu cam sẫm.

Khi nguyệt thực toàn phần diễn ra thì tia Mặt Trời trước khi tới được Mặt Trăng đã chiếu vào chóp bóng của Trái Đất và bị khí quyển của Trái Đất khúc xạ. Những tia sáng bước sóng ngắn đã bị cản lại hết, chỉ còn lại những tia có bước sóng dài [đỏ, cam] xuyên qua. Vì vậy, Mặt Trăng thường hiện ra dưới màu đỏ nhạt. Thời gian tối đa của nguyệt thực toàn phần là: 104 phút [trường hợp thường hay tái diễn].

Nguyệt thực toàn phần là gì?

Nguyệt thực một phần

Nguyệt thực một phần là gì? Diễn ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng nằm trên đường gần thẳng. Lúc này thì ánh trăng sẽ bị mờ đi và Mặt Trăng sẽ bị khuyết đi một phần. Có thể nhìn thấy bóng của Trái Đất có màu đen [hoặc màu đỏ sẫm] đang che khuất Mặt Trăng. Trong quá trình nguyệt thực toàn phần diễn ra thì nguyệt thực một phần có thể xuất hiện trước và sau nguyệt thực toàn phần. Nguyệt thực một phần kéo dài trong khoảng 6 giờ đồng hồ.

Nguyệt thực một phần kéo dài trong khoảng 6 tiếng đồng hồ

Nguyệt thực nửa tối

Nguyệt thực nửa tối diễn ra khi Mặt Trăng đi qua vùng nửa tối của Trái Đất. Lúc này ánh trăng sẽ bị mờ dẫn và tối đi. Nguyệt thực nửa tối khó nhìn thấy được bằng mắt thường do ánh chói của Mặt Trời giảm thiểu.

Nguyệt thực nửa tối là gì?

Có bao nhiêu nhật thực, nguyệt thực diễn ra mỗi năm?

Nguyệt thực là gì? Hầu hết vào mỗi năm sẽ có khoảng 4 lần nhật thực – nguyệt thực. 4 là con số tối thiểu của số lần nhật thực – nguyệt thực có thể xảy ra trong vòng 1 năm. 2 trong số 4 lần nhật thực, nguyệt thực này phải bắt buộc có nhật thực. Trong 1 năm cũng có thể diễn ra đến 7 lần nhật thực – nguyệt thực, những trường hợp này rất hiếm [với 5 lần nhật thực và 2 lần nguyệt thực, hoặc 2 lần nhật thực và 5 lần nguyệt thực].

Có thể tối thiểu 2 và tối đa 5 lần nhật thực trong 1 năm. Ngoài con số này, không có hơn 2 lần nhật nguyệt thực có thể là nhật thực toàn phần. Rất hiếm khi xảy ra 5 lần nhật thực trong cùng 1 năm.

Theo số liệu của NASA, chỉ có khoảng 25 lần trong số 5000 năm qua trên thế giới có 5 lần nhật thực trong cùng 1 năm. Lần cuối cùng xảy ra vào năm 1935, và lần tiếp theo sẽ là vào năm 2206, khi có 2 nhật thực toàn phần sẽ xảy ra vào tháng 12.

Mỗi năm có khoảng 4 lần nhật thực- nguyệt thực xảy ra

Điểm khác nhau giữa nhật thực và nguyệt thực là gì?

Nhật thực là gì? Hiện tượng Mặt Trăng bị che khuất một phần hay hoàn toàn Mặt Trời. Hiện tượng này diễn ra khi Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất cùng nằm trên một đường thẳng hoặc gần thẳng; Mặt Trăng sẽ đi qua giữa Trái Đất và Mặt Trời.

Hiện tượng nhật thực và nguyệt thực có một số điểm chung như sau:

  • Đều là sự thẳng hàng giữa Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng.
  • Khi diễn ra 2 hiện tượng này thì Mặt Trời hoặc Mặt Trăng đều sẽ bị che khuất dần và bầu trời sẽ tối lại.

