Vị trí phân bố đới nóng trên trái đất là

Vị trí Phân bố của đới nóng trên trái đất là

Trắc nghiệm: Vị trí phân bố của đới nóng trên Trái Đất là?

A. nằm giữa chí tuyến Bắc và Nam.

B. từ chí tuyến Bắc về vĩ tuyến 400 Bắc.

C. từ vĩ tuyến 400N – B đến 2 vòng cực Nam – Bắc.

D. từ xích đạo đến vĩ tuyến 200 Bắc – Nam.

Giải thích: Đới nóng có phạm vi nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam.

Chọn A.

Cùng Top tài liệu tìm hiểu nội dung bài Đới nóng. Môi trường xích đạo ẩm nhé!

a. Khí hậu

– Vị trí: Môi trường xích đạo ẩm nằm trong khoảng vĩ tuyến 5oB – 5oN (dọc 2 bên đường xích đạo)

– Đặc điểm

+ Nắng nóng và ẩm (quanh năm nóng trên 250C, độ ẩm >80%)

+ Mưa nhiều quanh năm (Từ 1500 – 2500 mm/năm)

Vị trí phân bố đới nóng trên trái đất là

+ Biên độ nhiệt khoảng 30oC.

b. Rừng rậm xanh quanh năm

– Nắng nóng và mưa nhiều quanh năm, tạo điều kiện thuận lợi cho rừng rậm xanh quanh năm phát triển

– Rừng có nhiều tầng, rậm rạp, xanh quanh năm và có nhiều loài chim thú sinh sống.

– Ở vùng cửa sông, ven biển lầy bùn có rừng ngập mặn.

– Chúng ta cần bảo vệ rừng và động vật quý hiếm.

– Giới hạn: Khoảng giữa hai chí tuyến, kéo dài từ Tây sang Đông thành một vành đai bao quanh Trái Đất.

– Đặc điểm:

+ Khí hậu: Nhiệt độ cao, mưa lớn, có gió tín phong đổi quanh năm.

+ Diện tích: Chiếm 1 phần diện tích lớn đất nổi.

+ Thực vật: Là nơi phân bố đến 70% chim thú và các loài cây.

+ Phân bố: Là khu vực đông dân và tập trung nhiều nước đang phát triển.

Câu 1. Môi trường đới nóng phân bố chủ yếu trong giới hạn của các vĩ tuyến nào ? Nêu tên các kiểu môi trường của đới nóng.

Lời giải chi tiết

– Môi trường đới nóng phân bố chủ yếu trong giới hạn của các vĩ tuyến 30°B và 30°N (giữa hai chí tuyến).

– Tên các kiểu môi trường của đới nóng: Môi trường xích đạo ẩm, môi trường nhiệt đới, môi trường nhiệt đới gió mùa, môi trường hoang mạc

Câu 2: Môi trường xích đạo ẩm có những đặc điểm gì ?

Lời giải chi tiết

– Môi trường xích đạo ẩm chủ yếu nằm trong khoảng vĩ độ từ 50B – 50N.

– Đặc điểm môi trường xích đạo ẩm:

+ Khí hậu nóng và ẩm quanh năm.

+ Chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng cao nhất và thấp nhất rất nhỏ (khoảng 3°C), nhưng sự chênh lệch giữa nhiệt độ ban ngày và ban đêm lại tới 10°C.

+ Lượng mưa trung bình năm từ 1500 đến 2500mm, mưa quanh năm, càng gần Xích đạo mưa càng nhiều.

+ Độ ẩm cũng rất cao, trung bình trên 80%, nên không khí ẩm ướt ngột ngạt.

+ Rừng phát triển rậm rạp, có nhiều loài cây mọc thành nhiều tầng, có nhiều loại cây dây leo. Trong rừng có nhiều loài chim, thú sinh sống.

Câu 3 Qua đoạn văn dưới đây, nêu một số đặc điểm của rừng rậm xanh quanh năm:

“Cả tuần nay, chúng tôi len lỏi trong rừng cây rậm rạp, phải dùng dao vất vả lắm mới mở được một lối đi nhỏ hẹp. Những con kiến càng rơi từ trên cành lá xuống để lại trên da thịt chúng tôi những vết cắn rát bỏng. Trên đầu, chung quanh và dưới chân, cây cối và dây leo bao quanh bốn phía. Chúng tôi chỉ có mỗi một khát khao cháy bỏng: được nhìn thấy trời xanh, mây trắng và thoát khỏi bầu không khí ngột ngạt, oi bức này”.

(Theo Giô-xép Grơ-li-ê)

Lời giải chi tiết

Đặc điểm của rừng rậm xanh quanh năm:

+ Khí hậu nóng quanh năm, nhiệt độ độ ẩm cao.

