Vốn chủ sở hữu của ngân hàng thương mại la gì

Vốn chủ sở hữu của ngân hàng thương mại có thể được hiểu là nguồn tiền thuộc sở hữu hợp pháp của chủ NH trong một thời gian dài, chủ yếu bao gồm các khoản vốn NH được cấp, hoặc được đóng góp bởi những người chủ ngân hàng khi mới thành lập, cộng với những khoản được trích lập, giữ lại từ lợi nhuận hoạt động.

vốn chủ sở hữu của ngân hàng thương mại

Về cơ bản, cũng như các loại hình doanh nghiệp khác, vốn chủ sở hữu của ngân hàng thương mại không phải hoàn trả, chủ NH có thể tăng, giảm [với sự đồng ý của cơ quan chức năng], thay đổi cơ cấu của vốn chủ sở hữu của ngân hàng thương mại, hoặc quyết định các chính sách phân phối lợi nhuận vốn dĩ có ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn vốn này.

Song, là một định chế tài chính đặc biệt, vốn chủ sở hữu của ngân hàng thương mại mang một số điểm riêng có như về thành phần của vốn, vai trò của vốn, v.v… Với chức năng là trung gian tín dụng, NHTM chỉ lấy vốn chủ sở hữu làm bàn đạp ban đầu; Còn lại, họ không ngừng huy động tiền của các chủ thể khác trong xã hội và nền kinh tế để tài trợ cho các hoạt động của mình.

Do đó, ngay cả khi gia tăng về số lượng tuyệt đối theo đà phát triển của NH, vốn chủ sở hữu vẫn chỉ chiếm một tỉ trọng nhỏ, đôi khi là rất nhỏ [như trường hợp các NHTM Việt Nam] trong tổng nguồn vốn của NH. ví dụ: tại Deutsche Bank [một trong những NH hàng đầu Châu Âu và thế giới, có lịch sử từ năm 1876], đến 31/12/2006: Tổng nguồn vốn là 1.126 tỷ Euro, trong khi vốn chủ sở hữu chỉ là 32,8 tỷ Euro.

Tuy nhiên, chiếc bánh xe nhỏ ấy lại là khớp nối cho cả guồng máy ngân hàng, đóng vai trò sống còn trong việc duy trì các hoạt động thường nhật và đảm bảo khả năng phát triển lâu dài của NHTM, đồng thời các thành phần của vốn chủ sở hữu của ngân hàng thương mại cũng được phân loại một cách chi tiết để đáp ứng các công tác đánh giá vốn của NH [sẽ đề cập ở các phần sau].

Năm 1988, Uỷ ban giám sát ngân hàng Basel [Basel Committee on Banking Supervision] đã đưa ra văn bản: “Sự thống nhất quốc tế về đo lường vốn và các tiêu chuẩn vốn” [International Convergence of Capital Measurement and Capital Standards ], trong đó đưa ra định nghĩa dựa trên các thành phần của vốn tại NHTM [Capital ]_ mà bản chất là vốn chủ sở hữu.

Hiện tại, Luận Văn 24 đang cung cấp dịch vụ giá làm báo cáo thực tập, dịch vụ viết assignment , dịch vụ spss , làm tiểu luận thuê chuyên nghiệp nhất thị trường. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ từ A-Z.

Từ đó đến nay, đặc biệt là trong thời gian gần đây khi thị trường tài chính phát triển hết sức sôi động, hầu hết các NH trên thế giới đều áp dụng những chuẩn mực phân loại đó. Các nhà kinh tế và học giả Việt Nam cũng đi theo tinh thần của văn bản trên, song lại thiếu sự thống nhất về tên gọi. Điều này khiến cho việc tìm hiểu bản chất của phạm trù VCSH sao cho đúng với thông lệ quốc tế và pháp luật Việt Nam có phần phức tạp.

Trong những tài liệu thuộc lĩnh vực NH [của Việt Nam hoặc được dịch sang tiếng Việt], các tác giả đưa ra nhiều cách gọi tên khác nhau khi đề cập đến vốn chủ sở hữu của ngân hàng thương mại: “Vốn tự có”; hoặc “VCSH”; hoặc đồng nhất các khái niệm “Vốn”, “Vốn tự có”, “VCSH”. Trong các văn bản luật có liên quan, như Luật các tổ chức tín dụng [Số 02/1997/QH10] Chương I_Điều 20_khoản 13 và bản sửa đổi bổ sung [Số 20/2004/QH11] Điều 1_khoản 3, hay trong một văn bản quan trọng có đề cập trực tiếp những vấn đề về vốn của NH là Quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD [Số 457/2005/QĐ-NHNN] Phần II_Mục I_Điều 3, cũng chỉ đưa ra khái niệm “Vốn tự có”.

