Xung khắc địa chi là gì

Địa chi có 12 chi tượng trưng cho 12 con giáp, được dùng để chỉ phương hướng, giờ giấc và phản ánh cả số phận của một người. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về Địa chi nhé!

1. Địa chi là gì?

Địa chi là một thuật ngữ trong phong thủy chỉ 12 chi tượng trưng cho 12 con giáp Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Những con giáp số lẻ gọi là dương chi và ngược lại số chẵn là âm chi. Thiên can Địa chi kết hợp âm dương theo nguyên tắc âm can kết hợp âm chi, dương can kết hợp dương chi.

Những bộ tuổi hợp nhau trong Địa chi bao gồm:

  • Bộ Địa chi nhị hợp: Sửu Tý; Dần Hợi; Tuất Mão; Dậu Thìn; Tỵ Thân; Ngọ Mùi.
  • Bộ Địa chi tam hợp: Thân Tý Thìn; Dần Ngọ Thân; Hợi Mão Mùi; Tỵ Dậu Sửu.
Địa chi là gì?

Bên cạnh đó, có 3 bộ tứ hành xung không nên kết hợp với nhau, đó là:

  • Bộ 1: Dần Thân, Tỵ Hợi.
  • Bộ 2: Thìn Tuất, Sửu Mùi.
  • Bộ 3: Tý Ngọ, Mão Dậu.

>>>> ĐỌC NGAY:Thiên can là gì? Ý nghĩa của bộ 10 Thiên can trong tử vi

2. Ý nghĩa của 12 Địa chi là gì?

12 Địa chi là tượng trưng của 12 con giáp Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Địa chi vốn là chu kỳ tuần hoàn của mặt Trăng có liên quan mật thiết đến sự sinh diệt của vạn vật. Mỗi Địa chi mang một ý nghĩa như sau:

Ý nghĩa của 12 Địa chi
  • Tý [Chuột]: Mầm mống của vạn vật, nuôi dưỡng bằng dương khí.
  • Sửu [Trâu]: Sự kết lại, gìn giữ để các mầm sinh trưởng.
  • Dần [Hổ]: Mọi vật duy trì đến đây để thay đổi, phát triển.
  • Mão [Mèo]: Vạn vật vươn ra khỏi mặt đất để sinh trưởng.
  • Thìn [Rồng]: Từ này chỉ sấm, vạn vật chờ đợi sấm để chuyển mình lớn lên.
  • Tỵ [Rắn]: Vạn vật bắt đầu từ đây.
  • Ngọ [Ngựa]: Chỉ vạn vật vươn lên tươi tốt, cành lá bắt đầu mọc ra.
  • Mùi [Dê]: Chỉ ám muội, nghĩa là âm khí xuất hiện, vạn vật có dấu hiệu suy thoái, chững lại.
  • Thân [Khỉ]: Chỉ thân thể, vạn vật đến đây đã trưởng thành.
  • Dậu [Gà]: Nghĩa là già, chỉ vạn vật đến cực lão sẽ thành thục.
  • Tuất [Chó]: Nghĩa là diệt, vạn vật đã trở nên chín muồi.
  • Hợi [Heo]: Chỉ hạt, nghĩa là vạn vật thu tàng lại để nuôi dưỡng hạt mầm mới.

