Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục là gì cho vì dù

Xã hội hóa giáo dục và vai trò của Nhà nước

Nguyễn Vân Nam

Các sinh viên tốt nghiệp tại trường SaigonTech năm 2008. Ảnh: Tuấn Linh

[TBKTSG] – Hiện vẫn còn khá nhiều ý kiến khác nhau xung quanh việc xã hội hóa giáo dục. Từng giảng dạy tại CHLB Đức, GS.TS. Nguyễn Vân Nam muốn đóng góp cách nhìn của ông về vấn đề này.

Vai trò của giáo dục lớn tới mức, nó có thể ảnh hưởng đến sự tồn vong của cả một dân tộc. Vì sao vậy? Vì giáo dục chính là trụ cột của một quốc gia để tạo dựng, giữ gìn và phát triển hệ giá trị xã hội.

Nền giáo dục có tốt thì mới góp phần tạo dựng, bảo vệ được một hệ giá trị nhân bản, phù hợp với đặc trưng tốt đẹp của dân tộc và vì vậy đủ sức mạnh làm nền tảng cho xã hội phát triển, hưng thịnh; ngược lại, với nền giáo dục kém và hệ quả đi kèm với nó, hệ giá trị yếu thì dân tộc đó khó có sức bật đi lên.

Trong quá trình toàn cầu hóa ngày nay, nhiều quốc gia phương Tây càng chú trọng phát triển giáo dục, coi đấy như một nhiệm vụ quan trọng của nhà nước trong việc giữ gìn bản sắc dân tộc. Họ ý thức rất rõ rằng trong thế giới ngày càng trở nên “phẳng” và mọi thứ đều giống nhau, một dân tộc muốn “nhận diện” được so với các dân tộc khác chỉ có thể dựa vào bản sắc dân tộc và nếu bản sắc dân tộc không còn thì điều đó đồng nghĩa với thảm họa dân tộc ấy sẽ bị xóa sổ, hòa tan.

Mặt khác, ngoài chức năng bao trùm trên, giáo dục còn mang một nhiệm vụ không kém phần quan trọng, đó là đảm bảo sự tồn tại và phát triển hay cụ thể hơn là hiện thực hóa quyền bình đẳng về cơ hội vào đời và tạo dựng cuộc sống của mỗi cá nhân trong xã hội. Bởi, để đạt được điều đó thì họ phải có cơ hội, ai cũng như ai, tiếp thu những giá trị, tri thức và kỹ năng mà nền giáo dục đã đưa lại cho họ.

Với ý nghĩa này, Hiến pháp của nước ta cũng coi “giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”; “mục tiêu của giáo dục là hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân” [điều 35]; “học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân” [điều 59]. Cần lưu ý rằng trách nhiệm biến những chức năng ấy của giáo dục thành hiện thực thuộc về Nhà nước; đây là nhiệm vụ cơ bản nhất của Nhà nước mà nếu từ bỏ nó, Nhà nước sẽ mất đi tính chính danh của mình. Sở dĩ như vậy vì chỉ có Nhà nước mới có đủ nguồn lực, điều kiện cần thiết để làm việc đó và hơn thế nữa, như trên đã nói, giáo dục liên quan mật thiết với sự hưng vong của xã hội nên muốn tồn tại, phát triển, Nhà nước phải đẩy mạnh giáo dục.

Vậy xã hội hóa giáo dục là gì? Nói một cách nôm na, đó cũng chỉ là một trong những phương cách để nhà nước thực hiện nhiệm vụ hiến định là tạo điều kiện cho con em của mọi tầng lớp trong xã hội đều được đến trường và mọi cái gì cản trở nó đều không phải xã hội hóa giáo dục. Nói cách khác, xã hội hóa giáo dục [hay không xã hội hóa] dù kiểu nào đi chăng nữa đều phải nhằm đạt được những mục tiêu thiết yếu của giáo dục và nhà nước, trong mọi trường hợp, luôn luôn phải chịu trách nhiệm chính, không thể chuyển giao trách nhiệm của mình cho ai khác. Càng không thể lợi dụng xã hội hóa để biến giáo dục, nhiệm vụ chính danh của nhà nước, thành một ngành kinh doanh lấy lợi nhuận làm mục tiêu thay thế.

