Xã hội có vai trò như thế nào với đạo đức ví dụ

Mục lục bài viết

  • 1. Khái niệm chuẩn mực xã hội
  • 2. Nội dung của chuẩn mực xã hội
  • 3. Phân loại chuẩn mực xã hội
  • 4. Tính vận động, biến đổi của chuẩn mực xã hội
  • 5. Vai trò của chuẩn mực xã hội đối với đời sống xã hội

1. Khái niệm chuẩn mực xã hội

Mọi cá nhân đều có liên hệ với người khác [cha mẹ, anh em, bạn bè, nhóm xã hội, các thiết chế xã hội...] bằng những cách thức nào đó, nằm trong một cấu trúc xã hội phức tạp bao quanh mình, định hướng cho các hành vi, hoạt động của mình. Trong cuộc sống xã hội hàng ngày, con người [các cá nhân và nhóm xã hội] thường xuyên thực hiện các hành vi xã hội nào đó nhằm đạt được hoặc thoả mãn những nguyện vọng, nhu cầu hay lợi ích nhất định. Hành vi của họ thường được định hướng và tuân theo những quy tắc, yêu cầu, đòi hỏi xã hội nào đó nhằm áp đặt một phương thức ứng xử nhất định cho các cá nhân, nhóm xã hội.

Dù muốn tự do thực hiện những hành vi, hoạt động theo ý cộng đồng người...] đặt ra nhằm “áp đặt” cho hành vi xã hội của mỗi người. Điều đó nói lên nguồn gốc xã hội của chuấn mực xã hội - hình thành từ chính nhu cầu điều tiết, điều chỉnh các mối quan hệ xã hội đa dạng, phức tạp của đời sống xã hội. Đối với các thành viên của xã hội, chuẩn mực xã hội được coi là một giá trị chi phối rộng rãi và được tuân theo một cách phổ biến.

Như vậy,“Chuẩn mực xã hội là hệ thống các quy tắc, yêu cầu, đòi hỏi của xã hội đối với mỗi cá nhân hay nhóm xã hội, trong đó xác định ít nhiều sự chính xác về tính chất, mức độ, phạm vi, giới hạn của cái có thể, cái được phép, cái không được phép hay cái bắt buộc phải thực hiện trong hành vi xã hội của mỗi người, nhằm củng cố, đảm bảo sự ổn định xã hội, giữ gìn trật tự, kỷ cương, an toàn xã hội”.

2. Nội dung của chuẩn mực xã hội

Thứ nhất, chuẩn mực xã hội là hệ thống các quy tắc, yêu cầu, đòi hỏi của xã hội, do chính các thành viên của xã hội đặt ra nhằm định hướng cho hành vi của mỗi cá nhân.

Thứ hai, chuẩn mực xã hội không phải là một cái gì đó chung chung, trừu tượng, khó nhận biết, mà nó luôn được xác định một cách cụ thể, rõ ràng ở mức độ ít hay nhiều sự chính xác về tính chất, mức độ, phạm vi và giới hạn của những khía cạnh, chỉ báo liên quan đến hành vi xã hội của mỗi người; bao gồm cái có thể, cái được phép, cái không được phép hay cái bắt buộc phải thực hiện.

“Cái có thể” là khái niệm dùng để chỉ khả năng thực hiện hay không thực hiện một hành vi xã hội của cá nhân con người khi tham gia hoặc ở trong một tình huống, sự kiện xã hội, quan hệ xã hội nhất định. Chẳng hạn, một người phát hiện, hông thấy một người khác đang có nguy cơ chết đuối nếu không được cứu kịp thời. Trong tình huống này, người phát hiện nhảy xuống hay không nhảy xuống nước cứu người bị nạn phụ thuộc vào việc họ biết bơi hay không biết bơi cùng với cơ chế thúc đẩy hành vi hoàn toàn trông chờ vào sự tự nguyện, tự giác của người đó. Đây chính là khả năng hành động hay không hành động - “cái có thể”.

“Cái được phép” dùng để chỉ tất cả những hành vi, hoạt động mà các cá nhân đã và đang được phép thực hiện trong

Thứ ba, với hệ thống các quy tắc, yêu cầu được đưa ra nhằm định hướng và điều chỉnh hành vi xã hội của con người, chuẩn mực xã hội hướng tới thực hiện các chức năng xã hội'. giảm bớt tính hỗn tạp trong các ý kiến, quan điểm đánh giá hành vi; gạt đi các bất đồng, mâu thuẫn trong các tranh luận; tránh được những xung đột không cần thiết; tạo cơ sở, “khuôn mẫu” cho các quá trình hòa giải, thương lượng giữa các cá nhân để đi đến chấp nhận mẫu số chung nhỏ nhất của mọi hành vi. Trên cơ sở đó, chuẩn mực xã hội góp phần tạo ra sự đồng thuận, đảm bảo sự ổn định xã hội, giữ gìn, bảo vệ trật tự, kỉ cương, an toàn xã hội.

