Vì sao có tháng nhuận

Ngày nhuận còn có tên gọi khác là ngày nhuần. Theo đó đó trong một năm sẽ có 365 ngày và 12 tháng. Thông thương theo dương lịch trong năm tháng 2 chỉ có 28 ngày. Tức sau ngày 28 tháng 2 sẽ qua tháng mới. Tuy nhiên cứ 4 năm chúng ta sẽ lại bắt gặp ngày 29 tháng 2 một lần. Vậy ngày 29 dư ra đó được gọi là ngày nhuận, trong tiếng anh gọi là Leap Day.

Ngày nhuận chính là ngày 29/2 4 năm mới có một lần. Ảnh: Internet

2. Tại sao lại có ngày nhuận?

Để giải thích tại sao có ngày nhuận chúng ta phải xét về chu kỳ vòng quanh của Trái đất tự xoay quanh trục của nó và xoay quanh mặt trời. Chu kỳ của một vòng quay Trái đất được đo chính xác nhất là 365 ngày 5 giờ 48 phút 46 giây. Điều này tương đương với 365,25 ngày khi quy đổi.

Vì thế để tiện cho việc tính toán, mọi người luôn mặc định một năm có 365 ngày. Do đó 0,25 ngày này sẽ được cộng dồn sau 4 năm thành 1 ngày và ngày đó chính là ngày nhuận. Theo đó ngày nhuận được tính là ngày 29/2. Đây chính là câu trả lời chính xác cho tại sao có ngày nhuận.

Chu kỳ của một vòng quay Trái đất được đo chính xác nhất là 365 ngày 5 giờ 48 phút 46 giây. Ảnh: Internet

3. Tháng nhuận âm lịch là gì?

Nếu dương lịch đo theo Trái đất xoay quanh Mặt trời thì âm lịch đo theo chu kỳ Trái đất xoay quanh Mặt trăng. Khi Trái Đất, Mặt trời và Mặt trăng thẳng hàng và Mặt trăng quay nửa tối về Trái đất thì đây được tính là mùng 1 âm lịch.

Từ ngày mùng 1 tháng này sẽ cách ngày mùng 1 tháng kế tiếp 30 ngày. Đây gọi là tháng đủ. Tuy nên nếu chúng cách nhau 29 ngày thì gọi là tháng thiếu. Khi so sánh với dương lịch thì âm lịch sẽ lệch 11 ngày. Cộng dồn sau 3 năm thì sẽ lệch 33 ngày. Đó là lý do cứ 3 năm lịch âm sẽ lại nhuận 1 tháng. Theo đó những ngày còn dư cứu tiếp tục cộng dồn lại. Chính vì thế mà trong 19 năm sẽ có đến 7 tháng nhuận.

Tháng nhuận âm lịch được tính dựa theo chu kỳ củaTrái đất xoay quanh Mặt trăng. Ảnh: Internet

Vào trước năm 200 ngày nhuận là ngày 24/2 chứ không phải 29/2. Tuy nhiên về sau khi Liên minh Châu Âu thông báo ngày 29/2 sẽ là ngày nhuận thì quyết định này đã được áp dụng đến ngày nay.

Trên thực tế các công thức tính ngày, tháng, năm chỉ được số hóa cho đơn giản. Còn ở tương lai có thể cách tính theo quy luật này không còn đúng nữa vì những thay đổi về môi trường, khí hậu và các yếu tố thiên văn học ngoài dự đoán. Hiện nay cũng có nhiều nhà thiên văn học nghiên cứu, đề xuất đổi cách tính lịch sau cho giảm bớt ngày nhuận. Cho nên nếu có đề xuất phù hợp thì cách tính nhuận cũng sẽ thay đổi theo.