>>>> XEM NGAY:Xem tử vi tứ trụ, lá số bát tự chuẩn nhất

3. Địa chi tương ứng theo giờ và tiết khí

Bảng Địa chi tương ứng theo giờ và tiết khí
  • Giờ Tý [23h 1h]: Đây là lúc loài chuột hoạt động kiếm ăn.
  • Giờ Sửu [1h 3h]: Đây là lúc trâu bò ợ thức ăn lên để nhai lại.
  • Giờ Dần [3h 5h]: Đây là thời điểm hổ trở về hang nghỉ ngơi sau một ngày đi săn.
  • Giờ Mão [5h -7h]: Đây là thời điểm mèo nghỉ ngơi sau khi săn bắt chuột.
  • Giờ Thìn [7h 9h]: Đây là thời điểm con người cảm thấy thoải mái và thư giãn nhất, nên người xưa sử dụng con rồng như một hình tượng thể hiện sự sung túc.
  • Giờ Tỵ [9h 11h]: Thời điểm rắn ẩn mình vào hang để nghỉ ngơi.
  • Giờ Ngọ [11h 13h]: Đây là thời điểm ngựa nghỉ ngơi.
  • Giờ Mùi [13h 15h]: Đây là thời điểm dê ăn cỏ.
  • Giờ Thân [15h 17h]: Sau một ngày tìm kiếm thức ăn, khỉ bắt đầu trở về hang.
  • Giờ Dậu [17h 19h]: Thời điểm đàn gà về chuồng.
  • Giờ Tuất [19h -21h]: Đây là thời gian mà loài chó hoạt động nhiều nhất để trông nhà.
  • Giờ Hợi [21h 23h]: Đây là giờ lợn đi ngủ.

>>>> TÌM HIỂU THÊM:Xem bát tự hôn nhânhòa hợp, vợ chồng hạnh phúc

4. Quy luật âm dương của các Địa chi

Quy luật âm dương luôn tồn tại trong phong thủy. Địa chi trong tử vi cũng cần quy luật âm dương để luận giải. Nam có âm nam, dương nam. Nữ có âm nữ, dương nữ.

  • Địa chi dương gồm: Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất.
  • Địa chi âm gồm: Sửu, Hợi, Dậu, Mùi, Tỵ, Mão.
Quy luật âm - dương của các Địa chi

5. Các Địa chi tương ứng với ngũ hành gì?

Ngũ hành rất quan trọng trong lá số tử vi, thể hiện tính cách chủ nhân lá số, từ đó cải vận để cuộc sống tốt hơn. Các Địa chi tương ứng với ngũ hành như sau:

  • Hành Mộc gồm chi Dần và chi Mão.
  • Hành Hỏa gồm chi Tỵ và chi Ngọ.
  • Hành Kim gồm chi Thân và chi Dậu.
  • Hành Thủy gồm chi Hợi và chi Tý.
  • Hành Thổ gồm chi Thìn, Tuất, Sửu, và Mùi.
Địa chi tương ứng với ngũ hành

6. Hướng tương ứng của Địa chi

Xét về phương hướng, các Địa chi tương ứng các hướng như sau:

  • Chi Dần và chi Mão tương ứng hướng Đông.
  • Chi Tỵ và chi Ngọ tương ứng hướng Nam.
  • Chi Thân và chi Dậu tương ứng hướng Tây.
  • Chi Hợi và chi Tý tương ứng hướng Bắc.
  • Chi Thìn, Tuất, Sửu và chi Mùi chỉ trung tâm, trung hòa 4 phương.
Hướng tương ứng của Địa chi

7. Quan hệ xung hợp của các Địa chi

Nhiều bạn đọc thắc mắc Địa chi có xung khắc không? Địa chi xung hợp là gì? Trong phong thủy, sự tương hợp và xung khắc tồn tại song song nhau. Dưới đây là chi tiết các cặp xung hợp của Địa chi để bạn tham khảo:

7.1 Các bộ tứ hành xung

Bộ tứ hành xung gồm 3 bộ, mỗi bộ 4 con giáp chia thành 2 cặp xung nhau:

  • Tý xung Ngọ, Mão xung Dậu.
  • Thìn xung Tuất, Sửu xung Mùi.
  • Dần xung Thân, Tỵ xung Hợi.
Mối quan hệ Tứ hành xung và Tam hợp của 12 con giáp

7.2 Các bộ tam hợp

Có 4 bộ tam hợp chỉ các con giáp tương đồng với nhau về quan điểm, tính cách, cùng âm hoặc cùng dương. Các con giáp thuộc bộ tam hợp nếu kết hợp với nhau sẽ thuận lợi trong công việc, làm ăn kinh doanh.

  • Bộ 1: Hợi Mão Mùi.
  • Bộ 2: Dậu Ngọ Tuất.
  • Bộ 3: Tỵ Dậu Sửu.
  • Bộ 4: Thân Tý Thìn.
Các bộ Tam hợp của Địa chi

7.3 Địa chi lục hợp

2 con giáp hợp nhau gọi là nhị hợp. Trong 12 con giáp, Địa chi chia thành 6 cặp hợp nhau gọi là lục hợp.

