5 chữ cái có chữ Ruel ở giữa năm 2022

5 chữ cái có chữ Ruel ở giữa năm 2022

Sappho đàn hát cho Homer nghe

Charles Nicholas Lafond (1775-1835) (họa sĩ)

Tại sao người Anh, người Mỹ gọi những phụ nữ đồng tính luyến ái là ‘‘the lesbians’’, còn người Pháp gọi là ‘‘les lesbiennes’’ ? Truy ra nghĩa thì đây là danh từ chỉ người dân của đảo Lesbos, một hòn đảo của xứ Hy Lạp, gần bờ biển Thổ-nhĩ-kỳ, thuộc vùng vịnh Edremit. Đây là quê hương của nữ thần thi ca Sappho, nổi tiếng về thơ loại Trữ tình ca (Odes) và loại Nhạc thiều ca (Hymne). Sappho sinh năm 612 trước Thiên Chúa Giáng Sinh, ngoài thiên tài thi ca ra còn nổi danh là một phụ nữ thích ăn nằm với phụ nữ. Cho nên tĩnh từ ‘‘saphique’’ thoát thai từ danh từ riêng (nom propre) của tên Sappho cũng dùng để chỉ những gì thuộc các phụ nữ làm văn chương nghệ thuật đi theo vết chân Sappho (về khuynh hướng tình dục cũng như về việc đeo đuổi văn chương).

Những nữ sĩ thuộc loại ‘‘lesbians’’ trên hoàn vũ trải qua bao triều đại, thời đại tuy không nhiều, nhưng viết về họ kèm theo văn chương của họ, tôi e rằng bài viết trong khuôn khổ từ 30 đến 40 trang cũng chẳng đủ. Vả lại, trong các hạng nữ lưu cầm bút kia, theo sự đãi lọc của thời gian, theo sự phê phán và thẩm định về phuơng diện nghệ thuật, thì phần tinh hoa còn lại chẳng được bao nhiêu. Nhưng viết về nội dung của các tác phẩm của họ quả thiệt khó khăn vì công việc tìm tài liệu đã rắc rối, mà công việc chọn lọc tài liệu cũng không phải dễ dàng gì.

Bài viết nầy không nặng về việc biên khảo mà nặng về giai thoại (anecdote) và huyền thoại (mythe) hơn. Tác giả nếu không thể làm một nhà biên khảo thì làm bà già trầu kể chuyện ngồi lê đôi mách con cà con kê. Và để tiện việc kêu gọi, bút giả sẽ gọi các ông đồng tính luyến ái là ‘‘gai’’, kêu tắt chữ ‘‘gays’’, gọi các bà đồng tính luyến ái là ‘‘lết’’, kêu tắt chữ ‘’lesbiennes/ lesbians’’.

Đọc quyển ‘‘Le Temps des Frous-Frous’’ của Bernard Brias do France Empire xuất bản, tôi thấy có một điều kỳ lạ: Vào Thời Đại Mỹ Lệ (La Belle Époque) tức là vào cuối thế kỷ 19 cho đến Đệ Nhất Thế Chiến, dưới chánh thể Đệ Tam Cộng Hòa nước Pháp, ngành văn chương nước Pháp có rất nhiều nhà văn nữ và nhiều nhà thơ nữ. Các bà Colette, Ralchilde, Gyp, Liane de Pougy đều là nhà văn thuần túy. Còn Nữ Bá Tước Anna de Noailles, Natalie Clifford Barney, Renée Vivien, Lucie Delarue Madrus, Hélène de Zuylen vừa là nhà văn lẫn nhà thơ, nhưng thơ của họ trội hơn văn xuôi nên thời nhân gọi họ là nữ thi sĩ. Riêng Émilienne d’Aleçon thuần túy làm thơ. Còn nữ công tước Elisabeth de Gramont, Marcelle Tinayre là 2 nhà viết tiểu sử văn nhân. Nhưng Nữ công tước Elisabeth de Gramont viết hồi ký trội nhất.

Trừ Ralchide, Gyp, Anna de Noailles ra, những nữ sĩ kia nếu không là đồng tính luyến ái phái nữ (lesbiennes/lesbians) thì cũng thuộc loại lưỡng tính luyến ái (bisexuelles) như: Colette, Liane de Pougy, Emilienne d’Aleçon. Chẳng ai có thế ngờ hai nàng danh kỹ Liane de Pougy, Emilienne d’Aleçon sắc nước hương trời kia thường dan díu với các vị hoàng thân, các bậc quý tộc mà vẫn có thể làm tình với các bà quý tộc, các nữ sĩ đương thời. Lucie Delarue Madrus tuy có chồng là bác sĩ Y Khoa Madrus, người dịch dầu tiên pho ‘‘Một Ngàn Lẻ Một Đêm’’ từ tiếng Ai Cập ra tiếng Pháp, nhưng tựu kỳ trung, bà ta lúc đầu là thứ đồng tính luyến ái chưa có nhận thức rõ ràng (l’homophilie latente). Nhưng khi bước vào văn giới thi đàn, qua các cuộc tiếp xúc với các nữ sĩ nổi tiếng thích phụ nữ như Natalie Clifford Barney, Renée Vivien, bà ta biết rằng mình chỉ là một mụ ‘‘lesbienne’’ thuần túy để rồi sau đó chỉ thích ăn nằm với đàn bà mà lơ là ông chồng cường tráng của mình.

5 chữ cái có chữ Ruel ở giữa năm 2022

Colette ở thời kỳ làm diễn viên music hall, trong vở La Rêve d’Égypte

Trường hợp này so với trường hợp Colette, Liane de Pougy, Émilienne d’Alençon thì hơi khác. Lúc nào cả ba cũng thích ăn nằm với đàn ông. Nhưng khi Liane de Pougy và Colette gặp nữ sĩ Natalie Clifford Barney rồi thì họ khám phá một chân trời tình dục mới: thú giao hợp với nguời đồng phái tính. Còn Émilenne d’Alençon lúc đầu là kẻ đối thủ của Liane de Pougy trong việc ganh đua duyên sắc và trong công việc săn đuổi khách tìm hoa trong giới quý tộc. Nhưng khi Liane de Pougy dạy cô ta thú giao hợp giữa đàn bà đối với đàn bà nên cô ta đâm ra nghiện. Dù yêu chồng là tên nài đua ngựa đẹp trai và giàu sụ, lại sính thơ văn, nhưng ai cấm cô ta tơ tưởng đến một mỹ nhân khác?

5 chữ cái có chữ Ruel ở giữa năm 2022

Natalie Clifford Barney

Vào mùa xuân năm 1994, nhân có cuộc đại biểu tình của dân đồng tính luyến ái tại Paris, dù không tham dự nhưng tôi có đến gian hàng bán sách của các tác giả ‘‘gai’’ (gays) lẫn các tác giả ‘‘lết’’ (lesbiennes). Nơi đây có bày bán các tác phẩm của các ông ‘‘gai’’ bà ‘‘lết’’ vào các thập niên 10, 20, 30, 40, trong đó có cuốn thi tập ‘‘Temple d’Amour’’ (Đền Thờ Ái Tình) của Émilienne d’Alençon với giá 300 francs, cuốn tiểu thuyết ‘‘Idylle Saphique’’ (Cuộc Tình Theo Kiểu Các Cô Lesbians) của Liane de Pougy với giá 500 francs. Mắc quá nên tôi đành không mua.

Dù sao đi nữa, cuộc đời và văn chương các nữ sĩ ‘‘lết’’ hay các nữ sĩ ‘‘bi’’(tức là bisexuelle/ lưỡng tính luyến ái) vẫn gieo trong tâm hồn tôi biết bao niềm hứng khởi lộng lẫy như hình ảnh trong cái lăng kính vạn hoa. Nhất là quý bà văn chương vào thời La Belle Époque. Cho nên ở bài này, bút giả chỉ nói về các nữ sĩ ‘‘lết’’, các mỹ nhân ‘‘bi’’ có liên quan tới ngành văn chương Pháp. Chúng ta đâu có thể quên dù là người Hoa Kỳ mà nữ sĩ Natalie Clifford Barney lại làm văn chương Pháp, sáng tác thơ, văn và viết hồi ký bằng chữ Pháp nhiều hơn là viết sách làm thơ bằng tiếng Anh. Cũng vậy, nữ sĩ Renée Vivien (tên thật là Pauline Tarn) vốn là người Anh, cũng noi theo dấu chân nữ sĩ Natalie Clifford Barney trong cuộc hành trình làm văn chương. Ngoài ra, nữ sĩ Olive Custance là người Hoa Kỳ, tuy sinh sống ở Paris, nhưng lại làm thơ bằng tiếng Anh. Thi tập nổi tiếng của cô ta có cái nhan đề là ‘‘Opale’’ *. Thời nhân gọi Olive Custance là Opale thay cho cái tên cúng cơm Olive vì thơ nàng đã hay, nhan sắc nàng lại còn diễm lệ như thứ ngọc opale ấy. Olpale kết hôn Lord Alfred Douglas, một chàng trai quý tộc đẹp trai thuộc loại ‘‘gai’’, là cục cưng (Pháp gọi là ‘‘mignon’’) của văn hào gai Oscar Wilde. Người hậu thế đồn rằng Lord Alfred Douglas gợi hứng cho Osacar Wide sáng tạo nên nhân vật Dorian Gray (về sắc vóc thôi) trong cuốn kiệt phẩm danh tác ‘‘Le Portrait de Dorian Gray’’ (Chân Dung Chàng Dorian Gray). Nhưng thật ra nhân vật Dorian Gray là bức phóng ảnh của nhà thơ ‘‘gay’’ John Gray; nhân vật này đã một thời tằng tịu với Oscar Wide. Còn về Opale, sau khi chia tay đường ai nấy bước, cô ta chỉ dan díu với các cô bạn ‘‘lết’’, không thèm lấy chồng nữa.

Nữ sĩ Eva Palmer gốc Mỹ tuy sinh sống ở Paris, nhưng lại yêu nền văn minh Cổ Hy Lạp nên sưu khảo về nền văn minh ấy. Eva Palmer về sau kết hôn với một thi sĩ Hy Lạp tài hoa nổi tiếng lúc đương thời tên là Angelos Sikelianos, nhỏ hơn nàng tới 10 tuổi. Eva Palmer gây nhiều ảnh hưởng cho đời sống lứa đôi lẫn sự biến cải trong thi ca của chồng nàng. Nàng có viết quyển hồi ký nhan đề là ‘‘Upward Panic’’, nhưng tiếc thay sau khi nàng qua đời, quyển ấy chẳng được ai xuất bản cho nàng. Chồng nàng chết trước nàng một năm. Khi còn xuân sắc, Eva Palmer nổi tiếng đẹp lộng lẫy với mái tóc đỏ rực rỡ như một suối lửa hay như một dải ráng chiều lộng lẫy. Qua mái tóc đỏ hung hung rạng ngời ánh sáng ấy, người ta gọi Eva Palmer là ‘‘the Sunset Goddess’’ ( Nữ Thần Tà Dương) để đối chọi với mớ tóc vàng óng tơ trăng ‘‘ the Moon Beam’’ (Tia Sáng Của Trăng) của Natalie Clifford Barney. Nhà sử gia văn học Jean Chalon thì gọi Eva Palmer là ‘‘Nữ Thần Thái Dương’’ (la Déesse du Soleil), còn gọi Natalie Clifford Barney là ‘‘Nữ Thần Hạo Nguyệt’’ (la Déesse de la Lune).

Colette, Djuna Barnes, nữ công tước Elisabeth de Gramont, Lucie Delarue Madrus, Olive Custance, Eva Palmer, kẻ thì là nhân tình phất phơ giai đoạn của Natalie Clifford Barney, còn người thì ăn nằm với nàng vài keo rồi từ tình chăn gối, đôi bên đổi thành tình bạn. Nữ sĩ gốc Mỹ Djuna Barnes (ký giả, tiểu thuyết gia) được nữ sĩ Mabel Dodge giới thiệu cho Natalie Cliford Barney. Cả hai chơi nhau cho lăn lóc đá, cho mê mẩn đời. Rứa mà Djuna Barnes cứ cãi chày cãi cối mình chỉ có một vài kinh nghiệm với mấy bà ‘‘lết’’ mà thôi, chớ không phải là ‘‘lết’’ 100%.

5 chữ cái có chữ Ruel ở giữa năm 2022
Ngoài ra còn có một phụ nữ giàu sang, thuộc loại ngoại hạng tên Mabel Dodge Luhan (Luhan là họ của người chồng thứ hai). Không có sách vở nào cho tôi biết bà ta là ‘‘lết’’ hay ‘‘bi’’. Nhưng qua cuốn hồi ký của mình, bà ta có nhắc tới chuyện bà ta từng giao thiệp với từng cặp ‘‘lết’’ nổi danh như cặp Natalie Clifford Barney và Renée Vivien, cặp Gertrude Stein và Alice B.Toklas, cặp Renée Vivien và một phụ nữ có kiến thức văn hóa uyên thâm tên là Violette Shilito. Chính cái chết yểu của Violette làm cho tinh thần Renée Vivien suy sụp dù cô ta có dan díu với Natalie Clifford Barney và ăn ở với Nam tước phu nhân Hélène de Zuylen đi nữa.

Tuy nhiên, có điều làm bút giả thắc mắc. Có một dạo, Mabel Dodge giao du với hai chị em thuộc hạng ‘‘lết’’ người Mỹ là Mary Shillito và Violette Shillito (cô em là bạn lòng của nữ sĩ Renée Vivien); cả ba tỏ ra dị ứng với đàn ông. Cả ba thường ngắm khách qua lại ngoài phố rồi sắp hạng: nầy là ‘‘heo lớn’’, nầy là ‘‘heo con’’. Đờn ông xấu xí và thô lỗ vào thời La Belle Epoque đâu phải là khan hiếm. Cho nên Mabel Dodge õng ẹo chê bai một cách tỉnh rụi tỉnh bơ: ‘‘Xời ơi, đó là những tên thúi tha, gặp là phải tháo lui trối chết. Dọc theo con đường Hòa Bình (rue de la Paix) hay dọc theo bất cứ con đường nào trong Kinh thành Paris vào thập niên chót của Thế kỷ 19, đờn ông dưới cặp mắt khắt khe của tụi tui, giống như con thú ở mọi điểm’’.

