Ý nghĩa của 7 sắc cầu vồng của lgbt

Vì sao màu sắc cầu vồng là biểu tượng cho giới đồng tính?

Nhiều người truy cập vào Facebook hoặc Twitter trong những ngày gần đây nhận thấy hai trang này tràn ngập sắc cầu vồng, màu của giới đồng tính.


Theo Washington Post sắc cầu vồng này xuất hiện trên hầu hết các bức tranh biếm họa, hình ảnh và ảnh động được người dân Mỹ đăng tải sau khi Tòa án Tối cao Mỹ phán quyết hôn nhân đồng giới là một quyền trong Hiến pháp nước này.


Vậy hình ảnh sắc cầu vồng là bắt nguồn từ đâu và tại sao nó lại được dùng làm biểu tượng cho quyền và niềm tự hào của những người đồng tính, lưỡng tính và chuyển giới?


Từ tam giác màu hồng


Trước khi có lá cờ mang sắc cầu vồng, những người đồng tính sử dụng biểu tượng là một hình tam giác màu hồng cho phong trào của mình. Hình tam giác màu hồng này được Đức Quốc xã sử dụng trong các trại tập trung để đánh dấu những người đồng tính hoặc những người có xu hướng lệch lạc về tình dục”.


Những người đồng tính đã sử dụng biểu tượng tam giác màu hồng này trong suốt những năm 70 của thế kỷ trước, tuy nhiên, họ vẫn cảm thấy có gì đó “gợn gợn” trong việc sử dụng biểu tượng này.

Không chỉ có tam giác màu hồng, những màu sắc sặc sỡ khác, đặc biệt là màu tím, cũng đóng vài trò quan trọng trong việc giúp “nhận diện” những người đồng tính.

Ý nghĩa của 7 sắc cầu vồng của lgbt

Tam giác hồng- biểu tượng ban đầu của giới đồng tính (Ảnh AP)


Như biên tập viên cao cấp của tờ Slate Forrest Wickman từng viết, trong lịch sử, người đồng tính thường sử dụng các màu sắc sặc sỡ trong trang phục để thể hiện giới tính của mình. Trong đó nổi bật nhất là đôi tất màu vàng và bông hoa màu xanh mà tác gia nổi tiếng Oscar Wilde thường cài trên áo vest.


Đến lá cờ mang sắc cầu vồng của Gilbert Baker


Câu chuyện cảm động liên quan đến sắc cầu vồng này liên quan nghệ sĩ đồng tính Gilbert Baker, người chuyên đóng giả làm nữ giới và cũng là người đầu tiên sáng tạo ra lá cờ mang sắc cầu vồng vào năm 1978.


Trong cuộc phỏng vấn do Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại- nơi vừa đưa lá cờ mang sắc cầu vồng vào bộ sưu tập của mình- nghệ sĩ Baker cho biết, ông bắt đầu suy nghĩ nghiêm túc về việc tạo ra một lá cờ về phong trào này vào năm 1976 nhân dịp 200 năm kỷ niệm Quốc khánh Mỹ.


Ý nghĩa của 7 sắc cầu vồng của lgbt

Ông Baker cầm một lá cờ mang sắc cầu vồng tại một cuộc diễu hành ủng hộ người đồng tính (Ảnh Reuters)


Ông Baker cho biết, ông coi lá cờ này mang ý nghĩa tượng trưng nhiều hơn so với một biểu tượng cụ thể nào khác bởi một lá cờ luôn tượng trưng cho một quốc gia hay một dân tộc.


“Chúng tôi là một dân tộc, và lá cờ là để khẳng định quyền lực của chúng tôi, vì thế lá cờ là rất phù hợp”, ông Baker nói.


“Chúng tôi muốn một thứ gì đó thật đẹp, một thứ gì đó dành riêng cho chúng tôi. Cầu vồng là thứ rất hoàn hảo bởi nó phù hợp với sự đa dạng về chủng tộc, giới tính, tuổi tác và mọi thứ khác của chúng tôi”, ông Baker nói thêm.


Cũng theo ông Baker: “Lá cờ này cũng mang những màu sắc rất tự nhiên. Dù màu sắc cầu vồng này được dùng trong nhiều loại hình nghệ thuật khác. Độ phổ biến của lá cờ này giờ đã vượt xa bất kỳ hình thức sử dụng màu sắc cầu vồng nào khác”.