Tuy nhiên, như đã nói, xét về mặt bản chất, sau khi tổng kết nội dung các cuốn sách, nghiên cứu khoa học, và báo chí của Việt Nam bàn về vốn chủ tại NHTM, thì có thể thấy gốc rễ quan điểm của các tác giả đều thống nhất; tuy cách gọi khác nhau nhưng nội hàm và ngoại diên đều tương tự và đi theo tinh thần lý luận của Hiệp ước Basel .

#LV24 , #luan_van_24 , #luận_văn_24, #giá_thuê_viết_luận_văn_tốt_nghiệp

Xem thêm: //luanvan24.com/khai-niem-va-vai-tro-von-chu-huu-cua-ngan-hang-thuong-mai/

Ngân hàng thương mại là một tổ chức trung gian tài chính với các chức năng cơ bản là: trung gian tín dụng, trung gian thanh toán và chức năng tạo tiền. Để thực hiện được các chức năng này và đi vào hoạt động một cách có hiệu quả và có lợi nhuận thì đòi hỏi phải có một nguồn vốn ngân hàng hoạt động nhất định.

1. Khái niệm về vốn của ngân hàng thương mại

“Vốn của ngân hàng thương mại là những giá trị tiền tệ do bản thân ngân hàng thương mại tạo lập hoặc huy động được dùng để cho vay, đầu tư hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác ”.

Khái niệm trên đã nói đầy đủ những thành phần tạo nên vốn của ngân hàng thương mại. Về thực chất vốn của ngân hàng thương mại là bao gồm các nguồn tiền tệ của chính bản thân ngân hàng và của những người có vốn tạm thời nhàn rỗi.

2. Vai trò của nguồn vốn trong ngân hàng

2.1 Vốn quyết định năng lực thanh toán và đảm bảo uy tín của ngân hàng

Ngân hàng hoạt động dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau, nếu không có uy tín thì ngân hàng không thể tồn tại và ngày càng mở rộng hoạt động của mình. Uy tín được thể hiện ở khả năng sẵn sàng chi trả cho khách hàng của ngân hàng. Khả năng thanh toán của ngân hàng càng cao thì vốn khả dụng của ngân hàng càng lớn.

2.2 Vốn quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng

Cạnh tranh là một trong những quy luật của nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh giúp các doanh nghiệp có khả năng tự hoàn thiện mình hơn. Với ngân hàng vốn chính là yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng.

Thực tế đã chứng minh: quy mô vốn, trình độ nghiệp vụ, phương tiện kỹ thuật hiện đại là điều kiện tiền đề cho việc thu hút nguồn vốn, và nguồn vốn lớn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong việc mở rộng quan hệ tín dụng với các thành phần kinh tế xét cả về quy mô, khối lượng tín dụng, chủ động về thời hạn, lãi suất.

Xem thêm: Vai trò của việc huy động vốn trong hoạt động của ngân hàng?

3. Cơ cấu vốn của Ngân hàng thương mại

Vốn của ngân hàng thương mại bao gồm:

  • Vốn chủ sở hữu.
  • Vốn huy động.
  • Vốn đi vay.
  • Vốn khác.

Mỗi loại vốn đều có tính chất và vai trò riêng trong tổng nguồn vốn hoạt động của ngân hàng và đều có những tác động nhất định đến hoạt động kinh doanh của NHTM.

3.1 Vốn chủ sở hữu

Đây là nguồn vốn thuộc quyền sở hữu của chính ngân hàng, ngân hàng có toàn quyền sử dụng gồm các trang thiết bị, cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhà cửa… Đây là nguồn vốn khá quan trọng, trước hết nó tạo uy tín cho chính ngân hàng.

Đối với mỗi ngân hàng, nguồn hình thành và nghiệp vụ hình thành loại vốn rất đa dạng tuỳ theo tính chất sở hữu, năng lực tài chính của chủ ngân hàng, yêu cầu và sự phát triển của thị trường.