3. Phân loại chuẩn mực xã hội

Thông thường, chuẩn mực xã hội được phân chia thành hai loại, gồm chuẩn mực xã hội thành văn và chuẩn mực xã hội bất thành văn.

Chuẩn mực xã hội thành văn là những loại chuẩn mực xã hội mà các nguyên tắc, quy định của chúng được ghi chép lại thành văn bản dưới những hình thức nhất định.

Trong chuẩn mực xã hội thành văn có ba loại cụ thể là chuẩn mực pháp luật, chuẩn mực chính trị và chuẩn mực tôn giáo. Chẳng hạn, tính chất thành văn của chuẩn mực pháp luật thể hiện ở những quy phạm pháp luật cụ thể, được ghi chép và thể hiện trong các bộ luật, các luật hoặc các hình thức văn bản quy phạm pháp luật khác, như Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự, Luật Hôn nhân và gia đình... Mỗi quy phạm pháp luật được ghi chép trong các văn bản pháp luật đó thể hiện tính chất thành văn của chuẩn mực pháp luật.

Xuất hiện, tồn tại và phát huy vai trò, hiệu lực của các chuẩn mực xã hội trong đời sống xã hội hàng ngày được coi là có tính khách quan và mang tính tất yếu xã hội. Điều đó nói lên bản chất xã hội của chuẩn mực xã hội. Bản chất xã hội này không chỉ thể hiện ở nguồn gốc xã hội của chuẩn mực xã hội, mà còn thể hiện ở sức sống sau đó của các chuẩn mực xã hội trong thực tiễn cuộc sống. Chẳng hạn, chuẩn mực đạo đức nảy sinh từ các quan hệ xã hội, thể hiện ra không chỉ ở các quy tắc đạo đức, mà còn ở hành vi thực tế của con người. Chừng nào mà chuẩn mực đạo đức không thể hiện ra trong xã hội hoặc trong một bộ phận của xã hội như một hành vi được thực hiện, để cho việc tuân theo nó và bản thân việc thực hiện nó lại thúc đẩy người ta tiếp tục thừa nhận, tuân theo, thì chuẩn mực đó không phải là chuẩn mực hành vi; nó chỉ là một cách nhìn được xem là đúng đối với một bộ phận lớn hay nhỏ trong xã hội mà thôi.

Bên cạnh đó, các chuẩn mực xã hội còn mang tính lợi ích và tính bắt buộc thực hiện, nghĩa là mọi thành viên của cộng đồng xã hội, dù muốn hay không muốn, đều phải tuân theo các nguyên tắc, quy định của chuẩn mực xã hội. Sự tuân thủ và thực hiện các quy tắc, yêu cầu của chuẩn mực xã hội trong hành vi xã hội của mỗi người được coi là trách nhiệm, bổn phận, nghĩa vụ của người đó. Nếu đi chệch ra khỏi quỹ đạo chung này, hành vi của họ sẽ là bất bình thường, sai lệch, là tội ác... Khi đó, họ phải bị xã hội phê phán, lên án hoặc áp dụng các biện pháp trừng phạt tùy theo tính chất, mức độ của hành vi.

Theo không gian, các chuẩn mực xã hội được xác định có thể chỉ có giá trị, hiệu lực trong một phạm vi không gian xã hội, một khu vực địa lý nhất định; vượt ra ngoài phạm vi không gian đó chúng sẽ không còn vai trò, tác dụng nữa. Vì vậy, cần định hướng chuẩn mực xã hội sao cho phù hợp với các lợi ích chung của xã hội, với các đặc điểm về lịch sử, kinh tế, văn hóa, lối sống, phong tục, tập quán của từng vùng lãnh thổ hay khu vực địa lý nhất định.

Theo thời gian, vai trò, hiệu lực của các chuẩn mực xã hội có thể biểu hiện khác nhau qua từng giai đoạn, thời kì phát triển của xã hội. Sự định hướng chuẩn mực xã hội nhằm đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của xã hội và bám sát thực tiễn xã hội trong tiến trình phát triển của xã hội là hết sức quan trọng và cần thiết.

