Xử lý ô nhiễm trong nước thải trước khi xả ra môi trường

Nước thải làng nghề chứa các hợp chất vô cơ độc hại như Acid, Bazo, muối, kim loại nặng,... thải ra trong quá trình sản xuất. Nguồn thải này không những gây tác động đến nguồn nước mặt mà còn ảnh hưởng tới , gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.

Nhận thấy tình trạng trên, chúng ta cần thực hiện ngay những phương pháp xử lý nước thải làng nghề mang lại hiệu quả trong thời gian nhanh nhất. Góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên xung quanh chúng ta.

Xử lý ô nhiễm trong nước thải trước khi xả ra môi trường

Quy trình xử lý chất thải làng nghề

Bởi nguồn nước thải làng nghề chứa nhiều chất độc hại, cùng nồng độ ô nhiễm khác nhau, do đó các quy trình cũng rất đa dạng. Tuy nhiên, các bước xử lý đều bao gồm những giai đoạn cơ bản như sau:

Sàng lọc nguồn thải

Với nhiệm vụ chính đó là loại bỏ các chất thải có kích thước ngoại cỡ so với hệ thống xử lý, hạn chế tình trạng tắc nghẽn hệ thống hoặc hỏng hóc máy móc không mong muốn.

Xử lý Lọc sơ cấp

Hệ thống xử lý lọc chia thành 2 loại: Xử lý lọc sơ cấp và xử lý lọc thứ cấp

  • Lọc sơ cấp: Loại bỏ các hợp chất ra khỏi nguồn thải trước khi đưa vào xử lý sinh học.
  • Lọc thứ cấp: Điều hướng bùn hoạt tính quay lại bể sục khí sau khi trải qua quá trình xử lý sinh học.

Đối với giai đoạn lọc sơ cấp, nguồn nước thải được chảy qua các bể chứa lớn, hay còn được gọi là bể lắng chính. Công trình này được sử dụng với mục đích tách lượng dầu mỡ nổi lên bề mặt và được thu gom xử lý. Thông thường, bể lắng sơ cấp được trang bị máy cào bùn hoạt động liên tục với tần suất, lượng bùn được thu bằng phễu đặt ngay trong phần đáy của bể.

Sục khí

Giai đoạn sục khí là giai đoạn đóng vai trò khá quan trọng trong công tác xử lý nước thải làng nghề. Một số phương pháp được sử dụng rộng rãi như:

  • Sục khí với tốc độ cao.
  • Sục khí mở rộng.
  • Sục khí thông thường.
  • Sục khí gián đoạn.

Hầu hết các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất đều coi phương pháp sục khí là phương tiện đào thải, loại bỏ các chất độc hại khá tốt và đảm bảo an toàn. Sục khí thường xuyên cung cấp oxy cho trong quá trình phân hủy thông thường.

Lọc thứ cấp

Lọc thứ cấp là hoạt động ở cấp độ sâu hơn so với lọc sơ cấp, góp phần làm suy giảm hàm lượng sinh học của nguồn thải thông qua các quá trình xử lý . Thông qua việc bổ sung muối vô cơ, quá trình keo tụ cặn bông được tiến hành tại giai đoạn này. Nhằm loại bỏ các mầm bệnh, nâng cao chất lượng nước phù hợp với các tiêu chuẩn cho phép đảm bảo rằng nguồn nước an toàn khi xả ra bên ngoài.

Khử trùng

Nguồn nước thải từ một làng nghề truyền thống có thể chứa những các chất gây ô nhiễm khác nhau – bao gồm BOD, COD, Phenol, chất thải vệ sinh độc hại và một loạt các hợp chất phức tạp khác. Sự kết hợp giữa đèn UV và hóa chất Clo nhằm phục vụ mục đích khử mùi vị, phá hủy các hợp chất hữu cơ, hóa chất độc hại khác.

Loại bỏ chất rắn hữu cơ và vô cơ

Công đoạn cuối cùng của hệ thống xử lý nước thải bao gồm: cải tạo, đốt cháy, vun đất và chôn lấp, với mục đích chủ yếu là loại bỏ các chất rắn hữu cơ và vô cơ chứa trong nguồn thải.

Hệ thống xử lý nước thải làng nghề trên sẽ là giải pháp tối ưu cho các làng nghề sản xuất trong bối cảnh hiện nay. Với phương châm không ngừng cải tiến sáng tạo, Toàn Á JSC luôn nỗ lực hết mình, đem đến những dịch vụ ưu đãi hết sức hấp dẫn cho quý khách hàng. Tất cả đã góp phần tạo dựng niềm tin vững chắc của chúng tôi trong mắt khách hàng, nâng cao uy tín trên thị trường hiện nay. Vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn về hệ thống xử lý nước thải làng nghề tức thời.

Theo đó, cơ sở chăn nuôi trang trại phải đáp ứng các điều kiện cụ thể nêu trên. Phải có đủ nguồn nước bảo đảm chất lượng cho hoạt động chăn nuôi và xử lý chất thải chăn nuôi.

Xử lý ô nhiễm trong nước thải trước khi xả ra môi trường

Xả nước thải chăn nuôi trực tiếp ra môi trường (Hình từ Internet)

Cơ sở chăn nuôi trang trại trước khi xả nước thải chăn nuôi ra ngoài môi trường cần phải xử lý nước thải đúng không?