Không những thế, lá cờ mang sắc cầu vồng cũng có những mối liên hệ với ca sỹ Judy Garland, một trong những ca sỹ được giới đồng tính hết sức mến mộ qua bài hát “Somewhere Over the Rainbow” (Tạm dịch:  Đâu đó phía trên Cầu vồng) trong bộ phim “Phù thủy xứ Oz”. Thậm chí tờ Advocate còn gọi Garland là “Elvis của những người đồng tính”.


Lá cờ 6 màu thay thế cho 8 màu ban đầu


Ông Baker kể lại, bà của ông là chủ của một cửa hàng quần áo phụ nữ và ông cực kỳ thích quần áo và vải vóc ngay từ khi còn nhỏ. Không may cho ông là ông lớn lên trong một thị trấn nhỏ và cực kỳ bảo thủ tại Kansas nên không có cơ hội để học may.


Sau khi ông Baker giải ngũ và đến sinh sống tại San Francisco vào năm 1972, cộng đồng những người đồng tính tại đây đang phát triển rất mạnh.


“Ngay khi được giải phóng khỏi Kansas, điều đầu tiên tôi làm là mua một chiếc máy khâu”, ông Baker viết trên trang web Refinery 29, “lúc đó là năm 1972 và tôi luôn muốn mình giống Mick Jagger (nghệ sỹ đồng tính nổi tiếng của nhóm nhạc rock The Rolling Stones) nên tôi luôn muốn may “những bộ đồ một mảnh” cho mình.


Nhờ tài may vá của mình, ông Baker nhận làm băng rôn biểu tình cho những người đồng tính. Lá cờ mang sắc cầu vồng lần đầu tiên trở nên nổi tiếng khi ông Harvey Milk, một chính trị gia nổi tiếng tại San Francisco, công khai lên tiếng thừa nhận mình bị gay và yêu cầu ông Baker may một lá cờ cho một cuộc tuần hành mà ông đứng ra tổ chức, chỉ vài tháng trước khi ông bị ám sát.


Ông Baker nhớ lại, ông đã làm những lá cờ mang sắc cầu vồng đầu tiên cùng với 30 tình nguyện viên trên tầng cao nhất của tòa nhà Trung tâm Cộng đồng Đồng tính tại số 330 đường Grove, San Francisco.


Nhóm của ông đã treo 2 lá cờ tại Quảng trường Liên Hợp Quốc tại San Francisco vào ngày 25/6/1978. Một trong số đó là lá cờ mang sắc cầu vồng và lá cờ còn lại là quốc kỳ của Mỹ với những vạch mang màu sắc cầu vồng thay vì màu đỏ, trắng và xanh như nguyên gốc.


Ban đầu, lá cờ mang sắc cầu vồng của Baker có tới 8 màu bao gồm: hồng đậm, đỏ, da cam, vàng, xanh lá cây, xanh ngọc, xanh nước biển và tím. Dần dần, các màu sắc được giảm dần và lá cờ mang 6 màu giờ trở nên phổ biến nhất.


Theo ông Baker, mỗi một màu sắc đầu có ý nghĩa khác nhau: màu hồng đậm tượng trưng cho giới tính, màu đỏ cho cuộc sống, màu da cam để hàn gắn, màu vàng cho ánh mặt trời, màu xanh lá cây cho thế giới tự nhiên, màu xanh ngọc cho nghệ thuật, màu xanh nước biển cho sự hài hòa và màu tím cho tinh thần.


Màu hồng đậm bị bỏ đi khi ông Baker mang đến Công ty sản xuất cờ Paramount để cho in hàng loạt lá cờ của mình. Tại thời điểm đó, màu hồng quá hiếm và đắt nên đã không được sử dụng.


Sau đó, màu xanh nước biển cũng bị bỏ đi trong Ngày Tuần hành vì Tự do của Người Đồng tính năm 1979. Những người tổ chức sự kiện này muốn chia lá cờ làm đôi và treo hai phần lên 2 ngọn đèn ở hai bên đường Market. Chính vì vậy lá cờ này chỉ còn 6 màu. Từ đó, lá cờ 6 màu này được giữ nguyên và trở thành biểu tượng quốc tế vào năm 1994, khi ông Baker làm một lá cờ dài tới 1,6km cho lễ kỉ niệm 25 năm cuộc bạo động Stonewall nhằm ủng hộ người đồng tính./.


