Viết đoạn văn về một tác phẩm văn học mà em yêu thích

Hãy viết một đoạn văn ngắn [khoảng 5 - 7 dòng] về một tác phẩm, tác giả

Viết một đoạn văn ngắn về một tác phẩm, tác giả hoặc nhân vật trong những tác phẩm văn học em đã học phần Soạn bài Thực hành Tiếng Việt trang 78 Cánh Diều. Sau đây mời các bạn cùng theo dõi chi tiết.

Đề bài: Hãy viết một đoạn văn ngắn [khoảng 5 - 7 dòng] về một tác phẩm, tác giả hoặc nhân vật trong những tác phẩm văn học em đã học; trong đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh như trong câu sau:

Có thể nói mỗi dòng chữ ông viết ra là một dòng nước mắt nóng bông tình xót thương ép thẳng ra từ trái tim vô cùng nhạy cảm của mình.

[Nguyên Đăng Mạnh]

Viết đoạn văn về một tác phẩm, tác giả hoặc nhân vật trong những tác phẩm văn học em đã học Mẫu 1

Hồng là một cậu bé sống trong một hoàn cảnh vô cùng bất hạnh. Em sinh ra bởi một cuộc hôn nhân không hạnh phúc, rồi cha qua đời vì nghiện ngập, mẹ em phải tha hương cầu thực, xa quê, xa gia đình, em sống với người họ hàng giàu có nhưng cay nghiệt. Dù cho bà cô luôn nói những lời cay nghiệt, không ngừng gieo rắc vào tâm hồn ngây thơ của cậu những hoài nghi, khinh miệt mẹ nhưng em không hề để tâm và luôn nhớ về mẹ với những kí ức đẹp đẽ nhất. Tình yêu thương mẹ khiến cậu có những suy nghĩ mạnh mẽ, dứt khoát, muốn hết lòng bảo vệ mẹ. Cậu ước những cổ tục giống như hòn đá hay cục thủy tinh, cậu sẽ nhai, sẽ nghiến cho vụn nát mới thôi. Đoạn trích đã thể hiện được những cung bậc cảm xúc của cậu bé Hồng, một tâm hồn trẻ thơ đầy những tổn thương nhưng tình yêu dành cho mẹ vẫn dạt dào, mãnh liệt, thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng và cao đẹp.

Viết đoạn văn về một tác phẩm, tác giả hoặc nhân vật trong những tác phẩm văn học em đã học Mẫu 2

Nhân vật Hồng trong đoạn trích “Trong lòng mẹ” là một cậu bé đáng thương. Cậu bé sống trong sự ghẻ lạnh của họ hàng bên nội và nhất là bà cô. Sau khi bố mất, mẹ đi làm ăn xa tận Thanh Hóa, Hồng phải sống cùng người cô độc ác. Bà cô muốn gieo rắc vào đầu cậu những hoài nghi để rồi “ruồng rẫy, căm ghét mẹ”. Nhưng điều đó vẫn không khiến cho tình yêu thương cũng như lòng kính trọng mẹ của Hồng mất đi. Đến khi gặp lại mẹ, Hồng đã vô cùng ngạc nhiên và xúc động. Cậu chạy đến, ngồi trong lòng mẹ để cảm nhận hơi ấm của tình yêu thương. Tình cảm mẫu tử là ngọn lửa ấm áp sưởi ấm trái tim Hồng. Tình yêu đó đủ đánh tan đi mọi ranh giới của sự cay nghiệt mà người cô đặt ra. Đoạn trích đã khắc họa chân thực những cay đắng, tủi cực của nhân vật Hồng, đồng thời khẳng định tình yêu thương sâu nặng với người mẹ bất hạnh.

