Xây dựng xã hội học tập, đáp ứng nhu cầu học thường xuyên, học suốt đời của nhân dân là nội dung

Từ nửa cuối thế kỷ XX, đặc biệt là từ đầu thế kỷ XXI đến nay, dưới tác động của toàn cầu hóa, kinh tế tri thức, cách mạng khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ thông tin dẫn đến sự biến động nhanh chóng của kinh tế, văn hóa, xã hội và chính trị trên thế giới. Điều đó đặt ra yêu cầu mọi cá nhân, cộng đồng và quốc gia phải có sự thay đổi trong giáo dục cho phù hợp tình hình mới. Một hướng đi mà nền giáo dục nhiều nước trên thế giới đã thực hiện thành công, đó là hình thành hệ thống giáo dục suốt đời và xây dựng xã hội học tập.

Xu hướng khuyến khích việc tự học và học tập suốt đời đã được áp dụng từ rất sớm ở nhiều quốc gia trên thế giới. Chẳng hạn nền giáo dục Mỹ là một nền giáo dục khá nổi tiếng về việc đề cao ý thức tự giác, khuyến khích người học tự học, tự tìm hiểu, đề cao suy nghĩ và sáng tạo riêng. Vì vậy, sinh thời Lãnh tụ V.I. Lênin rất đề cao nền giáo dục Mỹ, và Người cho rằng muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội thì phải học tập nền giáo dục quốc dân Mỹ. Lênin chỉ rõ: “Dùng cả hai tay mà lấy những cái tốt của nước ngoài; chính quyền xô viết + trật tự ở đường sắt Phổ + kỹ thuật và cách tổ chức các tơ-rớt ở Mỹ + ngành giáo dục quốc dân Mỹ + v.v. = chủ nghĩa xã hội”

Ở nước ta, ngay sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn dân phải lập tức tiêu diệt “giặc dốt”. Nhờ chủ trương đúng đắn đó mà lịch sử giáo dục nước nhà phát triển vượt bậc. Chỉ sau một năm [8/9/1945 đến 8/9/1946], nước ta đã có 2.520.678 người thoát nạn mù chữ trên tổng số 22 triệu người dân. Chúng ta đã đạt kết quả cao trong công tác xoá mù chữ, nâng cao dân trí, hệ thống học tập chính quy và không chính quy đã đáp ứng nhu cầu học tập cho mọi tầng lớp nhân dân lao động, cho mọi lứa tuổi. Kết quả nước ta đã có được một đội ngũ trí thức công nông lớn mạnh, mà trong họ không ít người nhờ con đường tự học tập suốt đời mà đã trưởng thành và đạt kết quả trong nhiều lĩnh vực.

Trong bối cảnh khoa học, công nghệ phát triển nhanh chóng, đất nước hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay thì việc tự học, học tập suốt đời lại đặt ra cấp thiết hơn bao giờ hết. Bởi chỉ có như thế mới phù hợp với yêu cầu lao động trong một thế giới rộng mở và nhiều biến động nhanh chóng, khó lường, khi mà sự phát triển của khoa học - công nghệ như vũ bão, sự gia tăng tri thức theo cấp số nhân. Mọi người ở mọi ngành, mọi nghề cần phải liên tục bồi dưỡng kiến thức, nâng cao năng lực để thích ứng với những biến đổi của xã hội, của thế giới nếu không muốn bị tụt hậu. Tự học tập suốt đời là giải pháp mang tính thời đại của mọi nền giáo dục trên thế giới, với ý nghĩa là đưa giáo dục vào cả đời người, biến việc học thành quá trình không ngừng tự nâng cao năng lực trí tuệ và khả năng làm việc, thích ứng với sự biến đổi nhanh chóng hiện nay.