Việc xử lý chất thải trong chăn nuôi trang trại thực hiện theo quy định tại Điều 59 Luật Chăn nuôi 2018 như sau:

Xử lý chất thải trong chăn nuôi trang trại
1. Chất thải chăn nuôi bao gồm chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ, nước thải chăn nuôi, khí thải và chất thải khác.
2. Việc xử lý chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ được quy định như sau:
a) Tổ chức, cá nhân sở hữu cơ sở chăn nuôi trang trại có trách nhiệm xử lý chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trước khi sử dụng cho cây trồng hoặc làm thức ăn cho thủy sản;
b) Chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ chưa xử lý khi vận chuyển ra khỏi cơ sở chăn nuôi trang trại đến nơi xử lý phải sử dụng phương tiện, thiết bị chuyên dụng;
c) Vật nuôi chết vì dịch bệnh và chất thải nguy hại khác phải được xử lý theo quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường.
3. Việc xử lý nước thải chăn nuôi được quy định như sau:
a) Tổ chức, cá nhân sở hữu cơ sở chăn nuôi trang trại có trách nhiệm thu gom, xử lý nước thải chăn nuôi đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi trước khi xả thải ra nguồn tiếp nhận theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
b) Nước thải chăn nuôi đã xử lý đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi được sử dụng cho cây trồng;
c) Nước thải chăn nuôi chưa xử lý khi vận chuyển ra khỏi cơ sở chăn nuôi trang trại đến nơi xử lý phải sử dụng phương tiện, thiết bị chuyên dụng.
4. Tổ chức, cá nhân sở hữu cơ sở chăn nuôi trang trại có trách nhiệm xử lý khí thải từ hoạt động chăn nuôi đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải chăn nuôi.
5. Việc xử lý chất thải khác phải tuân thủ quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường.

Như vậy, theo quy định trên, ta thấy cơ sở chăn nuôi trang trại có trách nhiệm thu gom, xử lý nước thải chăn nuôi đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải trước khi thải ra ngoài môi trường.

Hành vi xả nước thải chăn nuôi trực tiếp ra môi trường chưa qua xử lý với lượng nhỏ bị phạt như thế nào?

Xả nước thải vào môi trường là việc cá nhân, tổ chức xả các loại nước thải vào môi trường đất, nước dưới đất, nước mặt bên trong và ngoài cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung. Trường hợp xả nước thải vào môi trường đất, nước dưới đất, nước mặt (ao, hồ, hố,... trong khuôn viên của cơ sở) khi tính số lần vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải, giá trị nguồn tiếp nhận Kq được tính bằng 0,6 theo quy chuẩn kỹ thuật đó theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 155/2016/NĐ-CP giải thích.

Căn cứ theo Điều 13 Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định vi phạm các quy định về xả nước thải có chứa các thông số môi trường thông thường vào môi trường như sau:

Vi phạm các quy định về xả nước thải có chứa các thông số môi trường thông thường vào môi trường
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 1,1 lần (tương đương mức vượt quy chuẩn kỹ thuật là 10%).
2. Hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 1,1 lần đến dưới 1,5 lần hoặc xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 1,1 lần trong trường hợp tái phạm, vi phạm nhiều lần bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 05 m³/ngày (24 giờ);
...
7. Phạt tăng thêm 10% của mức phạt tiền cao nhất đã chọn đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này đối với mỗi thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 1,1 đến dưới 1,5 lần; 20% đối với mỗi thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 1,5 đến dưới 02 lần; 30% đối với mỗi thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 02 đến dưới 05 lần hoặc giá trị pH từ 04 đến dưới cận dưới của quy chuẩn kỹ thuật cho phép hoặc từ trên cận trên của quy chuẩn kỹ thuật cho phép đến dưới 10,5 hoặc nước thải có chứa 01 trong 03 loại vi khuẩn (Salmonella, Shigella, Vibrio cholerae); 40% đối với mỗi thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 05 đến dưới 10 lần; 50% đối với mỗi thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 10 lần trở lên. Tổng mức phạt đối với mỗi hành vi vi phạm không quá 1.000.000.000 đồng."
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm môi trường của cơ sở hoặc khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các điểm i, k, l, m, n, o, p, q, r, s, t và u khoản 4, các điểm h, i, k, l, m, n, o, p, q, r, s và t khoản 5 và các điểm g, h, i, k, l, m, n, o, p, q, r và s khoản 6 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở hoặc hoạt động gây ô nhiễm môi trường của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các điểm ư, v, x và y khoản 4, các điểm u, ư, v, x và y khoản 5 và các điểm t, u, ư, v, x và y khoản 6 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này;
c) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này.

Theo đó, tùy vào lượng nước thải xả vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải sẽ có hình thức, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả tương ứng.

Nếu xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 1,1 lần (tương đương mức vượt quy chuẩn kỹ thuật là 10%) thì bị phạt cảnh cáo.

Nếu hành vi xả lượng nước thải nhỏ hơn 05 m3/ngày (24 giờ) vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 1,1 lần đến dưới 1,5 lần hoặc xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 1,1 lần trong trường hợp tái phạm, vi phạm nhiều lần thì bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.