  • Tý hợp với Sửu
  • Dần hợp với Hợi
  • Mão hợp với Tuất
  • Thìn hợp với Dậu
  • Tỵ hợp với Thân
  • Ngọ hợp với Mùi
Các Địa chi lục hợp

7.4 Địa chi lục xung

Ngược với Địa chi lục hợp, Địa chi lục xung gồm 6 cặp xung khắc nhau, bất đồng quan điểm, luôn ganh đua nhau, không hòa hợp. Sáu cặp lục xung bao gồm:

  • Tý xung với Ngọ
  • Sửu xung với Mùi
  • Dần xung với Thân
  • Mão xung với Dậu
  • Thìn xung với Tuất
  • Tỵ xung với Hợi
Cặp Địa chi lục xung

7.5 Địa chi lục phá

Các cặp này không có sự tương thích với nhau, khi kết hợp sẽ luôn có 1 bên phá hoại. Ví như trong hôn nhân, người nữ chăm lo vun vén cho gia đình thì người nam tiêu xài hoang phí.

  • Tý - Dậu
  • Ngọ - Mão
  • Thân - Tỵ
  • Dần - Hợi
  • Thìn - Sửu
  • Tuất - Mùi
Các Địa chi lục phá

7.6 Địa chi lục hại

Các con giáp này khi gặp nhau sẽ gây hại, tổn thương và mang lại đau khổ cho nhau.

  • Tý - Mùi
  • Sửu - Ngọ
  • Dần - Tỵ
  • Mão - Thìn
  • Thân - Hợi
  • Dậu - Tuất
Địa chi lục hại

7.7 Bán hợp sinh

Xét theo mối quan hệ của các Địa chi ngũ hành thì: Thân Tý bán hợp sinh với Thủy. Hợi Mão Mùi bán hợp sinh với Mộc. Dần Ngọ bán hợp sinh với Hỏa. Tỵ Dậu bán hợp sinh với Kim.

7.8 Bán hợp mộ

Tương tự với bán hợp sinh, trong Địa chi ngũ hành có Tý Thìn bán hợp mộ với Thủy; Mão Mùi bán hợp mộ với Mộc; Mậu Tuất bán hợp mộ với Hỏa; Dậu Sửu bán hợp mộ với Kim.

8. Kết luận về Địa chi

  • Cần dựa vào nhiều yếu tố để xem xét các chi xung khắc hay xung hợp nhau.
  • Cần tìm hiểu thêm về thiếu âm, thiếu dương, thái âm, thái dương để luận rõ hơn về Địa chi.
  • Xem tử vi là để phân tích về tính cách của một người, từ đó tìm ra cách để hóa giải, hòa hợp nhau. Vì vậy, không có một quy luật nào khẳng định các cặp con giáp kết hợp với nhau sẽ gây ra tai nạn, ám chết nhau.
  • Gia chủ không nên nghe lời các thầy phán về sự tan hợp, nguy hại sẽ xảy đến với các cặp đôi mà hãy tìm ra hướng để hòa hợp, hỗ trợ nhau tốt hơn trong cuộc sống.

Như vậy, Phong thủy Tam Nguyên đã lý giải cho bạn đọcĐịa chi là gì?Để luận rõ lá số tử vi, bạn cần am hiểu phong thủy và vận dụng được Thiên Can Địa chi cũng như thuyết ngũ hành âm dương. Nếu cần được tư vấn thêm, quý vị vui lòng liên hệ đến:

Công ty TNHH Kiến Trúc Phong Thủy Tam Nguyên

Hotline: 1900.2292

Địa chỉ:

  • Hà Nội:Lô A12/D7, ngõ 66 Khúc Thừa Dụ, Khu đô thị mới, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
  • Quảng Ninh:Số 81 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
  • Đà Nẵng:Tầng 12, Tòa ACB, 218 Bạch Đằng, Phường Phước Ninh, Quận Hải Châu, Đà Nẵng
  • TP Hồ Chí Minh:778/5 Nguyễn Kiệm, Phường 4, Quận Phú Nhuận, TP HCM

Phàm là người thích tìm hiểu và nghiên cứu về phong thủy thường đặc biệt chú trọng đến thiên can địa chi. Nếu bạn là người mới bắt đầu thì hãy cùng muahangdambao.com tìm hiểu ý nghĩa thực sự của thiên can, địa chi là gì trong bài viết sau đây nhé!