Nói như vậy không phải là chúng ta coi nhẹ việc đào tạo chính quy theo trường lớp. Song chúng ta cần phải hiểu rằng, thời gian học ở nhà trường chỉ có hạn, mà lượng tri thức của nhân loại ngày càng khổng lồ về rất nhiều lĩnh vực và lại luôn thay đổi, nhà trường không bao giờ có thể cung cấp đầy đủ cho chúng ta được. Hơn nữa, hiện nay quan niệm trường học tốt, thầy giáo giỏi chính là người trang bị cho chúng ta niềm đam mê và phương pháp tự học, khơi gợi sự sáng tạo… Như cố Giáo sư Tạ Quang Bửu [nguyên bộ trưởng Bộ Đại học và chuyên nghiệp] đã nhấn mạnh: “Tự học là khởi nguồn của phong cách tự đào tạo, đồng thời là cái nôi nuôi dưỡng trí sáng tạo. Ai giỏi tự học khi đang ở trường, người đó sẽ tiến xa”.

Nhiều nước trong giai đoạn vừa qua cũng đề xướng chủ trương cải cách, đổi mới giáo dục theo xu hướng nói trên. Chẳng hạn như Nhật Bản, kể từ năm 1984, công cuộc cải cách giáo dục đã được thực hiện với chủ trương lớn là hình thành hệ thống giáo dục suốt đời, xây dựng xã hội học tập, coi học tập là nhu cầu suốt đời và tự thân. Hay như Singapore, bước vào thế kỷ XXI, nước này đã đưa ra phương châm giáo dục là “dạy ít, học nhiều”. Điều đó có nghĩa là giáo viên không nhất thiết phải cung cấp thật nhiều kiến thức, mà họ là người đóng vai trò hướng dẫn, khuyến khích và hỗ trợ. Họ phải khơi gợi nhiều “khoảng trống” cho người học tích cực suy nghĩ, tìm tòi để hoàn thiện nhân cách và phát triển tư duy của cá nhân để thành công trong cuộc sống. Định hướng cải cách giáo dục đó đã đưa nền giáo dục các nước này ngày càng phát triển, giữ vị trí xứng đáng trên thế giới.

Xu hướng khuyến khích mọi người tự học, học tập suốt đời đang được nhiều quốc gia, nhiều tổ chức lớn nhấn mạnh. Chẳng hạn ở Hàn Quốc, một luận điểm trên Tạp chí Korean Times nêu khái quát về chân dung của người trí thức mới được nhiều người đồng tình: “Đó là người biết dùng thái độ tự học và kỹ năng tự học để thường xuyên tiếp cận với cái mới, để học hỏi cái mới, từ đó làm nên cái mới của chính mình, mang tính sáng tạo ngày càng cao”. Và các chuyên gia giáo dục và khoa học của Tổ chức UNESCO cũng cho rằng: “Kỹ năng tự học và giá trị biểu hiện của việc tự học là những thước đo của tâm lý sáng tạo và sản phẩm sáng tạo. Bước vào thế kỷ 21, kỹ năng đó sẽ tồn tại như một trong những kỹ năng sống mà con người không thể thiếu, đồng thời giá trị đó giúp cho mỗi cá nhân tự khẳng định chính mình trong xu thế nhảy vọt của thời đại thông tin”[2].

Không chỉ dừng lại ở việc khẳng định việc học tập suốt đời là một nhu cầu cấp bách đối với mỗi cá nhân nhằm thích nghi với yêu cầu công việc, với những thay đổi nhanh chóng của thế giới ngày nay, UNESCO còn thành lập Viện Học tập suốt đời và phát động Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời.  Việt Nam cũng đã hưởng ứng chủ trương này của UNESCO. Ngày 02/10/2011, lần đầu tiên nước ta tổ chức “Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời” tại Văn Miếu Quốc Tử Giám. Từ đó đến nay, Bộ Giáo dục - Đào tạo đều có sự chỉ đạo các địa phương tổ chức “Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời” vào đầu tháng 10 hàng năm.

