Xây dựng kế hoạch thu thập dữ liệu ban đầu

Xây dựng chiến lược dữ liệu giúp doanh nghiệp hoạt động ổn định và phát triển bền vững. Trong bài viết này là 6 bước để xây dựng Data Strategy thành công mà Navee muốn chia sẻ đến cho doanh nghiệp.

Xây dựng chiến lược dữ liệu cho doanh nghiệp – 6 bước để thành công

Đầu tiên, công ty cần xác định rõ “đâu là vấn đề của doanh nghiệp cần phải giải quyết?”

Nhà tư vấn chiến lược Bernard Marr cho biết ông đã áp dụng cách tiếp cận gồm 6 bước để xây dựng chiến lược dữ liệu với những doanh nghiệp từ quy mô lớn tầm cỡ đến quy mô nhỏ trong nhiều lĩnh vực đã thành công. 

6 bước xây dựng chiến lược dữ liệu dựa trên lời khuyên của ông Bernard Marr: 

  • Xác định vấn đề của doanh nghiệp
  • Xác định loại dữ liệu cần thiết để giải quyết vấn đề trên
  • Xác định các phương pháp phân tích dữ liệu
  • Lập báo cáo và trình bày Insights từ dữ liệu
  • Phương thức lưu trữ dữ liệu
  • Lên kế hoạch hành động chi tiết dựa trên dữ liệu đã phân tích

Theo ông, những người ra quyết định chủ chốt trong doanh nghiệp cần tham gia quá trình xây dựng chiến lược từ những bước đầu để giúp họ dễ dàng sử dụng tất cả dữ liệu sau này. 

Doanh nghiệp hãy bắt đầu từ những mục tiêu công ty đề ra, thay vì bắt đầu bằng những dữ liệu đã có hay muốn có được. Bởi, suy cho cùng nhiều dữ liệu hay ít dữ liệu đều phục vụ cho mục đích đạt được mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Thật vô nghĩa nếu bạn chỉ lo thu thập hàng tá dữ liệu nhưng chúng không đáp ứng được mục tiêu công ty. Vì vậy, doanh nghiệp hãy đặt ra mục tiêu cụ thể mà doanh nghiệp muốn đạt được. Hay nói cách khác, xác định thứ bạn cần đạt được từ những dữ liệu để tránh mất thời gian thu thập dữ liệu không cần thiết và đi đúng hướng ngay từ ban đầu.

Nghiên cứu kỹ lưỡng dựa trên mục tiêu đề ra để xác định loại dữ liệu cần thiết

Như đã nói ở trên, việc xây dựng một kho dữ liệu khổng lồ chưa chắc đã giúp doanh nghiệp giải quyết được vấn đề. Thay vào đó, doanh nghiệp hãy xây dựng kho dữ liệu “nhỏ” – Small Data nhưng xác định đúng loại dữ liệu cần thiết giúp giải quyết vấn đề của doanh nghiệp. Đây mới là cách tiếp cận dữ liệu tuyệt vời, giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược dữ liệu hiệu quả nhất.

Khi đã xác định được vấn đề của công ty, doanh nghiệp hãy xem xét kỹ đến loại dữ liệu lý tưởng có thể giải quyết vấn đề. Xác định được loại dữ liệu lý tưởng giúp doanh nghiệp dễ dàng nhận ra loại dữ liệu đó đã có sẵn trong kho dữ liệu của doanh nghiệp hay chưa. Nếu chưa, bạn hãy thu thập nó từ bên ngoài. Bạn cần nhớ rằng, chỉ khi biết chính xác mình cần làm gì thì bạn mới biết được nơi để tìm và thu thập dữ liệu hiệu quả. 

Phân tích dữ liệu tiềm năng ngày nay phức tạp hơn so với dữ liệu truyền thống

Để xây dựng chiến lược dữ liệu thành công, doanh nghiệp cần xác định phương pháp phân tích dữ liệu. Chẳng hạn như: Làm sao để bạn hiểu rõ dữ liệu, từ đó đưa ra câu trả lời phù hợp để đạt được mục đích kinh doanh. 

Để quá trình xử lý, phân tích dữ liệu diễn ra hiệu quả và tiết kiệm thời gian thì doanh nghiệp cần xác định đúng phương pháp phân tích dữ liệu. Tuy nhiên, việc phân tích dữ liệu không hề dễ dàng bởi  hiện nay những dữ liệu tiềm năng tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau như: Nội dung video, nội dung có trong email, các trạng thái [status] trên mạng xã hội,…Đối với dữ liệu truyền thống có phần đơn giản hơn như: Số lượt khách hàng ghé thăm Website, số lần giao dịch,… Để đưa ra kết quả phân tích chất lượng, doanh nghiệp cần phân tích kết hợp giữa khối dữ liệu hỗn hợp phức tạp với những dữ liệu truyền thống. 

Một trong những nền tảng phân tích dữ liệu hiệu quả nhất cho doanh nghiệp đó là Google Analytics

Lập báo cáo và trình bày kết quả phân tích sống động, dễ nhìn

Khi đã có kết quả phân tích, việc quan trọng là bạn phải biết cách trình bày báo cáo một cách sinh động, dễ nhìn. Tập trung nhấn mạnh những thông tin quan trọng để người xem dễ dàng nắm được ý quan trọng. 

Đây là một trong những yếu tố của việc xây dựng chiến lược dữ liệu thường bị “bỏ qua”, đặc biệt là các doanh nghiệp SMEs. Thử tưởng tượng nếu bản báo cáo trông rối mắt, không nêu bật được thông tin chủ chốt thì người xem khó mà hiểu được, điều này sẽ khiến bản báo cáo trở nên “vô nghĩa”. 

Sau mỗi lần thu thập, phân tích dữ liệu đòi hỏi doanh nghiệp bỏ ra nhiều thời gian và công sức. Do đó, doanh nghiệp cần có phương thức lưu trữ dữ liệu tiện lợi và an toàn nhất. Xác định những yêu cầu cả phần cứng và phần mềm, công nghệ lưu trữ hiện tại có phù hợp không? Hay cần bổ sung thêm các giải pháp đám mây cũng như điều gì có thể cải thiện năng lực phân tích báo cáo hiện nay của doanh nghiệp. 

Mọi kế hoạch đều phải có mốc thời gian cụ thể để dễ theo dõi tiến độ

Bước cuối cùng trong quy trình xây dựng chiến lược dữ liệu là lập kế hoạch hành động dựa trên dữ liệu thực tế đã phân tích. Kế hoạch phải có thời gian cụ thể, trách nhiệm của từng bộ phận, thành viên tham gia để mọi người nắm rõ việc cần thực hiện. Ngoài ra, để kế hoạch diễn ra thuận lợi đòi hỏi đội ngũ nhân viên tham gia thực hiện phải có năng lực chuyên môn, trách nhiệm cao. 

Navee hy vọng doanh nghiệp của bạn sẽ xây dựng chiến lược dữ liệu hiệu quả để gặt hái nhiều thành công kinh doanh.

Video liên quan

Chủ Đề