Điển hình cho quan niệm như trên về phát triển giáo dục là CHLB Đức. Học sinh, sinh viên ở đây từ cấp phổ thông đến đại học đều được hưởng chế độ miễn học phí. Ngoài ra, riêng những học sinh, sinh viên nghèo [không đủ điều kiện vật chất sống tối thiểu] còn được nhà nước trợ cấp, “bù” thêm tài chính để họ có thể an tâm sống và học tập. Ngoài hệ thống trường công lập, tại Đức có tới 2.500 trường tư. Trong số ấy, theo quy định của pháp luật, bất kỳ trường tư nào được nhà nước công nhận văn bằng có giá trị tương đương trường công thì nhà nước có nghĩa vụ cung cấp toàn bộ tài chính cho hoạt động của trường đó. Điều này cho thấy giáo dục trong mọi trường hợp là nhiệm vụ không thể tách rời của nhà nước, kể cả khi giáo dục được xã hội hóa và cho tư nhân tham gia.

Tuy nhiên, không nên hiểu xã hội hóa giáo dục một cách đơn giản dưới góc độ huy động nguồn vốn đầu tư mà phải mở rộng ra nhiều góc độ, phạm vi khác nhau.

Trước hết, là dưới góc độ của người đi học. Xã hội hóa giáo dục ở đây có nghĩa tạo điều kiện để làm sao cho người đi học được tham gia vào việc quản lý của trường cũng như xây dựng chương trình học tập, giảng dạy. Ở Đức, trong hội đồng xét chọn chương trình của trường cũng như ở cấp thành phố, ngoài thành phần thầy cô, bắt buộc phải có đại diện học sinh tham gia. Ngoài ra, mỗi trường đều có một hội đồng riêng của học sinh, sinh viên [để đánh giá, góp ý cho nhà trường về chương trình, phương pháp giảng dạy…] và vì nó giúp cho nhà nước thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình nên hoạt động của hội đồng này cũng nằm trong số đối tượng mà nhà nước có nghĩa vụ hỗ trợ, đặc biệt là về mặt tài chính.

Ở một góc độ khác, xã hội hóa giáo dục nhìn từ phía thầy giáo, nhà trường chính là nhằm mục tiêu đảm bảo quyền tự do giảng dạy của họ hơn nữa. Ví dụ, ở Đức trước đây nhà nước đặt ra chương trình giảng dạy cố định, bắt thầy giáo phải dạy theo chương trình đó, kể cả phương pháp sư phạm. Với quá trình xã hội hóa, từng trường, từng địa phương, từng đối tượng học sinh được quyền có chương trình cũng như cách thức giảng dạy riêng cho phù hợp.

Còn dưới góc độ phụ huynh, xã hội hóa giáo dục là nhằm đảm bảo cho họ quyền tự do lựa chọn nơi học tập cho con em của họ. Có những gia đình giàu có, muốn con em của họ vào học ở những trường tốt hơn thì nhà nước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, tổ chức mở những cơ sở giáo dục tiện nghi, chất lượng cao hơn để đáp ứng nhu cầu. Nhưng, một lần nữa xin lưu ý xã hội hóa giáo dục không có nghĩa là nhà nước chuyển giao hay phó thác nhiệm vụ hiến định của mình cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, mà là tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia vào giáo dục, sao cho nó đáp ứng tốt nhất nhu cầu của mọi thành viên trong xã hội, sao cho ai cũng được đến trường, ai cũng có điều kiện hưởng cơ hội vào đời như nhau.

Nguyên Tấn ghi

05/02/2020 0 Quản lý giáo dục

Xã hội hóa giáo dục là gì? Bản chất và vai trò của xã hội hóa giáo dục như thế nào đối nên giáo dục của nước ta? Đây là một trong những vấn đề đang được Đảng và Nhà nước rất chú ý đến. Cùng Khóa Luận tốt Nghiệp tìm hiểu ngay những vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Xem thêm: 

Bản chất của nhà nước là gì? Đặc trưng và các mối quan hệ

Trình bày khái niệm về quản lý nhà trường là gì?

