Vì sao trong tủ lạnh bộ phận làm lạnh

Các bộ phận của tủ lạnh là gì? Cấu tạo như thế nào ? Nguyên lí hoạt động ra sao ? Đó là câu hỏi được khá nhiều người cần lời giải đáp. Hôm nay, các bạn hãy cùng Điện lạnh Nguyên Đức tìm hiểu kỹ vấn đề này trong bài viết sau đây nhé.

Các bộ phận của tủ lạnh

Có thể chia cấu tạo tủ lạnh thành hai phần chính là khung tủ lạnh và hệ thống làm lạnh. Sau đây là những phân tích chi tiết về vị trí, nhiệm vụ các bộ phận của tủ lạnh:

Khung tủ lạnh

Khung tủ lạnh bao gồm toàn bộ các bộ phận, chi tiết của tủ lạnh ở trạng thái bình thường mà chúng ta nhìn thấy như phần khung vỏ, cánh cửa và các ngăn tủ lạnh.

Khung tủ lạnh có vai trò chính là làm lạnh, bảo quản thực phẩm cũng như bao bọc các linh kiện, thiết bị của hệ thống làm lạnh

Hệ thống làm lạnh

Hệ thống làm lạnh có vai trò quan trọng trong cấu tạo tủ lạnh. Xem chi tiết phần dưới đây

Cấu tạo của tủ lạnh

Bao gồm các bộ phận và chức năng ra sao. khám phá nhanh:

Sensor nhiệt cảm ứng lạnh

Bộ phận này nằm trên ngắn đá. Nó có nhiệm vụ nhập mạch điện khi đã đủ nhiệt độ lạnh và khi đến nhiệt độ nhất định sẽ xả đá trong tủ lạnh. Thường thì Sensor cảm ứng từ -40C đến -70C.

Nếu nhiệt độ trong tủ quá 75 *C thì cầu chì sẽ tự đứt để ngắt mạch hoàn toàn trong tủ. Nếu tủ lạnh không có bộ phận này, có thể tủ sẽ bị hỏng luôn phần nhựa bên trong nếu như phần xả đá không chịu ngắt.

Xem ngay: Cách kiểm tra lốc còn sống hay chết

Dàn lạnh

Dàn lạnh còn được gọi là dàn bay hơi gồm các ống đồng có nhiệm vụ vận chuyển gas làm lạnh. Các ống đồng được mắc song song với hệ thông lá nhôm tản nhiệt với mật độ lớn giúp hấp thụ nhiệt tốt hơn

Khi hoạt động, dàn lạnh sẻ hấp thu nhiệt bên trong tủ bằng gas lạnh rồi xả chúng ra bên ngoài thông qua dàn nóng

Dàn nóng tủ lạnh

Dàn nóng hay còn gọi là dàn ngưng tủ lạnh cũng được làm từ ống đồng và mắc song song có chức năng là tản nhiệt ra bên ngoài

Khi gas được đưa đến dàn nóng, nhằm ngưng tụ thành chất lỏng có nhiệt độ thấp và áp suất cao, đồng thời thực hiện quá trình xả nhiệt ra môi trường trước khi đưa đến van tiết lưu để biến đổi áp suất

Motor quạt nằm bên trong ngăn đá

Nhiệm vụ chính của bộ phận này là lấy gió trao đổi nhiệt lạnh trong tủ.

Nó giúp thổi 1 phần hơi lạnh từ ngăn đá xuống ngăn dưới rau quả và chỉ có ở những tủ lạnh không đóng tuyết.

Xem thêm: Tủ lạnh bao lâu thì hết ga ?

Máy nén [Block] tủ lạnh

Nhiệm vụ chính của máy nén là hút hết hơi chất lạnh được tạo ra ở dàn bay hơi và duy trì áp suất cần thiết cho sự bay hơi ở nhiệt độ thấp. Bên cạnh đó, nó còn nén hơi từ áp suất bay hơi lên áp suất ngưng tụ, đẩy vào dàn ngưng.

Phải đủ năng suất, lưu lượng môi chất qua máy nén, khối lượng phù hợp với tải nhiệt của dàn bay hơi và dàn ngưng tụ.

Đây là chu trình hoạt động khép kín. Ngoài ra, còn có máy nén rôto nhưng chủ yếu được sử dụng trong máy điều hoà nhiệt độ và hiếm thấy trong tủ lạnh gia đình.

Timer hẹn giờ

Bộ phận này nằm sau lưng tủ trong phần hộp điện kế bên Compressor hay nằm trong ngăn rau quả tùy theo model thiết kế.

