Vì sao hồ chí minh bị chửi dâm dê

Những ngày qua tại TP HCM xuất hiện những cơn mưa rất lớn, hiện tượng ngập úng, kẹt xe... và cùng với đó là tai nạn trượt té xe xảy ra liên tiếp thường xảy ra vào các buổi chiều tan sở.

Trên đoạn đường tôi thường xuyên đi làm, có một ngày tôi chứng kiến hai vụ té xe, vào buổi sáng sớm và buổi chiều tầm khoảng 17h30. Hai nạn nhân đều là người phụ nữ tầm 30 - 35 tuổi.

Tôi nhớ đến câu chuyện của chính mình khi giúp một anh chàng bị tai nạn xe ở gần nhà cách đây vài năm. Tôi không nhận mình là người tốt, nhiệt tình... nhưng việc gì trong khả năng có thể giúp là tôi sẽ làm. Việc tốt đó đã đẩy tôi vào tình huống trở trêu: Tôi bị người nhà của anh chàng đó chửi tục, lăng mạ, hăm dọa, đỗ lỗi tôi gây ra tai nạn. Lúc đó, tôi chỉ mong rằng anh ta tỉnh dậy để giải thích cho người nhà hiểu.

Tôi chứng kiến cô gái trẻ ấy bị một xe chạy rất nhanh va quẹt làm ngã xuống đường, người thì bị xe đè lên người không thể nhúc nhích được, dòng người, dòng xe cứ thể chạy lướt ngang qua và tỏ thái độ thương xót, xót xa, chia sẻ với cô ấy. Nhưng không có ai dừng lại để giúp cô ấy, thậm chí là những người ngồi trước cửa nhà cũng chỉ đứng nhìn ra mà thôi.

Tôi cứ phân vân có nên tấp xe lại giúp đỡ cô ta hay là không. Nỗi sợ lần trước lấn át hành động giúp cô ấy. Cho đến khi chạy lướt qua, trực giác mách bảo tôi nên quay lại giúp người gặp nạn. Tôi đã hành động và được cô gái cảm ơn.

>> Nhiều người sợ liên luỵ khi giúp đỡ người bị nạn

Trong thực tế, nhiều năm sinh sống ở tại thành phố, tôi hay gặp dàn cảnh để cướp xe, móc túi... Vì lẽ đó, nhiều người khi nhìn thấy tai nạn thường lướt qua mà không hành động. Nói thế cũng không thể trách được họ. Tai nạn bất ngờ, đường đông người, ai cũng có công việc riêng mình. Hơn nữa, tâm lý sợ dàn cảnh, sợ bị nghi oan khiến ai cũng e ngại.

Nhưng nói thế khi thấy hoàn cảnh như thế chả lẻ không giúp đỡ họ chăng? Tôi tin rằng, ở mỗi con người luôn có lòng trắc ẩn, chỉ vì nỗi sợ quá lớn, lấn át, che mờ mà thôi. Nếu nhưng người thân, gia đình người gặp nạn bình tĩnh hơn, nếu không còn cảnh đánh nhầm, dọa nhầm thì tôi tin rằng, lòng trắc ẩn sẽ xuất hiện nhiều hơn.

Nguyễn Tấn Lộc

>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.

    Đang tải...

  • {{title}}

Chửi từ chợ vào trường học…

Hình như con người đã biết chửi bậy vào thời… có chợ! Bà tôi, lạy giời nếu cụ còn sống thì đã thọ trên trăm tuổi, thường nói: “Chửi nhau cứ như hàng tôm hàng cá ngoài chợ!”. Mà câu này thì bà lại được nghe từ miệng cụ tôi, cứ thế đi ngược thời gian. Bây giờ chợ vẫn giữ được “truyền thống” chửi bậy. Nhiều lần vào chợ Đổ [Hải Phòng] để xách đồ cho vợ, tôi vẫn được nghe các câu: “Mắt mày mù à?”, “Sao ngu thế con!”, “Đồ chó đẻ!”, “ Đồ đĩ rạc!” từ những vành môi cong lên của bà bán cá hay cô hàng thịt.

Cũng hay chửi bậy, nhưng không gióng giả như các bà, cô, là những người phu khuân vác trong chợ. Họ chửi bọn trẻ con ăn cắp vặt tệ hại đến nỗi lũ gà mái phải tức giận, rì rầm to nhỏ với nhau trong lồng. Ruột để ngoài da thế thôi, thỉnh thoảng họ vẫn vất cho lũ trẻ mấy quả cam sắp bị hỏng.