Viết đoạn văn về một tác phẩm, tác giả hoặc nhân vật trong những tác phẩm văn học em đã học Mẫu 3

Đoạn trích "Bài học đường đời đầu tiên" nằm trong tác phẩm "Dế Mèn phiêu lưu kí" - tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Đoạn trích kể về một chú Dế Mèn sớm có ý thức tự lập, ham muốn làm việc, có bản lĩnh và cá tính mạnh mẽ, song bên cạnh đó cũng có không ít những sở thích ngông cuồng của tuổi trẻ. Trả giá cho sự “ngỗ nghịch” ấy là nỗi “ân hận” suốt đời của Dế Mèn. Tác giả đã thông qua truyện về thế giới loài vật, lồng vào đó những bài học triết lí nhân sinh sâu sắc: không nên làm những việc ngu dại, ngông cuồng chỉ để thoả mãn tính hiếu thắng, tính ích kỷ của mình; phải tự trọng, biết nghiêm khắc trước những thiếu sót của mình… Những bài học đạo lý ấy vừa nhẹ nhàng, vừa sâu sắc, thấm thía. Vì vậy tác phẩm không chỉ có giá trị đối với thiếu nhi Việt Nam, mà còn được tuổi thơ các nước Nga, Ru- ma-ni, Ba Lan, Ấn Độ, Nam tư, Đức, Pháp… rất yêu chuộng.

Viết một đoạn văn ngắn về một tác phẩm, tác giả hoặc nhân vật trong những tác phẩm văn học em đã học giúp các em học sinh củng cố phần Soạn bài Thực hành Tiếng Việt trang 78 Cánh Diều.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học sách Cánh Diều lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới.

  • Nhóm Tài liệu học tập lớp 6
  • Nhóm Sách Cánh Diều THCS

Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

8. Đọc những nhận định sau về văn chương và cho biết điểm gần gũi giữa những nhận định đó với quan điểm của Hoài Thanh trong văn bản Ý nghĩa văn chương.

a. Hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần.

[Ngô Thì Nhậm]

b. Công việc của nhà văn là phát hiện ra cái đẹp ở chỗ không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, để cho người đọc một bài học trong nhìn và thưởng thức.

[Thạch Lam]

c. Cảm động lòng người trước hết không gì bằng tình cảm và tình cảm  là cái gốc của văn chương.

[Bạch Cư Dị]

d. Tôi muốn các tác phẩm của tôi giúp mọi người trở nên tốt, có tâm hồn thuần khiết, tôi muốn chúng góp phần gợi dậy tình yêu con người, đồng loại và ý muốn đấu tranh mãnh liệt cho những lí tưởng của chủ nghĩa nhân đạo và sự tiến bộ của loài người.

[Sô- lô-khốp]

e. Niềm vui của nhà văn chân chính là niềm vui của người dẫn đường đến xứ sở cái đẹp. 

[Pau- tốp -xki]

Xem lời giải

3 đoạn văn mẫu lớp 6

Download.vn muốn giới thiệu Bài văn mẫu lớp 6: Đoạn văn trình bày suy nghĩ về một tác phẩm văn học đã học đã đọc.

Suy nghĩ về một tác phẩm văn học đã học hoặc đã đọc

Hy vọng với 3 đoạn văn mẫu dưới đây, các bạn học sinh lớp 6 sẽ có thêm ý tưởng cho bài viết của mình. Mời tham khảo nội dung chi tiết trong tài liệu.

Đề bài: Viết đoạn văn trình văn suy nghĩ của em về một tác phẩm đã học đã đọc trong đó có sử dụng một số trạng ngữ chỉ vị trí để liên kết các câu trong đoạn. 

Đoạn văn trình bày suy nghĩ về một tác phẩm văn học đã học đã đọc

Bài thơ “Những điều bố yêu” của Nguyễn Chí Thuật chính là lời tâm tình của người bố dành cho đứa con của mình. Vào ngày con sinh ra đời, người bố cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Từng đồ vật gắn liền với đứa con thơ đều khiến bố cảm thấy yêu thương: cái chỗ con nằm, mùi sữa với chiếu thâm, những hàng tã chéo giăng đầy nhà, mùi nước hoa dìu dìu khi con bị muỗi đốt được bà xoa, những góc bàn với đồ chơi của con. Trong hành trình trưởng thành của con, bố vẫn luôn ở bên cạnh. Bố đã lắng nghe tiếng gọi “Mẹ ơi”, dõi theo bước đi chập chững hay tiếng cười của con. Và rồi chỉ khi con vắng nhà một hôm, bố cảm thấy ngẩn ngơ, nhớ mong. Khắp mọi nơi trong nhà, bố đều có thể cảm nhận được hình bóng của đứa con. Có thể khẳng định, tình cảm của cha dành cho con là vô cùng chân thành, sâu sắc.