1. Xã hội hoá giáo dục là gì?

Xã hội hoá giáo dục là huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của Nhà nước để xây dựng một xã hội học tập; là việc thực hiện mối liên hệ phổ biến giữa hoạt động giáo dục và cộng đồng xã hội, làm cho giáo dục phù hợp với sự phát triển của xã hội, thích ứng với xã hội, duy trì sự cân bằng giữa hoạt động giáo dục và xã hội. 

Xã hội hoá giáo dục là làm cho hoạt động giáo dục mang tính xã hội. Trong đó người đi giáo dục và người được giáo dục trong mọi hoạt động về nội dung và phương thức thực hiện, kết quả đạt được đều mang tính xã hội, tính chuẩn mực xã hội rất cao. Giáo dục nhằm bồi đắp cho người học tư tưởng, hình thành ý thức chính trị, nhân cách, bản lĩnh dân tộc cùng với những tri thức khoa học, kỹ thuật, văn hoá, đạo đức, lối sống.

Công tác xã hội hoá giáo dục là đa dạng hoá các loại hình giáo dục; là quá trình trao đổi những kinh nghiệm, đổi mới nội dung chương trình, phương pháp, hình thức, phương tiện giáo dục một cách phù hợp với đối tượng và điều kiện nước ta. 

Tại Việt Nam, công tác xã hội hóa giáo dục là điều kiện cần thiết và tất yếu để phát triển giáo dục và đào tạo; là chủ trương đúng đắn mang tính chiến lược của Đảng. “xã hội hóa công tác giáo dục là chính sách huy động mọi nguồn lực của nhân dân, của các tổ chức kinh tế – xã hội tham gia vào sự nghiệp giáo dục, đầu tư vào hoạt động giáo dục trên cơ sở phù hợp với khả năng tài chính và trình độ chuyên môn nhằm xây dựng xã hội học tập”.

Văn kiện Đại hội IX của Đảng có nêu: “Thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục, phát triển đa dạng các hình thức đào tạo, đẩy mạnh việc xây dựng các quỹ khuyến khích phát triển tài năng, các tổ chức khuyến học, bảo trợ giáo dục”.

Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ X nhấn mạnh: “Đổi mới cơ cấu tổ chức, nội dung, phương pháp dạy và học theo hướng “Chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”. Phát huy trí sáng tạo, khả năng vận dụng, thực hành của người học. Đề cao trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội. Chuyển dần mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình giáo dục mở – mô hình xã hội học tập với hệ thống học tập suốt đời”.

Như vậy xã hội hóa công tác giáo dục là một quá trình mà cả cộng đồng và xã hội cùng tham gia vào giáo dục. Trong đó mọi tổ chức xã hội, gia đình và công dân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, phối hợp với nhà trường thực hiện các mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và an toàn. 

2. Bản chất và vai trò của công tác xã hội hóa giáo dục 

2.1. Bản chất của xã hội hóa công tác giáo dục 

Mác quan niệm: “ Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội”, nhân cách con người hình thành dưới tác động các mối quan hệ xã hội và thông qua các hoạt động giáo dục. Đó là cơ sở khoa học để chứng minh rằng xã hội hóa công tác giáo dục là việc làm thích hợp để trả lại cho giáo dục bản chất xã hội vốn có của nó. 

Xã hội được xem như sự hợp thành của các thành phần là nhà trường, gia đình, xã hội. Trong cấu trúc xã hội, giáo dục nằm trong các thành phần này, vì thế giáo dục không còn là trách nhiệm riêng một mình ngành giáo dục mà là của tất cả mọi thành phần, đòi hỏi có sự tham gia, gánh vác của toàn xã hội.

Cho nên đa dạng hóa các loại hình cung cấp dịch vụ và huy động, thu hút các tổ chức chính trị – xã hội, các ngành đoàn thể, các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân,… cùng tham gia vào sự nghiệp phát triển giáo dục dưới sự quản lý của Nhà nước để góp phần giáo dục cho trẻ em trong độ tuổi. Đó là bản chất của xã hội hóa công tác giáo dục.