Mabel Dodge sinh tại Buffalo (Hoa Kỳ), thuộc dòng dõi giàu có lớn. Bà có mở phòng tiếp tân văn nghệ sĩ tại Florence (Ý-đại-lợi) trong một biệt thất xây cất cho dòng họ thế gia vọng tộc Médicis. Từ năm 1912 tới năm 1914, Mabel Dodge dời phòng tiếp tân văn nghệ sĩ về Greenwich Village để tiếp đón các triệu phú gia, các văn nghệ sĩ, những danh kỹ… Vốn có tâm hồn phóng khoáng, chống lề thói, lại tôn trọng tự do tình dục, chuộng những con người nhuận trường về cách sống, ghét kẻ táo bón tâm tình, ghét kẻ khép kín đời sống trong khuôn khổ đạo đức cứng ngắc nên bà còn chơi với kẻ hành khất lang thang (les clochards), kẻ gây án mạng, mấy ả điếm thối tha… Cho nên vấn đề đồng tính luyến ái đối với bà chỉ là một cách sống, một cách chọn lựa hưởng thụ tình dục theo bổn tánh tự nhiên. Và cho nên mấy ông ‘‘bi’’ , bà ‘‘bi’’, mấy ông ‘‘gai’’, bà ‘‘lết’’ tha hồ lui tới nhà bà. Trong những khách của bà có rất nhiều kẻ nổi tiếng. Chẳng hạn nhạc sĩ dương cầm Arthur Rubenstein, văn hào D. H. Lawrence, nữ sĩ Willa Carter, nữ danh họa Georgia O’Keeffe, nữ văn hào Gertrude Stein, nữ thần điện ảnh Greta Garbo. Chính ra Gertrude Stein là bà ‘‘lết’’, nhờ Mabel Dodge giới thiệu mà quen được Alice B. Toklas và cả hai chung sống với nhau gần 20 năm. Còn Greta Garbo và Nữ Thần Nhục Thể của điện ảnh Hoa Kỳ tên là Marlene Dietrich vốn là 2 mụ ‘‘bi’’, về sau này (năm 2003) tên điếm đực quốc tế Massimo Gargia đã tiết lộ trong quyển hồi ký ‘‘Jet Set’’ của anh ta.

Mabel Dodge, khi cuộc Đệ nhất Thế Chiến bùng nổ bèn dời phòng văn nghệ của mình về thị trấn Taos, thuộc thủ phủ Nouveau Mexique. Bà có cho xuất bản hai tập hồi ký là: ‘‘Intimate Memories: Background’’ (1933) và ‘‘European Experiences’’ (1935). Riêng nữ văn hào Gertrude Stein cũng có viết một quyển sách về Mabel Dodge.

Bà Liliane Florence Maud Anglesey nổi tiếng về dung nhan diễm kiều. Bạn bè và thân quyến gọi bà là ‘‘Lily’’ hoặc ‘‘Dì Minnie’’ vốn là dì ruột của nữ sĩ Olive Custance, và cũng là vợ nhà quý tộc là Hầu tước Anglesay (Lord Anglesey). Mọi người đều ca ngợi bóng sắc và phong độ duyên dáng của bà. Bàn ăn của bà có các hoàng thân, các bậc vua chúa tham dự. Bà tái giá với một chủ nhân ngân hàng John Gilliart và từ trần vào năm 1961, tuy già mà vẫn giữ được vẻ quyến rũ. Lily Anglesey lại thích cáp đôi cho các bà ‘‘lết’’, các bà ‘‘bi’’ với nhau. Vào mùa hè năm 1901, tại phòng khách văn chương của bà, bà giới thiệu chàng quý tộc trẻ tuổi bô trai Lord Alfred Douglas cho cô cháu gái cưng Olive Custance của mình. Nhưng cuộc hôn nhân giữa cô ‘‘lết’’ và chàng ‘‘gai’’, mạnh cậu, cậu mơ màng tới khách hào hoa tuấn mỹ; mạnh cô, cô tơ tưởng tới kiều nữ giai nhân thì làm sao mà sắc cầm hảo hiệp cho tới tóc bạc răng long, hử Trời?! Bà ta lại còn giới thiệu Renée Vivien cho Hélène de Zuylen sau khi cuộc dan díu giữa Renée Vivien và Natalie Clifford Barney bao phủ bởi một áng mây sẫm buồn rộng lớn. Và vào năm 1913 hay 1914 gì đó, bà ta lại giới thiệu nữ họa sĩ Romaine Brooks cho Natalie Clifford Barney. Cả hai ăn ở với nhau cho tới khi Romaine Brookes chết vào năm 1970.

Renée Vivien cho Natalie Clifford Barney biết rằng mình yêu Hầu tước phu nhân Lily Anglesey (Lady Anglesey) vì chuộng thẩm mỹ:

‘‘Em tôn sùng bóng sắc của bà ta một cách suông trơn, như chúng ta ngắm một phụ nữ trong một bức tranh hay qua một bức tượng. Em ngưỡng mộ bà ta kinh khủng, em đã viết thư cho bà ta và bảo rằng bà ta thật đáng tôn sùng. Em viết đủ loại câu tuyệt bút, những ngôn từ hoa gấm, nhưng không bao giờ có những ngôn từ nào đáng kể, chỉ có một lời thú nhận đơn giản: cháu yêu dì lắm!’’.

Hầu tước phu nhân Lily Anglesey vốn biết rằng không phải bà là kẻ mà cô nữ sĩ hay than vãn Renée Vivien kia tìm tới. Cô ta dạo ấy chỉ si tình đắm đuối Nathalie Clifford Barney thôi. Cho nên bà ta vung vít bút ngọc đề thư an ủi cô ta:

‘‘Cô Tarn thân mến, xin cám ơn bức thư của cô, nó đã làm tôi vui sướng. Tôi không muốn cô đau khổ như vậy. Tôi không hiểu biết cô cũng như cô Natalie nhiều, cho nên tôi biết làm sao đây? — Nhưng tấm ái tình của cô dành cho cô ta đẹp tuyệt vời và tôi nghĩ rằng cô ta không nên làm cho cô đau khổ. Tôi yêu thích thi ca của cô lắm và tôi vừa đọc hôm qua. Tôi tự nhủ nếu chúng ta sẽ được gặp lại nhau…’’.

Liane de Pougy và Emilienne d’Alençon cùng với Caroline Otéro là 3 danh kỹ lớn nhất trong giới yên hoa vào thập niên 10 của Thể Kỷ 20, và là 3 ngôi sao của hí viện Les Folies Bergères.

5 chữ cái có chữ Ruel ở giữa năm 2022

Caroline Otéro làm gốc Tây-ban-nha, không phải là kẻ thích văn chương. Cô ta có năng khiếu ca vũ hơn hai nàng địch thủ của mình. Cô đã nịch ái đức Quận công Nicolas bên Nga, đã gợi hứng cho Hoàng Đế Guillaume II bên Đức viết kịch bản ‘‘Modèle’’ do cô chủ diễn. Về già, cô ta chỉ viết một cuốn về những kỷ niệm trong cuộc đời mình. Cuộc đời của cô ta được đưa lên màn bạc ‘‘La Belle Otéro’’ (Người Đẹp Otéro) do nữ hoàng điện ảnh Mễ-tây-cơ Maria Félix thủ vai cô. Khi cô chết, rất nhiều người viết về cuộc đời của cô và cho in thành sách.

Émilenne d’Alençon đã từng là tình nhân của vua Léopold Đệ Nhị (Léopold II) của nước Bỉ, đã từng làm tán gia bại sản công tước d’Uzès . Cô có cho xuất bản tập thơ ‘‘Le Temple d’Amour’’ khi anh chồng nài ngựa của cô còn sanh tiền. Người ta cho rằng tập thơ ấy nếu anh nài không làm hộ cho vợ thì cũng ‘‘gà’’ cho vợ. Nhưng sau khi anh ta qua đời, Émilenne d’Alençon đau khổ không nguôi, tìm quên trong khói thuốc nàng tiên nâu và chỉ hành lạc với đàn bà và không bao giờ tái giá. Cô cho xuất bản tập ‘‘Sous Les Masques’’ (Dưới Những Chiếc Mặt Nạ). Thơ cô cũng có nhiều bài xuất sắc, các danh sĩ trong văn giới thì cho rằng chính do cô sáng tác, không cần phải nhờ sự trợ giúp của chồng yêu quý của cô. Xin đọc bài ‘‘Kỹ Nữ’’ (Courtisane) trong thi tập ‘‘Sous Les Masques’’:

Lạc thú nhục cảm đã đặt trên tôi

Môi làm tôi chết héo và răng làm tôi bị thương tích

Tôi mang dấu vết cái hôn một cách kiêu hãnh

Tôi chẳng muốn gì hơn được vuốt ve.

Tôi hãnh diện mang món trân ngoạn thần bí

Mà mảnh vỡ vĩnh cửu thiêu đốt tôi tận tâm hồn

Tôi đây, ái tình ghi dấu tại chiếc nôi của tôi

Tôi kéo hàng dọc phụ nữ tới gần luật lệ của nó.

Bài thơ ‘‘Để Được Giữ Nàng’’ (‘‘Pour La Garder’’), khuynh hướng đồng tính luyến ái của Émilienne d’Alençon hiện rõ rệt hơn:

Ồ, không! Không, các người sẽ không có người bạn gái của tôi với thân thể mảnh dẻ đâu

Nàng Hậu phi với đôi mắt trong truyện do tôi sáng tác

Bởi vì muốn biết cái hôn và cái siết chặt thân thể

Tôi muốn ngủ trong mái tóc ngổn ngang của nàng.

5 chữ cái có chữ Ruel ở giữa năm 2022

Liane de Pougy

Còn Liane de Pougy vốn con nhà gia giáo. Cha, anh và chồng trước của nàng đều là các sĩ quan trong quân đội Pháp. Khi chỉ còn là một gái ăn sương lu mờ tên tuổi, nàng gặp được danh kỹ vào tuổi hoàng hôn là Valtesse de La Bigne; trước khi gặp Liane de Pougy, bà ta là một trong những người tình cuối cùng của Hoàng Đế Na-phá- Luân III. Chính ra nhờ Valtesse de la Bigne mà nàng biết cách làm trầm lụy khách làng chơi, biết yêu văn chương nghệ thuật. Valtesse de la Bigne vốn thích làm tình cùng ác họa sĩ, văn gia, nhạc sĩ, điêu khắc gia vào thời Đệ nhị Đế Quốc cho tới nền Đệ tam Cộng Hòa. Chính ra Valtesse cũng có viết một cuốn tiểu thuyết nhan đề là ‘‘Isola’’. Cái âm hộ của bà được mệnh danh là ‘‘Nơi Hội Tụ Của Văn Nghệ Sĩ’’ (‘‘l’Union des Artistes’’). Liane de Pougy khi trở thành đại danh kỹ rồi thì chỉ thích ngủ nghê với các bậc quý tộc, trong đó có Thái Tử xứ Galles (Prince de Galle) về sau tức vị trở thành vua Édouard Đệ Thất ( Edward VII ) nước Anh-cát-lợi. Thời nhân trong giới ăn chơi và giới văn nghệ sĩ mệnh danh cái âm đạo của nàng là ‘‘Hành Lang Các Ông Hoàng’’ ( ‘‘Le Passage des Princes’’).

Liane de Pougy cũng thích ăn nằm với các văn nghệ sĩ. Đại thi hào nước Ý là Gabriele D’ Annunzio say mê nàng, rải bông hường trên tấm thảm của nàng trải từ chỗ xe đậu tới bậc thềm. Ông ta tìm cách ngủ với nàng cho bằng được. Ghét cái ngoại hình xấu xí của thi hào, nàng tìm cách ngủ với chàng nhạc công kiêm nhạc sĩ Reynaldo Hahn đẹp trai vốn là tình nhân của văn hào Marcel Proust, tác giả bộ truờng giang tiểu Thuyết ‘‘A la Recherche du Temps Perdu’’ (Đi Tìm Thời Gian Đã Mất). Reynaldo Hahn tài hoa, hùng tráng, nhưng đã là ‘‘gai’’ thì ăn nằm với một trang sắc nước hương trời như Liane de Pougy thì… cũng vậy vậy thôi. Chàng giao hẹn với Liane de Pougy rằng chàng chịu cụp lạc với nàng một lần thôi. Và sau đêm lăn lóc tuyệt vời cho tới đá tan vàng lỏng đó, cả hai không còn tái diễn tái phạm nữa. Cả hai lại còn thân thiết khắng khít với nhau trong tình bạn thuần khiết. Chàng văn hào rậm râu sâu mắt Marcel Proust còn có cục cưng thứ hai đẹp trai như chàng Ganymède trong thần thoại Hy-lạp. Đó là nhà văn kiêm họa sĩ Lucien Daudet, con trai văn hào Alphonse Daudet (tác giả hai danh phẩm văn chuơng ‘‘Le Petit Chose’’ và ‘‘Lettre de Mon Moulin’’). Ông Proust dù biết tình lang của mình đã có lần ăn nằm với nàng đại danh kỹ Liane de Pougy thì ông chẳng đếm xỉa tới. Chính ra ông cũng ngưỡng mộ Liane de Pougy như một họa sĩ ngưỡng một một họa phẩm đẹp tuyệt vời. Ông đưa nàng vào bộ trường giang tiểu thuyết của ông dưới cái tên Odette cũng như nữ sĩ Colette mượn chân dung và phong thái của nàng dựng nên nhân vật Léa trong vở kịch ‘‘Chéri’’ (Cục Cưng).

Các bạn độc giả không theo dõi văn chương nước Pháp tự hỏi tại sao các cô nàng danh kỹ Âu Châu lại có tên họ theo tước hiệu quý tộc của nước Pháp? Chẳng hạn: giữa cái tên (chẳng hạn Valtesse, Liane, Émilienne) và tên địa danh dùng làm cái họ (chẳng hạn như La Bigne, Pougy, Aleçon) lại có chữ ‘‘de’’ đứng ở giữa. Xin thưa, đó là tên họ vay mượn (nom de guerre) để họ che giấu nguồn cội khiêm tốn của gia tộc, gia đình và dòng họ của mình. Tên thật của Liane de Pougy là Anne Marie Chassaigne. Về sau, khi thành hôn với ông hoàng xứ Lỗ-ma-ní tên Ghika, Liane trở thành Bá tước phu nhân Anne Marie Ghika. Nhưng tên theo tưóc hiệu quý tộc nước Lỗ-ma-ní không có chữ ‘‘de’’ đứng giữa.

Liane de Pougy thông minh tuyệt vời. Có một dạo nàng cùng Caroline Otéro ganh đua việc phô trương nữ trang. Cả hai tới kỳ hẹn đến nhà hàng Ritz để khoe các kỳ trân dị bửu, bội ngọc kim cương nạm trên các món nữ trang. Caroline đeo cả một hiệu kim hoàn đến trước. Chờ mãi mà các báo chí và giới ăn chơi không thấy bóng Liane de Pougy đâu. Sau cùng, Liane mới chịu xuất hiện, ăn mặc tầm thường. Nhưng con ở của nàng lại ăn mặc choáng lộn châu ngọc. Vậy là Caroline Otéro đại bại, từ chỗ khoe của trở thành cuộc đấu trí, đành rút lui sau khi tuôn ra vài ba tiếng chửi đổng, chửi thề. Liane thọ giáo với nhà văn ‘‘gai’’ Jean Lorrain, một kẻ hỗn láo, kiêu ngạo, phóng cuồng, hay thách thức mọi người. Nhưng cả hai có tình bạn sâu sắc. Nhờ Jean Lorrain khuyến khích Liane de Pougy tiếp xúc với văn giới, trong đó nàng chơi thân với học giả thông hái Salomon Reinech, tác giả quyển ‘‘Histoire Générale des Arts Plastiques’’ (Lịch Sử Tổng Quát Nghệ Thuật Tạo Hình) và quyển ‘‘Histoire Générale des Religions’’ (Lịch Sử Tổng Quát Tôn Giáo). Ngoài ra nàng còn kết thân và giúp đỡ thi hào ‘‘gai’’ Max Jacob, giao du thân ái với Bá tước Robert de Montesquiou (cũng là thi sĩ ‘‘gai’’) cùng các bà nữ sĩ đương thời, các mụ ‘‘lết’’, các mụ ‘‘bi’’. Nhưng nàng không ưa Colette và cho rằng văn chương bà ta, táo tợn hổn hào, ưa chọc cái sex của độc giả trắng trợn và quá nhiều.