Nhiệm vụ của chúng là chạy theo chu trình 8 – 12h để chuyển mạch ngắt Compressor chuyển sang chế độ xả đá.

Chất làm lạnh[Gas]

Chất làm lạnh là dạng chất lỏng dễ bay hơi và được đặt trong tủ lạnh để tạo nhiệt độ lạnh.

Hiện nay nhiều hệ thống lắp đặt công nghệ sử dụng amoniac tinh khiết để thay cho chất làm lạnh. Loại nạp gas tủ lạnh thông dụng nhất được sử dụng là gas 134A.

Bo mạch điều khiển tủ lạnh

Mạch điều khiển thường xuất hiện trên dòng tủ lạnh inverter, công việc là để kiểm soát, điều khiển các chức năng của tủ lạnh

Đây được xem là bộ phận quan trọng nhất thực hiện mọi thao tác trên tủ, về cấu tạo thì mỗi hãng đều có thiết kế khác nhau

> Xem thêm: Giá Dịch vụ sửa tủ lạnh tại Đà Nẵng tại đây

Nguyên lý hoạt động của tủ lạnh

Sau khi hiểu được cấu tạo của tủ lạnh ta sẽ tìm hiểu tới nguyên lý hoạt động của nó. Nắm được nguyên lý hoạt động của tủ lạnh sẽ dễ dàng phát hiện ra hỏng hóc và sửa chữa. Các dòng tủ lạnh hiện nay đều hoạt động theo nguyên lý với 4 bước sau:

Bước 1: Nén khí gas

Môi chất lạnh khi đi tới máy nén sẽ ở thế khí và có nhiệt độ cùng áp suất thấp. Tại đây, dưới tác động của máy nén, sẽ lén gas thành dạng khí có nhiệt độ và áp suất cao.

Bước 2: Ngưng tụ tại dàn nóng

Khí gas sau khi được nén sẽ được đẩy tới dàn nóng. Tại đây nhờ quạt gió và các tấm nhôm tản nhiệt, chúng sẽ được ngưng tụ và hạ nhiệt thành luồng chất lỏng có áp suất cao và nhiệt độ thấp.

Bước 3: Giãn nở

Tiếp đó, môi chất lạnh sẽ theo ống dẫn tới van tiết lưu. Dưới tác dụng của van tiết lưu, chúng sẽ chuyển đổi thành dạng chất lỏng có nhiệt độ và áp suất thấp.

Bước 4: Hóa hơi tại dàn lạnh

Sau khi qua van tiết lưu, môi chất lạnh sẽ đi tới dàn lạnh. Tại đây chúng sẽ hấp thụ nhiệt độ bên trong tủ lạnh, tạo ra các luồng hơi mát thổi vào bên trong tủ lạnh đồng thời hóa hơi thành thể khí có nhiệt độ cao và áp suất cao. Luồng khí nóng này sẽ theo ống dẫn về tới máy nén và bắt đầu một chu kỳ mới.

Bảng báo giá vật tư linh kiện thay thế

Bảng giá được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2021

Linh kiện Đơn giá
Sensor nhiệt cảm ứng lạnh 500.000
Dàn lạnh Liên hệ
Motor quạt 650.000
Máy nén [Block] tủ lạnh 950.000 trở lên
Timer hẹn giờ 450.000
Gas Tùy theo ga và dung tích tủ
Bo mạch điều khiển 450.000 trở lên

Ghi chú:

Tất cả dịch vụ sửa chữa tủ lạnh + thay thế linh kiện có thời gian bảo hành từ 3 – 6 tháng

Bảng giá sửa chữa và vật tư trên mang tính tham khảo giá thực tế còn phụ thuộc:

  • Hãng tủ lạnh [LG, SamSung, Toshiba, Hitachi …]
  • Loại tủ lạnh [ Đóng tuyết, không đóng tuyết…]
  • Địa điểm [ gần trung tâm hoặc vùng ven]
  • Dung tích và ga của tủ lạnh

Qua những chia sẻ trên hy vọng mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về các bộ phận của tủ lạnh – cấu tạo và nguyên lý hoạt động của tủ lạnh. Với đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp cùng trang thiết bị hiện đại, công ty chúng tôi tiếp nhận sửa chữa máy lạnh, sửa máy giặt Toshiba, tủ lạnh,… đảm bảo giá tốt, uy tín, chất lượng.

Khám phá thêm: Tủ lạnh không đông đá nguyên nhân và cách sửa

Video liên quan

Chủ Đề