Vì sao ngày xưa phải nhuộm răng đen

Tục nhuộm răng đen là một nét văn hóa đặc sắc của người Việt từ thời xa xưa. Đến thời điểm hiện tại, phong tục này tuy không phổ biến nhưng ý nghĩa của nó vẫn còn tồn tại và trở thành một nét đẹp truyền thống mà ông cha ta để lại. Vậy ý nghĩa của phong tục nhuộm đen răng là gì? Cách thực hiện ra sao? Trong bài viết này, Nha khoa Quốc tế DAISY sẽ giải đáp cụ thể. Cùng theo dõi nhé!

Trên thực tế, phong tục nhuộm răng không chỉ có ở nước ta mà tại xứ sở anh đào – Nhật Bản cũng ghi lại những dấu ấn về tục lệ truyền thống này.

Đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có nghiên cứu nào chỉ ra được thời gian chính xác ra đời tục nhuộm đen răng của người Việt. Bởi lẽ, trong cuốn Đại Việt Sử Ký Toàn Thư không ghi lại tục lệ này, thay vào đó chỉ nhắc đến việc xăm mình và ăn trầu. Tuy nhiên, nhiều nhà sử học cho rằng tục nhuộm đen răng bắt đầu xuất hiện từ thời nhà Chu.

Tục nhuộm răng đen của người Việt đã có từ xa xưa

Theo ghi chép trong cuốn Lịch sử Việt Nam ở trang số 48 có nhắc đến tục ăn trầu nhuộm răng đã bắt đầu có từ thời vua Hùng dựng nước. Không chỉ vậy, trong tác phẩm Hịch Tướng Sĩ của vua Quang Trung cũng từng đề cập về vấn đề này. Ông có viết:

“Đánh cho để dài tóc
Đánh cho để đen răng
Đánh cho nó chích luân bất phản
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn
Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ.”

Trải qua nhiều thế hệ, bước qua những trang sử vàng hào hùng của dân tộc, giới nghiên cứu nước ta đã thống nhất thời gian của tục lệ nhuộm đen răng đã có trước thế kỷ XVIII. Đến thời điểm hiện tại, dưới sự giao thoa văn hóa và cập nhật những xu hướng mới, tục nhuộm đen răng đã không còn phổ biến như trước. Thế nhưng, không thể phủ nhận rằng đây là một nét đẹp văn hóa truyền thống đặc sắc của người Việt.

Tương tự nước ta, phong tục nhuộm đen răng của người Nhật cũng chưa xác định được chính xác thời điểm ra đời. Theo nhiều thông tin, tục lệ này của người Nhật còn được gọi với thuật ngữ là Ohaguro. Với các bằng chứng tìm được, giới sử học của Nhật Bản cho rằng thời gian tục nhuộm đen răng xuất hiện là ở thời Kofun và trở nên phổ biến vào thời Heian.

Đến những năm 1870 thì Nhật Hoàng đã ban hành lệnh cấm tục lệ này. Chính vì vậy, đến nay tục nhuộm đen răng của người Nhật dường như đã biến mất hoàn toàn.

Nhật Bản thời xưa cũng rất chuộng việc nhuộm cho răng đen đi

Tục nhuộm răng đen ở Việt Nam và Nhật Bản có ý nghĩa khác biệt, chịu chi phối bởi hình thái kinh tế xã hội của mỗi Quốc gia lúc bấy giờ:

Trong văn hóa của người Nhật, tục nhuộm răng đen chỉ thường xuất hiện ở những người phụ nữ. Với họ, đây là dấu hiệu nhận biết tình trạng hôn nhân. Theo đó, phụ nữ đã lập gia đình đều sẽ nhuộm đen răng. Trong nhiều ghi chép sau này, phong tục này đã được áp dụng cho nhiều đối tượng hơn. Bao gồm đàn ông quý tộc, giới geisha, phụ nữ có gia đình.

Ở Nhật Bản, đối tượng thường nhuộm đen răng là phụ nữ

Trong văn hóa của người Việt ta, nhuộm răng đen sẽ giúp bảo vệ răng chắc khỏe trước sự tấn công của “con sâu răng”. Hơn thế nữa, đây còn là dấu hiệu đánh giá một thời kỳ mới, bắt đầu cho tuổi trưởng thành. Ngoài ra, trong một số ghi chép thì tục nhuộm răng đen còn được sử dụng để phân biệt với người Tàu. Do đó, tất cả tần lớp của xã hội từ vua quan đến nhân dân đều nhuộm răng.

Dựa trên nghiên cứu thì cách nhuộm răng đen của người Việt có sự khác biệt ở mỗi dân tộc. Cụ thể là:

Không chỉ trong sử sách mà đến thời điểm hiện tại, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp nhiều người dân tộc Thái lớn tuổi nhuộm răng. Đặc biệt là dân tộc Thái ở địa phận Sơn La hay Hòa Bình. Người Thái thường sẽ dùng nguyên liệu tự nhiên để thực hiện quá trình nhuộn đen răng, cụ thể là quả mè và bồ hóng.