Trần Khánh/VOV.VN


Page 2

 Một bức thư của Mẹ Têrêsa Calcutta


Ý nghĩa của 7 sắc cầu vồng của lgbt

 

Thật vậy! Ta đứng trước cửa tâm hồn con, suốt ngày đêm. Ngay cả khi con không lắng nghe, ngay cả khi con nghi ngờ Ta; Ta vẫn ở đó: chờ đợi dấu hiệu nhỏ nhất từ con, một dấu hiệu nhỏ nhoi cho thấy rằng con muốn cho Ta bước vào.


Ta muốn con biết rằng, mỗi khi con mời, Ta sẽ luôn đến và không bao giờ từ chối. Ta đến trong yên lặng và vô hình, nhưng với một năng lực và tình yêu vô hạn, đem lại nhiều hoa trái của Thần Khí. Ta đến với lòng Thương Xót, với lòng khao khát tha thứ và chữa lành cho con, bằng một tình yêu thương mà con không thể hiểu được.


Một tình yêu mà trong từng ngóc ngách, cũng lớn lao như tình thương Ta nhận được nơi Chúa Cha: “Thầy yêu tất cả anh em như Cha đã yêu Thầy” (Ga 15,10).


Ta đến với mong muốn an ủi con và ban cho con sức mạnh, nâng con lên và băng bó các vết thương của con. Ta muốn xua tan đi những ưu sầu, nghi ngại, đem con vào ánh sáng của Ta. Ta mang sức mạnh đến cho con, hãy để ta mang vác con trên vai.


Với ân sủng của Ta, tim con sẽ thổn thức và cuộc sống con sẽ biến đổi. Hãy đến với sự an bình của Ta, hãy để cho tâm hồn con được yên ổn.


Ta nắm con trong lòng bàn tay. Ta hiểu con tường tận. Ngay cả tóc trên đầu con, Ta đã đếm rồi. Không có gì của con mà không quan trọng đối với Ta. Ta đã theo con suốt ngần ấy năm tháng, và Ta vẫn luôn yêu con, ngay khi con lạc lối xa Ta. Ta biết mọi khó khăn của con. Ta hiểu mọi nhu cầu, mọi lo lắng; và đúng, Ta biết cả những lỗi lầm của con.


Nhưng Ta lặp lại với con rằng, Ta yêu con, không vì những việc con đã làm hay không làm. Ta yêu con vì chính con, vì nét đẹp và phẩm giá Chúa Cha đã ban cho, khi tạo dựng nên con giống hình ảnh Ngài. Phẩm giá đó con thường hay quên, nét đẹp đó con đã làm cho phai tàn khi con phạm tội. Nhưng Ta yêu, vì con là con, và Ta đã đổ máu mình ra để cứu con. Nếu con chỉ xin Ta đức tin, ân phúc của Ta sẽ tràn ngập mọi mặt để thay đổi cuộc đời con: Ta sẽ ban sức mạnh giúp con tránh xa tội lỗi và sức tàn phá của nó.


Ta hiểu tâm tư con, ta biết cảm giác cô đơn và những thương tổn của con, việc bị từ chối, bị lên án, bị sỉ nhục… ta đã mang chịu tất cả những điều đó trước con. Và ta gánh vác tất cả vì con, để con có thể thông phần sức mạnh và vinh quang của Ta. Ta biết, trên tất cả, con cần tình yêu, con khao khát tình thương và sự trìu mến. Tuy nhiên, đã bao nhiêu lần con thất bại trong tình yêu, vì con tìm kiếm yêu thương trong ích kỷ, con chỉ cố gắng lấp đầy sự trống vắng bằng những thú vui chóng qua, đôi khi bằng sự trống rỗng to lớn của tội lỗi.


Con có khao khát tình yêu không?


“Hãy đến với Ta, hỡi những ai đang khát…” (Ga 7,37). Ta sẽ đổ đầy yêu thương và làm con thỏa mãn.


Con có khao khát được yêu không?


Ta yêu con hơn con có thể tưởng tượng được… đến nổi bằng lòng chết trên thập giá vì con.