Chợ chính là nơi tụ tập đám trẻ bụi đời. Chúng gầy tiều tụy, bẩn thỉu như được móc từ cống lên. Đứa ngồi vật vờ hút những mẩu thuốc lá thừa rơi trên vỉa hè. Đứa đi lang thang dọc theo các hàng quà bánh với vẻ thèm khát lộ liễu. Nhìn bộ dạng chúng, tôi đoán, chắc cả năm chúng chỉ cười một lần vào dịp tết ta. Nhưng chửi thì suốt cả ngày: Bị người ta chửi và chửi người ta! Nghe một thằng bé bụi đời Hải Phòng rủa xả, ông bạn tôi nói: “Chửi đến trình độ chát như của nó, trong Nam phải cỡ đại ca!”.

Không thua chợ là những bến tàu, xe. Nhiều khi nghe cuộc trao đổi ngôn từ giữa gã cò xe rỗi việc và cánh xe ôm chờ khách cứ ngỡ họ sắp đánh nhau. Thế nhưng, thật ra, họ chỉ rủ nhau cuối ngày đi nhậu, chứ không dính gì đến mẹ của nhau! Ngày nay, chửi không chịu dừng trong chợ hay bến tàu xe. Nó đã lây lan sang mọi thiết diện đời sống xã hội với tốc độ của bệnh dịch.

Lúc 14 giờ, một người đàn ông ở trong tình trạng lở loét đầy người, được đưa vào khoa Cấp cứu Bệnh viện Việt - Tiệp Hải Phòng. Vị bác sĩ trực vừa mới dùng xong bữa trưa, đôi gò má hồng, nhũn nhẽo giống vỏ quả đào đã bị trần qua nước sôi, cặp mắt lờ đờ lười biếng quét một tia nhìn lạnh lẽo lên mặt bệnh nhân. Sau đó, ông ta trở lại ngự trên chiếc ghế của mình, duỗi thẳng 2 chân thư dãn, miệng há ra ngáp với vẻ thản nhiên như đang ngồi quán cafe, chẳng thèm bố thí cho gia đình của bệnh nhân một cái liếc mắt. Họ là những người nhà quê nghèo khổ, không dám nói lời cầu xin, chỉ ánh mắt là cất tiếng van vỉ. Vợ của bệnh nhân, xương xẩu gầy như con gà đói ăn, rụt rè lại gần để hỏi bác sĩ tình trạng của chồng. Ông ta trả lời, giọng nói lừng khừng, trống rỗng cứ như là bị miễn cưỡng xé ra khỏi họng. Vừa lúc, có 2 cô gái trẻ, khỏe và đẹp bước vào, bộ điệu đài các của người từ bé tới lớn chưa phải thò tay rửa bát hay giặt quần áo. Họ vồ vập nhau, nụ cười quấn quýt như những nắm tay. Người đàn bà kia bỗng thấy mình bị xúc phạm, lủi thủi ra cửa, buột miệng gào lên: “Tiên sư cha thằng bác sĩ!”. Thấy tôi ngạc nhiên, anh chàng xe ôm đang đứng chờ khách thủng thẳng: “Ngày nào chả có người chửi! Có hôm nó còn đánh cho ấy chứ!”. Ngày xưa có mấy người chửi bác sĩ? Ngày nay bác sĩ giỏi hơn nhưng lương y thì kém hơn, thế nên số lượng người phạm “tội” chửi bác sĩ bỗng tăng đột biến!

