Vì sao rượu có khả năng khử mùi tanh của cá

Cá là một loại thực phẩm lành mạnh. Dinh dưỡng từ cá có các chất quan trọng như protein, vitamin D và nguồn axit béo omega-3 tuyệt vời. Tuy nhiên, hầu hết các loài cá đều có mùi tanh, đặc biệt là cá biển, mùi tanh rất nồng. Vì thế mà khiến nhiều người e ngại khi chế biến món cá. Vì sao cá có mùi tanh? Làm thế nào để giảm bớt mùi tanh của cá? là câu hỏi rất nhiều người quan tâm.

Có thể bạn quan tâm

Trong cá có nhiều chất dinh dưỡng mà nhiều người đang thiếu như: protein chất lượng cao, iốt, các vitamin và khoáng chất khác nhau. Ăn cá góp phần làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh về mắt cũng như cải thiện trí não. Tuy nhiên, công đoạn làm sạch cá và chế biến thành các món ăn ngon lại rất phức tạp. Hơn nữa, cá gây ra mùi tanh dai dẳng, bám trên cơ thể hay dụng cụ nhà bếp. Điều này khiến nhiều chị em nội chợ ngán ngẩm khi phải làm món cá. Câu hỏi đặt ra là vì sao cá có mùi tanh? Mùi tanh của cá xuất phát từ đâu?

Cá có mùi tanh là do trong cá có chứa một chất có gốc amin [NH] có mùi vị tanh. Điển hình là trimetylamin N[CH3]3 là chất có mùi tanh nổi trội nhất. Người ta cũng đã định lượng được trong 100g cá nước ngọt có từ 66 – 116 mg trimetylamin. Còn trong 100g cá biển có từ 250 – 470 mg chất đó. Có lẽ vì thế nên chúng ta thường cảm thấy cá biển tanh hơn cá nước ngọt.

Trong một con cá cũng có những bộ phận tanh nhiều, tanh ít khác nhau. Chẳng hạn, chất nhớt ở bề mặt, mỡ, ruột, lớp màng đen ở bụng con cá mè và hoa khế trong đầu con cá trê… là những bộ phận tanh nhiều hơn so với phần thịt cá.

Trong cá chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho mắt và trí não nhưng nó lại có mùi tanh khó chịu mỗi khi chế biến

Mặt khác, khi cá đã chết hoặc bị ươn, càng để lâu cá càng tanh hơn. Vì một số vi khuẩn có khả năng biến các bazơ bay hơi trong cá thành trimetylamin. Mặc dù chưa biết công thức hóa học của chất tanh đó là gì nhưng trong dân gian từ xưa tới nay đã có nhiều cách để khử mùi tanh của cá như sau:

2. Một số cách khử mùi tanh của cá hiệu quả

Khi nấu cơm bạn khoan hãy bỏ đi phần nước vo gạo vì nó có rất nhiều công dụng. Một trong số đó là khử mùi tanh của cá vô cùng hiệu quả. Cá sau khi làm sạch, bạn có thể cắt khúc vừa ăn rồi ngâm vào nước vo gạo trong khoảng 15 – 20 phút. Sau đó vớt ra rửa sạch lại bằng nước là được.

Nước gạo có chứa các axit amin cần thiết giúp phân hoá các chất gây tanh và chất nhờn trên cá

Bạn có thể pha một chút muối vào nước [cho nước hơi mặn là được] rồi cho cá vào ngâm khoảng 5 – 10 phút. Hoặc bạn có thể dùng muối chà xát lên thân cá, sau đó đánh vảy và tiến hành làm sạch cá. Dùng muối có thể làm cá bớt nhớt và khử mùi tanh hiệu quả. Cuối cùng chỉ cần rửa sạch cá bằng nước trước khi chế biến.

Muối ăn là nguyên liệu sơ chế thường được sử dụng trong nấu ăn. Sử dụng muối ăn cũng có thể khử mùi tanh của cá.

Mỗi gia vị có những mùi thơm đặc trưng khác nhau. Ví dụ như hành, rau răm, thì là, ớt, gừng, riềng, nghệ, ngổ… là những gia vị hay được dùng khi chế biến các món ăn từ cá. Chúng có tác dụng át mùi tanh của cá mà khi chúng ta chế biến cá hay ăn cá.