Người Tày nhuộm răng đen bằng nguyên liệu tự nhiên

Để răng có màu đen và bóng láng, họ sẽ chuẩn bị nguyên liệu trước đó khoảng 10 ngày. Sau đó, họ sẽ tiến hành nhuộm đen răng theo các bước sau:

  • Bước 1: Chọn quả mè đen có độ chát nhất định và bóc lấy vỏ.
  • Bước 2: Dùng vỏ mè bỏ vào cối và giã nhỏ.
  • Bước 3: Để vỏ mè khô lại và ngâm vào nước. Kế tiếp, dùng lá chuối khô để buộc chặt lại.
  • Bước 4: Nước vỏ mè trên nữa và giã thành bột mịn.
  • Bước 5: Trộn bồ hóng với bột vỏ mè. Sau đó, bôi thật đều lên tất cả các răng.
  • Bước 6: Thoa hỗn hợp liên tục và giữ nguyên từ 3 – 5 ngày cho đến khi răng đen.

Bạn sẽ cảm thấy đau nhức, ế buốt mỗi khi thực hiện nhuộm răng. Để có được màu đen như ý thì nên thực hiện nhuộm lại 1 lần sau mỗi 3 tháng.

Khác với dân tộc Thái, người Kinh dùng bột của nhựa cánh kiến kết hợp cùng nước cốt chanh và nhựa gáo dừa để nhuộm răng đen.

Cách nhuộm đen răng của người Kinh

Bước 1: Chuẩn bị

  • 3 ngày đầu: Dùng vỏ cau được phơi khô với muối, than để đánh răng, xỉa răng.
  • 1 ngày trước khi nhuộm răng: Ngậm chanh hoặc hòa nước cốt chanh hòa cùng rượu trắng để súc miệng. Việc súc miệng bằng hỗn hợp này sẽ khiến phần men răng mòn bớt đi giúp tăng hiệu quả thuốc nhuộm. Ở bước này, người nhuộm sẽ có cảm giác đau đớn, răng bị lung lay, ế buốt do 1 phần men răng bị loại bỏ. Trong trường hợp nặng, môi, lưỡi và vòm họng còn bị sưng tấy.

Bước 2: Nhuộm răng

  • Chuẩn bị thuốc nhuộm trước 7 – 10 ngày theo đúng tỷ lệ. Sau đó trét thuốc nhuộm lên lá chuối, lá dừa hay lá cau rồi áp lên vùng răng cần nhuộm [cả 2 hàm răng].
  • Sau mỗi buổi tối là thời điểm thích hợp nhất để nhuộm răng. Người nhuộm sẽ phải thay 1 lớp thuốc nhuộm khác vào lúc nửa đêm và để đến sáng.
  • Sáng hôm sau, người nhuộm cần súc miệng lại bằng nước mắm hoặc nước dưa chua để thải hết chất thuốc còn sót lại trên răng.
  • Trong suốt thời gian nhuộm, người nhuộm phải ngậm chặt miệng để thuốc nhuộm không bị rơi ra. Và người nhuộm chỉ được nuốt chửng thức ăn chứ không được nhai.

Bước 3: Nhuộm đen

  • Đến khi răng chuyển sang màu đỏ già như màu cánh kiến thì người ta sẽ sử dụng hỗn hợp phèn đen và nhựa cánh kiến để phết lên răng trong vòng 2 ngày. Đây được gọi là bước nhuộm đen răng.
  • Cuối cùng, đánh bóng răng bằng nhựa của gáo dừa đun trên lửa lớn để nguội rồi bôi lên răng. Chất nhựa này có công dụng như một lớp men phủ trên thân răng.
  • Sau khi hoàn thành bước đánh bóng, người nhuộm sẽ có một hàm răng đen bóng như hột mãng cầu hay còn gọi răng hạt huyền.
  • Với cách này, màu đen của răng có thể giữ được từ 20 – 30 năm tùy cách chăm sóc của người nhuộm. Tuy nhiên, để răng lúc nào cũng đen bóng thì sau một năm cần nhuộm và đánh bóng lại một lần. Nếu không răng sẽ phai nhạt dần và loang lổ mà dân gian thường gọi với cái tên là “răng cải mả”.

Hiện nay, với sự phát triển không ngừng của khoa học – công nghệ, hình thái kinh tế – văn hóa – xã hội của nước ta cũng có sự thay đổi. Với dấu mốc vào năm 1858, thực dân Pháp đô hộ và văn minh phương Tây bắt đầu len lỏi vào cuộc sống thì tục nhuộm răng đen cũng dần lụi tàn. Thế hệ mới với con người mới, lối sống mới được hình thành. Người Việt lúc này nhận thức rằng, một hàm răng chắc khỏe và trắng sáng có sức hút hơn hẳn so với hàm răng đen trước kia.

Qua thời gian, xã hội ngày càng văn minh hơn, thói quen nhuộm đen răng không còn phổ biến nữa. Tuy nhiên, nếu chúng ta đến các khu vực miền núi phía bắc như Nghệ An, Cao Bằng, Sơn La,… thì vẫn có thể bắt gặp nhiều người lớn tuổi với nụ cười đen nhánh trên môi. Dù mọi thứ có thay đổi nhưng nó vẫn được xem là một phong tục thể hiện cho nét văn hóa của người Việt ta.

Xã hội phát triển, người Việt không còn chuộng việc nhuộm răng

Video liên quan

Chủ Đề