Vì sao phải diệt cỏ dại

“Ở thôn quê, nếu chỉ dựa vào sức người để trừ cỏ thì đó là việc hết sức gian khổ. So với cây lương thực thì cỏ dại có sức sống mạnh hơn nhiều, không dễ mà trừ diệt được. Khi dùng bừa cỏ, nếu không cẩn thận có thể gây tổn hại cho cây lúa. Ngoài ra tốc độ sinh trưởng của cỏ dại rất lớn, trong khi đó thì từ khi gieo hạt lúa đến khi thu hoạch mùa màng, người nông dân buộc phải tìm cách hạn chế cỏ dại, mong thu hoạch được tốt hơn, đó là việc làm không dễ.

Nếu dùng hóa chất diệt cỏ thì tình hình có thể khác đi. Ví dụ nếu cho hợp chất propanil [tên hóa học là diclo propianyl anilit, viết tắt là DCPA] vào ruộng lúa nước, thì có thể diệt được các loại cỏ dại trong ruộng lúa như: lúa ma, trạch tả, cỏ voi, cỏ tai lừa và các loại cỏ tạp khác… mà không gây hại cho lúa. Nếu phun vào ruộng lúa, bông, vườn rau loại thuốc chứa este diệt cỏ thì các mầm cỏ dại sẽ không mọc lên được. Nhờ sự phát triển của khoa học, các nhà hóa học đã nghiên cứu chế tạo được nhiều loại thuốc diệt cỏ dại có hiệu quả cao, lại ít có tác dụng phụ có hại. Các loại thuốc diệt cỏ này đã được sử dụng rộng rãi cho các loại ruộng khô, ruộng nước, vườn rau xanh, vườn trái cây.

Thuốc diệt cỏ hóa học có thể diệt được cỏ do có thể có các tác dụng: Tác dụng ức chế quá trình hô hấp của cỏ dại, cắt đứt các quá trình sinh lý của cỏ dại, khiến cỏ dại bị chết ngạt; chất diệt cỏ có thể ức chế quá trình quang hợp, ngăn cản sự hình thành chất dinh dưỡng làm quá trình trao đổi chất của cỏ dại bị đình trệ, do đó hạn chế sự sinh trưởng của cỏ dại. Chất diệt cỏ dại có thể phá hoại đường dẫn các chất hữu cơ cũng như dẫn nước trong cỏ dại, ngăn cản sự lưu thông bình thường trong cỏ dại, làm bộ phận phía trên của cỏ dại không nhận được nước, bộ phận phía dưới không nhận được các chất dinh dưỡng, làm cho cỏ dại bị “”chết khát””, “”chết đói””.

Dựa vào tính năng diệt cỏ người ta chia thuốc diệt cỏ làm hai loại lớn: Một loại có “”tính diệt sạch”” như 5 – clopheonolat natri, hóa chất làm rụng lá. Các loại thuốc diệt cỏ này có thể diệt hết các loại cỏ dại, thích hợp cho việc diệt cỏ trước khi gieo trồng. Một loại thuốc diệt cỏ khác có tính chọn lọc: Với loại thuốc diệt cỏ này có thể có tác dụng diệt chọn lọc một loại thực vật này [cỏ dại] nhưng lại an toàn cho loại thực vật khác [loại cây trồng]. Như loại thuốc propanil có thể diệt lúa ma và nhiều loại cỏ dại nhưng lại an toàn cho cây lúa nước. Ngoài ra các phương thức sử dụng thuốc diệt cỏ cũng khác nhau: Có loại dùng để diệt các loại cỏ đã trưởng thành, có loại chuyên dùng để diệt các mầm, hạt giống cỏ dại, chủ yếu để diệt cỏ dại ở dạng mầm non. Vì vậy trước khi dùng thuốc diệt cỏ cần xem xét các nhân tố diệt cỏ, điều kiện sử dụng mà chọn lọc thuốc diệt cỏ dại thích hợp cho mùa màng.”

Twitter Facebook LinkedIn

Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.

Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Hay nhất

- Dùng dao, cuốc, liềm, cày... để diệt cỏ : dẫy cỏ, cuốc úp chôn cỏ [phơi rễ lên trên chôn thân lá xuống đất]
- sau khi giặt quần áo xong ta dùng nước xà bông đó tưới vào đám cỏ hay dùng nước muối đặc liên tục 7-10 ngày cũng có tác dụng giết cỏ vì xà bông, muối sẽ làm cây mất nước thối rễ,thân
- Dùng thuốc trừ cỏ, hiện nay có nhiều loại thuốc chuyên biệt như loại diệt cỏ cho cây lúa, diệt cỏ 1 lá mầm, diệt cỏ lồng vực... nên ta phải biết trong vườn có loại nào để mua cho đúng nếu không mua nhầm loại diệt cỏ 2 lá mầm đem phun diệt cỏ tranh thì không bao giờ chết cỏ.

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Muốn diệt cỏ dại người ta phải làm thế nào? Vì sao phải làm như vậy?

Các câu hỏi tương tự

Đề bài

Hãy kể tên 3 cây cỏ dại có cách sinh sản bằng thân rễ. Muốn diệt cỏ dại người ta phải làm thế nào ? Vì sao phải làm như vậy ?

Video hướng dẫn giải

Lời giải chi tiết

3 loại cỏ dại có khả năng sinh sản bằng thân rễ: cỏ tranh, cỏ gấu, cỏ gừng

Muốn tiêu diệt các loại cỏ này phải nhặt bỏ được toàn bộ phần thân rễ ngầm ở dưới đất.

Vì những loài cỏ này có thể sinh sản bằng thân rễ, chỉ cần một mảnh thân rễ có thể mọc chồi, ra rễ và phát triển thành cây mới rất nhanh.

Loigiaihay.com

Cỏ dại có thể coi là nguyên nhân gián tiếp gây hại cho môi trường đất và chất lượng cây trồng. Sự xuất hiện của nó luôn không được hoan nghênh ở môi trường đất trồng trong nhà và đặc biệt là đất canh tác. Cỏ dại gây cản trở sự phát triển của cây trồng. Nếu không diệt sớm, nó sinh sôi mạnh mẽ và nhanh chóng xâm chiếm diện tích đất trồng. Hàng năm, con người bỏ ra quá nhiều công sức và tiền bạc đầu tư vào thuốc diệt cỏ với mong muốn diệt sạch cỏ dại. Thực tế chứng minh, cỏ dại chỉ có thể bị đẩy lùi chứ không thể diệt sạch. Kiến thức không đủ khiến người trồng ngày càng lạm dụng thuốc hóa học, gây ô nhiễm môi trường đất nặng nề và để lại tàn dư độc hại cho sản phẩm rau đưa ra thị trường tiêu dùng.

Nguyên nhân cỏ dại không thể diệt trừ chỉ xoay quanh sức sống và sinh sôi vô cùng mãnh liệt của nó.

Chủng loại cỏ dại vô cùng phong phú, những loài cỏ dại mà con người biết tới có khoảng 30.000 loài, chúng phân bổ khắp nơi trên Trái Đất, đâu đâu cũng có. Chúng có thể sản sinh lượng lớn giống, hơn nữa, có khi giữa một năm sinh sôi đến 2 – 3 đời, số lượng khiến người ta phải kinh ngạc. Cỏ dại còn có sức sống ngoan cường, có thể chịu khô, chịu úng, chịu lạnh, chịu phèn, chịu nghèo màu. Đất đai canh tác màu mỡ càng kích thích cỏ tạp sinh trưởng mạnh mẽ. Điều này đòi hỏi người trồng cả về sức lao động và tiền bạc mới có thể cản trở tối đa sự phát triển của nó.

Cơ quan sinh sản chủ yếu của cỏ dại có thể là rễ, thân rễ và thân củ, nghĩa là hầu hết mọi bộ phận của nó đều có thể phát triển thành một cây hoàn chỉnh. Thông thường, chúng ta chỉ trừ đi phần cỏ trên mặt đất, không lâu sau, trên mảnh đất ấy sẽ lại nhanh chóng xuất hiện cây cỏ mới. Thậm chí, khi chúng ta đào cả phần thân rễ dưới đất của nó lên, thì một lượng lớn hạt giống vẫn còn lưu lại trong đất, không lâu sau lại có thể lớn thành cây.

Cỏ tạp không những có số lượng hạt giống nhiều, sức sống đặc biệt khỏe, mà phương pháp phát tán cũng đa dạng. Hạt giống của một số loài cỏ tạp có thể sống hàng mấy năm trong đất hoặc trong nước, thậm chí sau mấy chục năm còn có thể nảy mầm. Ví dụ, cỏ Bobo sống trong ruộng nước đến 5 – 10 năm, hạt của cỏ sống đời nó ở trong đất gần trăm năm vẫn có khả năng nảy mầm. Hạt giống của rất nhiều loài cỏ tạp mặc dù bị chim thú ăn, theo phân chim rơi xuống đất lại nảy mầm như thường, hay hạt giống của nhiều loài cỏ tạp rất nhỏ, rất nhẹ, bay theo gió đến khắp bốn phương định cư. Có một số hạt giống còn có sức dính, có thể dính lên quần áo của người hay thân động vật rồi phát tán sang những nơi xa khác.

Cỏ tạp có sức sống ngoan cường và khiến mọi người kinh ngạc như vậy, cho nên cho dù có hàng năm sử dụng các biện pháp phòng trừ nhưng vẫn không trừ hết. Vì vậy, con người vẫn phải tiếp tục nỗ lực nghiên cứu các biện pháp diệt chúng.

Trong nền nông nghiệp hiện đại, người ta bắt đầu quan tâm đến vấn đề phát triển những phương pháp trồng trọt không sử dụng đất. Mô hình thủy canh hiện tại được coi là thành tựu lớn của khoa học công nghệ, là “Tương lai của ngành thực phẩm” khi sản xuất rau sạch trong môi trường không hề có đất. Hiện tại, mô hình đang không ngừng phát triển và được ứng dụng phổ biến trên toàn thế giới.

Hachi là đơn vị nổi bật trong thi công trang trại thủy canh, thiết kế nhà màng và chuyển giao công nghệ trồng thủy canh. Mọi thắc mắc về trang trại thủy canh, xin liên hệ:

Hotline: 024 6655 8900 – 096 240 6086 – 090 123 6086 Email:

Địa chỉ: CT2 – C14 Bắc Hà – Tố Hữu – Nam Từ Liêm – Hà Nội

Bài 1. Tại sao muốn diệt cỏ dại hại cây trồng người ta lại phải nhặt bỏ toàn bộ thân rễ ngầm dưới đất ?. Bài tập tự luận trang 47 Sách bài tập [SBT] Sinh học 6 – B- BÀI TẬP TỰ GIẢI trang 47

Bài 1. Tại sao muốn diệt cỏ dại hại cây trồng người ta lại phải nhặt bỏ toàn bộ thân rễ ngầm dưới đất ?

Muốn diệt cỏ dại hại cây trồng cần phải nhặt bỏ toàn bộ thân rễ ngầm dưới đất, vì cỏ dại có khả năng sinh sản bằng thân rễ nên chỉ cần sót lại một mẩu thân rễ là từ đó có thể mọc chồi ra rễ và phát triển thành cây mới rất nhanh.

Bài 2. Em hãy quan sát củ khoai tây và cho biết cây khoai tây sinh sản bằng bộ phận sinh dưỡng nào.

–       Khoai tây sinh sản bằng thân củ. Củ khoai tây là một phần thân của cây nằm trong đất phình to thành củ chứa chất dinh dưỡng dự trữ.

–       Nếu quan sát thật kĩ ta thấy trên củ khoai tây có những vảy nhỏ che chồi non ở bên trong. Sau khi thu hoạch khoai tây, nông dân thường chọn khoai tây làm giống. Các củ khoai tây này được xếp lên giàn tre, để nơi thoáng và có ánh sáng chiếu vào. Sau một thời gian chồi của củ khoai tây sẽ mọc mầm, mỗi củ có nhiều mầm, người ta có thể lấy cả củ hoặc cắt củ thành nhiều mảnh, mỗi mảnh có một mầm để trồng.

Bài 3. Hãy tìm một số ví dụ về khả năng sinh sản sinh dưỡng tự nhiên của các loài cây.

Một số ví dụ về khả năng sinh sản sinh dưỡng tự nhiên :

Quảng cáo

–       Sinh sản bằng thân củ : khoai tây…

–       Sinh sản bằng rễ củ : khoai lang, thược dược…

–       Sinh sản bằng thân rễ : củ gấu, gừng, nghệ…

–       Sinh sản bằng lá : thuốc bỏng, sống đời…

–       Sinh sản bằng thân bò : rau má, dâu tây…

Bài 4. Em hãy giải thích tại sao trong sinh sản sinh dưỡng bằng chiết cành, rễ chỉ có thể mọc ra từ mép vỏ ở phía trên của vết cắt.

Rễ chỉ có thể mọc ra từ mép vỏ ở phía trên của vết cắt vì khoanh vỏ đã cắt bỏ bao gồm cả mạch rây của cành đó, chất hữu cơ do lá chế tạo ở phần trên không thể chuyển qua mạch rây đã bị cắt xuống phía dưới nên tích lại ngay mép vỏ phía trên. Do đó, độ ẩm của bầu đất bao quanh đã tạo điều kiện cho sự hình thành rễ ngay ở đó.

Video liên quan

Chủ Đề