Ai là người sáng lập ra nhà trần

09:04, 27/06/2021

Triều đại nhà Lý bắt đầu từ năm 1010, khi Thái tổ Lý Công Uẩn được tôn lên ngôi vua và dời đô từ Hoa Lư [Ninh Bình] về Thăng Long. Đó là giai đoạn đất nước phát triển mạnh mẽ, mở đầu thời kỳ thế nước vươn cao, lòng dân đồng thuận đánh bại cuộc xâm lăng lần thứ hai của nhà Đại Tống.

Thế nhưng những năm tháng cuối cùng của thời nhà Lý lại là những bức tranh u ám đối lập hoàn toàn với thuở sơ khai. Những vị vua sau tài hèn đức mọn, đặc biệt Lý Cao Tông hoang chơi sa đọa, con trai Thái tử Lý Hạo Sảm u tối, nhu nhược. Đất nước Đại Việt bấy giờ lâm vào tình cảnh rối ren, vua Lý Cao Tông còn đang loay hoay không tìm ra lối thoát để đối phó sự nổi loạn của Quách Bốc [giặc nổi dậy]. Cuộc chiến giữa các sứ quân, hào trưởng địa phương ngày càng hỗn loạn và nhà Lý không còn khả năng trấn áp. Cuối cùng Lý Cao Tông bỏ kinh thành Thăng Long chạy trốn về Thiên Trường trú nhờ nhà dân làm nghề đánh cá. Trong thời gian này thái tử Sảm [con vua Cao Tông] lấy cô gái họ Trần [Trần Thị Dung] người vùng này làm vợ. Từ đó, anh em họ Trần chiêu mộ binh sĩ giúp Thái tử Sảm về kinh trừng trị bọn Quách Bốc, đón vua cha Lý Cao Tông về lại kinh thành, ông làm vua thêm một năm thì lâm bệnh rồi băng hà ở tuổi 38.

Vì sao Lý Chiêu Hoàng không được thờ trong tôn miếu nhà Lý?

Trong 9 vị vua nhà Lý, 8 vị được thờ tại đền Đô ở phía đông làng Cổ Pháp [nay là đền Lý Bát Đế thuộc khu phố Thượng, phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh] để ngày ngày đón hào quang bình minh; còn vua Lý Chiêu Hoàng thờ tại đền Rồng ở phía tây để hoàng hôn rọi vào rồi nhạt dần dành cho màn đêm buông xuống, bóng tối bao phủ ngôi đền ảm đạm như mang theo nỗi u uẩn số phận của một nữ vương. Có nhiều ý kiến khác nhau nhưng phần lớn cho rằng vì vua bà đã để mất ngôi nhà Lý, là mang tội với dòng họ, vì vậy không được thừa nhận và phải thờ riêng; cũng có ý kiến, do bà đã đi lấy chồng nên thuộc tôn thất nhà Trần, không được thờ chung với các bậc tiên vương. Tuy là một vị vua chính thức của vương triều nhà Lý nhưng Lý Chiêu Hoàng đã không được sử sách công nhận một cách công bằng.

Ngược dòng lịch sử, năm 1211 Thái tử Lý Hạo Sảm kế vị ngôi vua, lấy hiệu Huệ Tông. Bấy giờ các thế lực chống đối nổi lên như ong vỡ tổ, đói kém triền miên năm này qua năm khác; nói chung cơ nghiệp mà Lý Huệ Tông kế thừa từ vua cha là một vương triều đang lâm vào thời kỳ suy thoái.

Huệ Tông lúc 15 tuổi làm vua, quản triều chính mà tài đức thì kém cỏi, tính tình lại nhu nhược, u mê. Tháng 12-1216, Trần Thị Dung được phong làm Hoàng hậu. Kể từ đó, anh em, thân thuộc họ Trần chiếm hết các chức văn võ quan trọng trong triều. Trần Tự Khánh làm Phụ chính Thái úy, Trần Thừa làm Nội thị Phán thủ, họ là các anh trai của Hoàng hậu; chưa kể còn người em họ Trần Thủ Độ và hơn 500 anh em dòng tộc Trần nắm giữ những công việc quan trọng khác.

Lý Huệ Tông do không có con trai nên lập Chiêu Thánh công chúa Lý Chiêu Hoàng lên làm Thái tử và truyền ngôi báu, Lý Chiêu Hoàng tại vị ngai vàng được hai năm rồi nhường ngôi lại cho chồng là Trần Cảnh [tức Trần Thái Tông mở đầu cho vương triều Trần].

Trần Cảnh không được hậu thế gọi là Trần Thái Tổ

Triều đại nhà Trần cũng giống như nhà Lý, nhà Lê, nhà Nguyễn… nhưng sao Trần Cảnh không phải là Trần Thái Tổ? Thời nhà Lý, nhà Trần, Phật giáo được xem là quốc đạo, vì vậy các vua thường nắm triều chính vài năm thì nhường lại cho con để vào các chùa tu hành, phụng chức Thái Thượng hoàng, đồng thời “tu nhân tích đức” cho đời sau. Năm 1224, dưới sức ép của Trần Thủ Độ, vua Lý Huệ Tông chính thức nhường ngôi cho con gái là Chiêu thánh công chúa, tức Lý Chiêu Hoàng lúc này mới 6 tuổi, và ông vào chùa Chân Giáo tu hành.

Từ khi lên làm vua, Lý Chiêu Hoàng đau ốm triền miên, kéo dài hơn sáu tháng, gầy còm, xanh xao, kém ăn, mất ngủ, nhiều lang y tài giỏi trong nước được triệu vào cung bốc thuốc, tìm bệnh, chữa bệnh nhưng không hiệu quả. Lúc này Nội thị Phán thủ Trần Thừa có cậu con trai tên Trần Cảnh cũng tầm tuổi vua, lại có dáng vẻ khôi ngô. Trần Thủ Độ bày mưu cùng Trần Thừa đưa Trần Cảnh vào cung làm Chính thủ phục vụ vua nữ. Từ ngày đưa Trần Cảnh vào triều, hai đứa bé rất hợp nhau, bệnh vua thuyên giảm dần… Sách Khâm định Việt Sử Thông Giám Cương Mục viết: “Một hôm, Chiêu Hoàng lại lấy cái khăn trầu ném cho Trần Cảnh. Trần Cảnh lạy, nhận lấy, rồi mách với Thủ Độ. Thủ Độ liền đem gia thuộc và họ hàng vào trong cung cấm, sai đóng các cửa thành lại. Trăm quan tiến triều không vào được. Thủ Độ nhân thế, loan báo cho mọi người: "Bệ hạ đã có chồng rồi!". Các quan đều vâng lời và xin chọn ngày vào hầu để làm lễ yết kiến”.

Dưới sự “đạo diễn” của Trần Thủ Độ, vở kịch chuyển giao ngôi vị từ họ Lý sang họ Trần kết thúc vào ngày 11 tháng Chạp năm Ất Dậu [1225], tại điện Thiên An, Lý Chiêu Hoàng xuống chiếu “nhường ngôi cho chồng”. Trần Cảnh mở đầu cho vương triều Trần nhưng hậu thế không gọi là Trần Thái Tổ bởi vì đây là sự sắp đặt của ba người lớn nắm quyền lực của họ Trần là Trần Thừa, Trần Thủ Độ và Trần Thị Dung. Việc Trần Cảnh được họ Lý nhường ngôi lên làm vua lấy hiệu là Thái Tông thì theo lẽ cha Trần Cảnh là Trần Thừa, dù chưa làm vua giây phút nào vẫn được tôn lên làm Thượng hoàng. Trần Thừa sinh năm 1184 ở làng Tức Mạc, là con trưởng của Trần Lý [sau này giúp Lý Cao Tông dẹp loạn mà chết], là anh của dũng lược tướng quân Thái úy Trần Tự Khánh, Hoàng hậu Trần Thị Dung, anh họ Thái sư Trần Thủ Độ. Trần Thừa từ nhỏ đã theo cha và cậu đem quân về kinh dẹp giặc giúp vua Lý, sau lại cùng em là Trần Tự Khánh lập nhiều công lao đánh tan dư đảng giặc ngoài cõi nên được Lý Huệ Tông phong làm quan. Khi Trần Cảnh lên ngôi, Trần Thừa được tôn là Thượng hoàng trông coi việc nước. Trong chín năm ở ngôi Thượng hoàng, ông dung hòa mọi mâu thuẫn với các bậc cựu thần thời Lý để củng cố vương triều, tái thiết đất nước.

Có thể chưa nói hết những công lao của Trần Thừa với triều Trần, với dân tộc; nhưng với những việc kể trên chứng tỏ ông là người có tầm nhìn, góp công lớn trong buổi đầu khai nghiệp. Ông mất năm Giáp Ngọ [1234], hưởng dương 51 tuổi. Sau khi ông mất 12 năm, được truy tôn làm Thái Tổ nhà Trần [tức Trần Thái Tổ].

Võ Hữu Lộc

- Tháng 12 năm Ất Dậu [đầu năm 1226], Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh. Nhà Trần được thành lập.

Nhà Trần được thành lập trong hoàn cảnh nào?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk trang 50 để trả lời.

- Từ cuối thế kỉ XII, nhà Lý ngày càng suy yếu. Chính quyền không còn chăm lo đến đời sống nhân dân như trước, hầu hết quan lại lao vào ăn chơi xa đọa.

- Lụt lội, hạn hán, mất mùa liên tiếp xảy ra. Đời sống nhân dân khổ cực, nhiều nơi nhân dân đã nổi dậy đấu tranh.

=> Các thế lực phong kiến nổi lên ở nhiều nơi. Nhà Lý phải dựa vào thế lực họ Trần để chống lại các lực lượng nổi loạn nên đã tạo điều kiện và thời cơ cho họ Trần buộc Lý Chiêu Hoàng [vị vua cuối cùng của nhà Lý] phải nhường ngôi cho Trần Cảnh vào tháng 12-1226.

Nhà Trần thành lập chính là một cột mốc vô cùng đặc biệt trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Bắt đầu từ khi Trần Cảnh lên ngôi vào năm 1225, trong suốt 12 triều đại, nhà Trần đã có rất nhiều đóng góp trong sự nghiệp đấu tranh chống giặc ngoại xâm, xây dựng đất nước. Như vậy, nhà Trần được thành lập trong hoàn cảnh nào? Trong bài viết dưới đây hãy cùng với DINHNGHIA.INFO tìm hiểu chi tiết nhé!.

Nhà Trần thành lập năm nào?

  • Vào năm 1225, vua Lý Huệ Tông nhường ngôi cho công chúa Lý Chiêu Hoàng mới lên 7 tuổi. Lúc bấy giờ, Trần Thủ Độ là chú của Trần Cảnh [vị vua đầu tiên của nhà Trần] đang giữ chức Điện tiền chỉ huy sứ nổi tiếng là người mưu lược. Trần Cảnh đã bố trí cho cháu mình là Trần Cảnh [8 tuổi] vào cung chơi cùng Lý Chiêu Hoàng.
  • Đầu năm 1226, Trần Thủ Độ đã tổ chức một cuộc đảo chính cung đình tuyên bố Lý Chiêu Hoàng lấy Trần Cảnh. Và đến tháng 12-1226 Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng. Như vậy, 1226 chính là đáp án cho câu hỏi nhà trần thành lập năm nào. Đây là mốc son đánh dấu bước ngoặt của họ Trần trong lịch sử, mở ra triều đại nhà Trần lớn mạnh trong lịch sử dân tộc.

Hoàn cảnh lịch sử của nhà Trần ra đời?

  • Từ cuối thế kỷ XII, nhà Lý ngày càng tỏ ra suy yếu. Triều đình không còn có đủ khả năng và tâm huyết chăm lo đến đời sống nhân dân như trước kia. Quan lại xa vào ăn chơi xa đọa, bỏ mặc dân đen trong cảnh lụt lội, hạn hán, đói kém triền miên xảy ra. Trước tình cảnh khổ cực lầm than, nhân dân nhiều nơi đã vùng dậy đấu tranh chống lại triều đình.
  • Để bảo vệ ngôi báu, nhà Lý phải dựa vào thế lực họ Trần. Lúc bấy giờ, họ Trần là một dòng họ khá mạnh. Đây chính là điều kiện thuận lợi để họ Trần buộc vị vua cuối cùng nhà Lý là Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh vào tháng 12/1226.
  • Như vậy, câu trả lời cho câu hỏi nhà trần được thành lập trong hoàn cảnh nào có thể tóm tắt rằng:
    • Nhà Trần được thành lập trong hoàn cảnh rối ren của đất nước. Khi xã hội rối loạn, nhà Lý suy yếu không đặt lợi ích của nhân dân lên trên, và không có đủ khả năng bảo vệ nhân dân khiến cho nhân dân bất bình, phẫn nộ nổi dậy đấu tranh.
    • Nhà Lý dựa vào thế lực họ Trần để đàn áp các cuộc đấu tranh đó, chính là tạo cơ hội để họ Trần sắp đặt Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh.
Thái sư Trần Thủ Độ

Nhà trần được thiết lập như thế nào?

