Việc kiểm tra thực tế hàng hóa được thực hiện như thế nào

Điều 29 Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan có quy định về kiểm tra thực tế hàng hóa như sau:

“1. Nội dung kiểm tra gồm: Kiểm tra tên hàng, mã số, số lượng, trọng lượng, khối lượng, chủng loại, chất lượng, xuất xứ, trị giá hải quan của hàng hóa. Kiểm tra đối chiếu sự phù hợp giữa thực tế hàng hóa với hồ sơ hải quan.

2. Thẩm quyền quyết định hình thức, mức độ kiểm tra thực tế hàng hóa

Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra thực tế, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi tiếp nhận, xử lý hồ sơ hải quan căn cứ quy định tại Khoản 4 Điều 26 Nghị định này và thông tin liên quan đến hàng hóa để quyết định hình thức, mức độ kiểm tra thực tế hàng hóa.

Thời hạn hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hóa thực hiện theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 23 Luật Hải quan.

[ảnh minh họa: kiểm tra thực tế hàng hóa]

Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi tiếp nhận, xử lý hồ sơ hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa hoặc thủ trưởng cơ quan Hải quan quản lý địa điểm kiểm tra hàng hóa tập trung quyết định thay đổi mức độ, hình thức kiểm tra thực tế hàng hóa và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

3. Mức độ kiểm tra thực tế hàng hóa: Việc kiểm tra thực tế hàng hóa được thực hiện cho đến khi đủ cơ sở xác định tính hợp pháp, phù hợp của toàn bộ lô hàng với hồ sơ hải quan.

Công chức hải quan thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa theo quyết định của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan và căn cứ thông tin liên quan đến hàng hóa tại thời điểm kiểm tra; chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra đối với phần hàng hóa được kiểm tra.

4. Các hình thức kiểm tra thực tế hàng hóa:

a] Công chức hải quan kiểm tra trực tiếp;

b] Kiểm tra bằng các phương tiện kỹ thuật, các biện pháp nghiệp vụ khác;

c] Kiểm tra thông qua kết quả phân tích, giám định hàng hóa.

Trong quá trình kiểm tra thực tế hàng hóa nếu cần thiết phải thay đổi hình thức kiểm tra hàng hóa thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi kiểm tra thực tế hàng hóa quyết định. Kết quả kiểm tra thực tế bằng máy soi, thiết bị soi chiếu kết hợp với cân điện tử và các thiết bị kỹ thuật khác là cơ sở để cơ quan hải quan ra quyết định việc thông quan hàng hóa.

5. Trường hợp bằng các máy móc, thiết bị kỹ thuật hiện có tại Chi cục Hải quan, địa điểm kiểm tra hải quan, công chức hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa không đủ cơ sở để xác định tính chính xác đối với nội dung khai của người khai hải quan về tên hàng, mã số, chủng loại, chất lượng, khối lượng, trọng lượng thì yêu cầu cơ quan kiểm định hải quan thực hiện việc phân tích phân loại hoặc giám định để xác định các nội dung trên. 

Trường hợp cơ quan hải quan không đủ điều kiện để xác định tính chính xác đối với nội dung khai của người khai hải quan thì cơ quan hải quan trưng cầu giám định của tổ chức giám định theo quy định của pháp luật và căn cứ kết quả giám định để quyết định việc thông quan hàng hóa.

Trên đây là tư vấn của Luật Huy Thành về vấn đề nội dung kiểm tra thực tế hàng hóa để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí hoặc yêu cầu dịch vụ hỗ trợ pháp lý gọi 19006179 gặp Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.

Kiểm tra thực tế hàng hóa được quy định tại Khoản 18 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, theo đó:

1. Kiểm tra hàng hóa nhập khẩu trong quá trình xếp, dỡ từ phương tiện vận tải nhập cảnh xuống kho, bãi, cảng, khu vực cửa khẩu nhập và hàng hóa xuất khẩu đã thông quan được tập kết tại các địa điểm trong khu vực cửa khẩu xuất

a] Việc kiểm tra hàng hóa được thực hiện bằng máy soi hoặc các phương tiện kỹ thuật khác. Trường hợp phải kiểm tra theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 34 Luật Hải quan thì Chi cục Hải quan cửa khẩu thực hiện việc kiểm tra thực tế với sự chứng kiến của đại diện doanh nghiệp vận tải; doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi; cơ quan Cảng vụ tại cảng biển, cảng hàng không quốc tế hoặc Bộ đội Biên phòng;

b] Trách nhiệm của Chi cục Hải quan cửa khẩu:

b.1] Thông báo cho người vận chuyển, doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng danh sách lô hàng phải tiến hành kiểm tra;

b.2] Tiến hành kiểm tra theo quy định tại điểm a khoản này;

b.3] Lập Biên bản chứng nhận việc kiểm tra có chữ ký xác nhận của các bên quy định tại điểm a khoản này;

b.4] Chi trả các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc kiểm tra hàng hóa.

