Vì sao Triều đình nhà Nguyễn lại để mất nước ta vào tay thực dân Pháp

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

tại sao nói: việc để nước ta rơi vào tay thực dân pháp , 1 phần trách nhiệm thuộc về nhà nguyễn ?

Các câu hỏi tương tự

  • Toán lớp 8
  • Ngữ văn lớp 8
  • Tiếng Anh lớp 8

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Vì sao triều đình nhà Nguyễn để nước ta rơi vào tay thực dân Pháp? Thái độ của em về trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn?

Giúp mình vs các bạn

Các câu hỏi tương tự

  • Toán lớp 8
  • Ngữ văn lớp 8
  • Tiếng Anh lớp 8

19. 01. Khi lịch sử bị lãng quên, khi lòng dân bị ly tán….

Có bài viết vào ngày 19.01. 2011 vê đài tài này giờ Post lại vẫn như còn cồn cào nóng hổi..

TẠI SAO TRIỀU ĐÌNH NHÀ NGUYỄN LẠI ĐỂ MẤT NƯỚC [Nhàn Đàm]

Có một điều mà rất ít ai để ý là lịch sử cận đại Việt Nam luôn gắn liền với các triều đình của họ Nguyễn. Hay nói đúng hơn là gắn liền với các danh nhân, các vị anh hùng dân tộc mang họ Nguyễn. [Và Chính Phủ Việt Nam đương đại do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lãnh đạo cùng với 13 vị bộ trưởng các bộ quan trọng đều mang họ Nguyễn]

Triều đình Đàng Trong của chúa Nguyễn là triều đại phong kiến cuối cùng, xa rời dân chúng, bỏ bê quyền lợi của dân chúng, quên mất cái đạo lý trường tồn của Quốc Gia là “lấy dân làm gốc”, để cho chúng sanh lầm than. Cho nên triều đình đó đã bị sụp đổ

Vì triều đình quên mất mất dân, xa rời quyền lợi của dân, nên có người xuất thân từ áo vải mang họ Nguyễn khác, là anh em nhà Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ, tuy họ xuất thân từ miền thảo dã, nhưng họ biết vì dân, lấy dân làm gốc nên họ thành công lập nên cơ nghiệp của triều đại họ Nguyễn Tây Sơn

Sở dĩ Nguyễn Quang Trung kéo quân “ô hợp” ngàn dặm từ Phúc Xuân ra vẫn đánh cho 20 vạn hùng binh tinh nhuệ của nhà Thanh tan tác, không còn một mảnh giáp, và bình định được thiên hạ. Là bởi vì Nguyễn Quang Trung biết dựa vào lòng dân.

Nếu Nguyễn Quang Trung không nghe theo lời của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp: “Đạo quân vương lấy dân làm gốc, lòng dân mới là sức mạnh bài sơn đảo hải. Thanh-Nghệ là nơi thánh địa, nếu có được lòng dân ở đó, thì cuộc tiến quân ra Bắc lần này không những đánh tan được 20 vạn hùng binh của Tôn Sĩ Nghị, mà còn bình định được thiên hạ, dựng nên nghiệp lớn thiên thu…” [Thư trả lời cho Hoàng Đế Quang Trung của Nguyễn Thiếp] thì chắc có lẽ Ông đã không dừng lại vùng Thanh Nghệ để hiệu triệu lòng dân tuyển lính từ trong hương làng, thôn dã để làm nên một trận Đống Đa, Ngọc Hồi…kinh thiên động địa chấn động hãi hùng “Thiên Triều” phương Bắc.

Chúa Nguyễn ở Đàng Trong, vì quên dân mà mất cơ nghiệp. Nguyễn Huệ được lòng dân mà giữ gìn được giang sơn gấm vóc.
Nhưng khi vương triều của họ Nguyễn Tây Sơn, lại quên mất lòng dân, xa rời quyền lợi của dân chúng để tranh dành cũng cố quyền lực của người cai trị mà sinh ra tàn sát lẫn nhau. Thì lúc đó Nguyễn Ánh, một hậu duệ của chúa Nguyễn Đàng Trong, vốn trước đây đã bị Nguyễn Huệ năm lần bảy lượt đánh cho chạy tơi tả lại biết dựa lại vào lòng dân mà dựng lại nghiệp lớn cho vương triều của dòng họ của mình. Lập nên triều đại phong kiến cuối cùng của cho họ Nguyễn Phú Xuân

Nửa cuối XIX, trước nạn xâm lược của thực dân Pháp, vua Tự Đức và triều đình Nguyễn không phải không nhìn thấy, không dám chuẩn bị kháng chiến bảo vệ đất nước, vương triều. Những thành lũy Vauban, kinh nghiệm tiên tiến được thẩm định từ lâu ở Phương Tây đã được đưa vào xây dựng ở Gia Định từ 1799 rồi cả nước từ sau 1802, rồi trang bị vũ khí, phòng vệ cửa biển…