Liane de Pougy mạnh dạn cầm bút. Trước nàng đã có danh kỹ kiêm nữ kịch sĩ Mogador dưới thời Đệ nhị Đế Quốc (Le Second Empire của Hoàng đế Nã-phá-Luân III) đã cho xuất bảo gần 30 tác phẩm gồm tập thơ, tập truyện, truyện dài, biên khảo, kịch bản đó sao! Nàng bèn cho xuất bản trước tiên quyển tiểu thuyết ‘‘L’insaisissable’’ (Những Kẻ KhôngThể Nắm Bắt/ Những Kẻ Không Thể Hiểu ) gây một tiếng vang ồn ào sôi động khá lâu trong văn giới. Sau đó là các quyển truyện dài ‘‘Myrrhylle’’, ‘‘L’Enlisement’’ (Sa Lầy) ‘‘Idylle Saphique’’, ‘‘Sensations de Mademoiselle de La Bringue’’ (Những Cảm Giác Của Cô De La Bringue), ‘‘Yvée Lester’’, ‘‘Yvée Jourdan’’. Các cuốn thứ nhứt, thừ nhì và thứ ba đều là loại tiểu thuyết tự truyện của Liane; chúng ta có thể bắt gặp đôi nét lờ mờ cái xã hội trong văn nghệ giới với các danh sĩ tuấn kiệt và cái xã hội của các cô danh kỹ sang trọng trong giới ăn chơi ( les demi-mondaines). Còn quyển ‘‘Idylle Saphique’’ thì viết về cuộc dan díu giữa nữ sĩ Natalie Clifford Barney và Liane de Pougy.

Về quyển ‘‘L’Insaisissable’’, báo Le Gil Blas ca ngợi sự thành công của tác giả như sau:

‘‘Người đẹp Liane de Pougy thu thập trên khuôn mặt duyên dáng của cô ta tất cả mọi ganh tị, mọi tranh chấp. Cô ta đã tự triễn lãm cho mọi ham muốn của phụ nữ cái vương trượng của tình yêu mà đôi bàn tay trắng trẻo thiếu nhiệt tình của cô ta độc quyền nắm lấy. Cô ta chắc chắn phải bị những kẻ làm văn chương ghen ghét bởi cuốn ‘‘Những Kẻ Không Thể Hiểu’’…

Có nhiều tiếng eo xèo rằng quyển ‘‘L’Insaisissable’’ do Jean Lorrain viết hộ cho Liane de Pougy, nhưng cũng có nhiều dư luận bảo rằng tác phẩm ấy chính là nàng. Nàng chính là là tác phẩm với văn phong thuần túy đàn bà.

Khi gặp nữ sĩ Natalie Clifford Barney, Liane tìm ra một khoái cảm dục tính mới: làm tình với người đàn bà. Cho nên về sau trở thành con chiên ngoan đạo, nàng cho rằng Nathalie là một tội ác lớn của nàng. Vào tuổi tứ tuần Liane de Pougy kết hôn với ông hoàng Ghika, nhỏ hơn nàng 15 tuổi. Từ đó, Liane de Pougy đoạn tuyệt với giới ăn chơi. Nàng chỉ giao thiệp với học giả Salomon Reinech và thi hào Max Jacob. Salomon Reinech cùng với Emile Steinilber (cũng là bạn thân của Liane) khuyến khích nàng viết nhật ký. Tới nay, giới yêu văn chương có thể quên tất cả các tác phẩm văn chương của nàng, nhưng cuốn nhật ký ‘‘Mes Cahiers Bleus’’(Những Tập Giấy Xanh Của Tôi) của nàng vẫn còn giúp đỡ tài liệu cho những ai muốn tìm hiểu văn minh, văn học, biến cố trong 2 thập niên 10 và 20 của Thế kỷ 19 .

Quyển nhật ký ‘‘Mes Cahier Bleus’’ được Liane de Pougy viết từ năm 1919 cho tới năm 1941, khi thì liên tục, khi thì gián đoạn khá lâu. Vào những năm cuối đời nàng ở trọ tại khách sạn Carlton trong tỉnh Lausanne (Thụy-sĩ). Khi không thể tiếp tục viết nhật ký nữa, nàng đành kết thúc nó. Biết mình sắp chết, Liane viết tâm thư phó thác quyển tập cho linh mục Alex-Ceslas Rzewuski (tục danh) vốn là người bạn thân và cũng là cha tinh thần của vợ chồng nàng. Vì không biết linh mục ở đâu trên đất Pháp nên nàng đến khách sạn Terminus là nơi linh mục thường tới ở trọ mỗi khi có dịp qua viếng Lausanne. Nàng nhờ ông chủ khách sạn trao tập bản thảo lại cho linh mục. Nàng từ trần vào ngày 25 tháng Chạp dương lịch năm 1950. Vào năm 1954, linh mục Alex-Ceslas Rzewuski lại ghé trọ tại khách sạn Terminus, được trao lại bức tâm thư và di cảo của Liane de Pougy. Ông bèn điều đình với nhà xuất bản Plon để rồi quyển sách được trình làng vào năm 1977 do ông viết tựa.

Ông hoàng Ghika bị sụp đổ tinh thần vì bịnh giang mai gia truyền. Liane de Pougy, phải chịu dụng cam khổ gian truân để săn sóc chồng. Trong ‘‘Mes Cahiers Bleus,’’ nàng đã từng than thở:

‘‘Chàng không bỏ thói thủ dâm của chàng, cái thói thủ dâm hủy diệt thời thơ ấu, thời thanh xuân của chàng, hủy diệt tất cả cuộc đời của chàng, nền hạnh phúc của hai chúng tôi (…) Chàng tiến lại vừa hăm dọa, vừa cười ngạo mạn, ôm lấy tôi, xâu xé tôi, liếm láp tôi như một con chó, tuôn dải nhớt, thử dùng lại sức mạnh vừa tái hồi, rồi bạc nhược ngã quỵ, rồi bắt đầu làm lại một cách vô ích, buông bỏ sự thực hành nhục nhã, bỏ lại chỗ tôi nằm đã hoen ố vết nhơ, thân thể tôi chết héo, trái tim tôi rách rưới, tôi lau chùi cho sạch, tôi muốn tắm, muốn thay đổi nệm drap, nhưng không thể được. Chàng ở đó, cách tôi 3 thước, tự thỏa mãn cho mình…’’.

Ông Hoàng Georges Ghika dở điên dở khùng, bạc nhược thể chất, mất mát tinh lực nhục cảm. Hạnh phúc cất cánh bay đi. Nhưng Liane vẫn kiên nhẫn chung sống với chồng và săn sóc chồng. Đôi lúc nàng than vãn trong ‘‘Mes Cahiers Bleus’’:

‘‘ …Ở trong nhà, tôi đối diện Georges Ghika, chàng lên lại tinh thần phải nhờ đến rượu, chàng làm việc phải nhờ đến thuốc lá, chàng tự đầu độc bởi thú đọc sách. Tóc chàng rụng nhiều và trở nên xám bạc, răng chàng lung lay. Chàng không còn đực rựa tính nữa, niềm ham muốn có cái tính ấy chỉ quất roi vọt lên nó mà thôi. Cho nên những buổi tối chàng chủ động trên xác thân tôi chỉ bằng sự hăng hái tồi tệ, chàng cố sức dùng hết mọi tinh lực, chàng tái diễn một cách vô ích. Với chàng, như thế đó, và tấm ái tình từ đây về sau không ngoài như thế đó. Chàng ngủ say, ngáy rống liền trong khi tôi tuyệt vọng, cầu nguyện. Tôi cầu nguyện bằng tất cả mọi chán chường, bằng tất cả nỗi đau khổ của phụ nữ bị nghiền nát, bị bưng bít và không còn chỗ nương tựa nào khác hơn là cái chết. Đây này, tôi bảo : ‘‘Thượng Đế hỡi, hãy giết con đi, hãy cho con chết trong đêm nay, tức khắc. Con đang ở trong vực thẳm hối tiếc. Con không còn nhận ra chồng con, người yêu của con, bạn thân của con, chàng Georges của con nữa. Chàng đã trở thành tên đao phủ của con mất rồi…’’.

Natalie Clifford Barney sanh tại Dayton (tiểu bang Ohio, Hoa Kỳ) vốn xuất thân từ gia đình giàu sang trải qua nhiều thế hệ. Cha là Albert Clifford Barney vốn thừa kế sản nghiệp kỹ nghệ làm vật liệu cho ngành hỏa xa thiết lộ nổi tiếng khắp vùng. Mẹ là Alice Pike vốn đẹp cao sang thanh thoát lại có tâm hồn nghệ sĩ, giỏi về môn hội họa, nổi tiếng trong giới văn nghệ sĩ ở Thủ Đô Hoa-thạnh-đốn, Luân-đôn và Ba-lê . Bà thường đưa hai cô gái cưng của mình qua viếng Paris và ở đó trong khoảng thời gian khá lâu để tiếp xúc với các giới tai to mặt bự, giới văn nghệ sĩ Âu Châu lẫn các danh nhân danh sĩ từ khắp hoàn vũ đổ về. Trên Natalie còn có người chị gái là Laura Clifford Barney. Nathalie đẹp, thọ hưởng ở cha mẹ màu tóc hoàng kim óng ánh mà danh kỹ Liane de Pougy tặng cho cô ta cái xước hiệu là Moonbeam ( Rayon de Lune/ tia sáng của trăng). Nathalie có nền giáo dục hoàn bị. Cô yêu tiếng Pháp cùng xứ sở và nền văn minh Pháp nên gia tâm học tiếng Pháp đến mức độ tuyệt hảo toàn bích. Năm 1886 tới năm 1889, cô sang Pháp ở nội trú trường tư thục danh tiếng Les Ruches tại thành phố Fontainebleau. Ở chung đụng với các thiếu nữ kiều diễm thuộc con dòng cháu giống, cô nhận thấy rõ rệt cái khuynh hướng tình cảm lẫn tình dục của mình: yêu kẻ đồng phái tính. Năm 1889, cô lại trở qua Âu Châu, gặp thiếu nữ giới trưởng giả là Eva Palmer và cô đã hưởng được khoảng thời gian tình ái say đắm ruyệt vời với cô nàng Eva này. Năm 1899, cô định cư luôn ở Paris, để hưởng thú tự do tình dục và xã hội thời thượng trong văn giới. Natalie mua một ngôi nhà có lầu gác ở 20 đường Jacob để tiếp đãi văn nghệ sĩ. Nơi đó cũng là chỗ tụ họp các cô ‘‘lết’’, cô ‘‘bi’’ trong những cuộc tế lễ nữ thần thi ca Sapho mà cô mệnh danh là Temple de l’Amitié (Đền Thờ Tình Bằng Hữu).

Mối tình say đắm đầu tiên của Natalie Clifford Barney là danh kỹ Liane de Pougy. Cô giốc tiền túi hằng ngày để mua hoa tặng Liane de Pougy. Liane cám ơn qua những bức thư du dương tha thiết:

‘‘Hai vòng bánh xe lăn, một tiếng nghiến rít trên cát, này đây cô em Natty của tôi đã đi , thế là hết, em mang theo cái hình ảnh tóc vàng xinh đẹp của tôi. Và người ta vào nhà tôi, giao lại cho tôi những bông hoa tặng của em, đó là những đóa hồng trắng trinh, những đóa hồng đỏ thắm, những hoa tử la lan (pensées), hoa thanh thúy (bleuets), nhưng hoa thủy tiên và hoa lưu ly thảo lại nhiều hơn’’.

‘‘Kẻ si tình tôi, ấy là em đấy! Và em lại buồn bã, nhưng ngày mai em sẽ trở lại và chúng ta sẽ cùng đi dạo, xa khuất hẳn nghe em, trong một góc nào đó của kinh thành Paris’’.

‘ ‘Tôi cảm thấy xa tất cả, tất cả. Natty ơi, em có yêu tôi không? Ta phải chịu u sầu suốt ngày thú sáu khi trời giăng mưa. Cô em Natty bé bỏng của tôi, những gì tôi làm có thể được dùng vào việc gì đây? Hãy cho tôi can đảm, hãy vuốt ve linh hồn chết héo của tôi, hãy để tôi ngủ thật lâu, phải, thật lâu, Natty nhé, và hãy đánh thức vào tháng năm xuyên qua khung trời nắng ấm…’’.

Trong thời gian dan díu với Liane de Pougy, Natalie Clifford Barney vào năm 1990 cho xuất bản tác phẩm đầu tay của mình. Đó là thi tập ‘‘Quelques Portraits – Sonnets de Femmes’’ (Vài Chân Dung-Thi Phẩm Của Nữ Lưu). Trong bài Tựa, Natalie giải thích rằng mình viết tác phẩm này bằng tiếng Pháp, bởi vì đó là thứ ngôn ngữ độc nhất làm cho cô trầm tư một cách thi vị. Cô cũng tin tưởng rằng tâm hồn cô là nấm mồ của các thi sĩ Pháp. Và cô kết luận rằng: ‘‘Sau hết, không có gì làm cho quí ngài phải ngạc nhiên về tôi: Tôi là một phụ nữ Hoa Kỳ’’.

Natalie Clifford Barney không thể giữ mãi Liane de Pougy làm người tình muôn thuở của mình vì Liane cần phải hành nghề buông hương bán phấn mới có bạc tiền ăn xài huy hoắc. Đã là kỹ nữ, người đẹp Caroline Otéro tuyên bố một câu ngon ơ: ‘‘Tiền bạc đâu thể đến với cô gái điếm ban đêm ngủ một mình!’’. Nữ sĩ xinh đẹp Natalie Clifford Barney tuy giàu sụ, nhưng cũng chỉ thừa kế của cải phụ ấm, đâu bằng những kỹ nghệ gia tiền rừng bạc biển, đâu bằng các nhà quý tộc và các lãnh chúa có ruộng đất bao la thu hoạch hoa lợi hằng năm cả núi bạc đụn vàng. Vả lại dan díu với Natalie Clifford Barney mà phải chơi trò đánh chập chõa đêm này sang đêm nọ, Liane de Pougy vốn là mụ ‘‘bi’’ đâm ra thèm thú xỏ kim. Cho nên Liane phải trở về cuộc đời bán dạng thuyền quyên như cũ. Tới tuổi 41, nàng kết hôn với ông hoàng Lỗ-ma-ní với tuớc hiệu quý tộc Comte de Ghika, nhỏ hơn nàng 15 tuổi.