Các loại gia vị không chỉ giúp món ăn ngon miệng hơn mà còn giúp mùi tanh của cá được loại bớt.

Lá chè, lá ổi, lá cúc tần, lá găng, nước chè đặc hay chuối xanh… là những thứ thường được dùng để tẩm ướp với các loại cá khi chế biến, tùy theo từng vùng, từng địa phương. Tanin trong các nguyên liệu trên sẽ phản ứng với trimetylamin trong cá làm cho cá bớt tanh.

Chất chát của lá chè tươi khi dùng để ngâm cá giúp làm phân hoá những amin tanh, khiến cá giảm mùi hơn.
Chanh không chỉ giúp khử sạch mùi tanh cá mà còn rất hữu ích với các loại cá da trơn trong việc loại bỏ chất nhầy bên ngoài da.

Rượu, giấm có khả năng hòa tan được các chất amin gây mùi tanh. Dưới tác dụng của nhiệt độ khi đun nấu, rượu [giấm] sẽ bay hơi làm các chất tanh cũng bay theo. Mặt khác, rượu còn phản ứng với các acid tự do có trong cá tạo thành những este có mùi thơm ngon. Do vậy, nếu tẩm ướp cá với giấm [rượu] trước khi đem rán thì càng tốt.

Đối với cách làm này, bạn sẽ không còn bị mùi tanh của cá “hoành hành” khắp gian bếp nữa rồi.

3. Cách sơ chế cá đúng cách, khử mùi tanh của cá

Hy vọng bài viết sẽ mang đến những thông tin hữu ích, giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về nguồn gốc vì sao cá có mùi tanh. Đồng thời bạn sẽ tìm được những biện pháp đơn giản để có thể hoàn toàn khử sạch mùi tanh của cá. Những cách này cũng có thể áp dụng đối với nồi kho cá lâu ngày bạn nhé. Chúc các bạn thực hiện thành công!

Nguồn: //nhaxinhplaza.vn
Danh mục: Tư vấn

Trang Chủ Diễn Đàn > D - THƯ GIÃN & GIẢI TRÍ > Kiến Thức Hay > Cuộc Sống >

Cá là một loại thực phẩm lành mạnh. Dinh dưỡng từ cá có các chất quan trọng như protein, vitamin D và nguồn axit béo omega-3 tuyệt vời. Tuy nhiên, hầu hết các loài cá đều có mùi tanh, đặc biệt là cá biển, mùi tanh rất nồng. Vì thế mà khiến nhiều người e ngại khi chế biến món cá. Vì sao cá có mùi tanh? Làm thế nào để giảm bớt mùi tanh của cá? là câu hỏi rất nhiều người quan tâm.

1. Vì sao cá có mùi tanh?

Trong cá có nhiều chất dinh dưỡng mà nhiều người đang thiếu như: protein chất lượng cao, iốt, các vitamin và khoáng chất khác nhau. Ăn cá góp phần làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh về mắt cũng như cải thiện trí não. Tuy nhiên, công đoạn làm sạch cá và chế biến thành các món ăn ngon lại rất phức tạp. Hơn nữa, cá gây ra mùi tanh dai dẳng, bám trên cơ thể hay dụng cụ nhà bếp. Điều này khiến nhiều chị em nội chợ ngán ngẩm khi phải làm món cá. Câu hỏi đặt ra là vì  sao cá có mùi tanh? Mùi tanh của cá xuất phát từ đâu?

Cá có mùi tanh là do trong cá có chứa một chất có gốc amin [NH] có mùi vị tanh. Điển hình là trimetylamin N[CH3]3 là chất có mùi tanh nổi trội nhất. Người ta cũng đã định lượng được trong 100g cá nước ngọt có từ 66 – 116 mg trimetylamin. Còn trong 100g cá biển có từ 250 – 470 mg chất đó. Có lẽ vì thế nên chúng ta thường cảm thấy cá biển tanh hơn cá nước ngọt.

Trong một con cá cũng có những bộ phận tanh nhiều, tanh ít khác nhau. Chẳng hạn, chất nhớt ở bề mặt, mỡ, ruột, lớp màng đen ở bụng con cá mè và hoa khế trong đầu con cá trê… là những bộ phận tanh nhiều hơn so với phần thịt cá.