c] Trách nhiệm của người vận chuyển, doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng:

c.1] Thực hiện các thủ tục cần thiết để đưa hàng hóa đến địa điểm kiểm tra của cơ quan hải quan;

c.2] Tạo điều kiện thuận lợi trong việc vận chuyển hàng hóa đến khu vực kiểm tra theo yêu cầu cơ quan hải quan;

c.3] Doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi bố trí khu vực lưu giữ riêng hoặc sử dụng hệ thống quản lý cảng điện tử để xác định vị trí hàng hóa cần kiểm tra thực tế trong quá trình làm thủ tục hải quan;

c.4] Chứng kiến và ký xác nhận vào Biên bản chứng nhận việc kiểm tra.

d] Xử lý kết quả kiểm tra đối với hàng hóa nhập khẩu trong quá trình xếp, dỡ từ phương tiện vận tải nhập cảnh xuống kho, bãi, cảng, khu vực cửa khẩu nhập:

d.1] Trường hợp kiểm tra không phát hiện dấu hiệu vi phạm thì đơn vị được giao nhiệm vụ kiểm tra hàng hóa qua máy soi cập nhật thông tin kết quả kiểm tra qua máy soi trên Hệ thống.

Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu sử dụng kết quả kiểm tra qua máy soi trên để làm thủ tục hải quan theo quy định;

d.2] Trường hợp kiểm tra phát hiện dấu hiệu vi phạm, đơn vị được giao nhiệm vụ kiểm tra hàng hóa qua máy soi cập nhật kết quả kiểm tra trên Hệ thống; thông báo và phối hợp với doanh nghiệp kinh doanh, kho, bãi, cảng bố trí địa điểm lưu giữ riêng đối với lô hàng; phối hợp với Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan để thực hiện việc kiểm tra trực tiếp hàng hóa khi người khai hải quan đến làm thủ tục hải quan.

đ] Xử lý kết quả kiểm tra đối với hàng hóa xuất khẩu đã thông quan được tập kết tại các địa điểm trong khu vực cửa khẩu xuất:

đ.1] Trường hợp kiểm tra không phát hiện dấu hiệu vi phạm thì Chi cục Hải quan cửa khẩu cập nhật thông tin trên Hệ thống và giám sát hàng hóa xuất khẩu theo quy định;

đ.2] Trường hợp kiểm tra phát hiện dấu hiệu vi phạm, Chi cục Hải quan cửa khẩu phối hợp với doanh nghiệp kinh doanh, kho, bãi, cảng bố trí địa điểm lưu giữ riêng đối với lô hàng, cập nhật kết quả kiểm tra trên Hệ thống; thông báo cho người khai hải quan mở hàng hóa để kiểm tra trực tiếp và xử lý theo quy định.

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan căn cứ quy định của pháp luật về hải quan, yêu cầu quản lý tại từng khu vực kho, bãi, cảng, cửa khẩu và điều kiện thực tế về trang bị máy soi hoặc các phương tiện kỹ thuật khác để tổ chức triển khai việc kiểm tra hàng hóa nhập khẩu trong quá trình xếp, dỡ từ phương tiện vận tải nhập cảnh xuống kho, bãi, cảng, khu vực cửa khẩu nhập và hàng hóa xuất khẩu sau đã thông quan được tập kết tại các địa điểm trong khu vực cửa khẩu xuất phù hợp với quy định của pháp luật, cơ sở hạ tầng, máy móc, trang thiết bị và điều kiện thực tế tại từng khu vực kho, bãi, cảng, cửa khẩu.

2. Kiểm tra thực tế hàng hóa đối với những lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu khi làm thủ tục tại Chi cục Hải quan cửa khẩu

a] Đối với những lô hàng nhập khẩu phải kiểm tra thực tế hàng hóa thuộc diện đã tiến hành kiểm tra theo quy định tại khoản 1 Điều này thì công chức hải quan được sử dụng kết quả kiểm tra qua máy soi trong quá trình xếp, dỡ từ phương tiện vận tải nhập cảnh xuống kho, bãi, cảng, khu vực cửa khẩu nhập để làm thủ tục hải quan.