Rồi đó, Natalie Clifford Barney gặp Renée Vivien, một cô thiếu nữ Anh mới bước vào làng văn chương nữ giới nước Pháp. Nữ sĩ ‘‘lết’’ Lucie Delarue Madrus miêu tả cô ta như sau:

‘‘Đó là một thiếu nữ tóc vàng, trẻ trung, vai xuôi, mắt nâu, phục sức không theo thời trang thanh lịch, dáng dấp thật là dân Anh. Giọng nói cô ta mềm nhão, nhưng đúng là giọng dân Anh (…). tuy nhiên có một điều là ở cô ta, chúng ta không thể quên : đôi mí mắt mỏng, chĩu nặng và đôi rèm mi đen lánh. Người ta có thể bảo rằng cái đặc sắc của cô ta chỉ hiển lộ khi cô ta hạ cặp mắt nhìn xuống…’’

Marcelle Tinayre**, một nữ sĩ ‘‘lết’’ khác khi Renée Vivien vừa tới Paris liền viết:

‘‘Renée Vivien xuất hiện duới mắt tôi là một thiếu nữ xứ Anh, cao ráo, kiều nhược, tóc màu hạt dẻ lợt vẫn còn giữ ánh phản chiếu óng vàng gần như mờ nhạt của màu tóc vào tuổi ấu thơ. Đôi mắt u tối, một cái miệng nhỏ xanh xao, một cái cằm thật dầy, một giọng nói dịu nhẹ, thánh thót. Cô ta mặc chiếc áo màu hoàng hôn xám, có in hoa, với sợi giây nịt kết hoa hồng trắng, hoa trở nên óng bạc trong ánh sáng và trở nên màu lục trong bóng tối. Trên mái tóc chải phồng lớn chiếc nón bằng thứ lụa the lóng lánh sắc hoàng kim, có giắt lông chim đen’’.

Marcelle Tinayre là bạn thân của Renée Vivien, nhưng không có sách vở nào nói cô ta đã từng đánh chập chõa với nhà thơ nữ kiều nhược kia không? Ngày đưa đám Renée, Marcelle cũng có đi dự và cùng với Bá tước phu nhân Hélène de Zuylen và em gái của Renée là Antoinette Alston phải tốn nhiều nước mắt.

Renée Vivien rất ngưỡng mộ sắc đẹp quý phái và tài hội họa của bà Alice Pike Barney , mẹ của Natalie Barney. Bà ta đích thân vẽ chân dung của các cô bạn gái của Natalie treo đầy phòng khách của cô ái nữ của mình. Renée Vivien đã ca tụng người trung niên mỹ phụ ấy như sau:

Sự huyền bí chập chờn trên nhan sắc sát nhân của người

Chẳng có chút lạnh lẽo của bầu trời quê hương chúng tôi

Và đôi mắt người, nơi đó giấc mộng phương Đông rũ rượi

Giống như tìm kiếm hoài hoài Tổ Quốc xa xăm.

Natalie đối với Renée qua hai tính chất: khi thì như một tình lang, khi thì như một tình nương, nghiêm khắc như thái tử Hamlet và xanh xao như tiểu thơ

Ophélia trong vở bi kịch ‘‘Hamlet’’ của Shakespeare. Cho nên Renée Vivien cảm hứng qua bài thơ:

Người đi qua, trong ánh chớp của cơn điên tuyệt đẹp

Cũng như Nàng tặng những bài hát và những bông hoa

Cũng như Chàng, dưới niềm kiêu hãnh tước đoạt những cơn đau đớn của người

Dù rằng cái nhìn chăm chú của người lờ đi.

Mỉm cười đi, hỡi cô tình nương tóc vàng, hãy mơ mộng đi, hỡi anh tình lang tối tăm

Và xác thân người với niềm hăng hái lạnh lẽo của một ngọn nến

Con tim bất an của em bối rối khi em thấy

Vầng trán người trầm tư như trán ông hoàng và đôi mắt người xanh thẳm như mắt cô trinh nữ

Khi thì Kẻ Này, khi thì Người Khác.

Vốn có tánh bay bướm, Nathalie dan díu với nhiều cô nữ sĩ ‘‘lết’’khác nên Renée Vivien, có lần mua súng toan giết Olive Custance. Cô nàng Bướm Ngọc này đã từng gợi hứng cho Renée Vivien nhưng câu thơ như sau:

Đôi mắt em màu lục biếc như bình minh và xanh như sương mù

Không gặp gỡ đôi mắt đen huyền bối rối của tôi

Bởi niềm đau khổ của tôi ấp yêu em một cách hòa điệu

Ôi bông huệ trinh khiết, ôi sắc trắng nõn của mây và của bọt biển!

Sau đó, nhắm không thể ăn ở dài lâu với Natalie Clifford Barney nên Renée Vivien xin rút lui. Nàng sống chung với Nam tước phu nhân Hélène de Ruylen, dáng người mập mạp nên thời nhân trong giới văn học nghệ thuật gọi bà ta là La Brioche (ổ bánh mì ngọt phồng to).

Sau khi hay tin Renée Vivien từ trần, Natalie Clifford Barney quá xúc động nên cô thức trắng năm canh. Cô có cảm đề bằng những câu thơ thấp thoáng bóng dáng tâm linh triết học như sau:

Và tôi gọi tên em từ hơi thở cuồng nhiệt và thuần khiết

Và tôi nghe gió đưa đến tôi như tiếng thì thào

Của giọng nói em: Quá Khứ có phải là Tương Lai chăng?

Rồi trong buổi viếng mộ Renée Vivien tại nghĩa trang Passy, Natalie có đề những câu thơ bằng tiếng Anh, xin được dịch qua bản dịch Pháp văn như sau:

Này đây cánh cửa mà nơi đó tôi bước ra

Ơi nhưng bông hường của tôi, những gai nhọn của tôi!

Quan trọng gì đâu thời xa xưa? Tôi say ngủ

Vừa chiêm bao những điều thần thánh.

Này đây tâm hồn tôi hớn hở

Vì nó lắng dịu và ngủ yên

Vì được tình yêu của Thần Chết

Tha thứ tội ác này: Cuộc Sống.

Trong thời gian dan díu với Renée Vivien, Natalie Clifford Barney các quyển ‘Je Me Souviens’’ (Tôi Nhớ Lại), ‘‘Souvenirs Indiscrets’’ (Những Kỷ Niệm Phơi Bày), ‘‘Autobiographie’’ (Tự Truyện), ‘‘Cinq Petits Dialogues Grecs’’ (Năm Cuộc Đối Thoại Hy-lạp Nhỏ)

Vào thập niên 10, Natalie gặp một văn nhân quý tộc Rémy de Gourmont trồng cây si. Ông ta tặng cho nàng cái xước hiệu Amazone ***.

Remy de Gourmont vốn là ký giả, phê bình gia, tiểu thuyết gia, thi sĩ, nhà biên khảo, triết gia. Ông ta lại là nhà sáng lập tạp chí Le Mercure de France****

(Giao Thương Của Nước Pháp). Vào thời trẻ, ông ta đẹp trai, thích náo động, bay bướm. Nhưng về già thì ông ta héo tàn bởi tật bịnh tật, ít muốn tiếp xúc với thiên hạ, trừ văn nghệ sĩ và trừ những kẻ có liên quan với nghề nghiệp ông ta . Ông ta vẫn biết Natalie Clifford Barney thích ăn nằm với phụ nữ. Nhưng điều đó mà nhằm nhò chi đối với ông ta khi ông ta được tiếp xuc với cô nàng nữ sĩ gốc Hoa Kỳ có cái tinh thần cứng rắn của trang hảo hán trượng phu nhưng vẫn giữ một thân vóc kiều mị uyển chuyển của một mỹ nhân kia.

Trong lúc kết bạn tâm giao, Natalie Clifford Barney quyết kéo Remy de Gourmont thỉnh thoảng ra khỏi cái thế giới bút mực và cái thế giới thời thượng từ bến tàu Voltaire, đến hai tiệm cà-phê de Flore và Aux Deux Magots và đến bàn giấy ông ta để ông ta tiếp xúc với đời sống, với thiên nhiên. Cô ta lôi ông ra khỏi tháp ngà ẩn cư , rồi dùng ô-tô đưa ông đi dạo rừng Boulogne dập dìu tài tử giai nhân, để ông ta ngắm ánh trăng lóng lánh trên hồ. Cô tặng cho ông bạn trí thức kia nàolà bưu ảnh, giấy Nhật Bản cho ông viết thư, cái tráp nhỏ đan bằng cói và nhất là hoa. Đặc biệt nhất là cây đèn tọa đăng để ông ta thắp trên án thư, để ông ta đọc sách hay viết lách.

Remy gửi thường trực cho Natalie Clifford Barney những bức thư từ tháng giêng dương lịch năm 19912 đến tháng 10 dương lịch năm 19913 đăng lần lượt trên tạp chí Le Mercure de France. Đó là những bức thư sau này được gọi là ‘‘Lettres Intimes A L’Amazone’’ ( Những Bức Thư Thân Mật Gửi Cô Nàng Amazone).

Đệ nhất Thế Chiến bùng nổ. Natalie không chạy trốn qua Hoa Kỳ. Cô ta cương quyết ở lại nước Pháp và cho rằng Remy cần cô ta. Nhưng cô ta không có dịp thăm viếng Remy Gourmont khi ông ta nằm tại bịnh viện Boucicault và ông ta từ trần vào ngày 27/09/1915. Natalie xin với người em của Remy là Jean de Gourmont trả lại cây đèn tọa đăng mà cô ta đã tặng cho Remy. Và tại biệt thất của mình, đêm đêm cô ta thắp đèn lên hoài niệm một văn nhân tuy kết bạn với mình chưa được bao năm nhưng mối thâm giao vô cùng nồng thắm.

Trong thời gian dan díu với Renée Vivien và trong thời kỳ làm bạn Remy de Gourmont, Natalie Clifford Barney tằng tịu với với và vài phụ nữ nữ khác, chẳng hạn: Nữ Công tước Elizabeth de Gramont, nữ sĩ Lucie Delarue Madrus, Dolly Wilde (cháu gái của văn hào Oscar Wilde)… Vốn là con gái của Công Tước Duc de Gramont và Quận Chúa Beauveau-Craon, Elisabeth de Gramont sinh năm 1875, lớn hơn Natalie một tuổi. Bà kết hôn với Công Tước Philippert de Clermont-Tonnerre vào năm 1896 và ly dị vào năm 1920. Kết quả cuộc hôn nhân kéo dài 24 năm là hai cô con gái Diane và Beatrix. Khi viết lách, bà không lấy tước hiệu quý tộc của chồng làm bút danh mà lấy tước hiệu quý tộc của mình là Elisabeth de Gramont. Bạn bè thân của bà gọi bà là Lily. Bà ham mê đọc sách gần như cuồng tín. Kiến thức của bà rộng mênh mông. Sắc diện bà rực ánh hồng tuơi, mắt bà xanh như thúy ngọc nhưng có ánh phản chiếu màu bích ngọc. Các anh bà đùa: ‘‘Lily có cặp mắt con sò’’. Bức chân dung của bà do nữ danh họa ‘‘lết’’ Romaine Brooks vẽ được in trên nhiều báo chí và nhất là trong sách vở của văn nghệ sĩ đương thời. Bà viết quyển hồi ký dầy cộm tựa đề là ‘‘Souvenirs du monde’’ (Kỷ Niệm của Thế Giới) gồm 4 quyển: ‘‘ Au Temps Des Équipages’’ (Vào Thời Gian Của Các Hành Đoàn), ‘‘Les Maronniers en Fleur’ (Cây Ma-rông Nở Hoa), ‘‘Clair de Lune et Taxi-auto’’ (Ánh Trăng và Xe Tắc-xi), ‘‘La Troisième Heurre’’ (Giờ Thứ Ba). Tất cả đều do nhà xuất bản Grasset chăm lo. Bà còn viết một quyển về văn hào Proust, tài liệu không được bao nhiêu, nhưng kỷ niệm giao du giữa văn hào và bà thì khá nhiều. Bà ăn xài hào phóng, giao du với các văn nghệ sĩ nổi danh đương thời, từ Maurice Barrès cho đến Anatole France. Trong nhóm dân mondaine kia, bà gặp ông Rappoport. Đó là một chánh trị gia dùng đủ mọi điêu ngôn xảo ngữ để lôi kéo bà vào vòng tin tưởng rằng chủ nghĩa Cộng Sản sẽ đem lại cho nhân loại một thế giới mới. Thích thú trước cam ngôn mỹ từ của Rappoport, bà bị lọt vào tròng của nhà chính trị say mê chủ thuyết Mác & Lê kia. Sau Đệ nhất Thế Chiến, bà sang viếng Nga hai lần, rồi chẳng hiểu bà có sáng mắt sáng lòng với cái chủ nghĩa bánh vẽ kia không, nhưng bà không ưa màu đỏ. Mỗi khi có nhóm diễn hành ngoài đường phố, thoáng thấy màu cờ đỏ là bà sa sầm nét mặt. Bà nổi tiếng là nhà ngoại giao tài ba đã từng hòa giải cuộc hờn giận giữa Bá Tước Robert de Montesquiou (thi sĩ, tác giả thi tập nổi tiếng ‘‘Hortensia Bleu’’/ Hoa Dương Tú Cầu Xanh) và văn hào Marcel Proust, tác giả bộ trường giang tiểu thuyết ‘‘A la Recherche du Temps Perdu’’ (Đi Tìm Thời Gian Đã Mất) khi cả hai ông ‘‘gai’’ nầy tranh cãi thiếu điều cắn xé với nhau.

Lucie Delarue Madrus là một phụ nữ đẹp không thua Natalie Clifford Barney. Nàng đã từng được Đại Úy Pétain (sau này nhào qua lãnh vực chánh trị leo lên đến chức Thống Chế) cầu hôn, nhưng song thân bà từ chối. Khi chưa chồng, nàng ốm yếu, nhất là yếu phổi. Khi Bác sĩ Madrus cưới nàng về thì vào đêm tân hôn, ông khám phá ra vợ mình chớm bị bịnh lao, mình còn da bọc xương. Ông săn sóc nàng cho tới khi lành bịnh, mình mẩy đầy đặn. Nàng cạo nhổ lông măng để có một tấm thân trắng ngồn ngộn như bột và mịn mát như lụa, như xa-teng.

Lucie Delarue Madrus được Bá Tước Robert de Montesquiou lăng xê vào trong các buổi hội họp văn chương. Số là ông ta ghét cay ghét đắng người em họ nổi tiếng về thơ là Bá Tước Phu Nhân Anna de Noailles (vốn là Quận Chúa Brancovan, tác giả thi tập nổi tiếng ‘‘ L’Ombre des Jours’’ (Bóng Tối Của Những Ngày). Mụ em này hay đỏng đảnh phách lối với ông. Cho nên ông muốn đem Lucie Delarue Madrus làm khắc tinh của mụ, cốt để làm hào quang mụ phai úa chút ít. Ai ngờ sự thành công của Lucie Delarue Madrus dù không lấn át nổi Anna de Noailles, nhưng nổi tiếng lừng lẫy trong giới văn chương phụ nữ đương thời.