Hồi đầu tháng 9, tôi gặp K lững thững đi ngoài phố, điều ít thấy ở một người làm trong lĩnh vực tin học luôn luôn thích nhanh. Thì ra, như tôi, anh đang phải đến một cuộc họp không mong đợi - gặp mặt phụ huynh học sinh ngày đầu năm học. Ở lớp 10 Trường Năng khiếu Trần Phú, cô giáo chủ nhiệm bóng loáng như được bọc trong một lớp sơn mài nhờ những trang phục đắt tiền một cách lộ liễu. Giống như mọi năm, cô than thở về những khó khăn vất vả của sự nghiệp trồng người. Cuộc họp kết thúc bằng một con số đóng góp ấn tượng, có thể gây nên cơn hen hoặc tăng huyết áp. Rất may, tất cả phụ huynh đều mềm mỏng như miếng mút dễ tính. Ở ngoài hành lang có cháu bé cất tiếng hát vui vẻ: “Cô giáo em tre trẻ, dạy em hát rất hay...”. Ra đến cổng trường, nơi tiếng hát không bay đến, tôi thấy K lầu bầu chửi, và nhiều người khác cũng thế! Tôi hỏi: “Sao lúc họp không lên tiếng?” Người đàn ông quê Đồ Sơn trả lời: “Cãi với cô giáo thì có khác nào cãi nhau với biển!”. Chỉ có điều là biển không biết thò tay vào túi tiền của mình! Nhưng thôi, chúng tôi đều hiểu mọi người cũng chỉ dám có dũng khí bấp bênh chửi đổng, bởi ai cũng bị một nỗi sợ hãi thầm kín: Cô giáo trù úm con mình! Thời tôi đi học, thầy giáo cầm thước kẻ đánh tím tay học trò, nhưng chẳng có cha mẹ nào dám chửi thầy giáo. Bởi họ biết rằng thầy đánh nhưng lòng lại thương. Bây giờ thật hiếm những thầy cô thương học trò như con đẻ mình. Năm trước, trong giới giáo dục Hải Phòng ầm ĩ chuyện cô giáo T.N, dạy tiếng Anh Trường Năng khiếu Trần Phú, bị học trò chê nói tiếng Anh sai. Và thế là lòng kiêu ngạo rỗng tuếch của cô nổi lên. Cô vùi dập học sinh mình bằng trận cuồng nộ ngôn từ đầy những “mày tao chi tớ”. Ngày nay, ngôi đền giáo dục thâm nghiêm đã bị thiếu một nền tảng đạo đức vững chắc. Thầy cô chỉ có quyền lực, ít có uy tín. Học trò chỉ biết phục tùng, vắng lòng kính trọng. Bởi thế tiếng chửi tràn lan học đường!

Song các thầy cô đừng buồn! Bị chửi to nhất, đông người chửi nhất là... ông trọng tài đá bóng! Trong trận đấu giữa đội bóng Hải Phòng với đội Đà Nẵng, mấy ngàn cổ động viên của Hải Phòng trên sân Lạch Tray đã đồng thanh gầm lên chửi: “Đ.mẹ trọng tài!”, cứ làm như là một tiếng còi bắt việt vị có thể quyết định số phận của cả thành phố. Thằng bé ngồi cạnh tôi quê Thủy Nguyên. Lần đầu ra thành phố xem bóng đá, nó còn ngạc nhiên vì người nhiều như được mọc lên từ sân cỏ. Ở quê thì nó lầm lũi như con chuột nhắt, nhưng vào trong sân đá bóng thì nó nhảy lên chồm chồm và chửi tất tật, từ trọng tài đến cầu thủ! Kiến thức bóng đá của nó mỏng như cánh con chuồn chuồn. Nó thích đi xem bóng đá chỉ vì sân đá bóng là chỗ chửi thoải mái, vô tư xả “trét”, bao nhiêu tội lỗi bóng đá chuộc hết!

Thôi thì trên sân đá bóng chửi là hội chứng đám đông của những người mình cởi trần, tóc nhuộm xanh đỏ, thế nhưng cả các vị mặc “com lê” vào nhà hát cũng chửi bậy! Tôi đã chứng kiến ở Nhà hát Lớn Hà Nội một ông giàu có [mũi to đùng như mũi trâu], quyền thế [cặp mắt hùm hụp nặng nề], song thẩm mỹ lại tồi tệ [cái cà vạt sặc sỡ như gào lên]. Ngay cả âm nhạc tuyệt vời trong giao hưởng “Thế giới mới” của nhà soạn nhạc thiên tài Dvorak cũng không thể động chạm đến vẻ mặt khép kín như cửa của một cái két đựng tiền của ông. Tuy nhiên cứ sau mỗi chương [đoạn nghỉ] ông lại bừng tỉnh, vỗ tay ầm ĩ! Những người xung quanh khó chịu. Khi buổi hòa nhạc kết thúc, có người thân tình góp ý. Thế là ông chửi. Tiếng chửi bậy của xóm liều ngoại ô vang lên dưới những chùm đèn pha lê trong phòng hòa nhạc! Chửi ở đó có khác gì chửi trong nhà thờ!