Tuy nhiên, giữa nhật thực và nguyệt thực vẫn tồn tại nhiều điểm khác nhau, cụ thể:

Nguyệt thực

Nhật thực

Vị trí tương đối

Trái Đất ở giữa khoảng cách từ Mặt Trời cho đến Mặt Trăng

Mặt Trăng ở giữa khoảng cách từ Mặt Trời cho đến Trái Đất

Thời điểm diễn ra

Ban đêm, có thể quan sát được bằng mắt thường

Ban ngày, cần đeo kính để quan sát

Địa điểm quan sát
  • Có thể được nhìn được từ bất cứ nơi nào ở nửa tối của Trái Đất
  • Những người sống trong phần ban đêm của Trái Đất sẽ nhìn thấy Nguyệt thực
  • Ở một vài nơi nằm trong bóng tối hoặc bóng nửa tối Trái Đất
  • Những người sống trong vùng bóng tối của Mặt Trăng trên Trái Đất sẽ thấy được Nhật thực toàn phần
  • Những người sống trong vùng bóng nửa tối của Mặt Trăng trên Trái Đất sẽ thấy được Nhật thực một phần
Tần suất diễn ra

Chỉ xảy ra từ 1-2 lần trong năm, trong vòng 5 năm sẽ có 1 năm không có nguyệt thực diễn ra

Xảy ra ít nhất 2 lần và nhiều nhất là 5 lần trong 1 năm

Hiện tượng nguyệt thực có diễn ra trong năm 2021 không?

Hiểu rõ hiện tượng nguyệt thực là gì? Năm 2021 có thể coi là năm có nhiều hiện tượng thiên văn diễn ra nhiều nhất; trong đó không thể không nhắc đến hiện tượng nguyệt thực. Cụ thể:

Nguyệt thực có xuất hiện trong năm 2021 hay không?

Ở khu vực Đông Nam Á [trong đó có Việt Nam] sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng hiện tượng “trăng máu”; bởi nguyệt thực toàn phần vào tối ngày 26/5. Hiện tượng này xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng thẳng hàng, bóng của Trái Đất che phủ toàn bộ bề mặt của Mặt Trăng.

Khi ánh sáng diễn ra toàn phần, ánh sáng của Mặt Trời khi chiếu qua khí quyển của Trái Đất sẽ bị bẻ cong [khúc xạ] và để lại ánh sáng màu đỏ trên bề mặt của Mặt Trăng. Lúc này nó sẽ được chuyển từ màu xám đậm sang màu cam đỏ nên được gọi là “trăng máu”.

Đặc biệt, ở lần nguyên thực toàn phần này sẽ cùng với lúc Mặt Trăng ở gần Trái Đất nhất nên được gọi là “siêu trăng” vì Mặt Trăng sẽ to và sáng hơn bình thường.

Nguyệt thực toàn phần dự kiến sẽ xảy ra vào ngày 19/11. Mặc dù là nguyệt thực toàn phần nhưng có đến 95% Mặt Trăng sẽ bị bóng tối của Trái Đất che phủ. Vì ở pha cực đại nên Mặt Trăng có thể hiện ra giống như nguyệt thực toàn phần nhưng trong một thời gian ngắn với màu đỏ hoặc cam.

>> Xem thêm:

[Khoa học vũ trụ] Mặt Trăng mọc hướng nào và lặn hướng nào?

Hệ mặt trời là gì & trong hệ mặt trời có mấy hành tinh?

Hy vọng với những thông tin mà mayvesinhmienbac.com.vn vừa chia sẻ đã giúp các bạn đã hiểu được nguyệt thực là gì? Hãy cùng truy cập vào website của chúng tôi để biết thêm nhiều hiện tượng thiên văn thú vị khác nữa nhé!

Video liên quan

Chủ Đề