Vì sao nước ta phải coi trọng xuất khẩu

Xuất khẩu hay xuất cảng, trong lý luận thương mại quốc tế là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho nước ngoài, trong cách tính toán cán cân thanh toán quốc tế theo IMF là việc bán hàng hóa cho nước ngoài.

Xuất khẩu là hoạt động bán hàng hoá ra nước ngoài, nó không phải là hành vi bán hàng riêng lẻ mà là hệ thống bán hàng có tổ chức cả bên trong lẫn bên ngoài nhằm mục tiêu lợi nhuận, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn định và từng bước nâng cao mức sống của nhân dân.Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh dễ đem lại hiệu quả đột biến. Mở rộng xuất khẩu để tăng thu ngoại tệ, tạo điều kiện cho nhập[1] khẩu và thúc đẩy các ngành kinh tế hướng theo xuất khẩu, khuyến khích các thành phần kinh tế mở rộng xuất khẩu để giải quyết công ăn việc làm và tăng thu ngoại tệ.

Các nhân tố tác động đến xuất khẩu

  • Khi các nhân tố liên quan đến chi phí sản xuất hàng xuất khẩu ở trong nước không thay đổi, giá trị xuất khẩu phụ thuộc vào thu nhập của nước ngoài vào tỷ giá hối đoái
    • Thu nhập của nước ngoài tăng (cũng có nghĩa là khi tăng trưởng kinh tế của nước ngoài tăng tốc), thì giá trị xuất khẩu có cơ hội tăng lên.
    • Tỷ giá hối đoái tăng (tức là tiền tệ trong nước mất giá so với ngoại tệ), thì giá trị xuất khẩu cũng có thể tăng nhờ giá hàng tính bằng ngoại tệ thu được và quy đổi về tiền trong nước trở nên cao hơn.

Xuất khẩu với tăng trưởng kinh tế

Trong tính toán tổng cầu, xuất khẩu được coi là nhu cầu từ bên ngoài (ngoại nhu). Mức độ phụ thuộc của một nền kinh tế vào xuất khẩu được đo bằng tỷ lệ giữa giá trị nhập khẩu và tổng thu nhập quốc dân. Đối với những nền kinh tế mà cầu nội địa yếu, thì xuất khẩu có ý nghĩa quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế. Chính vì thế, nhiều nước đang phát triển theo đuổi chiến lược công nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu. Tuy nhiên, vì xuất khẩu phụ thuộc vào yếu tố nước ngoài, nên để đảm bảo tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững, IMF thường khuyến nghị các nước phải dựa nhiều hơn nữa vào cầu nội địa.

Xem thêm

  • Nhập khẩu
  • Cán cân thương mại

Tham khảo

  1. ^ “Khái niệm và vai trò của xuất khẩu”. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 12 năm 2018.

Liên kết ngoài

Vì sao nước ta phải coi trọng xuất khẩu
Định nghĩa của xuất khẩu tại Wiktionary

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Xuất_khẩu&oldid=68593987”

Tôi đang công tác tại một tập đoàn đa quốc gia, chuyên về da giày, may mặc. Cái cách mà họ làm kinh tế khiến chúng ta phải suy nghĩ.

* Câu chuyện từ bài viết “ Tác động của Chính sách Đồng tiền yếu”

Tôi kể bạn nghe câu chuyện này, tôi đang công tác tại một tập đoàn đa quốc gia, chuyên về da giày, may mặc. Ở Việt Nam, nếu nói về quy mô tạo ra việc làm cho người lao động thì không tập đoàn nào có thể vượt qua. Khi đọc bài viết "Tác động của Chính sách Đồng tiền yếu" tôi lại nghĩ về nơi tôi đang công tác, và cái cách mà họ làm kinh tế khiến chúng ta phải suy nghĩ.

Tại sao nước chúng ta lại nhập khẩu quá nhiều để nỗi lo về ngoại tệ luôn là vấn đề nóng và tốn quá nhiều giấy mực?