+ Lượng mưa lớn.

+ Rừng cây rậm rạp, nhiều tầng cây, tán lá chen chúc và che khuất ánh sáng mặt trời.

+ Động vật, thực vật rất phong phú.

Câu 4: Trong ba biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa dưới đây, biểu đồ nào phù hợp với ảnh chụp cảnh rừng kèm theo? Giải thích vì sao em chọn biểu đồ đó?

Lời giải:

Đây là ảnh chụp rừng rậm thường xanh quanh năm. Nhờ có các tầng trong rừng. Biểu đồ A phù hợp với ảnh chụp cảnh rừng vì đây là biểu đồ khí hậu có mưa nhiều quanh năm, nóng quanh năm (trên 27oC) và biên độ nhiệt năm thấp (1o – 2oC)

Vị trí phân bố của đới nóng trên Trái Đất là

Loại gió thổi quanh năm ở đới nóng là

Kiểu môi trường nào sau đây không thuộc đới nóng?

Từ 50B đến 50N là phạm vi phân bố của

Đặc điểm khí hậu của môi trường xích đạo ẩm là

Cảnh quan tiêu biểu của môi trường xích đạo ẩm là

Loại rừng nào thường phân bố ở vùng cửa sông, ven biển?

Tại sao rừng rậm xanh quanh năm có nhiều tầng cây?

Câu hỏi: Vị trí phân bố của đới nóng trên Trái Đất là:

A.nằm giữa chí tuyến Bắc và Nam.

B.từ chí tuyến Bắc về vĩ tuyến 40000Bắc.

C.từ vĩ tuyến 400N - B đến 2 vòng cực Nam - Bắc.

D.từ xích đạo đến vĩ tuyến 200Bắc - Nam.

Trả lời:

Đáp án đúng:A.nằm giữa chí tuyến Bắc và Nam.

Vị trí phân bố của đới nóng trên Trái Đất lànằm giữa chí tuyến Bắc và Nam.

Giải thích: Đới nóng có phạm vi nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về đới nóng nhé:

I. Đới nóng nằm ở đâu?

Đới nóng lànơi có nhiệt độ cao, Tín phong Đông Bắc & Tín phong Đông Nam thổi quanh năm từ hai dải cao áp chí tuyến về phía Xích đạo, chiếm một phần khá lớn diện tích đất nổi trên Trái Đất.

Môi trường nhiệt đới có 4 kiểu môi trường:môi trường xích đạo ẩm, môi trường nhiệt đới,môi trường nhiệt đới gió mùa,môi trường hoang mạc.

Trongsơ đồ phân loại khí hậucủaWladimir Köppen,khí hậu nhiệt đớiđược định nghĩa như là khí hậu phi khô cằn trong đó tất cả 12 tháng của năm có nhiệt độ trung bình trên 18°C (64,4°F).

- Đới nóng nằm giữa hai chí tuyến Bắc và Nam, kéo dài liên tục từ Tây sang Đông thành một vành đai bao quanh Trái Đất.

II. Đặc điểm của đới nóng

- Có nhiệt độ cao, Tín phong Đông Bắc và Tín phong Đông Nam thổi quanh năm từ hai dải áp cao chí tuyến về phía Xích đạo.

- Chiếm một phần lớn diện tích đất nổi trên Trái Đất, có giới thực, động vật hết sức đa dạng và phong phú.

- Là khu vực đông dân, tập trung nhiều nước đang phát triển trên thế giới.

- Có 4 kiểu môi trường: Môi trường xích đạo ẩm, môi trường nhiệt đới, môi trường nhiệt đới gió mùa, môi trường hoang mạc.

1. Môi trường xích đạo ẩm

- Khí hậu:

- Chủ yếu nằm trong khoảng từ 5°B đến 5°N.

- Khí hậu: nóng và ẩm quanh năm.

- Nhiệt độ: chênh lệch giữa tháng cao nhất với tháng thấp nhất rất nhỏ (khoảng 3°C), chênh lệch giữa ngày và đêm lại lớn (tới hơn 10°C).

- Lượng mưa: 1 500 - 2 500 mm, mưa quanh năm, càng gần Xích đạo mưa càng nhiều.

- Độ ẩm: rất cao, trung bình trên 80%, không khí ẩm ướt, ngột ngạt.

* Rừng rậm quanh năm

- Độ ẩm và nhiệt độ cao, tạo điều kiện thuận lợi cho rừng cây phát triển rậm rạp.

- Rừng có nhiều loài cây, mọc thành nhiều tầng rậm rạp và có nhiều loài chim, thú sinh sống.