Trường hợp khi kiểm tra qua máy soi và các phương tiện kỹ thuật khác phát hiện dấu hiệu vi phạm thì thực hiện kiểm tra trực tiếp hàng hóa;

b] Đối với những lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra thực tế hàng hóa nhưng chưa kiểm tra theo quy định tại khoản 1 Điều này:

b.1] Đối với các Chi cục Hải quan được trang bị máy soi container, việc kiểm tra thực tế hàng hóa được thực hiện qua máy soi container, trừ trường hợp máy soi container gặp sự cố, hàng hóa không phù hợp với việc kiểm tra qua máy soi, hàng hóa bắt buộc phải kiểm tra trực tiếp bởi công chức hải quan theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan, lượng hàng hóa phải kiểm tra thực tế vượt quá công suất của máy soi container hoặc năng lực xếp dỡ của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi nơi lắp đặt máy soi.

Công chức hải quan căn cứ hình ảnh kiểm tra qua máy soi, thông tin trên tờ khai hải quan và các thông tin khác có được tại thời điểm kiểm tra để phân tích, đánh giá và kết luận về hình ảnh kiểm tra qua máy soi. Toàn bộ dữ liệu hình ảnh kiểm tra được lưu trữ trong Hệ thống máy soi theo quy định; hình ảnh kiểm tra qua máy soi được in từ Hệ thống và lưu kèm hồ sơ hải quan trong trường hợp người khai hải quan nộp hồ sơ hải quan giấy.

Trường hợp kết quả kiểm tra,qua máy soi cho thấy có dấu hiệu vi phạm pháp luật cần phải kiểm tra trực tiếp bởi công chức hải quan, công chức hải quan thực hiện kiểm tra qua máy soi báo cáo, đề nghị kiểm tra thực tế hàng hóa bằng hình thức kiểm tra trực tiếp;

b.2] Đối với Chi cục Hải quan chưa được trang bị máy soi container, việc kiểm tra thực tế hàng hóa được thực hiện bởi công chức hải quan. Việc kiểm tra được thực hiện như sau:

b.2.1] Trách nhiệm của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan:

Chi cục trưởng Chi cục Hải quan căn cứ thông tin liên quan đến hàng hóa vào thời điểm kiểm tra, thông tin tờ khai hải quan và các chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan để quyết định hình thức, mức độ kiểm tra thực tế hàng hóa theo quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 29 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này và giao cho một hoặc nhiều công chức hải quan thực hiện việc kiểm tra thực tế hàng hóa.

Trường hợp giao cho nhiều công chức hải quan cùng kiểm tra một lô hàng, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan phải chỉ định một công chức hải quan chịu trách nhiệm cập nhật kết quả kiểm tra của lô hàng vào Hệ thống;

b.2.2] Trách nhiệm của công chức hải quan:

Căn cứ hình thức, mức độ kiểm tra thực tế hàng hóa do Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định, trường hợp kiểm tra theo tỷ lệ, công chức hải quan căn cứ các thông tin liên quan đến hàng hóa vào thời điểm kiểm tra để lựa chọn phần hàng hóa cần kiểm tra theo tỷ lệ và chịu trách nhiệm đối với phần hàng hóa đó.

Trường hợp việc kiểm tra thực tế được giao cho nhiều công chức hải quan, công chức được giao trách nhiệm chung có trách nhiệm cập nhật kết quả kiểm tra thực tế vào Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.

3. Kiểm tra thực tế đối với hàng hóa được vận chuyển đến địa điểm kiểm tra tại Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hoặc địa điểm kiểm tra tập trung của Cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hoặc địa điểm kiểm tra tại chân công trình, nhà máy

a] Trường hợp lô hàng đã được kiểm tra qua máy soi theo quy định tại khoản 1 Điều này không phát hiện dấu hiệu vi phạm thì được sử dụng kết quả kiểm tra này để quyết định việc thông quan hàng hóa theo quy định;

b] Trường hợp kiểm tra đã được kiểm tra qua máy soi theo quy định tại khoản 1 Điều này phát hiện có dấu hiệu vi phạm thì yêu cầu Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa thực hiện niêm phong hàng hóa và giao cho người khai hải quan vận chuyển về Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan để kiểm tra trực tiếp hàng hóa;

c] Trường hợp hàng hóa chưa được kiểm tra qua máy soi theo quy định tại khoản 1 Điều này thì việc kiểm tra thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.