Tuy nhiên, việc học tập suốt đời không thể chỉ dừng lại ở chủ trương, nó cần được xây dựng trên một nền tảng vững chắc, mang đến cho người dân những điều kiện cơ bản để thực hiện điều đó. Điều này khó có thể đạt được nếu chúng ta duy trì mô hình giáo dục như trong thời gian vừa qua. Vì vậy, trong 9 nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, thì nhiệm vụ thứ 4 đã khẳng định: “Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập”[3]. Nghị quyết đã đưa ra nhiều giải pháp cụ thể nhằm hiện thực hóa chủ trương học tập suốt đời. Và mới đây nhất, trong Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng cũng tiếp tục khẳng định lại nội dung nêu trên ở phần phương hướng, nhiệm vụ về “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo; phát triển nguồn nhân lực”.

Hiện nay, chúng ta đang có cơ hội, có điều kiện thuận lợi để học tập suốt đời, vậy hãy lên kế hoạch rõ ràng, tìm kiếm phương pháp phù hợp và với ý chí quyết tâm cao thì ắt thành công. Có như vậy, công dân Việt Nam mới không bị tụt hậu mà ngày càng hoàn thiện bản thân, đáp ứng được yêu cầu lao động trong nước và quốc tế, góp phần đưa non sông Việt Nam trở nên tươi đẹp, đưa dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quang như tâm nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh./.

ThS. Lưu Thị Tươi  
Khoa Nhà nước và Pháp luật

Phát triển giáo dục là sự nghiệp của Nhà nước và toàn dân vì vậy cần đa dạng hóa các loại hình trường và các hình thức giáo dục, xây dựng xã hội học tập đáp ứng nhu cầu học thường xuyên, học suốt đời của nhân dân.

Phát triển giáo dục là sự nghiệp của?

A. Nhà nước và của toàn dân.

B. Đảng và Nhà nước.

C. Bộ Giáo dục và Đào tạo.

D. Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đáp án đúng A.

Phát triển giáo dục là sự nghiệp của Nhà nước và toàn dân vì vậy cần đa dạng hóa các loại hình trường và các hình thức giáo dục, xây dựng xã hội học tập đáp ứng nhu cầu học thường xuyên, học suốt đời của nhân dân.

Giải thích lý do chọn đáp án A:

Giáo dục và đào tạo có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn, phát triển và truyền bá văn minh nhân loại, là một trong những động lực quan trong thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Chính vì vậy, giáo dục và đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu, có nhiệm vụ nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài nhằm phát triển tiềm năng trí tuệ, cung cấp cho đất nước nguồn lao động có chất lượng cao.

Để thực hiện nhiệm vụ trên, sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở nước ta cần phát triển theo phương hướng sau:

– Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo

Đây là đòi hỏi khách quan của đất nước. Muốn vậy, chúng ta phải thực hiện giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học; cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lí, có chính sách đúng đắn trong việc phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài.

– Mở rộng quy mô giáo dục

Trên cơ sở  chất lượng và hiệu quả, gắn với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, Nhà nước mở rộng quy mô giáo dục từ giáo dục mầm non đến giáo dục đại học, tăng nhanh dạy nghề và trung cấp chuyên nghiệp.

– Ưu tiên đầu tư cho giáo dục. Nhà nước huy động mọi nguồn lực để phát triển giáo dục và đào tạo, xây dựng cơ sở vật chất cho các trường học, thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa nhà trường.

– Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục

Đây là vấn đề mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc của sự nghiệp giáo dục nước ta, bảo đảm học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân, tạo mọi điều kiện để người nghèo có cơ hội được học tập, người giỏi được phát huy tài năng.

– Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục

Phát triển giáo dục là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân, vì vậy cần đa dạng hóa các loại hình trường và các hình thức giáo dục, xây dựng xã hội học tập đáp ứng nhu cầu học thường xuyên, học suốt đời của nhân dân.

– Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo. Tiếp cận chuẩn mực giáo dục tiên tiến cảu thế giới phù hợp với yêu cầu phát triển của nước ta, tham gia đào tạo nhân lực khu vực và thế giới.

Thực hiện những phương hướng cơ bản trên sẽ góp phần vào việc đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Video liên quan

Chủ Đề