2. Môi trường nhiệt đới

Đúng như tên gọi của nó, khí hậu của môi trường này được đặc trưng bởi nhiệt độ cao quanh năm và trong một năm có thời kì khô hạn trong khoảng từ tháng 3 đến tháng 9. Thời kì khô hạn này sẽ càng kéo dài, biên độ nhiệt độ lớn hơn khi nằm ở vị trí gần chí tuyến.

20oClà nhiệt độ trung bình hàng năm. Khoảng thời gian Mặt Trời đi qua thiên đỉnh chính là thời kì nhiệt độ tăng cao. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 500 mm đến 1500 mm.

Ngoài những đặc điểm chung với khí hậu môi trường nhiệt đới, khí hậu môi trường nhiệt đới gió mùa đặc đặc trưng bởi sự thay đổi nhiệt độ và lượng mưa theo mùa gió, thời tiết diễn biến thất thường hơn. Ở khu vực Nam Á và Đông Nam Á, về mùa hạ có gió thổi từ Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, không khí vào mùa hạ thường mát mẻ và mưa lớn. Về mùa đông, gió mùa thổi từ lục địa ra, không khí khô và lạnh. Gió ấm hơn khi về gần xích đạo.

  • Đặc điểm của môi trường nhiệt đới

Bên cạnh điều kiện khí hậu, sự đa dạng của môi trường nhiệt đới gió mùa và môi trường nhiệt đới thể hiện ở các đặc điểm khác như sinh vật, địa hình, sông ngòi và đất đai.

- Sinh vật

Sinh vật của môi trường nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa thay đổi theo mùa. Vào mùa mưa, thực vật và động vật đều tươi tốt, thay đổi một cách linh hoạt. Ở những khu vực mưa nhiều, rừng cây có nhiều tầng và có một số cây rụng lá vào mùa khô. Ở những khu vực mưa ít có đồng cỏ cao nhiệt đới.

Nhìn chung, thảm thực vật thay đổi dần về phía hai chí tuyến, rừng thưa chuyển sang đồng cỏ nhiệt đới hay còn gọi là xavan, tiếp là vùng cỏ mọc thưa thớt trên mặt đất cùng với những đám cây bụi gai được gọi là nửa hoang mạc.

- Địa hình, sông ngòi

Địa hình của môi trường nhiệt đới đa dạng, từ các vùng núi cao, đến vùng đồi, đồng bằng. Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa nhờ quá trình phong hoá diễn ra mạnh mẽ.

- Đất đai

Loại đất đặc trưng của môi trường này là đất Feralit. Do ở các miền đồi núi, trong mùa mưa, nước mưa thấm sâu xuống các lớp đất đá bên dưới, đến mùa khô, nước lại di chuyển lên trên mặt mang theo oxit sắt, nhôm tích tụ lâu ngày làm cho đất có màu đỏ vàng.

Nếu không được cây cối che phủ và quá trình canh tác không hợp lí, đất ở môi trường nhiệt đới gió mùa dễ bị xói mòn, rửa trôi và thoái hoá.

3. Môi trường nhiệt đới gió mùa

- Khí hậu nhiệt đới gió mùa là loại khí hậu đặc sắc của đới nóng điển hình là ở Nam Á và Đông Nam Á

- Nguyên nhân hình thành gió mùa : Do sự chênh lệch khí áp giữa lục địa và đại dương vào mùa đông và mùa hạ.

- Mùa hạ cógióthổitừẤnĐộDương vàTháiBìnhDương tới,đem theo không khímátmẻ vàmưa lớn.

- Mùa đông, giómùathổitừlụcđịachâuÁra,đem theo không khíkhôvàlạnh, càngvềgầnXíchđạo gióấmdầnlên.

- Có 2đặcđiểm nổi bật: nhiệtđộ, lượng mưa thayđổi theo mùa gió và thời tiết diễn biến thất thường.

- Nhiệtđộ trung bình năm trên 20oC. Biênđộ nhiệt trung bình năm khoảng 8oC.

- Lượng mưa trung bình năm trên 1000 mm nhưng thayđổi tuỳ thuộc vào vị trí gần hay xa biển, vào sườn núiđón gió hay khuất gió

- Thời tiết diễn biến thất thường. Mùa mưa có nămđến sớm, có nămđến muộn và lượng mưa có nămít, năm nhiều nên dễ gây ra hạn hán hay lụt lội.

4. Môi trường hoang mạc

Đặc điểm:

- Hoang mạc chiếm một diện tích khá lớn trên bề mặt Trái Đất, chủ yếu nằm dọc theo hai bên đường chí tuyến và giữa đại lục Á-Âu .
- Khí hậu ở đây hết sức khô hạn, khắc nghiệt. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm rất lớn.
- Do thiếu nước nên thực vật cằn cỗi, thưa thớt; động vật hiếm hoi.
- Dân cư chỉ tập trungở cácốcđảo là nơi có mạch nước ngầm lộ ra sát mặtđất..