Theo đổi tượng, có nhiều loại chuẩn mực xã hội phản ánh lợi ích vật chất, tinh thần của các đối tượng xã hội khác nhau. Có những chuẩn mực xã hội phổ biến, chi phối hành vi của tất cả các thành viên trong xã hội; nhưng cũng có những chuẩn mực xã hội đặc thù, chỉ có giá trị trong một nhóm xã hội nào đó. Sự định hướng chuẩn mực xã hội theo đối tượng đòi hỏi phải chú ý đến lợi ích của các cộng đồng người, các nhóm xã hội khác nhau.

4. Tính vận động, biến đổi của chuẩn mực xã hội

Các loại chuẩn mực xã hội không mang tính bất biến mà thường ở trong trạng thái động. Chúng thường xuyên vận động, cá nhân không tuân theo chuẩn mực. Có những chuẩn mực xã hội được phổ biến, tuân thủ ở một giai cấp, dân tộc này, nhưng lại không được thừa nhận ở một giai cấp hay dân tộc khác. Đồng thời, có những chuẩn mực xã hội mà tầng lớp xã hội này phải tuân thủ trong khi tầng lớp xã hội khác lại không phải tuân thủ. Chẳng hạn, mỗi cộng đồng dân tộc thường có những chuẩn mực phong tục, tập quán riêng của mình xuất phát từ những đặc trưng về lịch sử, địa lý, văn hóa và lối sống của họ. Cho nên, phong tục, tập quán của dân tộc này cỏ thể không được thừa nhận ở một dân tộc khác vì nó không phù hợp với truyền thống văn hóa, lối sống của họ.

5. Vai trò của chuẩn mực xã hội đối với đời sống xã hội

Các chuẩn mực xã hội được hình thành xuất phát chính từ những nhu cầu của hệ thong các quan hệ xã hội trong xã hội. Tuỳ thuộc vào nội dung, tính chất của từng loại quan hệ xã hội, các chuẩn mực xã hội quy định cho những thành viên của nó những cái cần phải làm, cái được phép, cái có thể, cái bị ngăn cấm trong các hành vi xã hội của họ. Qua đó, các chuẩn mực xâ hội thực hiện chức năng hợp nhất, tập trung ủng hộ các quá trình hoạt động xã hội như một hệ thống các tương tác xã hội giữa các cá nhân và các nhóm xã hội, nghĩa là quá trình hành động và hành động đáp lại của một chủ thể này với một chủ thể khác. Các chuẩn mực xã hội góp phần điều tiết, điều chỉnh các quan hệ xã hội, tạo “khuôn mẫu” cho hành vi xã hội của con người, duy trì sự ổn định, hài hòa trong xã hội, bảo vệ trật tự, kỉ cương, an toàn xã hội.

Các chuẩn mực xã hội là yếu tố không thể thiếu được trong trong đó có vấn đề nhận thức, hiểu biết, tôn trọng và thực hiện các quy tắc, yêu cầu của chuẩn mực xã hội nói chung, chuấn mực pháp luật nói riêng. Tình trạng gia tăng các vụ việc vi phạm pháp luật, diễn biến phức tạp của tình hình tội phạm, sự lãng quên các giá trị truyền thống, sự thờ ơ, lãnh đạm trong giao tiếp xã hội... đang là những vấn đề hết sức đáng lo ngại. Ý thức pháp luật của một bộ phận trong đội ngũ cán bộ các cấp, các ngành, của các tầng lớp nhân dân còn hạn chế, chưa theo kịp và chưa được nâng lên tương xứng với sự đổi mới hệ thống pháp luật.

Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, một số mặt trái của nó cũng đang bộc lộ, như chủ nghĩa thực dụng, quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tha hóa về đạo đức, tệ nạn xã hội; một bộ phận cán bộ, công chức, đảng viên bị thoái hóa, biến chất trước những cám dỗ về lợi ích vật chất... Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã nhận định:

“Tình trạng tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng với biểu hiện ngày càng tỉnh vi, phức tạp, gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi; có mặt, có bộ phận còn diễn biến phức tạp hơn; một số rẩt ít cán bộ, đảng viên bị phần tử xẩu lợi dụng lôi kéo, kích động, xúi giục, mua chuộc đã có tư tưởng, việc làm chống đối Đảng, Nhà nước”.

Một trong những nguyên nhân của thực trạng trên đây là dobằng những công cụ của nó [nhà nước, đảng phái...]. Chính trị cũng chịu ảnh hưởng của các lĩnh vực khác của đời sống xã hội, như đạo đức, tôn giáo, khoa học...

Luật Minh Khuê [tổng hợp]

Video liên quan

Chủ Đề