Trong cá chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho mắt và trí não nhưng nó lại có mùi tanh khó chịu mỗi khi chế biến

Mặt khác, khi cá đã chết hoặc bị ươn, càng để lâu cá càng tanh hơn. Vì một số vi khuẩn có khả năng biến các bazơ bay hơi trong cá thành trimetylamin. Mặc dù chưa biết công thức hóa học của chất tanh đó là gì nhưng trong dân gian từ xưa tới nay đã có nhiều cách để khử mùi tanh của cá như sau:

2. Một số cách khử mùi tanh của cá hiệu quả

Khi nấu cơm bạn khoan hãy bỏ đi phần nước vo gạo vì nó có rất nhiều công dụng. Một trong số đó là khử mùi tanh của cá vô cùng hiệu quả. Cá sau khi làm sạch, bạn có thể cắt khúc vừa ăn rồi ngâm vào nước vo gạo trong khoảng 15 – 20 phút. Sau đó vớt ra rửa sạch lại bằng nước là được.

Nước gạo có chứa các axit amin cần thiết giúp phân hoá các chất gây tanh và chất nhờn trên cá

Bạn có thể pha một chút muối vào nước [cho nước hơi mặn là được] rồi cho cá vào ngâm khoảng 5 – 10 phút. Hoặc bạn có thể dùng muối chà xát lên thân cá, sau đó đánh vảy và tiến hành làm sạch cá. Dùng muối có thể làm cá bớt nhớt và khử mùi tanh hiệu quả. Cuối cùng chỉ cần rửa sạch cá bằng nước trước khi chế biến.

Muối ăn là nguyên liệu sơ chế thường được sử dụng trong nấu ăn. Sử dụng muối ăn cũng có thể khử mùi tanh của cá.

Mỗi gia vị có những mùi thơm đặc trưng khác nhau. Ví dụ như hành, rau răm, thì là, ớt, gừng, riềng, nghệ, ngổ… là những gia vị hay được dùng khi chế biến các món ăn từ cá. Chúng có tác dụng át mùi tanh của cá mà khi chúng ta chế biến cá hay ăn cá.

Các loại gia vị không chỉ giúp món ăn ngon miệng hơn mà còn giúp mùi tanh của cá được loại bớt.

Lá chè, lá ổi, lá cúc tần, lá găng, nước chè đặc hay chuối xanh… là những thứ thường được dùng để tẩm ướp với các loại cá khi chế biến, tùy theo từng vùng, từng địa phương. Tanin trong các nguyên liệu trên sẽ phản ứng với trimetylamin trong cá làm cho cá bớt tanh.

Chất chát của lá chè tươi khi dùng để ngâm cá giúp làm phân hoá những amin tanh, khiến cá giảm mùi hơn.

Chanh cũng là một nguyên liệu giúp bạn khử mùi tanh cá rất hiệu quả. Các amin tanh trong cá là nhóm những chất có chứa bazơ. Khi kết hợp với acid hữu cơ có trong các chất chua [giấm, mẻ, khế, dọc, tai chua, sấu…] sẽ tạo thành các muối tương ứng và nước. Do vậy cá sẽ bớt tanh hoặc hết mùi tanh.

Kể cả mùi tanh khó chịu dính trên chảo rán cá, bạn cũng có thể sử dụng cách này. Sau khi đã rửa sạch dầu mỡ trên chảo rán cá, bạn cắt ½ quả chanh tươi, nhiều nước. Rồi chà xát nhẹ nhàng xung quanh thành chảo trong khoảng 2 – 3 phút. Cuối cùng, bạn chỉ việc rửa sạch nước cốt chanh bằng nước sạch là được.

Chanh không chỉ giúp khử sạch mùi tanh cá mà còn rất hữu ích với các loại cá da trơn trong việc loại bỏ chất nhầy bên ngoài da.

Rượu, giấm có khả năng hòa tan được các chất amin gây mùi tanh. Dưới tác dụng của nhiệt độ khi đun nấu, rượu [giấm] sẽ bay hơi làm các chất tanh cũng bay theo. Mặt khác, rượu còn phản ứng với các acid tự do có trong cá tạo thành những este có mùi thơm ngon. Do vậy, nếu tẩm ướp cá với giấm [rượu] trước khi đem rán thì càng tốt.