Ta khát con.
Vâng, chỉ có cách đó mới diễn tả được tình yêu Ta dành cho con.


Ta khát con.
Ta khao khát được yêu con và được con đáp trả lại. Linh hồn con là vô giá đối với Ta, nên Ta khát con. Hãy đến với Ta, ta sẽ chữa lành mọi thương tổn nơi con và đổ đầy yêu thương trong trái tim con. Ta sẽ biến con thành tạo vật mới, và ban cho con bình an, ngay cả trong những gian nan khốn khó. Ta khát con.


Con đừng bao giờ nghi ngại lòng Thương Xót, sự Tha Thứ, ước muốn Chúc Lành và sự Hiện Diện của ta nơi con. Ta đón nhận con, bất kể con đã làm gì.


Ta khát con.


Nếu con cảm thấy mình ít giá trị trước mặt người đời, không hề hấn gì. Không gì khác trên thế gian này, làm cho ta quan tâm hơn là con.


Ta khát con.


Hãy mở lòng ra, hãy đến với Ta, hãy yêu mến Ta, phó dâng cuộc đời con cho Ta! Ta sẽ cho con thấy, con quan trọng như thế nào trong trái tim Ta.

Con không nhận ra rằng, Chúa Cha đã có một kế hoạch biến đổi cuộc đời con, từ khởi đầu cho đến bây giờ sao? Hãy tin vào Ta. Hãy cầu nguyện cùng Ta mỗi ngày, đến và bảo vệ đời con, Ta sẽ làm. Ta hứa trước mặt Cha Ta trên Trời, rằng Ta sẽ làm điều kỳ diệu trên cuộc đời con. Ta sẽ làm điều này. 

Bởi vì Ta khát con.


Tất cả mọi điều Ta yêu cầu, là con hãy phó thác niềm tin nơi Ta một cách tuyệt đối. Ta sẽ làm mọi thứ còn lại. Từ nay trở đi, Ta dành sẵn cho con một chỗ, mà Chúa Cha đã chuẩn bị cho con trên Nước của Người. Hãy nhớ rằng, con là một kẻ lữ hành nơi trần gian này, đang đi về quê hương trên Trời. Tội lỗi không thể thỏa mãn được con, hay mang đến bình an mà con đang tìm kiếm. Tất cả những gì con tìm ngoài Ta, sẽ chỉ là trống rỗng, hư vô, vì thế đừng buộc chặt mình vào sự việc ở trần gian này; trên tất cả, đừng tránh xa Ta khi con thất bại, vấp ngã.


Hãy đến với Ta đừng chần chờ gì nữa, bởi vì khi con thú lỗi cùng Ta, con mang lại cho Ta niềm vui đã cứu chuộc con.


Không tội lỗi nào không thể tha thứ và chữa lành, vì thế hãy đến ngay đi, và trút gánh nặng tội lỗi trong tâm hồn con cho Ta.


Bất kể con lầm đường lạc lối bao xa, bất kể con quên Ta thời gian bao lâu, bất kể bao nhiêu khó khăn con chồng chất trên cuộc đời này; Ta muốn con luôn ghi nhớ, có một điều sẽ không bao giờ thay đổi: 
Ta khát con – chính con, là con.


Con không cần thay đổi để tin vào tình yêu của Ta, vì chính lòng tin vào tình yêu đó khiến con thay đổi. Con đã quên Ta, nhưng mỗi giây phút trong ngày Ta luôn tìm kiếm con – Ta đứng đó, và gõ cửa tim con, gọi con.


Con có tin không? Nếu không, hãy nhìn lên Thánh giá, nhìn vào trái tim Ta, nó đã tan nát vì con.


Con không hiểu Thánh giá của Ta sao? Hãy lắng nghe một lần nữa những lời Ta thốt ra ở đó, những lời Ta nói cho con hiểu, vì sao Ta chịu đựng tất cả, vì con: “…Ta khát” (Ga 19,28).


Vâng, Ta khát con.


Trong Thánh Vịnh, đã nói: “…Ta luống công chờ, không được một ai; đợi người an ủi đôi lời, trông mãi trông hoài mà chẳng thấy đâu!” (Tv 69,21).