Suy nghĩ về một tác phẩm văn học đã học đã đọc - Mẫu 2

Tác phẩm “Cô bé bán diêm” của An-đéc-xen đã đem đến cho em nhiều cảm nhận. Nhà văn đã xây dựng nhân vật chính của truyện - một cô bé có hoàn cảnh bất hạnh. Cô bé mồ côi mẹ, bà nội mới qua đời. Em sống cùng với người bố độc ác. Đêm giao thừa lạnh lẽo, mọi người thì ở trong nhà quây quần bên gia đình. Vậy mà, ngoài đường, cô bé vẫn phải đi bán diêm. Không có ai quan tâm đến cô bé. Xung quanh, cửa sổ của các nhà đều sáng rực, trong phố sực nức mùi ngỗng quay. Đôi bàn tay của cô bé đã cứng đờ ra vì lạnh giá. Nhưng sự nghèo khổ thiếu thốn của cô bé bán diêm ở đây không chỉ về vật chất mà còn là về tinh thần, thiếu đi tình yêu được bao bọc của những người thân trong gia đình. Vì quá đói và lạnh, em ngồi nép vào góc tường rồi đốt một que diêm để sửa ấm. Em đốt từng que diêm lên, mỗi que diêm gửi gắm một mong ước. Những mong ước hoàn toàn chính đáng, nhưng rồi trước sự vô cảm của mọi người xung quanh, em bé bán diêm đã chết. Câu chuyện được viết ra với một ý nghĩa nhân văn cao đẹp, và một bài học lớn lao về tình yêu thương con người.

Suy nghĩ về một tác phẩm văn học đã học đã đọc - Mẫu 3

“Gió lạnh đầu mùa” là một truyện ngắn xuất sắc của Thạch Lam viết về trẻ em. Mở đầu tác phẩm, Thạch Lam đã khắc họa cho người đọc thấy được một khung cảnh buổi sáng mùa đông bằng những chi tiết rất tinh tế. Tiếp đến, tác giả đã dẫn dắt người đọc đến khung cảnh sinh hoạt của gia đình Sơn. Khi Sơn thức dậy, mẹ Sơn bảo Lan bê thúng quần áo ra. Nhìn chiếc áo bông cánh xanh đã cũ nhưng còn lành, mẹ Sơn nói: “Đây là cái áo của cô Duyên đấy”. Người vú già đã “với lấy cái áo lật đi lật lại ngắm nghía, tay mân mê các đường chỉ”. Khi nghe mẹ nói, Sơn cũng “nhớ em, cảm động và thương em quá”. Cậu xúc động khi thấy mẹ “hơi rơm rớm nước mắt”. Cái áo bông chính là kỉ vật gợi lên tình cảm mẫu tử thiêng liêng, tình anh em sâu đậm và tình thương của vú già nhân hậu. Trái ngược với cuộc sống sung túc của gia đình Sơn, những đứa trẻ trong xóm trọ lại có hoàn cảnh thật bất hạnh. Nào tằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc - chúng có hoàn cảnh nghèo khổ, vẫn phải mặc những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ. Môi chúng nó “tím lại”, chỗ áo quần rách “da thịt thâm đi”. Gió lạnh thổi đến, chúng nó lại “run lên, hai hàm răng đập vào nhau”. Lan đã nhìn thấy Hiên đang đứng “co ro” bên cột quán, trong gió lạnh chỉ mặc có manh áo “rách tả tơi”, “hở cả lưng và tay”. Cả hai chị em đều cảm thấy thương xót cho con bé. Sơn chợt nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo, nhớ đến em Duyên ngày trước vẫn cùng chơi với Hiên ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt thoáng qua trong tâm trí Sơn - đó là đem chiếc áo bông cũ của em Duyên cho Hiên. Cậu đã nói với chị gái của mình, nhận được sự đồng tình của chị. Lan hăm hở chạy về nhà lấy áo. Còn Sơn thì đứng yên lặng đợi chờ, trong lòng tự nhiên thấy “ấm áp vui vui”. Phần cuối truyện, mẹ Hiên đã đem cái áo bông đến trả mẹ của Sơn. Còn mẹ Sơn sau khi nghe rõ việc, đã cho mẹ Hiên mượn năm hào về may áo ấm cho con. Qua đây, truyện đã giúp người đọc cảm nhận được tình yêu thương, sự chia sẻ giữa những con người.

Cập nhật: 29/12/2021

Video liên quan

Chủ Đề