Thiên can là gì?

Thiên can được chia làm 10 can là: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý.

Thiên can là gì? Địa chi là gì? có ý nghĩa thế nào trong phong thủy?

Trong đó:

  • Năm can dương bao gồm: Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm.
  • Năm can âm bao gồm: Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý.

Căn cứ theo thiên can ngũ hành:

  • Giáp, Ất thuộc Mộc ở phía Đông
  • Bính, Đinh thuộc hỏa ở phía Nam
  • Canh, Tân thuộc Kim ở phía Tây
  • Nhâm, Quý thuộc Thủy ở phía Bắc
  • Mậu, Kỷ thuộc Thổ ở Trung ương.

Ý nghĩa của 10 Thiên can là gì?

  • Thiên can Giáp thuộc dương Mộc

Giáp thường chỉ các cây to lớn trong rừng sâu. Giáp Mộc có tính cách phong nhã, biết tiến thoái, có chí tiến thủ, có lòng trắc ẩn, có tình có nghĩa, làm việc có trách nhiệm nhưng khả năng thích nghi kém, hay vì những sự việc buồn phiền mà hao tâm khổ tứ khi đi hành sự.

  • Thiên can Ất thuộc âm Mộc

Ất thường chỉ các loài hoa cỏ, cây nhỏ mềm yếu, mong manh. Ất Mộc giàu tình yêu thương, đồng cảm, vị tha, tính tình hiền hòa, vẻ ngoài khiêm tốn nhưng bên trong ham muốn mạnh, có tài năng nhưng hay buồn phiền.

  • Thiên can Bính thuộc dương Hỏa

Bính chỉ Thái dương, có ý nghĩa sáng chiếu muôn nơi. Bính Hỏa là anh em của Lửa, tính cách nhiệt tình, vui vẻ, thích hợp với các hoạt động xã giao nhưng hay bị hiểu nhầm là chỉ thích to lớn, hoành tráng.

Thiên can xung khắc theo quy luật Ngũ hành
  • Thiên can Đinh thuộc âm Hỏa

Đinh chỉ đèn lửa, lò lửa, thế lửa không ổn định, nếu được thế thì mạnh, mất thế thì yếu. Đinh Hỏa là chị em của Lửa, tính cách cẩn trọng, bí mật nhưng hay đa nghi, thích mưu tính.

  • Thiên can Mậu thuộc dương Thổ

Mậu dùng để chỉ đất đai rộng lớn, thịnh vượng, đất ở bãi đê bồi, có khả năng phòng chống sự lan tràn của sông suối. Mậu Thổ là người trung hậu, chân thành, thẳng thắn và thật thà.

  • Thiên can Kỷ thuộc âm Thổ

Kỷ đại diện cho đất vườn ruộng, rất thích hợp để trồng trọt. Kỷ Thổ là người hướng nội, đa tài đa nghệ, hành sự theo nguyên tắc nhưng độ lượng có hạn, hay đa nghi.

  • Thiên can Canh thuộc dương Kim

Canh là biểu tượng của sắt, dao, kiếm cứng chắc. Canh Kim là người hào phóng, cởi mở, nhiệt tình và trọng nghĩa khí, có tính hiếu thắng, phá hoại, nhân duyên tốt nên dễ hòa nhập với mọi người.

  • Thiên can Tân thuộc dương Kim

Tân là biểu tượng của chu bảo, đá quý, diệu kim Tân Kim có tính cách âm trầm, trọng tình cảm, hư vinh mà lại thích giữ thể diện, có lòng tự tôn cao nhưng thiếu ý chí kiên cường.

  • Thiên can Nhâm thuộc dương Thủy

Nhâm dùng để chỉ nước của biển lớn. Nhâm Thủy là anh em của Nước, có ý chí hùng vĩ lớn mạnh, tràn đầy dũng khí, có thể kiềm chế và bao dung nhưng cũng có tính ỷ lại rất cao, làm việc không tập trung cao độ.