Trước hết về tiêu dùng trong nước, khi mà mỗi cá nhân đều thích hay ưa chuộng ngoại thì nhu cầu gia tăng nhập khẩu là không tránh khỏi.

Về sản xuất để đáp ứng nhu cầu trong nước và nhu cầu xuất khẩu các doanh nghiệp vẫn còn quá đơn lẻ, thiếu tính gắn kết giữa các doanh nghiệp, gắn kết ngành. Một khi nhu cầu của ngành nào không được đáp ứng bằng nguồn nguyên liệu đầu vào trong nước, tất yếu sẽ phát sinh nhu cầu nhập khẩu. Cái vòng quay nhu cầu nhập khẩu chắc chắn gia tăng.

Trong quy trình sản xuất tạo ra sản phẩm cuối cùng phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng có rất nhiều mắt xích đòi hỏi nhà tổ chức phải xác định rõ, nhằm tạo môi trường cho nó ăn khớp với nhau. Qua đó chúng ta mới hy vọng tạo ra những sản phẩm có giá trị nội sinh cao, đóng góp nhiều về chất cho nền kinh tế. Vì để lớn mạnh, để là một siêu cường kinh tế chúng ta không thể làm gia công mãi.

Bài học từ cách làm này không cần tìm đâu xa mà hãy nhìn vào cách mà tập đoàn tôi làm việc đang làm. Để sản xuất ra đôi giày ư? Nguyên phụ liệu cần thiết là gì? Da bò, Việt Nam không đáp ứng, họ nhập từ nước của họ hay ở những nước mà họ có công ty con đang làm về da bò. Đế cao su ư, Việt Nam thiếu gì, nhưng họ không mua sản phẩm của người Việt mà là mua cao su thiên nhiên thôi, vì nó rất rẻ. Sẽ có một công ty vệ tinh mọc lên chuyên làm sản xuất gia công về mặt hàng đế giày này. Mút ư? Có luôn, một công ty vệ tinh khác mọc lên và chuyên làm về mút. Thùng carton ưu, có, lại một công ty khác mọc lên...

Chỉ những thứ tạo ra mức sinh lời thấp nhất hay công nghệ và trình độ công nhân Việt Nam không đáp ứng họ mới không phát triển và chấp nhập mua trong nước hay nhập khẩu. Họ luôn xác định vị thế cạnh tranh, mức sinh lời kỳ vọng để tạo ra một quy trình sản xuất khép kính. Tính cộng đồng trong làm kinh tế của họ rất rất cao. Cùng nhau phát triển, cùng nhau chia sẻ lợi nhuận. Nói là nhập khẩu, nhưng đã là tập đòan thì tất nhiên họ sẽ gia tăng tỉ trọng giá trị trong sản phẩm tự tạo bằng cách phát triển và tận dụng lợi thế của các công ty con ở từng quốc gia mà họ đầu tư.

Chúng ta có thể thiếu tính quy mô của từng công ty, nhưng tính gắn kết phải làm và nhất định làm được. Nhiều doanh nghiệp nhỏ nếu được nhà nước quan tâm, tạo điều kiện gắn kết, hợp tác sẽ tạo ra sức mạnh cạnh tranh cho nền kinh tế. Ngành nào đòi hỏi về qui mô thực sự thì doanh nghiệp nhà nước sẽ đi tiên phong, định hướng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng phát triển.

Bạn Thái, tác giả của Tác động của Chính sách Đồng tiền yếu mến

Trước hết rất hoan nghênh những đóng góp của bạn qua bài viết. Nhưng quả thật bài viết của bạn làm mình hơn rối, sao bạn không dùng thuần Việt cho dễ hiểu. Viết cho dân mình xem mà, dù mình có là chuyên gia tài chính thì cũng cụ thể từ ngữ thuần Việt. Bạn đang dùng hàng ngoại đấy và nó là một trong những lý do làm cho nhà điều hành chúng ta phải đau đầu.

Ngô Dũng PYV

>> Bài viết cùng tác giả ( xem tại đây)

*Chia sẻ quan điểm của bạn về vấn đề này dưới đấy nhé.