Tiếc thay, một lợi khí không bao giờ lạc hậu, không bao giờ thay đươc là “lòng dân“ thì triều đình Nguyễn, sau hơn nửa thế kỷ cầm quyền từ Gia Long, Minh Mạng… đến Tự Đức đã không nhìn thấu, mà tự đánh mất đi lòng dân, không dựa vào dân, bỏ rơi dân chúng để cuối cùng, triều đình Phú Xuân chấp nhận đầu hàng, nhằm giữ lấy quyền lợi làm vua, quan bù nhìn trong tay quân xâm lược Pháp.
Cho dù từ Gia Long Nguyễn Ánh, cho đến Minh Mạng, Tự Đức…đều là những vị vua anh hùng tài ba, có tài thao lược, tài kinh bang tế thế: Một Nguyễn Ánh với hai bàn tay trắng, đã bao lần không còn một binh một chốt, cuối cùng vẫn phanh thây, chém đầu… vua quan nhà Nguyễn Tây Sơn , vốn được mệnh là một triều đại thượng võ. Một Minh Mạng có ý chí quật cường, có tài thao lược, kiên định và sắt đá..Một Tự Đức văn võ song toàn, nghiêm minh lẫm lẫm cuối cùng thì cũng vẫn cúi đầu trước ngoại bang vì họ đã không tin dân

Sau hơn một thế kỷ bị giặc Pháp đô hộ, do triều đình nhà Nguyễn Phú Xuân chỉ vì quyền lợi của mình mà bỏ bê lòng dân. Thì lại có một họ Nguyễn khác, lại biết dựa vào lòng dân, biết lấy “khí dân” làm gốc để dành lại giang sơn gấm vóc từ tay thực dân. Đó là chí sĩ Nguyễn Ái Quốc. Ông đã biết dựa vào lòng dân “… mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần yêu nước của nhân dân lại trổi dậy, kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, lướt qua mọi nguy hiểm khó khăn, nhấn chìm tất cả lũ cướp nước và lũ bán nước..” [Hồ Chí Minh]

Đồng Minh Hội, một tổ chức nối kết mọi tầng lớp xã hội, không kể giàu nghèo, đẳng cấp chính kiến, một lực lượng “Dân Chúng” bao gồm Công-Nông-Binh-Sĩ-Trí Thức ấy chính là sức mạnh bất khả kháng để làm nên Cách Mạng Tháng 8, dành lại quyền độc lập tự chủ cho tổ quốc. Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời dựa hoàn toàn vào khối đại đoàn kết dân chúng

Quân đội Nhân Dân Việt Nam, nên nhớ là quân đội “Nhân Dân”, tiền thân của nó chỉ là một đội “Tuyên Truyền Giải Phóng Quân” vẻn vẹn có mấy chục chiến sĩ. Chỉ vì “tuyên ngôn” của đội quân ấy là “tuyên truyền lòng yêu nước của nhân dân làm sức mạnh” nên mới làm nên được một Điện Biên Phủ, mồ chôn quân thực dân xâm lược.

Cuộc đánh đuổi quân xâm lược phương Tây [Mỹ-Pháp] của dân tộc Việt Nam thắng lợi là nhờ vào chiến lược: “Chiến Tranh Du Kích- Trường Kỳ Kháng Chiến” dưới sự cầm quân của vị tướng thiên tài của nhân loại, một bậc “Võ Thánh“ của kim cổ là tướng Võ Nguyên Giáp. Chiến Tranh Du Kích là cuộc chiến của nhân dân, và chỉ có nhân dân mới làm được cuộc trường kỳ kháng chiến.

Những nhà lãnh đạo, cầm quyền Hà Nội biết tuyên truyền dựa vào dân, tin vào dân, nhờ vào dân nên mới đánh thắng được Mỹ, thống nhất đất nước Việt Nam. Chính quyền Sài Gòn chỉ tin vào sức mạnh của vũ khí, sức mạnh của đồng tiền, mà quên mất dân, đánh mất lòng dân nên thất bại trong cuộc chiến “nồi da xáo thịt” trước 1975 là một tất yếu của lịch sử

Quay ngược lại lịch sử, Triều đình nhà Hồ dưới sự cầm quyền của một danh tướng lẫy lừng, một nhà quân sự, một nhà cải cách tài ba nhưng vẫn bị thất bại. Vì sao?