  • Thiên can Quý thuộc âm Thủy

Quý chỉ nước trong mưa sương, có ý nghĩa khép kín và sinh sôi, phát triển bên trong. Quý Thủy là chị em của Nước, là người hướng nội, bình tĩnh, dịu dàng, làm việc cẩn thận, chú trọng nguyên tắc và không theo thực tế. Do đó, nội tâm thường bất ổn, có lúc có tính phá hoại, thích khuynh hướng xuyên thủng như sừng nhọn của sừng bò.

Xem thêm:Diên niên là gì? Cách xác định diên niên trong hôn nhân

Địa chi là gì?

Địa chi là một vật trong tứ trụ có hình, xung, khắc, hại, hợp với nhật nguyên, bao gồm 12 địa chi được chia thành âm dương như sau:

  • 6 Địa chi dương: Tý, Ngọ, Dần, Tuất, Thìn, Thân.
  • 6 Địa chi âm: Sửu, Tỵ, Hợi, Mão, Mùi, Dậu.
12 địa chi tương ứng với 12 con giáp

Theo sách Quần thư thảo dị, 12 địa chi được tính theo chu kỳ của mặt trăng có ý nghĩa như sau:

  • Tý: tu bổ và nuôi dưỡng, dương khí giúp vạn vật sinh sôi và phát triển.
  • Sửu: kết lại, mang ý nghĩa mầm non không ngừng lớn lên.
  • Dần: dẫn dắt và đổi dời, mầm mới nhú đã trồi lên mặt đất.
  • Mão: đội, vạn vật muốn sinh sôi, phát triển đều phải đội đất mà lên.
  • Thìn: chấn động, vạn vật muốn lớn lên đều phải trải qua biến cố, thăng trầm.
  • Tị: bắt đầu, vạn vật đều bắt đầu từ đây.
  • Ngọ: bắt đầu tỏa ra, cành lá của vạn vật bắt đầu mọc.
  • Mùi: ám muội, sự bắt đầu của âm khí khiến vạn vật suy giảm.
  • Thân: thân thể, sự trưởng thành của vạn vật.
  • Dậu: già, vạn vật đều trưởng thành, già dặn.
  • Tuất: diệt, vạn vật đều sẽ bị suy diệt.
  • Hợi: hạt, vạn vật đều được thu kết thành hạt cứng.

Thuộc tính của Thiên Can trong phong thủy

Thiên can hợp khắc không nằm ngoài quy luật tương sinh tương khắc của Ngũ hành. Điều đó có nghĩa là can này có thể bồi đắp, nuôi dưỡng cho can kia lớn mạnh hoặc hai can cùng dựa vào nhau để sinh trưởng. Ngược lại, can này có thể ngăn chặn, kìm hãm sự phát triển của can kia hoặc hai can tự kiềm chế lẫn nhau.

Thiên can gắn liền với quy luật tương sinh, tương khắc của Ngũ hành

Một Thiên can không chỉ có mối quan hệ tương tác duy nhất với Thiên can khác. Nó có thể sinh hợp, xung khắc với các Thiên can khác, khi kết hợp với Thiên can này là xấu nhưng với Thiên can khác lại là tốt.

Thiên can tương hợp

Dưới đây là danh sách Thiên can hợp hóa tương ứng theo Ngũ hành:

  • Giáp [dương Mộc], Kỷ [âm Thổ] hợp hóa Thổ
  • Ất [âm Mộc], Canh [dương Kim] hợp hóa Kim
  • Bính [dương Hỏa], Nhâm [dương Thủy] hợp hóa Thủy
  • Mậu [dương Thổ] Quý [âm Thủy] hợp hóa Hỏa.

Thiên can tương khắc

Theo Ngũ hành tương khắc, ta có các cặp can chi xung khắc như sau:

  • Giáp, Ất [Mộc] khắc Mậu, Kỷ [Thổ]
  • Bính, Đinh [Hỏa] khắc Canh, Tân [Kim]
  • Mậu, Kỷ [Thổ] khắc Nhâm, Quý [Thủy]
  • Canh, Tân [Kim] khắc Giáp Ất [Mộc]
  • Nhâm, Quý [Thủy] khắc Bính, Đinh [Hỏa].