Lucie Delarue Madrus cầm lòng không đậu trước cái đẹp sắc sảo và trước cái duyên dáng thâm trầm của Natalie Clifford Barney. Cho nên trong thi tập ‘‘Nos Secrètes Amours’’**** (Những Mối Tình Bí Ẩn Của Chúng Tôi), Lucie hạ bút đề thơ như sau:

Những sợi tóc em còn mãi trong đáy thẳm của cái nhìn của tôi

Cũng như kỷ niệm của ánh trăng

Và tôi yêu dấu cái đốm quái chướng ấy

Nó trải nhẹ khắp nơi và chiếu sáng lại trong buổi chiều.

Riêng người đẹp tóc hung Eva Palmer và nữ thi sĩ Renée Vivien cũng thèm muốn ăn nằm với Lucie Deladrue Madrus.

Lucie Delarue Madrus là một nữ sĩ có trên 70 tác phẩm vừa thơ, vừa truyện ngắn, truyện dài, tiểu sử, biên khảo, phê bình. Đó là không kể những bài vở như những câu chuyện kể, những bài phê bình về văn chương và âm nhạc, những bài tường thuật về những chuyến du lịch đăng trên báo chí. Về tiểu thuyết, Lucie đã cho xuất bản những cuốn tiêu biểu như sau: ‘‘Marie, fille-mère’’ (Marie, Cô Gái Mẹ), ‘‘L’Ange et le Perverse’’ (Thiên Thần và Thói Xấu), ‘‘Une Femme d’Âge Mur’’ (Người Đàn Bà Luống Tuổi’’… Còn về thơ, nàng đã có những thi tập tiêu biểu, đại khái như sau: ‘‘A Maman’’ (Gửi Về Mẹ), ‘‘Mort et Printemps’’ ( Cái Chết Và Mùa Xuân)… Tiếc thay tên tuổi nàng dần dà bị mai một trong bóng tối quá khứ một cách bất công.

Bác sĩ Madrus, chồng của Lucie Delarue Madrus có lần thổ lộ với Natalie Clifford Barney là muốn có một đứa con với cô ta, và đề nghị cô ta cùng sống với vợ chồng ông theo kiểu bộ ba (ménage à trois) nhưng Natalie dảy đành đạch không ưng. Riêng cái đàn ông tính rực rỡ của ông càng làm cho Renée Vivien thêm tởm thêm ghét.

Natalie Clifford Barney còn dung dăng dung dẻ với với nữ sĩ Yvonne Vernon, tức là Nữ bá tước Sabini được mệnh danh là ‘‘người đẹp tóc hoàng kim’’ (la beauté blonde). Nữ sĩ quý tộc nầy ưa du lịch xứ Trung Hoa và xứ Nhật Bản, viết sách về hai xứ này để giới thiệu khách du lịch ưa mơ tới miền Viễn Đông. Yvonne Vernon biến căn appartment của mình thành ra một thiên đường Đông phương. Nhà thơ Paul Leclercq mô tả thiên đưòng ấy như sau:

‘‘ … một căn phòng nhỏ huyền bí được căng những thứ lụa xưa (…), nơi đó mùi trầm hương thấm sâu khứu giác trộn lẫn mùi trà xanh, và có trải những chiếc chiếu Trung Hoa trên thảm’’.

Bày biện trang hoàng theo kiểu Viễn Đông này về sau được Renée Vivien nối gót. Yvonne Vernon nghiện ngập bạch phiến, về sau chết vào năm 1918, bởi tiêm nhiều bạch phiến. Nhà văn Paul Morand thường lui tới với Yvonne Vernon và để lại cho chúng ta bức phác thảo về cảnh chích choác của Yvonne Vernon trong quyển ‘‘Journal d’Un Attaché d’Ambassade’’ ( Nhật Ký Của Người Tùy Viên Sứ Quán):

‘‘Yvonne lụi sâu ống tiêm vào lưng run rẩy như mũi tên cắm vào mông con sư tử cái vùng Suse ( bút giả chú thích: thuộc đại lục nước Ý); một mẩu thuốc lá ở ngậm xéo ở góc môi, nàng dạo trong appartment, mẩu bông gòn cầm trong tay’’.

Trong quyển ‘‘Une Femme m’Apparut’’ (Một Người Đàn Bà Xuất Hiện Đến Tôi) trong kỳ tái bản, Renée Vivien tả Yvonne Vernon huy hoàng hơn, vẻ vang hơn: ‘‘Nàng thiếu nữ có nụ cười gợi thèm của người đàn bà si tình’’.

Yvonne Vernon đi viếng Nhật, viếng Trung Hoa và Thổ-nhĩ-kỳ trước Renée Vivien. Nàng ngợi ca Mytilène một eo biển gần đảo Lesbos. Nơi đây, các cô ‘‘lết’’ cũng đến chiêm bái Nữ thần Thi ca Sapho cũng như ở tại Lesbos. Yvonne có óc quan sát tinh nhuệ trong công việc mô tả không kém nữ sĩ Mộng Tuyết Thất Tiểu Muội của văn chương chúng ta:

‘‘Mytilène có cái hình thức uốn cong và căng thẳng như cây thụ cầm bập bềnh trên sóng. Những mũi nhô ra đẫm ánh trăng dường như bọc vảy. Không khí no bứ mùi hương vanille, và biển bằng phẳng như in những vệt nhiễu khúc khuỷu, những vệt ấy giống như những vết móng tay vẽ trên một khối hồng ngọc’’.

Yvonne Vernon có hai quyển du ký để Jean-Paul Goujon viết về Renée Vivien. Đó là ‘‘Terre de Lumière’’ (Đất Ánh Sáng do Ollendorf xuất bản (1902) và quyển di cảo Chine-Japon- Stamboul phải đợi tới 1920 mới được Tolmer xuất bản. Nàng thích trang hoàng chỗ ở theo kiểu Viễn Đông đã đành, mà còn thích phục sức theo gái Đông Phương Á Châu. Xin cùng đọc những giòng ghi chú của Paul Morand vào tháng chạp dương lịch năm 1916 :

‘‘Tối hôm qua, ghé qua nhà Yvonne Sibini. Nàng ăn mặc theo gái An Nam, quần áo bằng lụa đen bóng, cổ đeo xâu trân châu; tóc nàng chải ngược ra sau, nàng quá xanh xao, quá thay đổi’’.

Vốn thích du lịch các xứ phương Đông, Yvonne Vernon mô tả xứ Thổ-nhĩ-kỳ vào năm 1907 như sau:

‘‘Cái xứ sở mà nơi ấy còn giữ lại thú thưởng ngoạn nước chảy xiết, dáng vẻ xanh biêng biếc, những hợp điệu màu sắc bỏng cháy, êm dịu và dữ dội đồng thời thú ngắm sự xa hoa đơn giản và thi vị do sự kết hợp của đá hoa cương và thú ngắm vẻ hoa mỹ của nghệ thuật thủ bút hoặc là lấy ở một đoạn kinh Coran viết bằng chữ hoàng kim để trang hoàng mộ bia và ở suối nước của đường phố, hoặc ở một quán xá hoàng gia, và còn nét đường viền của một trong các thánh điện với men sứ rạng ngời lên tất cả vẻ dịu dàng của biển cả qua những cái bóng phản chiếu của rong biển và của lam ngọc nữa chi’’.

Mối tình lâu dài nhất của Natalie Clifford Barney là mối tình giữa nữ danh họa Romaine Brooks và cô ta. Họ gặp nhau vào năm 1912 hay vào năm 1915, không mụ nào nhớ rõ. Ả này tuyên bố trước Đệ nhất Thế Chiến. Cô kia tuyên bố là trong thời gian Đệ nhất Thế Chiến. Gặp ở đâu? Họ cũng quên nốt. Cả hai chỉ nhớ mang máng hình như trong buổi tiệc trà tại tư thất của Lady Anglesay và cũng có thể tại biệt thất huy hoàng của vương phi Lucien Murat. Mối tình này kéo dài nửa thế kỷ, trải qua hai cuộc thế chiến. Tuy dan díu với nhau, nhưng nhà ai ấy ở. Natalie Clifford Barney ở đưòng Jacob, còn Romaine Brooks ở đường Passy.

Trong tác phẩm ‘‘Souvenirs Indiscrets’’; Natalie Clifford Barney có đoạn thơ trang tặng:

Gửi về Romaine, về người nghệ sĩ duy nhất và cô đơn

Mỗi kẻ trong những bức chân dung của nàng thú nhận niềm bí mật của nàng.

Cái nhìn của nàng là của thiên thần — một thiên thần có cá tánh mạnh

Nhờ tình bạn của chúng tôi, nhờ những mối tình đầu của chúng tôi

Tôi thấy lại quá khứ bừng cháy lửa của tôi và sau đó nó rực rỡ ánh sáng

Romaine Brooks từ nhỏ bị mẹ bỏ phế cho cô thợ giặt ủi ở New York và sau đó được người cô cho ở nội trú ăn học trước khi qua Âu Châu sum họp với mẹ. Mẹ cô chỉ thương yêu thằng em mắc bịnh thần kinh của cô thôi và tỏ ra nghiệt ngã đối với cô. Từ tuổi ấu thơ cô chịu cảnh bỏ rơi, nghèo đói, sợ hãi trước viễn ảnh tối đen. Cô tình nguyện trốn tránh trong thế giới màu sắc và hàng đống núi sách. Về phục sức, cô chọn ba thứ màu đen, xám và trắng. Cô bỏ học hát và chọn môn hội họa. Năm 1902, mẹ cô qua đời, cô kết hôn với nghệ sĩ dương cầm John Ellingham Brooks, bị chồng chèn ép phải bị đẩy đến giải pháp ly dị. Để có tiền sanh nhai, cô vẽ chân dung cho các mệnh phụ phu nhân. Năm 1910, cô cho triễn lãm tranh lần đầu tiên của mình tại Durand-Ruel, gặt hái thành công rực rỡ. Báo Figaro nói về sự chổi dậy, cái đẹp nguyên thủy cùng những nét duyên dáng của họa phẩm cô. Báo Gil Blas cho rằng:

‘‘ … Từ sau các bà [họa sĩ ] Cecilia Beaux và Mary Cassat, cái tên Romaine Brooks là cái tên độc nhất của những tên kiều khách ở hải ngoại được tồn tại’’.

Thi sĩ Guillaume Apollinaire thì cho rằng:

‘‘Nữ họa gia này vẽ một cách kín đáo, nhưng buồn bã, vâng, thật quá buồn bã!’’.

Nỗi buồn ấy được Natalie Clifford bôi xóa trong cuộc sống lứa đôi của cả hai, nhưng nó vẫn được Romaine Brooks thể hiện lên các họa phẩm chân dung mà cô ta vẽ thi sĩ kiêm điện ảnh gia Jean Cocteau và thi hào nước Ý Gabriele d’Annunzio. Ông thi hào này cũng đã có một thuở tằng tịu với nữ danh họa Mỹ kiều kia. Ông có cảm khái 4 câu thơ về cô ta như sau:

Không có định mệnh nào chế ngự được em, không do sắt cũng không do lửa

Ơi, viên kim cương bí mật của trái tim thơ trinh em

Đứng sững giữa khung trời sẫm buồn và sóng bạc đầu

Em không sợ cú va chạm của đợt sóng thứ mười.

Trong thời gian kết bạn chiếu chăn với Romaine Brooks, Natalie Clifford Barney vẫn tiếp tục sáng tác thêm các tác phẩm quan trọng như sau: ‘‘Les Nouvelles Pensées de l’Amazone’’ (Tư Tưởng Mới của Cô Amazone) , ‘‘Le Trait d’Union’’ (Gạch Nối),‘‘Traits et Portraits’’ (Đuờng Nét và Chân Dung)… Trong cuốn tiểu sử viết về văn hào Marcel Proust, Georges D. Painter cho rằng Natalie Clifford Barney cùng Colette, Bá tước Phu nhân Anna de Noailles và Nữ Bá Tước Marthe Bibesco là 4 nhà văn lớn. Natalie khiêm tốn bảo nhà văn Jean Chalon, người đã viết cuốn tiểu sử của cô ta (cuốn ‘‘ Portrait d’Une Séductrice’’ (Chân Dung Người Đàn Bà Quyến Rũ) như sau: ‘‘ Ông Painter đưa tôi lên tận mây xanh, nhưng từ trên đó tôi muốn rớt trở lại trần gian để hôn bạn đấy’’.

Renée Vivien (tên thiệt là Pauline Tarn) làm một nữ sĩ có thể cùng Anna de Noailles, Natalie Clifford, Lucie Delarue Madrus xếp hàng đầu vào thời La Belle Epoque. Nàng là trưởng nữ của John Tarn, vốn giàu sang vì kế nghiệp tiệm bán bàn ghế và đồ trang hoàng nhà cửa do phụ thân ông để lại . Mẹ của Renée Vivien là Mary Gillett Bennett vốn người Mỹ sinh ở Detroit (Michigan), nhưng thiên cư qua Honolulu (Hawai) từ nhỏ. Bà này vốn lựu đạn, dâm đãng, ích kỷ,thích được thiênhạ ngưỡng mộ. Khi chồng bà còn sống, bà đã cặm sừng chồng rồi . Dưới Renée Vivien còn có cô em Harriet Antoinette Tarn mà người thân thuộc gọi là Toinette. Hai chị em mồ côi cha lúc Renée Vivien 9 tuổi. Gặp phải bà mẹ đàng điếm, tiêu xài hào phóng cho mình mà keo kiệt với con cái nên hai chị em thương yêu nhau lắm. Nhung Toinette thì nhu thuận. Còn cô chị thì ưa phản kháng nên bà mẹ thêm thù ghét. Tới khi gần tắt hơi, trên giường bịnh, Renée Vivien chỉ nói một câu độc nhất: ‘‘Tôi nguyền rủa mẹ tôi’’. Tuy nhiên trước đó, khi chưa nổi tiếng Renée Vivien có trước tác bài thơ ‘‘ A Ma Mère Chérie’’ (Gửi Mẹ Yêu) như sau :

Mẹ giống hoa soan trắng

Khi tháng tư mòn khuyết tưng bừng hoa nở,

Ôi bước chân mẹ nhẹ nhàng, êm ái

Thiên hạ sẽ bảo rằng êm như hoa rụng.

Đúng ra mẹ rất tươi trẻ như đó là chị của tôi

Lúc nào cũng óng vàng mái tóc, lúc nào cũng xinh đẹp

Mắt mẹ tươi cười một cách dịu dàng

Vẻ duyên dáng của mẹ man mác buồn.

Đó là mẹ! Nàng tiên mắt xanh lơ

Rất dễ thương và tự hào bước qua

Nắng chiếu trên tóc vàng của mẹ

Biến thành những sợi chỉ ánh sáng.

Dù có đau khổ lâu dài

Mẹ vẫn giữ mùa xuân vĩnh cữu

Trong nỗi sầu muộn, trong trái tim

Giữ mùa xuân vô tận

Trên vầng trán.

Mắt mẹ với bóng rợp mịn nhung

Mẹ thường an ủỉ và không hề nói gì cả

Và ta sẽ nhớ mãi

Cái đẹp của nụ cười mẹ.

Khi ta đau đớn bởi niềm bất hạnh sâu nặng

Mẹ là kẻ đến trước

Đặt tay mát dịu lên vầng trán của bạn

Như một thiên thần bạn nguyện cầu.

Cô em Harriet Antoinette của Renée Vivien khi chị cô còn sanh tiền, vốn không thích văn chương của chị cô nên không đọc những gì chị cô đã viết. Cô yêu thương chị, bỏ ngoài tai tiếng đồn bất lợi cho chị. Cô kết hôn với một viên đại úy cận vệ hoàng gia Francis Alston. Thật là một điều hạnh phúc tràn trề cho Renée Vivien vì tự bấy lâu, nàng sợ em mình quá lứa lỡ thời vì tai tiếng không tốt của nàng. Toinette bất chấp mẹ và mọi thị phi quyết định mời chị mình làm phù dâu cho mình. Giữa Renée Vivien và chàng em rể có mối thiện cảm sâu sắc. Renée Vivien coi chàng như một ân nhân cứu em nàng thoát khỏi cảnh độc thân do cái lỗi ‘‘yêu người đồng phái tính’’ của chính nàng gây ra.

Sau khi Renée Vivien qua đời, chính Toinette Alston cấp dưỡng đầy đủ cho cô tớ gái trung thành của chị mình. Cô cùng với Bá Tước phu nhân Hélène de Zuylen kẻ thu thập tài liệu văn chương của Renée Vivien và vận động với nhà xuất bàn Sansot, người bỏ tiền ra in những di cảo của Renée Vivien.

Người yêu đầu tiên của Renée Vivien là Violette Shillito, ưa đào luyện kiến thức văn chương triết học. Cô ta học tiếng La-mã để đọc các tác phẩm của Dante, học tiếng Hy-lạp để đọc những sách của Platon. Người đẹp Mabel Dodge cho rằng:

‘‘Violette có vẻ đã sống bằng tưởng tượng tất cả những đời sống khác và đã hàn gắn mọi hố thẳm…Trong những kẻ mà tôi quen biết, nàng là một kẻ được khai triễn kiến thức rộng lớn nhất và là kẻ đi xa hơn mọi người khác…’’.

Khi vừa mới tập làm thơ, Renée Vivien nhờ cô bạn gái tên Marie Charneau kết bạn với Amédée Mouillé tuổi ngũ tuần có vẻ quyến rũ đặc biệt. Renée Vivien gửi cho ông ta lối trên 20 bức thư kèm theo trên 60 bài thơ học trò và những bài thơ do nàng dịch thơ của Dante. Tất cả thư và thơ do Marie Charneau giữ lấy và sau này đương sự tặng hết cho Quốc Gia Thư Viện. Chính ông Mouillé nhuận sắc các bài thơ đâu mùa của Renée Vivien.

Trước khi bước vào thi đàn văn giới, Renée Vivien kết bạn văn chương với thi sĩ Charles Brun( 1870 – 1946), cả hai trao đổi thư thường xuyên, giữ tình bạn chân thành và thuần khiết cho đến khi Renée Vivien qua đời. Nàng gởi cho ông trên 500 bức thư. Charles Brun lớn hơn nàng vài tuổi, nhưng nàng yêu kính ông như sư phụ. Charles Brun đỗ thạc sĩ văn chương vào năm 1893, là tác giả các thi tập: ‘‘Chants d’Ephèbe’’ (Tiếng Hát của Cậu Trai Mới Lớn, 1891), ‘‘Onyx et Pastel’’ (Huyền Mã Não và Tranh Viết Chì Màu, 1895), ‘‘Le Sang des Vignes’’ (Máu của Dây Nho, 1907).

Khi dan díu với Natalie Clifford Barney, Renée Vivien lui tới Violette thưa dần. Khi Violette nằm chờ chết trên giường bệnh tại Nice, nàng đến săn sóc bạn. Khi bạn qua đời, nàng có trước tác những câu thơ trong thi tập ‘‘Brumes de Fjords’’ (Sương Mù của Fjords) như sau:

Một nàng trinh nữ ngủ trong quan tài bằng ngà

Nàng ngủ một giấc thanh khiết

………………………………………………………………….

Với bông hoa huyền bí tôi áp nhẹ lên môi nàng

Bông hoa mọc rễ trong trái tim những kẻ chết

Và Thần Chết nói bằng giọng dã dượi:

‘‘Tôi ngủ không chiêm bao dưới lớp đất ngát hương

‘‘Bởi vì tôi chẳng có tình yêu

Hầu tước phu nhân Anglesey (Lady Anglesey) rất thông cảm nỗi đau khổ của Renée Vivien khi nàng chia tay với Natalie Clifford Barney. Cho nên vào năm 1901, trong một buổi họp mặt tại nhà phu nhân, phu nhân giới thiệu Nam tước phu nhân Hélène de Ruylen de Nyevelt cho nàng. Bà này lớn hơn Renée 14 tuổi, mập mạp, gọn gàng, nhặm lẹ, sinh động, hăng hái, chớ không phải mập ú và mềm xèo như cái bánh ‘‘la brioche’’ theo như sự dèm siễm của Liane de Pougy và những cửa miệng ăn mắm ăn muối độc địa gán cho bà. Chính bà cũng thuộc dòng dõi quý tộc gốc Do Thái, vốn là Nữ nam tước Hélène-Betty-Louise-Caroline de Rothschild, con của Nam tước Salomon-Charles de Rothschild de Francfort. Chồng bà là Nam tước Etienne-Gustave-Frédéric Van Ruylen van Nyevelt vốn dòng quý tộc xứ Bỉ. Ông chơi môn polo thật cừ khôi, thích xe hơi và trở nên nổi tiếng khắp hoàn cầu nhờ nghề mua bán đầu tư xe hơi.

Nam tước phu nhân Hélène có khuôn mặt uy quyền, quả cảm, kiên trì, có một năng động dồi dào. Bà viết lách say sưa, vừa buông bút là cầm vô-lăng lái xe vùn vut. Bà là kẻ không biết mệt về phương diện thể chất cũng như tinh thần. Bà vui vẻ, ham đàm đạo, thích du lịch cũng như thích nghỉ ngơi, thích nơi ẩn cư cũng như thích nơi náo động. Công viẹc nào đối với bà cũng là trò chơi thích thú và thành khẩn. Chỗ nào đối với bà cũng là thiên đường ánh sáng của bà. Bởi cái mặt uy quyền của bà, thiên hạ cho rằng bà xấu gái. Họ còn đồn rằng bà thống trị Renée Vivien như một bạo chúa. Nữ sĩ Colette còn vẽ thêm cho bà hàng ria mép và các nói năng ngang tàng thô lỗ của tên lính ba gai trong một thư mà nữ sĩ gởi cho nhà báo kiêm nhà văn Léon Hamel.

Không đâu, Hélène de Zuylen yêu thương săn sóc Renée Vivien như một bà mẹ thứ hai nhân hậu và khoan dung. Sống chung với bà, nàng tìm được tâm hồn bình ổn, niềm tin vững chải rất thuận lợi cho sự viết lách của nàng.

Không có sách nào nói phu nhân ly dị chồng để được dan díu với Renée Vivien. Họ chỉ cho biết rằng Nam Tước Etienne de Zuylen có thọ mạng lâu dài, rất hạnh phúc trong cuọc sống gia đình. Còn phu nhân vẫn là một từ mẫu đối với con cái.

Đây là bài thơ ‘‘A la Bien-Aimée (Gửi Người Yêu Dấu) mà Renée Vivien trang tặng phu nhân Hélène de Zuylen với biết bao hình ảnh diễm lệ thêu thùa lên từng câu thơ:

Người là lâu đài của tôi, là buổi chiều và mùa thu của tôi

Và là màn lụa và vườn hoa huệ của tôi

Là bình ngự hương bằng vàng và cây cột màu bạch phấn của tôi

Là hoa viên, là chiếc đầm điểm lau sậy và hoa dã lan của tôi.

Người là hương hổ phách và hương mật ong của tôi, là lá kè của tôi

Là những tàn lá cây của tôi, là tiếng hát ve sầu của tôi trong bầu thanh khí

Là tuyết băng của tôi rã tan để được cao ngạo và lặng trầm

Và là rong biển và cảnh vật miền duyên hải của tôi.

Người là cái chuông của tôi với tiếng nức nở đơn điệu

Là một hải đảo tươi mát và là một ốc đảo cứu độ của tôi

Người là lâu đài của tôi, là buổi chiều và mùa thu của tôi.

Và là màn lụa và vườn huệ của tôi…

Khi chung sống với Renée Vivien, Nam tước phu nhân bắt đầu bước vào văn giới để vung vít bút ngọc, múa may bút hoa. Trước hết, trên thi đàn xuất hiện một tên nữ sĩ mới. Đó là Paule Riversdale. Thiên hạ đổ hô rằng đó là Renée Vivien sáng tác cho Hélène de Zuylen. Thi tập ‘‘Vers l’Amour’’ (Gần Tình Yêu, 1903) do Maison des Poètes xuấtt bản. Sau đó là thi tập ‘‘Echos et Reflets’’ (Tiếng Vang và Những Bóng Phản Chiếu, 1904) do Lemerre xuất bản. Hai thi tập này được báo chí nhắc tới nhiều. Thi tập đầu vào năm 1908 được Sansot tái bản. Thi sĩ Charles Brun tiết lộ rằng Paul Riversdale là Bá tước phu nhân Hélène de Zuylen. Hai thi tập ấy không có bàn tay của Renée Vivien nhúng vào, không cây bút của Renée xía ẩu vào. Hiềm vì nỗi phu nhân không nắm vững vần điệu, cho nên ông phải bỏ công ra nhuận sắc dùm cho bà ta. Thế thôi!

Sau đó Hélène de Zuylen sáng tác được một vài tác phẩm, dùng cái tên nguyên vẹn của mình làm bút hiệu: Hélène de Zuylen de Nyevelt . Xin kể:

1/ ‘‘Effeuillements’’ (Lác Đác Lá Rơi, thơ, 1904) do Lemerre xuất bản,

2/ ‘‘Copeaux (Những Phiến Mỏng, truyện kể, 1904), do Lemerre xuất bản,

3/ ‘‘L’impossible Sincérité’’ (Sự Chân Thành Không Thể Được, tiểu thuyết, 1905) do Calmann-Levy xuất bản,

4/ ‘‘ La Mascarade Interrompue’’ ( Nhóm Người Mang Mặt Nạ Không Ngừng Nghỉ, kịch, 1906) do Stock xuất bản,

5/ ‘‘Le Chemin du Souvenir’’ (Con Đường Kỷ Niệm, tiểu thuyết, 1907) do Juven xuất bản,

6/ ‘‘Béryl’’ (kịch, 1908) do Le Beffroi xuất bản,

7/ ‘‘L’ Oubliée (Người Đàn Bà Bị Bỏ Quên, tập truyện, 1910) do Sansot xuất bản.

Văn thơ của Nam tước phu nhân bị Jean-Paul Goujon, tác giả quyển ‘‘ Tes Blessures Sont Plus Douces Que Leurs Caresses’’ (Những Vết Thương Của Em Êm Dịu Hơn Những Cái Vuốt Ve Của Họ) cho rằng do Renée Vivien nếu không ‘‘gà’’ cho bà thì cũng viết thay thế cho bà. Điều nầy, ông ta khó thuyết phục độc giả. Trong văn chương Việt Nam, khi viết những tác phẩm đầu, Thụy Vũ và Lệ Hằng chịu ảnh hưởng Túy Hồng. Còn văn chương của Tuấn Huy và Nguyễn thị Hoàng phảng phất một chút khói sương hương phấn của văn chương Mai Thảo. Văn chương của Nguyễn thị Vinh, của Trương Anh Thụy há không có chút hơi hướm bảng lảng của văn chương Thạch Lam hay sao?

Tôi xin trích một vài đoạn thơ của Nam tước phu nhân Hélène de Zuylen:

Thanh khí lắng nghe… Làn hơi điêu xảo của tiếng hát

Rỉ rả tuôn chầm chậm cái lưu loát giả vờ của nó

Và tôi thấy ngạo nghễ trên chiếc ngai vàng của chiều hôm

Màu nâu đỏ của thứ lụa kiêu sa ở thành phố Florence.

(Fiorenza)

Tình yêu của những niềm cô đơn tuyệt đẹp

Đã len vào trái tim cay đắng của tôi

Này đây tập hợp chuông hòa âm xanh lơ của mùa Đông

Ném vào khúc nhạc dạo.

(Le Tisseur de Givre/ Người Thơ Dệt Sương Giá)

Có một thuở Nam tước phu nhân chạy theo bóng hồng của một cô gái quí tộc gốc Nga tên là Alexandra Antokolsky Ricoy mà thời nhân gọi là Sacha (hổn danh). Cô ta là con của Bá tước Mark Antokolsky, trước hết kết hôn với nhà quí tộc Mễ-tây-cơ, tức là Bá tước Ricoy. Chồng chết, cô ta tái giá với Quận công Sforza, nhưng tước hiệu quí tộc nầy khả nghi lắm vì có lắm miệng đồn rằng chồng sau của Sacha là quận công dổm, là nhà quí tộc giả hiệu.

Sau đó, thấy Renée Vivien đau buồn, mượn tửu bôi giải phá thành sầu nên sanh bịnh, Bá tước phu nhân hồi tâm trở lại với nàng để chăm sóc nàng.

Sacha Antokolsky Ricoy có xuất bản cuốn hợp tuyển các nhà văn đương thời tựa là ‘‘Le Salon Bleu d’Arthénice’’ (Phòng Khách Xanh của Arthénice). Nhưng thiệt ra, trong lúc ăn ở với phu nhân, Renée Vivien cũng đã thư tư qua lại với Natalie Clifford Barney và với Kérimé Turkhan-Pacha, một thiên kim tiểu thư tuyệt sắc, con của nhà đại sứ Thổ -nhĩ-kỳ. Vào những dịp đi viếng Lesbos hoặc viếng Thủ đô Constantinople, trong chuyến trở về Paris, nàng tìm cách ghé thăm Kérimé Turkhan-Pacha và ái ân vùi dập với cô ta. Khi phu nhân say tình mới với Sacha, nàng cũng đã ăn nằm với Émilienne d’Alençon và một cô gái điếm tên Jeanne de Bellune.

Về phương diện sáng tác, Renée Vivien thuộc loại đẻ sai. Khi còn sanh tiền, nàng đã có trên 20 tác phẩm gồm thơ, tiểu thuyết, thơ dịch. Những quyển sách xương sống sáng chói của nàng gồm có thi tập ‘‘Études et Préludes’’ (Khúc Nhạc Luyện và Khúc Nhạc Dạo)(1901), ‘‘Cendres et Poussières’’ ( Tro và Bụi, 1902), tất cả do Lemerre xuất bản. Ngoài ra cuốn tiểu thuyết ‘‘Une Femme m’Apparut’’ (Một Người Đàn Bà Xuất Hiện Cho Tôi, cũng do Lemerre xuất bản). Hai năm trước khi nàng lìa trần, thi tập ‘’Flambeaux Éteints’’ (Những Cây Đuốc Tắt, năm 1907) do Sansot xuất bản cũng gây tiếng vang lảnh lót và sâu rộng trong văn giới. Các thi phẩm của nàng được Charles Brun cho là sự giao thoa và phối hợp giữa thi phẩm của Charles Beaudelaire và Paul Verlaine. Còn học giả Salomon Reinech thì ái mộ thi tài nàng vô điều kiện. Rồi từ chỗ yêu tài, ông trồng cây si và để cho rễ si ăn sâu vào cuộc đời và vào hành trình văn chương của nàng.