Suốt đời con, Ta khao khát tình yêu, Ta không ngừng tìm kiếm tình thương của con và mong chờ được con yêu đáp trả. Ta cố gắng bằng mọi cách để thấy được niềm hạnh phúc đó. Tại sao lúc này đây, hơn bao giờ hết, con không mở lòng ra với Ta?


Khi nào con sẽ mở cửa trái tim con, và đến gần Ta hơn nữa, con sẽ nghe tiếng Ta lặp đi lặp lại, không chỉ bằng ngôn ngữ loài người, nhưng trong Thần Khí: “Bất kể con đã làm gì, Ta yêu con vì chính con. Hãy đến với Ta, với tất cả lỗi lầm và đau khổ, với tất cả khó khăn và thiếu sót, và với tất cả những gì con cần được yêu thương, trìu mến”.


Ta đứng trước cửa tim con và gọi…


Hãy mở cho Ta, vì Ta khát con…


“Giêsu là Thiên Chúa, vì thế Tình Yêu của Ngài và sự Khao Khát của Ngài là vô hạn. Ngài, Đấng Tạo Dựng nên vũ trụ, nài xin tình yêu của loài thọ tạo. Ngài khát khao tình yêu của chúng ta… Những lời “Ta khát” này… có vang vọng trong tim của bạn không?

(I Thirst For You” – A Letter From Mother Teresa)

Maria Trần Thị Kim Danh chuyển ngữ

(Nguồn: https://catholic-link.org/quotes/i-thirst-letter-written-mother-teresa-quote)



Page 3

Vài phút thinh lặng

Chúa Nhật V Phục Sinh - Năm C

“Mỏ neo Thập Tự”


Các Kitô hữu buổi ban đầu thường dùng cái neo như một biểu tượng của hy vọng, đặc biệt vào lúc sinh thì.

Mỏ neo thường được đặt hay treo ở tang lễ (ngày nay người ta thường làm vòng hoa hình mỏ neo), nhằm ý diễn tả tin tưởng người quá cố sẽ đến được bến cảng bình an muôn đời một cách an toàn.

Trong các hang toại đạo ở Roma, biểu tượng này xuất hiện khá sớm khoảng thế kỷ thứ hai. Và từ khi cái neo mang dáng dấp một cây Thánh Giá, nó hàm ý cái neo là dấu hiệu của sự an toàn, và Thánh giá là biểu tượng cho ơn cứu rỗi.

***

“Hỡi anh em là những người con bé nhỏ của Thầy, Thầy còn ở với anh em một ít lâu nữa thôi.  Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em.  Ở điểm này, mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy: là anh em có lòng yêu thương nhau" (Ga 13,33-35).


Ý nghĩa của 7 sắc cầu vồng của lgbt
Có một tương truyền rằng, khi Thánh tông đồ Gioan đã cao niên (Thánh Gioan là vị tông đồ qua đời cuối cùng), dân chúng đã nài xin ngài kể cho họ biết những điều Chúa Giêsu đã nói và đã làm mà ngài biết được.


Một nhóm người đã tụ họp nhau tìm đến và dìu “lão già” Gioan vào nhà, rồi ngồi xuống bên ngài và nghe ngài dạy: “Hỡi anh em là những người con bé nhỏ, anh em hãy yêu thương nhau. Hỡi anh em là những người con bé nhỏ, anh em hãy yêu thương nhau”.   


Họ thưa với ngài: “Thưa ngài, đó là những điều mà ngài đã dạy chúng con tuần vừa qua. Ngài hãy kể cho chúng con những điều Chúa Giêsu đã nói”.


Và rồi Thánh Gioan lại nói: “Hỡi anh em là những người con bé nhỏ, anh em hãy yêu thương nhau”.


Đúng vậy, qua nhiều năm ngẫm suy, Thánh Gioan đã cảm nhận rõ rằng, tình yêu là trung tâm của tất cả mọi sự và đó chính là điều quan trọng nhất mà Chúa Giêsu muốn dạy chúng ta.


Thật sự, tôi không ngạc nhiên lắm. Và Lời Chúa tuần này đã làm sáng tỏ lệnh truyền này quan trọng biết bao.

Phải chăng đó là lối sống mà tôi được mời gọi để sống, là mẫu người mà tôi phải trở nên.

Xin Chúa cho tôi thực hiện được điều đó.

Hãy dành vài phút thinh lặng với Chúa.

Jos. Nguyễn Hùng Cường