Vậy nếu Thiên can xung khắc thì sao? Thiên can xung khắc hoặc Thiên can sát mạng, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vận mệnh, hôn nhân, gia đình và sự nghiệp của mỗi người. Chính vì vậy, tốt nhất nên tránh kết hợp hoặc tìm cách hóa giải xung khắc.

Thiên can dự đoán tính cách, luận giải vận mệnh

Thiên can tương xung

Các cặp Thiên can tương xung bao gồm: Giáp Canh, Ất Tân, Nhâm Bính, Quý Đinh. Mậu Kỷ [Thổ] ở trung tâm nên không xung.

Lý giải: Giáp thuộc dương Mộc, phía Đông, Canh thuộc dương Kim, phía Tây. Dương Dương cùng loại đẩy nhau, Kim Mộc tương khắc, có phương vị trái ngược nên gọi là tương xung. Các can còn lại có thể diễn giải tương tự.

Thiên can tương sinh

Dương sinh Âm, Âm sinh Dương là Địa ấn:

  • Quý [Thủy] sinh Ất [Mộc], Ất [Mộc] sinh Đinh [Hỏa]
  • Đinh [Hỏa] sinh Kỷ [Thổ], Kỷ [Thổ] sinh Tân [Kim]
  • Tân [Kim] sinh Quý [Thủy], Quý [Thủy] sinh Ất [Mộc]
  • Giáp [Mộc] sinh Bính [Hỏa], Bính [Hỏa] sinh Mậu [Thổ]
  • Mậu [Thổ] sinh Canh [Kim], Canh [Kim] sinh Nhâm [Thủy]
  • Nhâm [Thủy] sinh Giáp [Mộc], Giáp [Mộc] sinh Bính [Hỏa].

Dương sinh Dương, Âm sinh Âm là Thiên ấn:

  • Đinh [Hỏa] sinh Mậu [Thổ], Mậu [Thổ] sinh Tân [Kim]
  • Tân [Kim] sinh Nhâm [Thủy], Nhâm [Thủy] sinh Ất [Mộc]
  • Ất [Mộc] sinh Bính [Hỏa], Bính [Hỏa] sinh Kỷ [Thổ]
  • Kỷ [Thổ] sinh Canh [Kim], Canh [Kim] sinh Quý [Thủy]
  • Quý [Thủy] sinh Giáp [Mộc], Giáp [Mộc] sinh Đinh [Hỏa].

Ý nghĩa và ứng dụng của Thiên can

Từ xa xưa, khoa học phong thủy và tử vi thường dựa vào Thiên can để tính toán và luận giải vận mệnh, dự đoán tính cách của một người Ngoài ra, Thiên can hợp với tháng sinh còn ảnh hưởng đến sự hưng vượng, tốt xấu khác nhau của số mệnh.

  • Đối với hôn nhân

Thiên can là một trong những yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến sự hòa hợp và bền vững trong cuộc sống hôn nhân.

Thiên can ảnh hưởng đến hôn nhân và sự nghiệp

Nếu hai vợ chồng thuộc hai Thiên can tương sinh thì gia đình hòa thuận, êm ấm, công việc, sự nghiệp của vợ [chồng] suôn sẻ, thuận lợi, may mắn và dễ đạt được thành công.

  • Đối với công việc

Trong kinh doanh, hợp tác làm ăn trong công việc, cần lựa chọn người hợp tuổi, hợp Thiên can để hỗ trợ, bổ sung, thậm chí kiềm chế nhược điểm của nhau để cùng đạt được mục tiêu chung.

Ngược lại, nếu Thiên can xung khắc, công việc làm ăn khó thuận lợi, thậm chí còn dẫn đến cảnh tán gia bại sản, trắng tay.

Xem thêm:Người mệnh Thủy sinh năm nào? hợp màu gì? kỵ màu gì?

Trên đây là tổng hợp kiến thức về thiên can địa chi ngũ hành, chắc hẳn bạn đã biết rõ thiên can là gì? địa chi là gì rồi phải không? Hy vọng những chia sẻ trong bài viết này có thể giúp các bạn nhập môn phong thủy dễ dàng hơn!

Video liên quan

Chủ Đề