Đối với cách làm này, bạn sẽ không còn bị mùi tanh của cá “hoành hành” khắp gian bếp nữa rồi.

Cà phê là nguyên liệu pha chế thức uống được sử dụng phổ biến và không thể thiếu trong các gia đình Việt. Sau khi pha chế và thưởng thức những ly cà phê thơm ngon, bạn đừng vội vàng bỏ đi xác bã cà phê. Vì đây là nguyên liệu giúp khử mùi tanh của cá rất hữu hiệu.

Để sử dụng, bạn cần  lấy 1 lượng bã cà phê vừa đủ pha vào nước rửa chén bát. Làm sao để tạo thành một hỗn hợp dung dịch sệt vừa đủ không bị loãng. Sử dụng loại dung dịch này và miếng bọt biển rửa chén chà nhẹ nhàng lên bề mặt chảo, nồi, chén đĩa,… chế biến cá trong vòng 1 đến 2 phút.

Những nghiên cứu gần đây đã chứng minh được nước ion kiềm có những tác dụng tốt cho sức khoẻ. Bên cạnh việc bổ sung nước cho cơ thể, nước ion kiềm cũng được sử dụng rộng rãi để khử khuẩn, khử mùi cho thực phẩm. Nước ion từ trường Vkill với độ pH > 12, có tác dụng diệt khuẩn đến 99.99%. Công dụng nước ion từ trường Vkill:

  • Loại bỏ bớt độc tố, dư lượng kháng sinh trong thớ thịt
  • Diệt khuẩn, khử mùi hôi của thịt và gia cầm [ngan, vịt..]
  • Không váng, bọt khi luộc thịt, gia cầm
  • Giữ nguyên hương vị, thịt tươi thơm ngon.
  • Loại bỏ nhớt của cá da trơn, lươn, chạch…
  • Khử mùi tanh của thủy hải sản
  • Giúp diệt khuẩn, kéo dài thời gian bảo quản
  • Giữ nguyên hương vị tươi ngon của thủy Hải sản

>>>Xem thêm: MÁCH BẠN MẸO NHỎ KHỬ MÙI TANH CỦA HẢI SẢN

>>>Xem thêm: Nước rửa thực phẩm thiên nhiên – công nghệ tiên tiến Nhật Bản

Việc sơ chế cá đúng cách, không chỉ giúp các món ngon cá thêm thơm ngon, đậm đà. Mà nó còn giúp giảm thiểu mùi tanh lưu lại trên dụng cụ nhà bếp, đặc biệt là xoong nồi, chảo rán,… Vkill xin chia sẻ một vài mẹo sơ chế cá hữu ích để giảm thiểu mùi tanh cho các chị em nội trợ:

  • Đầu tiên, bạn cần mổ bỏ lòng, cắt vây và mang cá, đánh sạch vảy và loại bỏ sạch màng đen trong bụng.
  • Sử dụng nước ion từ trường Vkill xịt toàn bộ lên bề mặt con cá.
  • Ngâm cá với nước Vkill trong khoảng 5-10 phút sau khi đã rửa sạch. Dùng tay chà sát thân cá để loại bỏ chất nhờn trên da [đối với cá da trơn]. Đây là các bộ phận mang mùi tanh nặng nhất trên cá. Nếu không sơ chế kĩ, chúng sẽ khiến cho món ăn có mùi khó chịu. Song cũng lưu lại mùi tanh cứng đầu trên dụng cụ chế biến, xoong chảo,…
  • Bạn cũng nên rửa sạch lại cá đã sơ chế 1 lần nữa với nước muối pha loãng.

>>>Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng nước ion từ trường diệt khuẩn, khử khuẩn Vkill

Hy vọng bài viết sẽ mang đến những thông tin hữu ích, giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về nguồn gốc vì sao cá có mùi tanh.  Đồng thời bạn sẽ tìm được những biện pháp đơn giản để có thể hoàn toàn khử sạch mùi tanh của cá. Những cách này cũng có thể áp dụng đối với nồi kho cá lâu ngày bạn nhé. Chúc các bạn thực hiện thành công!

Video liên quan

Chủ Đề