Khi Renée Vivien qua đời, 5 thi tập bằng chữ Pháp của nàng được Sansot lần lượt xuất bản, còn toàn tập thi ca của nàng gồm 2 quyển thì do Lemerre xuất bản vào năm 1934, do Nam tước phu nhân Hélène de Zuylen bỏ tiền ra in. Trước khi lìa trần , Renée Vivien có soạn cuốn tiểu sử về cuộc đời của hoàng hậu Anne Boleyn, vợ của vua Anh Quốc Henri VIII. Sau này, vào năm 1982, cuốn này mới được A l’Ecart xuất bản.

Vào những ngày tháng cuối cùng, Reneée Vivien do chính tay Hélène de Zuylen săn sóc. Đám táng của nàng cũng do chính phu nhân cùng em gái và em rể nàng đảm nhiệm. Nàng đuợc chôn trong mộ huyệt gia đình ở nghĩa trang Passy, nơi đó cha nàng đã an nghỉ trước kia. Mẹ nàng từ chối mang tang phục đen. Bà mặc quần áo màu ma-rông và tuyên bố rằng mình sắm không kịp áo quần đen. Sau khi từ nghĩa trang Passy về nhà, trong bữa tiệc trà bánh thết đãi những kẻ dự đám, bà ta cười giỡn om sòm, đú đởn với các người kia kẻ nọ, coi đám tang vui chẳng khác gì đám cưới.

Nam tước phu nhân Hélène de Zuylen do sự thỏa thuân của gia đình Renée Vivien, cho xây cất nơi phần mộ nàng một cái đền nhỏ theo kiểu gothique mới và cho khắc bên trong những câu thơ của nàng do Charles Brun chọn lọc.

Toinette Alston vốn ghét Natalie Clifford Barney. Trong một bức thư đầy nộ khí bùng vỡ như sấm sét, đương sự cấm Natalie tổ chức buổi lễ một giờ tưởng niệm Renée Vivien vào đầu tháng 6 dương lịch năm 1912. Natalie đành đợi dịp trong lúc chiến tranh để làm lễ ấy vào ngày 26 tháng 7 dương lịch, năm 1915.

Michèle Sarde trong cuốn ‘‘Colette, Libre et Entravée (Colette được Tự Do và Bị Trói Buộc) và Marc Andry trong cuốn ‘‘Chère Colette’’ chỉ nói Colette giao du với Natalie Clifford và khám phá ra (có kinh nghiệm đúng hơn) về đồng tính luyến ái phái nữ, chớ không nói hai đàng đã cụp lạc theo kiểu rồng giao đầu phụng giao đuôi. Trong quyển ‘‘Pur et Impur’’ (Thanh Khiết và Ô Trọc), Colette có nói vấn đề đồng tính luyến ái của phụ nữ như sau:

‘‘Không đúng là tình cảm nẩy sinh ra sự chung tình của hai người đàn bà, mà như do một loại tình cốt nhục… tôi xin viết đó là tình cốt nhục đáng lẽ phải nói là sự giống nhau mới đúng. Sự khoái lạc nhục cảm trở nên vững mạnh hơn khi cả hai giống nhau nhiều. Trong niềm tin chắc chắn, người bạn gái thích vuốt ve một thân thể mà cô ta thừa biết những cái bí mật; những cái ấy do thân thể cô chỉ cho cô biết những gì mà cô ưa thích hơn hết…’’.

Chưa thấy quan niệm này đủ soi sáng tư tưởng mình, Colette đi xa hơn:

‘‘… Hai người đờn bà si mê nhau làm sao tránh thú khoái lạc nhục cảm và cũng không sao tránh khỏi một thứ gợi cảm lan rộng hơn và nóng bỏng hơn sự o ép. Đó là thứ gợi cảm không cố ý và không bó buộc, thứ gợi cảm sung sướng của cái nhìn đổi trao, của cánh tay đặt trên vai, thứ xúc động mùi lúa ấm cúng nương náu trên mái tóc, đó là những khoái lạc do sự hiện diện hằng cửu của thói quen, những khoái lạc ấy sản sinh và buông tha niềm chung thủy’’.

Colette tên thật là Sidonie-Gabrielle Colette, cha là Jules-Joseph Colette. Mẹ là Sidonie Landoy. Nữ sĩ sinh vào ngày 28 tháng giêng dương lịch năm 1873, tại Saint-Sauveur en Puisaye (thuộc vùng Yonne). Bà mẹ nàng trước đó kết hôn với ông Jules-Domineau Duclos sinh một gái đầu lòng và một trai kế tiếp. Ông chồng đầu tiên chết, bà tái hôn với ông Jules-Joseph Colette, lúc đó là một thương phế binh đã gửi lại quân y viện một chân trúng đạn. Bà sinh cho ông một trai tên Léopold (gọi tắt là Léo), rồi mới tới Sidonie-Gabrielle tức là nữ sĩ lừng danh vào đầu thế kỷ 20 của nước Pháp sau nầy. Khi vào văn đàn, nàng lấy chữ Colette vỏn vẹn vốn là họ của mình làm bút hiệu. Năm 16 tuổi, Colette đỗ bằng Brevet Élémentaire, tương đương với bằng Trung học Đệ nhất cấp (Brevet du Premier Cycle). Năm 20 tuổi nàng kết hôn với Henry Gauthier-Villars (gọi thân mật là Willy), một thổ công trong giới văn học nghệ thuật. Nhờ chồng mà Colette quen các văn gia như Anatole France, Marcel Proust, Pierre Louys, Jean Lorrain, các nữ sĩ chẳng hạn như Lucie Delarue Madrus, Rachide cùng nhạc sĩ Reynaldo Hahn, nữ kịch sĩ Marguerite Moréno…

Những tác phẩm đầu tay của Colette như ‘‘Claudine à l’École’’ (Cô Claudine Đi Học) , ‘‘Claudine à Paris (Cô Claudine tại Paris), ‘‘Claudine en Ménage’’ (Cô Claudine trong Cuộc sống Lứa Đôi), ‘‘Claudine s’En Va’’ (Claudine Ra Đi) ăn khách kinh khủng. Nhung tên chồng gian hùng xảo huyệt lại thêm điếm miệng đĩ mồm của nàng bắt nàng để cho y ta độc quyền đứng tên tác giả. Những tác phẩm này lần lượt được Willy đưa lên sân khấu. Tới năm 1904, khi cho xuất bản quyển ‘‘Dialogues de Bêtes’’ (Những Cuộc Đối Thoại Của Súc Vật), Colette nhất định dùng cái tên Colette Willy làm bút hiệu. Bút hiệu này đuợc bà dùng cho tới năm 1923. Dù sao, tuy không trả cái tên tác giả cho các tác phẩm của bộ ‘‘Claudine’’, nhưng về sau loạt sách ấy dù trước kia do Wlilly đúng tên, nhưng khi chúng được tái bản phải đề tên tác gia như sau: Willy et Colette Willy. Rồi dần dần tên Willy và Colette rơi rụng, cho đến nay, sách nào của Colette có cái tên Willy xía ẩu vào mà được tái bản hoặc được đưa lên màn bạc cũng chỉ đề cái tên Colette là tác giả mà thôi.

Willy trong khi vợ viết văn và để cho y ta đứng tên tác giả, lai dăng dệt hết cô này sang cô khác nhồ cái tài xạo đía tuyệt vời của y ta, dù y ta mập ú như con cá voi. Colette đau khổ bỏ trốn khỏi tổ uyên ương khi Willy say mê cô đào hát thuộc loại mén tên Meg, nhỏ hơn y ta gần 40 tuổi. Thế rồi Colette rời tổ uyên ương, trốn ở nhà một phụ nữ quý tộc. Đó là Nữ công tước Mathilde, vốn là con gái của Công tước Morny (Duc de Morny); ông này là em một mẹ khác cha với Hoàng Đế Napoléon III (cha là tướng Flahaut, mẹ là Hoàng hậu Hortense). Bà Mathilde (mà bạn bè thân quyến gọi là Missy) kết hôn với đức Quận công Belbeuf (Duc de Belbeuf) chẳng bao lâu thì ly dị. Bà thông minh, học thức rộng, cỡi ngựa giỏi, thích thể thao, văn chưong, kịch nghệ. Bà cũng thích ăn mặc nam trang, tóc húi ngắn như đàn ông và thích ăn nằm với phụ nữ. Thế là bà đánh thức ở Colette khuynh hướng của tình cảm người nữ yêu người nữ (sentiment saphique). Missy đã từng là người yêu của Quận chúa Poniatowska, cả hai đã gây ồn ào tiếng bấc tiếng chì trong giới quí tộc và trong văn giới một dạo. Trước đó, trong Hội quán Nghệ Thuật và Thời Trang (Cercle des Arts et de la Mode), Willy giới thiệu vợ mình cho Missy. Missy có vẻ quyến luyến thiết tha với Colette. Giờ đây, bị Willy sỉ nhục, Colette tìm an ủi trong vòng tay ân tình của Missy. Cho nên trong quyển ‘‘Les Vrilles de la Vigne’’ (Những Vòi của Dây Nho), Colette có viết một bài nhan đề là ‘‘Nuit Blanche’’ (ĐêmTrắng) để trang tặng Missy.

Khi còn chung sống với Willy, Colette đã từng lui tới với những nghệ sĩ, những soạn giả, những đạo diễn trong kịch giới nên đâm ra ưa thích môn kịch. Nàng muốn lao vào ngành hát ‘‘mime’’ (diễn xuất bằng điệu bộ chứ không có độc thoại đối thoại gì ráo). Missy khuyến khích nàng. Nàng tìm tới kịch sĩ kiêm đạo diễn lừng danh Georges Wague, xin được thọ giáo với chàng và giới thiệu Missy để chàng thu nhận và huấn luyện nghệ thuật diễn xuất cho cựu phu nhân Belbeuf kia luôn thể.

Colette khởi nghiệp diễn viên qua vở kịch ‘‘Le Désir, l’Amour et la Chimère’’ (Dục Vọng, Ái Tình và Ảo Vọng) trình diễn tại hí viện Théâtre Michel. Vở kịch nầy rút trong ý thơ của Francis de Croisset, một thi sĩ có dáng dấp hào hoa phong nhã đã từng ái mộ Colette một cách nồng nhiệt.. Trong vở kịch ‘‘La Chair’’ (Xác Thịt), Colette mặc chiếc robe xẻ đùi bên trái, từ háng trở xuống để triễn lãm một cái đùi rất hấp dẫn tuy không thật thon chắc như đùi phụ nữ đẹp từ thập niên 30 trở về sau này. Trong vở kịch có một màn để kịch sĩ Georges Wague xé áo ngắn của nàng để lộ một cái vú tròn trặn săn chắc mà các cụ ta gọi là ‘‘vú mâm xôi’’ (loại vú chẳng những không nhão, không xệ, mà lại vun chùn như mâm xôi). Đúng là một thứ bửu bối tuyệt vời của nữ sĩ. Điều đó làm cho Colette được hoan nghinh bên cạnh những cái nguýt háy, những cái bĩu môi của mấy mụ sồn sồn ó đâm. Nhưng tới vở kịch ‘‘ Rêve d’Egypte’’ (Giấc Mộng Xứ Ai Cập) trình diễn trên sân khấu Moulin Rouge, Missy và Colette gây một xì-căn đan làm rúng động Kinh Đô Ánh Sáng Paris nói riêng, Âu Châu nói chung. Đây là sự tích chàng trai thám hiểm (do Missy, lấy nghệ danh là Yssim để đóng thay cho George Wague) qua Ai Cập quật mồ một thiên cổ mỹ nhân để tìm cái xác ướp của nàng. Chàng lần lượt tháo mở những vòng vải bó xác ướp thì thấy hiện ra một mỹ nhân lõa thể (do Colette đóng). Chàng hôn nhẹ lên môi nàng. Xác ướp phục sinh cùng khiêu vũ với chàng. Đàn bà hôn đàn bà trên sân khấu có khác nào hôn giữa chốn công cộng. Xì-căn-đan vụt nổ chát chúa. Khán giả vỗ ghế, la hét, huýt sáo phản đối. Thế là gia quyến của Công Tuớc Morny phải điều đình để cho Georges Wague thay thế Yssim (đảo lộn chữ Missy) và đổi tựa ‘‘Rêve d’Egypte’’ thành ‘‘Nuit d’Orient’’ (Đêm Đông Phương).

Về phương diện sáng tác, Colette thuộc loại đẻ sai như cá chái dẻ trứng, như chuột bạch đẻ con. Nàng cho xuất bản gần 70 tác phẩm, để lại 7 di cảo để được lần lượt xuất về sau này. Ngoài trừ bộ ‘‘Claudine’’ và những quyển ‘‘Dialogue de Bêtes’’, ‘‘Sept Dialogues de Bêtes (Bảy Cuộc Đối Thoại Của Thú Vật), ‘‘Les Vrilles de la Vigne’’, Colette còn có những văn phẩm tuyệt tác khác như: ‘‘L’Ingénue Libertine’’ (Cô Xuân Nữ Phóng Đảng), ‘‘La Vagabonde’’ (Người Đàn Bà Lang Bạt Kỳ Hồ), ‘’Chéri’’ (Bé Cưng), ‘‘Blé en Herbe’’ (Mạ Non), ‘‘La Chatte’’ (Con Mèo Cái).

Quyển ‘‘La Vagabonde’’ là quyển kể lại cuộc tình của người đàn bà bị tên chồng luống tuổi cắm sừng nên cả hai đua đến chỗ ly dị. Rồi người đàn bà bất hạnh kia gặp một người đàn ông đứng đắn, đồng trang lứa với nàng. Chàng ta cầu hôn nàng, nhưng nàng như con chim bị tên thấy vật gì cong cong cũng sợ đó là cây cung. Cho nên nàng từ chối lời cầu hôn kia và dấn bước lang thang… Đây là quyển sách kể lại cuộc tình giữa Willy và Colette và tiên tri cuộc hôn nhân giữa Colette với Nam tước Henry de Jouvenel. Ông ta bô trai, nhỏ hơn nàng vài tuổi. Lúc cả hai gặp nhau, Colette đã 37 tuổi (năm 1910). Cả hai kết hôn vào năm 1912. Colette sanh cho chồng cô con gái tên là Colette de Jouvenel, tiểu danh là Bel Gazou (năm 1913). Hạnh phúc lứa đôi của hai vợ chồng chẳng được bao lâu, ông ta say mê chính trị, được làm tới chức Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục Công Cộng (Ministre de l’Instruction Publique)… Colette cô đơn, ngoại tình với con trai chồng là Bertrand de Jouvenel, rồi xin ly dị với ông Henry. Còn Bertrand bị gia đình rúng ép phải dang xa Colette để cưới vợ, nhưng chàng không bao giờ quên người mẹ ghẻ tài hoa và luyện đạt trong vấn đề tình yêu kia. Cuộc dan díu giữa Colette và thằng con ghẻ xảy ra đúng như câu chuyện trong quyển ‘‘Chéri’’hết 90%. Quyển nầy chào đời trước khi Colette tái hôn với Henry de Jouvenel. Như vậy ‘‘La Vagabonde’’ và ‘‘Chéri’’ là hai tác phẩm tiên tri về cuộc tình ái và hôn nhân của tác giả vậy.