Ngày nhuận và cách tính ngày tháng năm nhuận có thể thay đổi trong tương lai. Ảnh: Internet

5. Năm nhuận là gì? Cách tính năm nhuận chính xác

Theo lịch dương năm nhuận có ngày nhuận thì sẽ được gọi là năm nhuận. Vì vậy năm không nhuận sẽ có 365 ngày và năm nhuận sẽ có 366 ngày. Ngày nhuận được quy ước là ngày 29/2 nên vào năm nhuận tháng 2 sẽ có 29 ngày thay vì 28 ngày như bình thường. Đây cũng chính là lời giải đáp cho tại sao có ngày nhuận như phía trên đã chia sẻ.

5.1. Cách tính năm nhuận theo dương lịch

Dựa trên lịch tiêu chuẩn thì những năm chia hết cho 4 sẽ là năm nhuận. Điển hình như năm 2016 và năm 2020 chia hết cho 4 nên sẽ là năm nhuận. Tuy nhiên, ngoại trừ những năm tròn thế kỷ [tức là có hai số cuối là 00] thì cần chia hết cho 400 mới được cho là năm nhuận.

Ví dụ như năm 2100 chia hết cho 4 nhưng không chia hết cho 400 nên năm 2100 không phải là năm nhuận.

Năm không nhuận sẽ có 365 ngày và năm nhuận sẽ có 366 ngày. Ảnh: Internet

5.2. Cách tính năm nhuận theo âm lịch

Theo âm lịch cách tính năm nhuận sẽ có phần phức tạp hơn. Cứ 3 năm theo âm lịch sẽ có 1 năm nhuận. Trong 19 năm dồn lại sẽ có 7 năm nhuận. Bởi trong 19 năm đó theo lịch dương sẽ có 228 tháng, còn lịch âm sẽ có 235 tháng. Chúng sẽ thừa ra 7 tháng so với dương lịch. 7 tháng dư này chính là tháng nhuận. Chúng sẽ được phân chia vào 7 năm khác nhau. Cụ thể chúng sẽ rơi vào các năm 3, 6, 9 hoặc 8, 11, 14, 17, 19 trong vòng tròn 19 năm.

Như vậy để tính được năm nhuận theo âm lịch bạn chỉ cần lấy số năm chia cho 19. Nếu số dư là một trong các số 0, 3, 6, 9, 11, 14, 17 thì năm đó có tháng nhuận.

Ví dụ như năm 2014 chia hết cho 19 số dư là 0. Vì thế năm 2014 là năm nhuận âm lịch có thêm 1 tháng.

Năm 2019 chia cho 19 có số dư là 5. Vì thế năm 2019 không phải là năm nhuận âm lịch.

Cách tính năm nhuận theo âm lịch sẽ phức tạp hơn dương lịch. Ảnh: Internet

6. Ý nghĩa và những điều thú vị của ngày, tháng, năm nhuận

Ngày nhuận cũng có chứa đựng ý nghĩa và những điều thú vị riêng của nó. Vào ngày đặc biệt 4 năm chỉ có một lần này có thể là dịp để mọi người vui vẻ, cùng nhau cảm nhận hạnh phúc.

6.1. Tại sao có ngày nhuận là câu hỏi “đượm buồn” của người sinh ngày này

Nhiều người thường đặt câu hỏi tại sao có ngày nhuận và cách tính ngày nhuận là bởi vì đó là ngày sinh của họ. Nhiều người cảm thấy thiệt thòi khi sinh vào ngày 29/2. Bởi điều ngày đồng nghĩa với việc 4 năm họ mới được tổ chức sinh nhật một lần. Tuy nhiên một số lại cho rằng điều này đỡ tốn kém cho những người xung quanh.

Tuy nhiên bạn đừng vội buồn vì người ta cho rằng người sinh vào ngày 29/2 là những người đặc biệt ưu tú. Bởi trên thế giới chỉ có khoảng 5 triệu người được sinh vào ngày này. Vì thế vào dịp đặc biệt 4 năm một lần sinh nhật bạn sẽ tổ chức hoành tráng hơn người khác. Ngoài ra bạn có thể chọn ngày âm lịch để làm sinh nhật hằng năm.