3.2 Nguồn vốn hình thành ban đầu

Trước khi tiến hành kinh doanh, theo quy định của pháp luật, ngân hàng phải có một lượng vốn nhất định, đó là vốn pháp định [hay vốn điều lệ].

Tuỳ theo hình thức sở hữu, do nhà nước cấp nếu là ngân hàng quốc doanh, do cổ đông đóng góp nếu là ngân hàng cổ phần, do các bên đóng góp nếu là ngân hàng liên doanh và của cá nhân nếu là ngân hàng tư nhân.

3.3 Nguồn vốn bổ sung trong quá trình hoạt động

Vốn chủ sở hữu của ngân hàng không ngừng được tăng lên theo thời gian nhờ có nguồn vốn bổ sung. Nguồn bổ sung này có thể từ lợi nhuận hay từ phát hành thêm cổ phần, góp thêm, cấp thêm… Nguồn vốn bổ sung này tuy không thường xuyên song đối với các ngân hàng lớn từ lâu đời thì nguồn bổ sung này chiếm một tỷ lệ rất lớn.

Xem thêm: Vốn điều lệ ngân hàng là gì và đóng vai trò quan trọng như thế nào?

3.4 Các quỹ

Trong quá trình hoạt động, ngân hàng có nhiều quỹ. Mỗi quỹ có một mục đích riêng: Quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tổn thất, quỹ bảo toàn vốn, quỹ phúc lợi, quĩ khen thưởng… Nguồn để hình thành nên các quỹ là từ lợi nhuận.

3.5 Nguồn vay nợ có thể chuyển đổi thành cổ phần

Các khoản vay nợ trung và dài hạn, ổn định có khả năng chuyển đổi thành cổ phần thì được coi là một bộ phận vốn chủ sở hữu của ngân hàng. Ngân hàng có thể sử dụng vốn theo các mục đích kinh doanh của mình như có thể đầu tư vào nhà cửa, đất đai.

3.6 Các nguồn vốn huy động là gì?

Vốn huy động là bộ phận lớn nhất trong tổng nguồn vốn của ngân hàng thương mại. Với việc huy động vốn, ngân hàng có được quyền sử dụng vốn và có trách nhiệm phải hoàn trả cả gốc lẫn lãi đúng hạn cho người gửi.

Tiền gửi thanh toán [tiền gửi giao dịch ]

Đây là khoản tiền của các doanh nghiệp và cá nhân gửi vào ngân hàng với mục đích là sử dụng các dịch vụ thanh toán của ngân hàng. Khoản tiền gửi thanh toán này có thể được trả lãi hoặc không được trả lãi tuỳ thuộc vào mỗi ngân hàng.

Tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp, các tổ chức xã hội

Nhiều doanh nghiệp, tổ chức xã hội có các hoạt động thu, chi tiền theo các chu kỳ xác định. Họ gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lãi. Tuy khoản tiền này không linh hoạt bằng tiền gửi thanh toán nhưng bù lại tiền gửi có kỳ hạn lại có lãi suất cao hơn.

Tiền gửi tiết kiệm của dân cư

Trong cộng đồng dân cư luôn có những người có khoản tiền tạm thời nhàn rỗi. Họ gửi tiền vào ngân hàng nhằm thực hiện các mục đích bảo toàn và sinh lời đối với những khoản tiền đó. Người gửi tiết kiệm sẽ có sổ tiết kiệm xác định rõ thời gian và hình thức trả lãi đã thoả thuận với ngân hàng.

Tiền gửi của các ngân hàng khác

Đây là nguồn tiền gửi có qui mô thường nhỏ, giữa các ngân hàng luôn có tiền gửi của nhau. Mục đích của việc gửi tiền này là để đảm bảo thanh toán thuận tiện, phục vụ tối đa lợi ích cho khách hàng của mình.

Vốn đi vay

Bên cạnh việc huy động tiền gửi, nhiều lúc các ngân hàng cũng phải đi vay để đảm bảo thanh toán, đảm bảo dự trữ bắt buộc. Các ngân hàng có thể vay ở:

Vay ngân hàng Nhà nước

Khi các ngân hàng thương mại có nhu cầu cấp bách về vốn thì người dang tay cứu giúp sẽ là ngân hàng trung ương. Hình thức vay chủ yếu là tái chiết khấu [hay tái cấp vốn]. Các ngân hàng thương mại sẽ mang các trái phiếu mà mình đã chiết khấu lên ngân hàng trung ương để tái chiết khấu.