Về sau, vào năm 1935, Colette lúc đó 65 tuổi, tái hôn lần thứ hai với anh chàng Marice Goudeket gốc Do Thái, nhỏ hơn bà 16 tuổi. Bà đưa anh ta vào ngành báo chí và anh ta khởi sự viết báo vào năm 1938. Năm 1949, Colette đắc cử chức Chủ tịch Hàn Lâm Viện Goncourt kế vị nhà văn Lucien Descaves. Từ ngày 2 đến ngày 9 tháng 5 dương lịch năm 1953, ông Douglas Dillon, Đại sứ Huê Kỳ trao văn bằng Quốc Gia Học Viện Nghệ Thuật và Văn Chương (National Institute of Arts and Letters) cho Colette, trước sự hiện diện của ông Hoàng Rainier de Monaco và nhiều nhân vạt tai to mặt bự trong văn giới cũng như trong chính quyền.

Colette qua đời vào ngày 3 tháng 8 dương lịch. Lễ tống táng của bà trở thành quốc táng vào ngày 7 tháng 8 dương lịch.

***

Đồng tính luyến ái phái nam lẫn phái nữ trước thập niên 80 của Thế kỷ 19 cho tới cuối thế kỷ 20, ở một vài địa danh, ở một vài tiểu bang trên đất nước Hợp Chúng Quốc, ở những nước Hồi Giáo bị xem là thiên tai của Thượng Đế. Nhưng trên đất Pháp, từ thập niên cuối của Thế kỷ 19 cho tới Thời Đại Mỹ Lệ (La Belle Époque), có những nàng ‘‘lết’’, nàng ‘‘bi’’ tô điểm văn học nghệ thuật Pháp bằng những văn phẩm làm giàu cho văn học sử nước Pháp, bằng những công trình nghệ thuật chiếu sáng rực rỡ một thời đại. Họ là những phụ nữ ngoại hạng, coi thường lề thói, chống những nguyên tắc cứng ngắc và khô khan để cho tâm tình và cảm hứng của mình nở hoa. Và có như thế, họ mới trở thành, nói theo nữ sĩ Ngân Giang, những kẻ ‘‘sống với thời gian vượt thế gian’’.

Những ngôi sao văn chương gồm các bà ‘‘lết’’ hay các bà quen thân của họ lần lượt qua đời. Xin được kể theo tuần tự: Violette Shillito (1901), Renée Vivien (1909), Yvonne Vernon (1918), Sacha Ricoy (1930), Lucie Delarue Madrus (1943), Olive Custance (1944), Hélène de Zuylen (1947), Liane de Pougy (1950), Eva Palmer (1952), Colette (1954), Elzabeth de Gramont (1954), Mabel Dodge Luhan (1956), Lady Anglesey (1961), Romaine Brooks (1970). Riêng Natalie Clifford Barney có thọ mạng dài lâu hơn hết. Cái chết của nữ sĩ (1972) làm tắt lịm dư ảnh huy hoàng của văn chương các bà nữ sĩ ‘‘lết’’ vào Thời Đại Mỹ Lệ.

———————————————

A/ Chú thích:

* Opale được dịch là ngọc điệp ( bướm ngọc). Đó là một thứ ngọc trong vắt như thủy tinh, phía trong ruột có những chấm đỏ, xanh, vàng, tím, lục sáng lấp lánh. Người Nam Kỳ vẫn dùng ngọc điệp để nạm vào nhẫn đeo tay.

** Nữ sĩ Marcelle Tinayre có viết về Renée Vivien qua 3 quyển sách: ‘‘Tros Images de Renée Vivien’’ (Ba Hình Ảnh Của Renée Vivien) do Schéhérazade xuất bản vào năm 1910, ‘‘Notes d’Une Voyageuse en Turquie’’ (Ghi Chú Của Nữ Khách Du Lịch Đến Xứ Thổ-nhĩ-kỳ) do Calmann-Lévy xuất bản vào năm 1910, ‘‘Une Soirée Chez Renée Vivien’’ (Một buổi Tối Tại Nhà Rénée Vivien) do Messidor xuất bản vào năm 1981.

***Amazones là giống dân phụ nữ ở vùng Caucase hoặc ở miền Bắc vùng Tiểu Á ( Asie Mineure) hay ở vùng Scythie. Họ là những thợ săn tài ba, những chiến sĩ can trường. Họ ghét đàn ông, nhưng cần đàn ông, bắt đàn ông gây giống cho họ. Hễ sinh con trai thì họ đem giết, hoặc làm cho chúng tàn tật để dành làm nô lệ. Còn sinh con gái thì họ nuôi cho tới trưởng thành, tập chúng võ nghệ và tài săn bắn. Dân Amazone chỉ yêu đương nhau theo truyền thống đồng tính luyến ái phái nữ.

**** Tiếng ‘‘Amour’’ khi ở nhằm số ít (singulier) thì thuộc giống đực (masculin), nhưng

khi ở nhằm số nhiều (pluriel) thì thuộc giống cái (féminin).

***** Trong thần thoại Hy Lạp, Mercure (còn gọi là Hermès) là vị thần ỡ trên Thiên Đỉnh

ngọn núi Olympia. Ông chuyên coi về thương mãi, giao tế, du lịch, sứ giả…nơi trần thế..

B/ Tài liệu tham khảo:

1/ Tự diển ‘‘Petit Robert’’,

2/ ‘‘Portrait d’une Séductrice’’ (Chân Dung Người Đàn Bà Quyến Rũ) của Jean Chalon (Loại bỏ Túi/Livre de Poche) do Stock xuất bản vào năm 1976. Quyển này đoạt giải Gaze (Prix Gaze) cũng vào năm1976,

3/ ‘‘Mes Cahiers Bleus’’ (Những Tập Giấy Xanh Của Tôi), nhật ký của Liane de Pougy do Plon xuất bản vào năm 1977,

4/ ‘‘Colette, Libre et Entravée’’ (Colette, được Tự Do và bị Ràng Buộc) của Michèle Sarde do Stock xuất bản vào năm 1978,

5/ ‘‘Chère Collette’’ ( Colette Thân Mến, của Marc Andry) do Presse de la Cité xuất bản vào năm 1983,

6/ ‘‘Tes Blessures sont plus Douces que leurs Caresses’’ (Những Vết Thương Của Em Êm Dịu Hơn Những Cái Vuốt Ve Của Họ) của Jean-Paul Goujon, do Régine Desforges xuất bản vào năm 1986,

7/ ‘‘Liane de Pougy, Courtisane, Princesse et Sainte’’ (Liane de Pougy, Danh Kỹ, Vương Phi và Nữ Thánh) của Jean Chalon do France Loisirs xuất bản vào năm 1994. Quyển này đoạt giải Marcel Proust (Prix Marcel Proust) cũng vào năm 1994.

bài đã đăng của Hồ Trường An

  • Bèo Bọt - 04.02.2020
  • hai khuôn mặt - 03.02.2020
  • Nhà văn Hồ Trường An – Sống Theo Cái Đức - 15.05.2008
  • Gặp Gỡ Nỗi Buồn Bã Tuyệt Vời - 04.11.2006

Ruel Uncrambled và làm 11 từ! unscrambles and makes 11 words!

Bắt đầu với

Kết thúc với

Chứa

11 từ không được thông qua bằng cách sử dụng các chữ cái Ruel Unscrambled Words Using the Letters RUEL

4 chữ

  • dụ dỗ
  • qui định

2 từ được tìm thấy words found

3 chữ

  • Leu
  • LUR
  • Rue
  • ule
  • ure

5 từ được tìm thấy words found

2 chữ

  • el
  • er
  • lại
  • Ur

4 từ được tìm thấy words found

Có bao nhiêu từ có thể được thực hiện từ Ruel?

Trên đây là những từ được tạo ra bởi sự vô tình r u e l (elru). Trình tìm từ không rõ ràng của chúng tôi đã có thể giải mã các chữ cái này bằng các phương thức khác nhau để tạo 11 từ! Có một công cụ không rõ ràng như của chúng tôi dưới vành đai của bạn sẽ giúp bạn trong tất cả các trò chơi tranh giành Word!R U E L (ELRU). Our unscramble word finder was able to unscramble these letters using various methods to generate 11 words! Having a unscramble tool like ours under your belt will help you in ALL word scramble games!

5 chữ cái có chữ Ruel ở giữa năm 2022

Bạn có thể kiếm được bao nhiêu từ?

R u e l các giá trị chữ cái trong từ scrabble và từ với bạn bè

Dưới đây là các giá trị cho các chữ cái r u e l trong hai trong số các trò chơi tranh chấp từ phổ biến nhất.R U E L in two of the most popular word scramble games.

Scrabble

Các chữ cái Ruel có giá trị 4 điểm trong ScrabbleRUEL are worth 4 points in Scrabble

  • R 1
  • U 1
  • E 1
  • L 1

Lời nói với bạn bè

Những chữ cái Ruel có giá trị 6 điểm bằng lời nói với bạn bèRUEL are worth 6 points in Words With Friends

  • R 1
  • U 1
  • E 1
  • L 1

Lời nói với bạn bè

Những chữ cái Ruel có giá trị 6 điểm bằng lời nói với bạn bè

U 2

L 2

  • Nếu bạn vô tình Ruel ... nó có nghĩa là gì?
  • Định nghĩa của Ruel khi không bị xáo trộn
  • Nếu chúng ta giải mã những chữ cái này, Ruel, nó và tạo ra nhiều từ. Dưới đây là một trong những định nghĩa cho một từ sử dụng tất cả các chữ cái không được ghi lại:
  • Thu hút
  • Một cuộc tranh cãi phần nào giống như một con chim, và thường được mồi bằng thịt sống; - Được sử dụng bởi Falconers trong việc nhớ lại Hawks.
  • Một bàn chải nhung nhung.

Bất kỳ sự dụ dỗ nào; mà được mời bởi triển vọng của lợi thế hoặc niềm vui; một mồi nhử.RUEL

  • Bấm vào đây để biết đầy đủ ý nghĩa của mồi nhử
  • Có phải là một từ Scrabble?
  • Có phải là một từ với những người bạn từ?

Thêm thông tin về các chữ cái Ruel

Hoán vị của RuelRUEL can be scrambled in many ways. The different ways a word can be scrambled is called "permutations" of the word.

ANAGRAMS CỦA RUEL
a way, especially one of several possible variations, in which a set or number of things can be ordered or arranged.

Từ có chữ cáiruel scrambled in different ways and helps you recognize the set of letters more easily. It will help you the next time these letters, R U E L come up in a word scramble game.

Tranh giành các chữ cái trong Ruel

Theo từ khác của chúng tôi, Ruel có thể bị tranh giành theo nhiều cách. Các cách khác nhau mà một từ có thể được tranh giành được gọi là "hoán vị" của từ này.RUEL!

Theo Google, đây là định nghĩa về hoán vị: một cách, đặc biệt là một trong một số biến thể có thể, trong đó một tập hợp hoặc số lượng thứ có thể được đặt hàng hoặc sắp xếp.


Làm thế nào là hữu ích? Chà, nó cho bạn thấy những cách đối tượng của Ruel được tranh giành theo những cách khác nhau và giúp bạn nhận ra tập hợp các chữ cái dễ dàng hơn. Nó sẽ giúp bạn vào lần tới khi những chữ cái này, tôi sẽ xuất hiện trong một trò chơi tranh giành từ. + Duck = Bick

Erul reul url urel uerl + Honor = Aplonor

Chúng tôi dừng nó ở tuổi 5, nhưng có rất nhiều cách để tranh giành Ruel! + Locker = Handocker


Kết hợp các từ


Bird + Duck = Bick + Angelina = Brangelina

Apple + Honor = Aplonor + Katelyn = Robyn

Hand + Locker = Handocker + Janet = Granet

Kết hợp tên

Brad + Angelina = Brangelina

Robert + Kelyn = Robyn

Tất cả chúng ta đều biết rằng Wordle hàng ngày khó khăn như thế nào và tầm quan trọng của việc tiếp tục chiến thắng đó diễn ra, nhưng đôi khi từ này có thể chỉ là một chút quá khó khăn, nhưng đừng lo lắng, chúng tôi đã bảo vệ bạn. Đôi khi bạn có thể không muốn câu trả lời được đưa ra cho bạn và có thể muốn có một bàn tay giúp đỡ và chúng tôi chỉ có điều đó cho bạn.

Dưới đây bạn sẽ tìm thấy một danh sách các từ chắc chắn sẽ giúp bạn, cho dù bạn đang vội, hoặc chỉ cần một bức tường gạch, chúng tôi có tất cả 5 từ chữ kết thúc bằng Ruel.

Tìm cách để vượt lên trước khi vượt qua tất cả 5 từ chữ kết thúc bằng Ruel? Hãy chắc chắn kiểm tra người giải quyết Wordle của chúng tôi để giúp nhận được câu trả lời.

Nếu bạn cũng muốn có một bàn tay giúp đỡ, bạn cũng có thể xem lưu trữ câu trả lời của chúng tôi để cung cấp cho bạn một cảm hứng.

Dưới đây là danh sách 5 từ ngữ kết thúc bằng Ruel có chứa câu trả lời cho ngày hôm nay của Worder:

Tàn nhẫn tàn nhẫn

Ở đó, bạn có tất cả các từ 5 chữ cái kết thúc bằng Ruel cho trò chơi phổ biến mãi mãi tiếp tục gây bão trên toàn thế giới. Hãy chắc chắn kiểm tra để quay lại vào ngày mai nếu bạn cần bất kỳ trợ giúp nào nữa với việc giải quyết hàng ngày!

Chris là giám đốc điều hành, người lãnh đạo chiến lược, tăng trưởng và định hướng chung của doanh nghiệp với niềm đam mê đổi mới.Bạn có thể tìm thấy Chris trên twitter @ggreconchris của anh ấy.

Từ ngữ nào có trong đó?

Những từ có chứa Ruel..
crueler..
cruelly..
cruelty..
grueled..
grueler..

Một số từ 5 chữ cái phổ biến là gì?

Từ năm chữ cái yêu thích..
pople..
carom..
ergot..
zibeb..
aglet..
cubeb..
nerpa..
taler..

Những từ nào có CR ở giữa?

15 chữ cái có chứa cr..
nonprescription..
cryptosporidium..
crystallography..
polycrystalline..
circumscription..
reaccreditation..
phosphocreatine..
photomicrograph..

Từ nào kết thúc với Ruel?

cruel..
gruel..
truel..