4. Kiểm tra về lượng hàng hóa

Cơ quan hải quan căn cứ vào nội dung khai hải quan, kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa hoặc kết quả giám định do cơ quan kiểm định hải quan thực hiện [nếu có] hoặc kết quả giám định tại tổ chức kinh doanh dịch vụ giám định theo quy định của pháp luật do người khai hải quan cung cấp [nếu có] để xác định khối lượng, trọng lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Trường hợp bằng phương pháp thủ công hoặc sử dụng máy móc, thiết bị kỹ thuật hiện có tại Chi cục Hải quan, địa điểm kiểm tra hải quan, cơ quan kiểm định hải quan, công chức hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa không đủ cơ sở để xác định tính chính xác đối với nội dung khai của người khai hải quan về khối lượng, trọng lượng hàng hóa thì tiến hành trưng cầu giám định tại tổ chức kinh doanh dịch vụ giám định theo quy định của pháp luật. Cơ quan hải quan căn cứ vào kết luận của tổ chức kinh doanh dịch vụ giám định để quyết định việc thông quan.

5. Việc kiểm tra thực tế để xác định tên hàng, mã số hàng hóa, trị giá hải quan, xuất xứ, hàng hóa đã qua sử dụng hoặc chưa qua sử dụng: thực hiện theo quy định tại các Điều 24, Điều 25 và Điều 27 Thông tư này.

Trường hợp cơ quan hải quan không đủ điều kiện để xác định tính chính xác đối với nội dung khai của người khai hải quan thì cơ quan hải quan thực hiện các quy định tại khoản 5 Điều 29 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 14 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP.

6. Đối với hàng hóa có yêu cầu bảo quản đặc biệt, không thể thực hiện kiểm tra thực tế tại các địa điểm kiểm tra của cơ quan hải quan thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định đưa hàng về các địa điểm đáp ứng yêu cầu bảo quản đặc biệt để kiểm tra thực tế hoặc căn cứ kết quả giám định để quyết định thông quan.

7. Trường hợp phương tiện vận tải đã làm thủ tục xuất cảnh, nếu chủ phương tiện vận tải ký hợp đồng bán cho đối tác nước ngoài [hợp đồng có quy định cảng giao nhận là cảng ở nước ngoài] thì đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu tại Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất cảnh cho phương tiện vận tải, gửi kèm các chứng từ chứng minh phương tiện vận tải đã làm thủ tục xuất cảnh cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất cảnh cho phương tiện vận tải và được miễn kiểm tra thực tế hàng hóa.

8. Đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập - tái xuất không thể niêm phong hải quan hoặc hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập có thời hạn khác, không thuộc diện niêm phong hải quan theo quy định tại Điều 50 Thông tư này, khi kiểm tra hải quan, công chức hải quan mô tả cụ thể tên hàng, số lượng, chủng loại, ký mã hiệu, xuất xứ [nếu có] hoặc chụp ảnh nguyên trạng hàng hóa lưu cùng hồ sơ hải quan. Khi làm thủ tục tái xuất, tái nhập, nếu hàng hóa thuộc diện phải kiểm tra hồ sơ hải quan hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa, công chức hải quan kiểm tra, đối chiếu với mô tả hàng hóa trên bộ hồ sơ hải quan tạm nhập, tạm xuất lưu tại cơ quan hải quan để xác định hàng hóa tái xuất, tái nhập đúng với hàng hóa đã tạm nhập, tạm xuất.

9. Kiểm tra thực tế hàng hóa theo đề nghị của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan

Việc kiểm tra thực tế hàng hóa theo quy định tại khoản này chỉ áp dụng đối với hàng xá, hàng rời và hàng hóa nhập khẩu phục vụ gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất, cụ thể như sau:

a] Sau khi nhận được đề nghị của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai gửi qua Hệ thống, Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa thực hiện việc kiểm tra thực tế hàng hóa. Trường hợp hai Chi cục Hải quan chưa có kết nối Hệ thống thì Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan thực hiện như sau:

a.1] Lập 02 Phiếu ghi kết quả kiểm tra theo mẫu số 06/PGKQKT/GSQL Phụ lục V; 02 Phiếu đề nghị kiểm tra thực tế hàng hóa theo mẫu số 07/PĐNKT/GSQL ban hành kèm Phụ lục V Thông tư này và gửi kèm 01 tờ khai hải quan [bản chính] trong trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy;

a.2] Niêm phong các chứng từ quy định tại điểm a.1 khoản này và giao người khai hải quan chuyển đến Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa để thực hiện việc kiểm tra thực tế.

b] Người khai hải quan thực hiện đăng ký thời gian, địa điểm kiểm tra thực tế với Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa;

c] Căn cứ kết quả kiểm tra của Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai cập nhật kết quả kiểm tra vào Hệ thống để quyết định thông quan hoặc giải phóng hàng hoặc đưa hàng về bảo quản.

Trên đây là tư vấn về kiểm tra thực tế hàng hóa. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 39/2018/TT-BTC. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.

Chúc sức khỏe và thành công!

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email .

Video liên quan

Chủ Đề