Người sinh ngày 29/2 được xem là ưu tú, có tư chất phúc lành. Ảnh: Internet

6.2. Ngày nhuận là ngày quyền lợi của phụ nữ

Vào năm 1288, ngày 29/2 được ấn định là “ngày quyền lợi của phụ nữ” ở Scotland. Chúng còn được gọi là “ngày phụ nữ cầu hôn” do nữ hoàng Margaret ban bố.

Trong ngày đặc biệt này phụ nữ có thể thoải mái cầu hôn bất kỳ người đàn ông nào mà mình thích. nếu phụ nữ cầu hôn bị từ chối thì người đàn ông phải tặng quà an ủi họ.

Tục lệ mới lạ này dần dần đã lan tỏa sang các nước Châu Âu, Châu Mỹ. Thậm chí chúng còn được xem là ngày Lễ tình nhân sau 14/2. Nhiều cặp đôi đã được se duyên nhờ phong tục đáng yêu này. Chúng giúp người phụ nữ cởi bỏ thủ tục và quan niệm xưa cũ, dũng cảm đi tìm tình yêu.

Tỏ tình vào ngày nhuận thành công thì 4 năm bạn sẽ kỷ niệm tình yêu một lần. Ảnh: Internet

Tại sao có ngày nhuận và những giải đáp mà Yeutre.vn chia sẻ hi vọng sẽ mang đến cho bạn kiến thức hữu ích. Thiên văn học luôn là chủ đề thú vị giúp mọi người hóa giải thắc mắc theo góc nhìn khoa học. Từ đây bạn lại bổ sung vào kho tàng kiến thức tích tiểu thành đại. Chúc các bạn đọc bài vui vẻ và thư giãn nhé!

Ngọc Hân

Chúng ta đang sống xác định ngày giờ căn cứ theo lịch vạn niên. Có bao giờ bạn thắc mắc tại sao lại phải như thế không?Bạn có biết tại sao lại có ngày nhuận hay không? Hãy cũng tbtvn tìm hiểu ngay dưới đây nhé!

Tại sao có ngày nhuận?

Trái đất quay quanh Mặt trời một vòng là 365 ngày 5 giờ 48 phút 46 giây. Dương lịch chúng ta sử dụng hiện nay coi một năm có 365 ngày. Số thời gian dư ra cứ 4 năm có thể tích lũy thành 1 ngày. Ngày đó theo quy ước là vào tháng 2. Như vậy tháng 2 đã có thêm 1 ngày nhuận chính là ngày 29/2. Điều này có nghĩa nếu em bé nào sinh ra vào ngày nhuận 29/2 thì phải 4 năm sau mới có sinh nhật.

Ở thời điểm hiện tại, hầu hết các nước trên thế giới, trong đó bao gồm cả Việt Nam đang sử dụng hệ thống lịch Gregorian [Dương lịch] làm công cụ chính thức để phân chia thời gian trong một năm. Được biết, lịch Gregorian xuất hiện vào năm 1582, do Giáo hoàng Gregorian XIII ban hành.

Hệ lịch này chia 1 năm thông thường thành 365 ngày với 12 tháng. Mỗi tháng trong năm sẽ có khoảng 30-31 ngày, duy chỉ có tháng hai vỏn vẹn 28 ngày.

Tại sao có tháng nhuận?

Tháng nhuận là cách tính theo Âm lịch, lịch Mặt trăng. Âm lịch coi 354 ngày là một năm, thời gian dư ra cứ 3 năm tích lũy thành một tháng. Tháng dư này được cộng vào thời gian của một năm nên gọi là tháng nhuận.

Tại sao tháng 2 có 28 ngày?