Tuy nhiên quán ăn có lẽ là nơi nhiều nhà giàu thích chửi nhất, bởi đó là chốn phù hợp để họ tự thể hiện mình. D là một anh nhà giàu mới nổi nhờ tài bán được mọi thứ, cho dù là “ bán tàu biển cho người Mông Cổ hay giày trượt băng cho người Phi châu” - anh khoe. Trong người đầy tiền nên hễ tranh cãi với ai là anh rút ngay ví ra khỏi túi, không phải súng nhé, chĩa thẳng vào mặt người ta! Bởi anh tâm niệm chi tiền đơn giản hơn phải khom lưng lấy lòng. Và anh thành công. Từ đó anh D tin rằng thời nay tiền bạc có thể thỏa mãn mọi thói xấu của con người, huống hồ chửi bậy! Thế nhưng anh lại không có được sự tự tin của một nhà giàu căn bản. Anh luôn lúng túng với sự phất lên đột xuất của mình, nên có mặc cảm rằng các chủ quán không dành cho anh sự kính trọng tương đương với túi tiền của anh. Hôm đó anh vào quán bar Fono ở 79 Điên Biên Phủ [Hải Phòng], quán đó không hợp với anh vì nó không sến như Hải Đăng hay Catbi Plaza. Chủ quán hỏi anh dùng loại bia gì. Anh nhếch mép cười khinh miệt, như thể uống bia là việc chỉ những người khác mới làm. Anh đòi một chai vang giá 7 triệu, vì anh chẳng biết vang nào thì ngon. 7 triệu chắc phải ngon hơn 6 triệu! Mấy lần anh bắt chủ quán rót vang đầy cốc để anh “trăm phần trăm” với bạn bè. Song chủ quán cứ như điếc, bởi ông cho rằng loại đồ uống quý tộc này cần được đối xử gượng nhẹ. Thế là anh D vất bỏ bộ mặt của một thương gia thành đạt trở về nguyên bản một gã đi nhặt sắt vụn với hàng tràng những tiếng chửi bậy bạ. Anh D gặp may vì Fono là nhà hàng lịch sự, chủ quán không muốn nặng lời với một người uống chai vang 7 triệu! Ở nhà hàng khác, bà chủ tiệm vàng H.T cũng gào vào mặt nhân viên phục vụ. Cậu bưng bê kể với tôi: “Tức quá, cháu nhổ luôn bãi nước bọt vào đĩa cá xào mang lên cho mụ!”.

Thời Nguyên Hồng viết Bỉ Vỏ, ngay cả gái giang hồ như Tám Bính cũng không chửi bậy. Giờ thì phụ nữ ở đâu cũng biết chửi bậy. Thanh nữ chửi bậy lại còn giỏi hơn bà già. Một dạo tôi có niềm vui khi thấy người đàn bà đẹp, dù rằng xa lạ, đi ngang qua mình. Bây giờ tôi phải chờ đã, nghe cô ta nói rồi mới quyết định có vui được không. Bởi tôi đã được chứng kiến có những cô gái quyến rũ, đong đưa như một trái cây chín mọng, cất tiếng chửi bậy làm tỉnh cả cơn ngất ngây đàn ông. Xin được nói rõ, đấy là cô ta đang “tám” chuyện trên điện thoại. Một bà giám đốc miệng hét ra lửa chửi bậy đã đành, đến đứa con gái, trông thì ra dáng nhà lành, hễ mở miệng cười là lại phun ra một lời chửi bậy! Chửi bậy nhiều nhất là đám nữ sinh choai choai, không có những câu cửa miệng tục tĩu thì chúng cảm thấy nhạt mồm. Chửi chính đáng nhất là câu: “Mày ôm mẹ mày đấy à?” của người đàn bà bị quấy rối tình dục trên xe bus. Chửi tục nhất là? Tôi hỏi một cô nhà báo. Cô đáp: “Em cũng đ. biết!” Tôi nghiệm một điều nhiều người đàn bà thông minh cũng hay chửi bậy. Cháu tôi nói tiếng Anh giỏi như phát thanh viên đài BBC, tuần nào cũng: “Mẹ nó chứ!”. Sau 4 năm học nước ngoài, cô về Hải Phòng làm việc. Ngay ngày đầu tiên, trưởng phòng, cũng là chú ruột, gọi cô lên dặn: “Cháu có tài năng, nhưng chuyện quan trường nông sâu khó lường, nên việc gì cũng phải ngó trước sau, có thế mới tồn tại được!”. Từ đó, nếu chưa uốn lưỡi 7 lần, cô đành không nói những điều tai nghe mắt thấy. Bất lực vì đánh mất mình, cô tìm lại mình bằng câu chửi bậy!

Nhiều lần cô đem thái độ phản kháng lại sự thỏa hiệp - tinh thần chủ đạo của tầng lớp người cầu an, bợ đỡ, nể nang - vào facebook. Trên “phây” có rất nhiều người chia sẻ cùng cô sự giận dữ với những kẻ đã khiến ông Huỳnh Văn Nén phải ngồi tù oan, những kẻ rất rộng rãi tiêu tiền dân vào các dự án vẽ vời “hiệu quả thì nhỏ, lại quả thì to”. Ở đó, thỉnh thoảng họ cũng chửi bậy. Đó là khi họ thất vọng bắt gặp một cách giải quyết nửa vời.

Chắc chắn bây giờ chẳng ở đâu có nhiều người chửi hơn trên “phây”. Hễ có bức xúc là chửi. Chửi từ cái cây bị chặt cho đến “cái mặt kênh kiệu”, chửi từ cái đường sắt chạy trên không Hà Nội đến cái nhạc ở dưới nước Hải Phòng. Chửi từ đám sư ông ăn thịt chó đến những người làm giáo dục bất lương, lấy tiền từ thiện cho học sinh nghèo để kéo nhau sang Thái Lan du hí. Chửi trở thành mốt đến nỗi chẳng có chuyện gì bức xúc người ta cũng chửi. Một ông nhà thơ hết thơ để khoe quay sang khoe uống rượu khỏe, một bà trí thức nửa mùa phô diễn hiểu biết một cách ồn ào, người ta tự sướng, thế mà cũng chửi!

Chửi là bệnh xã hội!

Chửi đã trở thành căn bệnh xã hội phổ cập: Vui cũng chửi, buồn cũng chửi, không vui không buồn cũng chửi. Không chỉ những người dễ dãi, lúc nào cũng nhe răng cười chửi bậy, các bậc mũ cao áo dài cũng vậy. Từ chốn trần tục chợ búa, bến xe, chửi tràn vào chỗ thâm nghiêm, những thánh đường của văn hóa, giáo dục. Chửi không phân biệt người sang, kẻ hèn, con trai, con gái, người già, người trẻ, hình như càng giàu lại càng chửi bậy. Có kẻ chửi do quen mồm, “chất” chửi kết tinh trong con người họ như những hạt đường kết tinh trong quả dưa hấu. Lại có người chửi rất có ý thức. Chửi như thể hiện tự do thoát ra khỏi các nguyên tắc độc đoán, chửi trở thành lỗ thông hơi giải tỏa những nỗi bức xúc hằng ngày. Có khi chửi vì những thứ vớ vẩn. Anh X chưa đủ kiến thức để chứa đựng trong một cái đĩa hát tốc độ 78 vòng/ phút, nhưng anh lại thích nổi tiếng. Anh đi nhặt nhạnh những bài báo dạng phê phán, đăng lại trên trang facebook của mình, rồi làm mặn nó bằng những câu chửi rất bậy. “Nhà phê bình” chỉ thành công trong việc tạo ra ấn tượng về sự thô tục.

Chửi không phải là sản phẩm của sự đói nghèo. Chửi là vấn đề đạo đức. Đạo đức xã hội đang bị hoại thư và bốc mùi chửi. Giáo dục không giúp được gì, lại còn là một nguyên nhân làm trầm trọng thêm vấn đề. Suốt nửa thế kỷ, giáo dục đã hư vô hóa những lời dạy về đạo đức của các thánh hiền. Thậm chí có thời chửi bậy còn được xem là tác phong quần chúng! Trường nào cũng trọng môn toán để đi thi toán quốc gia, quốc tế, mang huy chương về cho trường. Còn văn dạy con người ta biết yêu cái đẹp, nhất là cái đẹp tâm hồn, thì bị biến dạng đến nỗi học sinh sợ văn, tức sợ cái đẹp, như ngày xưa sợ phải ăn bo bo.

Dĩ nhiên , những người không biết chửi bậy không phải là đã tuyệt chủng. Như tôi chẳng hạn, gần một tiếng rồi tôi chưa nói tục lần nào!

Video liên quan

Chủ Đề