2.2. Vai trò của xã hội hóa công tác giáo dục

  • Xã hội hoá công tác giáo dục góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. 
  • Xã hội hoá công tác giáo dục huy động được các nguồn lực, tiềm năng của xã hội, khắc phục khó khăn trong quá trình phát triển giáo dục. 
  • Xã hội hoá công tác giáo dục tạo sự công bằng, trách nhiệm, dân chủ trong hưởng thụ. 
  • Xã hội hoá công tác giáo dục góp phần nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước về giáo dục… 

2.3. Ý nghĩa của việc thực hiện xã hội hóa công tác giáo dục 

Thực hiện xã hội hóa công tác giáo dục là tạo ra một “xã hội học tập” góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho cộng đồng. Mở rộng hình thức giáo dục thường xuyên, tăng cường quy mô, hình thức dạy học cho toàn dân phấn đấu thực hiện tốt giáo dục toàn diện: đức, trí, thể, mỹ, lao động.

Coi trọng giáo dục tư tưởng chính trị, chú ý hình thành tư duy sáng tạo và năng lực thực hành cho người học… xã hội hóa công tác giáo dục góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, tạo nên những điều kiện vật chất và tinh thần để nâng cao chất lượng giáo dục; làm cho giáo dục thực sự phục vụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương, phục vụ trực tiếp lợi ích cho từng cá nhân; tạo điều kiện cho mục đích của giáo dục phù hợp với mục đích của từng cá nhân tham gia giáo dục.

Tạo điều kiện làm phong phú hơn cho nội dung và phương pháp giáo dục; thực hiện công bằng xã hội và dân chủ hoá giáo dục, nhờ dân chủ hóa mà mở rộng LLXH tham gia giáo dục, làm cho mọi người hiểu được giáo dục không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội, của mỗi gia đình, từng cá nhân người đi học.

3. Điều kiện thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục 

Xã hội hoá giáo dục thực chất là nhằm xóa bỏ mọi hình thức áp đặt của cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp, khơi dậy tiềm năng sáng tạo, năng động và nội lực to lớn trong mọi tầng lớp nhân dân để thúc đẩy sự phát triển của giáo dục và đào tạo phù hợp và đáp ứng sự phát triển của thời đại. Các điều kiện thực hiện Xã hội hoá công tác giáo dục: 

  • Dân chủ, công khai quá trình tổ chức và quản lý 
  • Nâng cao nhận thức và thực hiện các văn bản, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước về xã hội hóa công tác giáo dục 
  • Đa dạng hóa giáo dục và đào tạo 
  • Xây dựng và phát triển các tổ chức khuyến học 
  • Xây dựng và đẩy mạnh hoạt động phối hợp giữa xã hội với nhà trường và gia đình 
  • Tổ chức Đại hội ban đại diện cha mẹ học sinh các cấp 

Xem thêm: 

40 mẫu đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục thông dụng

Vai trò của giáo dục tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Trên đây là tham khảo giúp bạn đọc hiểu chi tiết hơn về khái niệm xã hội hóa giáo dục là gì cũng như ý nghĩa, vai trò và bản chất của công tác xã hội hóa giáo dục. Nếu trong quá trình làm bài luận bạn còn gặp bất kì thắc mắc gì, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 096.999.1080 đề được tư vấn giải đáp.

Nguồn: Khoaluantotnghiep.com

Tôi là Nguyễn Thủy Tiên, tôi theo học chuyên ngành kinh tế nhưng lại rất yêu thích viết lách. Đến nay, tôi đã có hơn 5 năm kinh nghiệm viết bài cũng như trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Hiện tại tôi là người đảm nhiệm vị trí Content Leader tại Khóa Luận Tốt Nghiệp, tất cả nội dung trên website đều được tôi lên kế hoạch và kiểm duyệt.

Hy vọng với vốn kiến thức và chuyên môn của mình, tôi có thể giúp các bạn tiếp cận thêm được thật nhiều những kiến thức bổ ích nhất!

Video liên quan

Chủ Đề