Theo các sử sách ghi chép, bộ lịch chuẩn đầu tiên của người La Mã lại chia một năm thành 10 tháng, thay vì 12 tháng như hiện nay. Sau đó, hoàng đế Numa Pompilius [La Mã] đã bổ sung thêm tháng một [January] và tháng hai [February] vào bộ lịch này. Để có thể tương thích nhất với năm mặt trăng. Cũng vì dựa trên chu kỳ của mặt trăng, 1 năm trong hệ lịch này chỉ kéo dài 355 ngày. Vấn đề thực sự phát sinh khi hoàng đế Pompilius tìm cách chia ngày cho các tháng trong năm.

Trước hết, chúng ta cần biết rằng, với người La Mã coi các số lẻ là biểu trưng cho sự may mắn và số chẵn là xui xẻo. Do đó, vị hoàng đế này đã tìm cách phân bổ để hầu hết các tháng trong năm sở hữu số ngày lẻ [29 và 31 ngày]. Tuy nhiên, để có đủ 355 ngày, vẫn phải có 1 tháng mang số ngày chẵn. Chính vì vậy, Pompilius đã quyết định bớt của tháng hai [February] 1 ngày để thành 28 ngày. Bởi vì trong năm, đây là thời gian mà người Roma tổ chức các lễ nghi liên quan đến sự chết chóc.

Và, riêng trong 28 ngày của tháng 2/2018 có đặc điểm mà độc giả cần quan tâm lưu ý là: trong 4 tuần của tháng chứa đầy đủ số thứ của tuần, từ chủ nhật đến thứ hai. Phải đến hơn 800 năm sau, trường hợp này mới được lặp lại.

Tại sao có năm nhuận?

Ông Nguyễn Đức Phường, chuyên gia thiên văn cho biết, trái đất một năm quay quanh mặt trời là 365 ngày và 1/4 ngày. Với quy ước mỗi năm có 365 ngày nên dương lịch sẽ chênh với thời gian thực là 1/4 ngày, nghĩa là sau 4 năm thì dương lịch dư một ngày và sẽ có một năm nhuận một ngày. Năm nhuận đó theo quy ước rơi vào tháng 2, tức là có 29 ngày.

Năm nhuận chính là cách gọi một năm Dương lịch có ngày nhuận, hoặc năm Âm lịch có tháng nhuận.

Dương lịch cứ 4 năm thì có 1 năm nhuận.

Âm lịch cứ 3 năm có 1 năm nhuận, 5 năm có 2 năm nhuận, 19 năm có 7 năm nhuận…

Năm nhuận có bao nhiêu ngày?

Một năm nhuận là năm có 366 ngày. Và 1 ngày dư ra so với năm thường được quy ước vào tháng 2. Tức là ngày 29/2.

Năm 2019 có nhuận không?

Theo một chuyên gia nghiên cứu về lịch, nếu năm dương lịch nào chia hết cho 4 thì năm đó sẽ nhuận, trừ những năm có tận dùng là 00 thì phải chia hết cho 400, ví dụ năm 1700, 1800, 1900.

Tuy nhiên, nếu như theo cách tính đơn giản thì gần như tất cả các năm chia hết cho 4 đều được xem là năm nhuận. Chính xác là không phải tất cả các năm chia đều cho 4 đều được tính như trên. Theo quy ước quốc tế thì nhưng năm đầu thế kỷ, 02 số cuối là 00 thì phải lấy 02 số đầu của năm đó để chia cho 4. Nếu 2 số đầu này chia để cho 4 thì tức là năm đó nhuận, còn lại là không.

Nghĩa là 2019 sẽ là năm thường. Vì 2019 không chia hết cho 4. Năm 2019 sẽ không phải năm nhuận cũng không có tháng nhuận.

Những năm nhuận gần đây nhất

Theo cách tính như bên trên thì những năm nhuận gần đây nhất sẽ là:

2012

2016

2020

2024

2028

2032

Hi vọng các bạn đã biết được tại sao lại có ngày nhuận, tháng nhuận và năm nhuận!

Video liên quan

Chủ Đề