Vương triều nhà Hồ kiên quyết kháng chiến, tiến hành hàng loạt các hoạt động chuẩn bị bước vào cuộc kháng chiến không tránh khỏi: Dời đô, xây dựng phòng tuyến. Một thành Tây Đô được gấp rút dựng nên từ 1397; một phòng tuyến kiên cố và kéo dài từ Đa Bang đến vùng Lục Đầu giang; rồi lấp, khóa các cửa sông bằng xích sắt, huy động xây dựng một đội quân chính quy với một ước ao nóng bỏng “ước gì ta có trăm vạn quân, ta chẳng sợ gì giặc phương Bắc cả“…

Nhưng, đau xót thay, tất cả những công sức chuẩn bị ấy của triều đình Hồ lại không được dựng xây trên một nền tảng, mà những tri thức đương thời từ Tả Tướng quốc Hồ Nguyên Trừng đã chỉ ra “thần không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo” đến Nguyễn Trãi, Thái Học sinh khai khoa của vương Triều Hồ, thẩm định “chính sự phiền hà, khiến trong nước lòng dân oán hận“.

Yêu nước, thừa quyết tâm kháng chiến, mà cuối cùng cha con vua Hồ Quý Lý, người anh hùng trong tâm thức của Nguyễn Trãi, phải để lại nỗi hận ngàn đời [anh hùng di hận kỷ thiên niên] bởi không có đủ tâm thức, năng lực, sự chuẩn bị, tổ chức, phát động, phát huy được sức mạnh yêu nước của lòng dân, đoàn kết của toàn thể quốc dân thành thế trận “muôn người như một”.

Vó ngựa quân Nguyên Mông tung hoành khắp thế giới. Toàn thế giới đã phải cúi đầu dưới vó ngựa kiêu hùng của viên mãnh tướng Thành Cát Tư Hãn. Cả Trung Nguyên của thiên triều Đại Hán cũng phải lê gối làm trâu ngựa cho quân Mông Cổ. Nhưng cuối cùng vó ngựa bách chiến bách thắng ấy cũng phải dừng chân mà chôn thây ở Bạch Đằng Giang ở Cửa Hàm Tử của nước Việt. Tại sao?

Tại vị các vị vua anh minh của nhà Trầnđã biết tin dân và biết lấy dân làm gốc rễ của giang giang sơn xã tắc. Họ vẫn luôn tìm thấy ở trong lòng dân tộc, quốc gia mình sức mạnh thần kỳ ở tinh thần yêu nước đoàn kết của toàn thể Đại Việt nên không ngừng tổ chức, khơi dậy, phát huy nó từ chúng dân

Triều đình Trần chăm lo xây dựng khối đoàn kết đó không chỉ bằng: “không có áo thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho ăn, quan còn nhỏ thì ta thăng thưởng, lương có ít thì ta tăng cấp, đi thủy thì ta cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa, lúc hoạn nạn thì cùng nhau sống chết, lúc nhàn hạ thì cùng nhau vui cười” mà còn dám và biết đòi hỏi trách nhiệm, nghĩa vụ trước vương triều, trước quốc gia trước tướng sĩ, chúng dân “….Các ngươi trông thấy quốc sỉ mà không biết thẹn, thân làm tướng phải hầu giặc, mà không biết tức, tai nghe nhạc để hiến ngụy sứ, mà không biết căm…[Chỉ ra cái nhục của lệ thuộc, chứ không phải là khiêng dân yêu nước như khiêng lợn, đạp vào mặt người dân yêu nước, đục bỏ di ngôn của tổ tiên vì sự khiếp nhược trước ngoại bang] .

Vua Trần mời các vị bô lão mọi miền về điện Diên Hồng, và đặt trước đại biểu của trăm họ [ như họp Quốc Hội] như đặt, trao trước chính các đại thần, trước triều đại của mình câu hỏi : “Nên hàng hay nên đánh?“.

Nhà Trần biết gần dân, thân dân, coi trọng dân và tin tưởng vào lòng dân, cho nên Đại Việt mới là mồ chôn, là nơi kết liễu mộng bá chủ hoàn cầu của vó ngựa Nguyên Mông.

Gần dân, đồng cam cộng cộng khổ với dân, vì dân, lấy dân làm gốc, đoàn kết, kêu gọi lòng yêu nước của dân, dựa vào dân và tin dân là cái đạo lý trường tồn từ cổ chí kim như vậy. Nếu xa rời những giá trị đạo lý đó, thì cho bất kỳ “Họ” nào, vương triều nào, chính phủ nào cũng sẽ trở thành “độc tài” hết. Mà kết cục của tất cả mọi sự “độc tài” trên thế giới từ xưa đến nay đều ở trên giá treo cổ, và đều trở thành tội nhân của lịch sử, tội đồ dân chúng. Không những sẽ bị “phế truất, tận diệt” mà còn bị nguyền rủa muôn đời.. . 19.01..11

thuận nghĩa

Video liên quan

Chủ Đề