Vay các tổ chức tín dụng khác

Đây là các khoản vay mượn lẫn nhau giữa các ngân hàng hoặc giữa ngân hàng với các tổ chức tín dụng khác trên thị trường liên ngân hàng. Hình thức vay này rất đơn giản, ngân hàng vay chỉ cần liên hệ trực tiếp với ngân hàng cho vay hoặc thông qua ngân hàng đại lý.

Vay trên thị trường vốn

Các ngân hàng có thể phát hành giấy nợ [kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu] trên thị trường vốn để huy động vốn trung và dài hạn. Những ngân hàng lớn có uy tín hoặc trả lãi cao sẽ có khả năng vay được nhiều hơn các ngân hàng nhỏ.

3.7 Vốn khác

Nguồn uỷ thác

Ngân hàng thương mại thực hiện các dịch vụ uỷ thác qua đó làm tăng nguồn vốn của ngân hàng như uỷ thác đầu tư, uỷ thác cho vay, uỷ thác cấp phát, uỷ thác giải ngân và thu hộ.

Nguồn trong thanh toán

Các khoản thanh toán không dùng tiền mặt như: L/C, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi hoặc đồng tài trợ cũng giúp ngân hàng làm tăng nguồn vốn của mình.

Nguồn khác

Ngân hàng thương mại thực hiện các dịch vụ uỷ thác như uỷ thác cho vay, uỷ thác đầu tư, … Các hoạt động này tạo nên nguồn uỷ thác tại ngân hàng. Ngoài ra , các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt có thể hình thành nguồn vốn trong thanh toán.

Xem thêm: Thị trường liên ngân hàng và những thông tin quan trọng cần biết?

4. Vai trò của hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại

4.1 Đối với toàn bộ nền kinh tế

Tiết kiệm và đầu tư là những cơ sở nền tảng của nền kinh tế. Thông qua các kênh huy động vốn, các khoản tiết kiệm chuyển thành đầu tư góp phần làm tăng hiệu quả của nền kinh tế.

4.2 Đối với những người có vốn nhàn rỗi

Việc huy động vốn của ngân hàng trước hết sẽ giúp cho họ những khoản tiền lãi hay có được các dịch vụ thanh toán đồng thời các khoản tiền không bị chết, luôn được vận động, quay vòng.

4.3 Đối với những người cần vốn

Họ sẽ có cơ hội mở rộng đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh từ chính nguồn vốn huy động của ngân hàng. Việc huy động vốn của ngân hàng giúp cho nền kinh tế có được sự cân đối về vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

4.4 Đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại.

Vốn là cơ sở để ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh. Để bước vào hoạt động kinh doanh thì đầu tiên ngân hàng phải cần có vốn. Nguồn vốn phản ánh tiềm năng và sức mạnh của ngân hàng.

4.5 Vốn quyết định quy mô hoạt động của ngân hàng.

Hoạt động tín dụng của ngân hàng phụ thuộc vào vốn của ngân hàng. Có được nhiều vốn ngân hàng sẽ có điều kiện để đưa ra các hình thức tín dụng linh hoạt, có điều kiện để hạ lãi suất từ đó sẽ làm tăng quy mô tín dụng.

Xem thêm: Vai trò của thị trường vốn tại Việt Nam

4.6 Vốn quyết định khả năng thanh toán và uy tín của ngân hàng

Điều kiện đầu tiên để xây dựng được uy tín của ngân hàng chính là vốn của ngân hàng. Trong nên kinh tế bất ổn hiện nay, khả năng thanh toán luôn được các ngân hàng ưu tiên hàng đầu và để được như vậy thì các ngân hàng luôn tìm cách huy động được nhiều vốn hơn.

4.7 Vốn quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng

Trong thời đại kinh tế cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, vốn là điều kiện để các ngân hàng tham gia cạnh tranh. Đồng thời nó lôi kéo khách hàng mới, giữ chân các khách hàng truyền thống.

Vốn của ngân hàng lớn giúp cho ngân hàng có khả năng tài chính dồi dào để cạnh tranh với các ngân hàng khác: hạ lãi suất, linh hoạt về thời hạn tín dụng, hình thức trả lãi…Các dịch vụ ngân hàng sẽ ngày càng được cải tiến, phát triển và được thực hiện tốt hơn.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề