Vì sao nhiệt độ trái đất nóng dần lên

Trong vòng 100 năm qua nền nhiệt trung bình của trái đất đã tăng thêm đáng kể. Nhưng lí do nào khiến “ngôi nhà chung của nhân loại” ngày càng nóng lên? Bài viết dưới đây có thể giải đáp giúp bạn câu hỏi này.

Bạn đang xem: Vì sao trái đất nóng lên

Sự thay đổi của khí hậu trên trái đất liên quan tới sự sống của con người và nhiều loài sinh vật khác. Các nhà khoa học thực hiện việc quan sát, nghiên cứu khí hậu trên toàn cầu cho thấy, hơn 100 năm trở lại đây, nền nhiệt trung bình trên toàn thế giới đã tăng từ 0,6 độ C [+-] 0.2, đồng thời xu thế tăng nhiệt độ vẫn còn mạnh lên.

Điều này càng làm cho nhân loại thêm quan tâm lo lắng. Năm 1989, văn phòng quy hoạch môi trường của liên hợp quốc đã chọn khuyến cáo “Hãy cảnh giác trái đất đang nóng lên” làm chủ đề cho “ngày môi trường thế giới” [ngày 5 tháng 6 hàng năm là ngày môi trường thế giới].


1. Những nguyên nhân khiến trái đất ngày càng nóng lên

Nguyên nhân của sự nóng lên toàn cầu thường được phân thành 2 loại – các nguyên nhân tự nhiên và các nguyên nhân nhân tạo.


Nguyên nhân tự nhiên của sự nóng lên toàn cầu bao gồm việc phát thải khí mêtan [khí mêtan là 1 loại khí nhà kính giữ nhiệt] với số lượng lớn từ Bắc cực và các vùng đất ẩm ướt.

Những tro bụi khi núi lửa phun trào với khối lượng lên tới hàng tấn cũng là một trong những nguyên nhân góp phần làm địa cầu nóng lên.

Trái đất nóng lên dẫn đến nhiệt độ bề mặt trái đất tăng, làm băng ở Bắc Cực và Nam Cực tan ra. Khi băng tan ra làm lộ lớp băng CO2 vĩnh cửu, lớp băng CO2 vĩnh cửu này sẽ tham gia vào quá trình tuần hoàn CO2 trên trái đất trong khi lượng cây xanh ngày càng ít không đủ để điều hoà lượng khí CO2 ngày càng nhiều lên, dẫn đến sự gia tăng nền nhiệt trên bề mặt trái đất.


Băng tan do trái đất nóng lên sẽ lấy đi môi trường sống của nhiều loài động thực vật. Đẩy chúng tới bờ vực tuyệt chủng.

b. Nguyên nhân nhân tạo

“Nguyên nhân nhân tạo” chính là sự ảnh hưởng của con người góp phần dẫn tới sự nóng lên toàn cầu. Những nguyên nhân này chủ yếu được gây ra do các hoạt động của con người lên môi trường tự nhiên. Trái đất nóng lên nguyên nhân chủ yếu là do con người.

Quá trình công nghiệp hóa

Tác động của công nghiệp hoá tới môi trường tại Việt Nam.

Trong quá trình công nghiệp hóa, loài người sinh ra hàng loạt các loại nhà máy phun khí thải, chất thải trực tiếp ra môi trường. Khói bụi của hàng tỷ xe cộ dùng nguyên liệu hóa thạch như xăng dầu, những chất thải này phần lớn là khí CO2. Khí CO2 ngày càng dày đặc, có nhiều trong bầu khí quyển khi ánh nắng mặt trời chiếu vào làm tăng nhiệt độ của bề mặt trái đất.

Các hiệu ứng nhà kính

Các hiệu ứng nhà kính làm thủng tầng ozon. Tầng này có tác dụng ngăn chặn tia cực tím chiếu xuống trái đất, những vùng bị mất tầng ozon đất đai bị sa mạc hóa và không còn tác dụng giảm nhiệt độ ban ngày để tăng nhiệt độ ban đêm, thành ra ban ngày rất nóng và ban đêm rất lạnh.

Rừng bị tàn phá

Rừng ở xã Tiên Lãnh, H.Tiên Phước, Quảng Nam bị chặt phá.Ảnh: Mạnh Cường/Thanh Niên

Theo tự nhiên khí CO2 sẽ được cây xanh quang hợp để tái tạo ra Oxy nhưng do rừng bị tàn phá ngày càng nhiều nên không đủ cây xanh để phân giải lượng CO2 quá lớn do quá trình công nghiệp hoá diễn ra.

Rừng bị tàn phá hết khiến ánh nắng mặt trời chiếu xuống trái đất không có tầng lá xanh của cây chặn lại nên chiếu trực tiếp xuống mặt đất, hình thành những vùng đất khô cằn, nóng như hoang mạc. Mùa mưa không có rừng giữ nước nên xảy ra lũ lụt tới mùa khô thì hết nước nên hạn hán.

Tất cả những nguyên nhân trên làm tăng nhiệt độ bề mặt trái đất, khiến băng ở 2 cực trái đất tan ra, làm lộ lớp băng CO2 vĩnh cửu, và nó sẽ tham gia vào quá trình tuần hoàn của CO2 trên trái đất. Cứ như thế nhiệt độ trái đất ngày càng tăng lên.

Cho tới bây giờ thì con người không còn khả năng khắc phục nữa. Nếu cắt toàn bộ lượng Co2 đang có trên trái đất đi thì cũng không thể khắc phục đc hậu quả của nó. Và tới bây giờ cứ khoảng 100 năm thì nhiệt độ trái đất có khả năng sẽ tăng lên 2 độ.

2. Hậu quả của trái đất càng ngày càng nóng lên

Các ảnh hưởng của sự nóng lên toàn cầu là từ sự dâng cao mực nước biển đến sự tuyệt chủng của một số loài thực vật và động vật. Về cơ bản, sự nóng lên toàn cầu có nghĩa là sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển Trái Đất. Sự gia tăng nhiệt độ này sẽ kích hoạt một loạt các sự kiện có thể gây ra rất nhiều huỷ hoại đối với hành tinh.

Thay đổi mực nước biển toàn cầu


Sạt lở bờ biển Cửa Đại.

Xem thêm: Những Khách Sạn Giá Rẻ Ở Nha Trang Gần Biển, 10 Khách Sạn Biển Tốt Nhất Ở Nha Trang, ViệT Nam


Khi nhiệt độ tăng lên, lớp băng trên hành tinh sẽ bắt đầu tan chảy. Nước từ các sông băng tan chảy sẽ chảy về các đại dương, làm tăng mực nước biển. Hơn một thế kỷ qua, mực nước biển đã tăng lên 4-8 inch [10,16 – 20,31 cm], và vào năm 2100, khả năng sẽ tăng lên đến 35 inch [88,9cm].

Nếu nhiệt độ toàn cầu tăng thêm 2 độ sẽ dẫn đến sự tan chảy hoàn toàn của núi băng Greenland, và làm cho mực nước biển tăng đến 5-6 mét. Một sự gia tăng như thế sẽ làm cho nhiều vùng thấp, như vùng bờ biển Vịnh Hoa Kỳ và Bangladesh, cũng như các đảo, như Lakswadweep, sẽ chìm dưới nước hoàn toàn. Nếu toàn bộ các dải băng Nam Cực tan chảy, mực nước biển toàn cầu dự kiến sẽ tăng 10,5 mét.

Thay đổi mạnh mẽ các mô hình khí hậu

Bão lũ nghiêm trọng tại tỉnh Quảng Bình 5 năm về trước.

Sự nóng lên toàn cầu sẽ làm thay đổi mô hình khí hậu của hành tinh. Đối với lượng mưa, nó sẽ tăng ở các vùng xích đạo, vùng cực và các vùng cận cực và giảm ở các vùng á nhiệt đới [subtropic]. Sự thay đổi mô hình lượng mưa này sẽ gây ra hạn hán ở một số vùng, trong khi lũ lụt ở các vùng khác.

Sự nóng lên của khí quyển sẽ làm tăng nhiệt độ của nước biển, và nước sẽ tiếp tục được làm nóng trong một vài thế kỷ. Nước nóng sẽ thường xuyên dẫn đến các thiên tai như bão và cuồng phong.

Nói chung, hành tinh sẽ chịu các điều kiện thời tiết khắc nghiệt, đặc trưng bởi lũ lụt và hạn hán, các đợt nắng nóng và các đợt lạnh kéo dài, cũng như các cơn bão và lốc xoáy có cường độ lớn.

Sự tuyệt chủng của động thực vật lan rộng

Sự tăng nhiệt độ toàn cầu cũng sẽ ngăn cản tính đa dạng sinh học và phong phú của các hệ sinh thái. Theo Ủy ban Liên chính phủ về [IPCC], việc tăng nhiệt độ toàn cầu từ 1,5-2,5 độ sẽ làm cho 20-30% của các loài đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng, trong khi tăng khoảng 3,5 độ sẽ làm cho 40-70% các loài bị tuyệt chủng.

Biến đổi khí hậu sẽ làm mất môi trường sống cho nhiều loài động vật như gấu Bắc cực và ếch nhiệt đới. Quan trọng hơn, bất kỳ sự thay đổi trong mô hình khí hậu nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng đến các mô hình di cư của các loài chim khác nhau. Các mô hình bất thường của lượng mưa sẽ ảnh hưởng đến động vật và con người như nhau.

Sự nóng lên toàn cầu và con người

Đối với con người, sự nóng lên toàn cầu sẽ tác động đến việc cung cấp nước và thực phẩm cũng như các điều kiện y tế của chúng ta. Thay đổi về lượng mưa sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu cơ bản như nông nghiệp, sản xuất điện vv… Tăng nhiệt độ của nước biển sẽ cản trở các hoạt động thủy sản.

Sự thay đổi đột ngột các mô hình khí hậu sẽ có tác dụng nguy hại vào cơ thể con người, đó là sẽ không thể chịu đựng những điều kiện khắc nghiệt, mà dấu hiệu của các điều kiện khác nghiệt này có thể thấy ở dạng các đợt nóng và lạnh thường xuyên. Sự gia tăng thiên tai như bão, sẽ dẫn đến các hệ quả nặng nề cho con người.

Các bệnh truyền nhiễm sẽ tăng lên đến một mức độ to lớn vì các côn trùng truyền bệnh sẽ thích nghi với ẩm ướt, điều kiện nóng. Nhiều người sẽ chết vì suy dinh dưỡng vì sản xuất lương thực sẽ giảm do hạn hán và lũ lụt thường xuyên.

Đây là chỉ là một vài trong số rất nhiều các nguyên nhân và ảnh hưởng của sự nóng lên toàn cầu. Nhiều người tranh luận rằng sự nóng lên toàn cầu chỉ là một quá trình chậm chạp, và sẽ mất nhiều thế kỷ cho tất cả các tác động tàn phá này diễn ra.

Nhưng họ quên rằng các yếu tố gây nóng lên toàn cầu đang tăng một cách nhanh chóng. Tỷ lệ mà chúng ta đang góp phần vào sự nóng lên toàn cầu đã tăng lên đáng kể và dự kiến sẽ tăng với tốc độ nhanh hơn trong tương lai.

Chúng ta đã gây ra quá đủ các thiệt hại, và vì thế đã đến lúc, chúng ta cần hiểu các nguyên nhân, ảnh hưởng của sự nóng lên toàn cầu và tác hại của nó đối với tương lai. Việc thi hành một số giải pháp chống lại sự nóng lên toàn cầu cần được áp dụng ngay lập tức và triệt để.

Chúng ta có thể không còn sống để đối mặt với những hậu quả đáng sợ của sự nóng lên toàn cầu, nhưng nếu chúng ta không hành động nhanh, thì sẽ là thế hệ tương lai của chúng ta sẽ phải gánh chịu.

Việc mỗi chúng ta có thể làm ngay đó là tích cực trồng cây xanh trong môi trường sống của mình và tiết kiệm điện trong khả năng.

3. Bạn có biết?

Nơi nóng nhất trên trái đất

El Azizia, Libya được coi là nơi nóng nhất trên trái đất. Ngày 13 tháng 9 năm 1922, một trạm thời tiết địa phương ghi nhận nhiệt độ tại đây là 57,8 độ C. Thậm chí, khi đo trong bóng râm ở độ cao cách mặt đất 5m, người ta ghi nhận nhiệt độ thực tế của ngày hôm đó là 66 độ C.

Nơi nóng nhất ở Việt Nam


Cửa Rào thuộc huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An được coi là nơi nóng nhất ở Việt Nam. Mùa hè năm 2016, trung tâm khí tượng Việt Nam ghi nhận nhiệt độ ngoài trời tại đây là 45 đến 47 độ C.

Nhiệt độ cao nhất ở đây là khoảng từ tháng 3 đến tháng 6 hàng năm. Đây thường được gọi với cái tên Chảo lửa Đông Dương bởi nhiệt độ ở đây cũng được coi là nóng nhất trong ba nước Đông Dương.

Video liên quan

Chủ Đề