Nhà Trần thành lập như thế nào? Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, câu chuyện về sự lên ngôi của một triều đại bên cạnh những sự thật lịch sử còn có nhiều tình tiết được thêu dệt. Bởi vậy, nắm rõ lịch sử sẽ giúp chúng ta hiểu được bản chất vấn đề, không bị hoang mang trước những thông tin thêu dệt. Là một triều đại lớn mạnh, nhà trần được thành lập như thế nào chính là một vấn đề lịch sử quan trọng mà bất kể ai cũng phải tường tận.

Trước hết, cần phải tìm hiểu rõ về họ Trần. Tổ tiên nhà Trần vốn làm nghề chài lưới, có gốc là người Mân Việt ở tỉnh Phúc Kiến di cư đến đất Đại Việt đầu tiên ở Hải Dương sau mới dời đến Tức Mặc, Mỹ Lộc, Nam Định. Những hậu duệ của nhà Trần là con cháu lai giữa dòng dõi nhà Trần và dòng dõi nhà Lý như trong trường hợp của Trần Lý và Trần Thừa, và con của Trần Thừa là Trần Cảnh đã trở thành vị vua đầu tiên của nhà Trần.

Người họ Trần đầu tiên đến Đại Việt là Trần Kính, đến định cư tại làng Tức Mặc [nay là phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định] sống bằng nghề đánh cá. Sau ba đời con cháu sống ở Đại Việt, họ Trần trở nên giàu có và hùng mạnh dưới đời Trần Lý, là cháu của Trần Kính. Trần Lý sinh ra Trần Thừa. Trần Cảnh là con thứ của Thừa, mẹ họ Lê, sinh ngày 16 tháng 6 năm Mậu Dần, Kiến Gia thứ 8 triều Lý.

Khi triều đình nhà Lý suy yếu, quan lại bỏ bê triều chính và dân lành. Hạn hán, lũ lụt, đói kém xảy ra liên miên khiến người dân vô cùng khốn khó. Trước sự thờ ơ của triều đình, nhân dân bất bình đã nổi dậy ở nhiều nơi. Nhà Lý buộc phải dựa vào thế lực hùng mạnh của họ Trần để chống lại những cuộc nổi dậy của nhân dân.

Năm 1225, vua Lý Huệ Tông nhường ngôi cho công chúa Lý Chiêu Hoàng mới lên 8 tuổi. Trần Thủ Độ lúc bấy giờ giữ chức trong triều đình đã lập mưu kế đưa cháu mình là Trần Cảnh 7 tuổi vào cung chơi với Lý Chiêu Hoàng. Sau đó Trần Thủ Độ tổ chức một cuộc đảo chính cung đình, tuyên bố Lý Chiêu Hoàng lấy Trần Cảnh và nhường ngôi cho chồng. Từ đây, nhà Lý hoàn toàn sụp đổ, nhà Trần được thành lập.

Những đóng góp của triều đại nhà Trần:

Xã hội Đại Việt thời Trần mang tính cởi mở, phóng khoáng, hòa đồng cao. Tiếp nối truyền thống thời Lý, Phật giáo vẫn thịnh đạt, nhưng Nho giáo càng ngày càng phát triển và Đạo giáo cùng tồn tại. Đó là thời “tam giáo đồng nguyên” với các kỳ thi Tam giáo và sự tôn trọng, không phân biệt đối xử với cả Tam giáo và các tín ngưỡng dân gian. . Giữa các tôn giáo, tín ngưỡng không có sự bài xích, định kiến mà là sự chung sống và giao lưu, dung hòa. Đấy là nét đặc sắc của đời sống tôn giáo thời Trần, vừa tiếp nối, vừa phát triển truyền thống thời Lý.

*chú thích: tam giáo bao gồm Nho giáo – Đạo giáo – Phật giáo

Văn hóa thời Trần cũng chưa có sự phân hóa sâu sắc và cách biệt giữa văn hóa dân gian với văn hóa cung đình, quý tộc. Các nghệ thuật dân gian như múa rối nước, biểu diễn múa hát, các trò chơi như đấu vật, đánh cầu, đua thuyền…cũng được trình diễn trong sinh hoạt và nghi lễ cung đình. Trong triều có “đại nhạc” dùng trong đại lễ, còn “tiểu nhạc” dùng cả trong sinh hoạt văn hóa quý tộc và dân gian.

Một thành tựu góp phần tăng thêm sức mạnh trí tuệ của nước Đại Việt là triều Trần chăm lo phát triển giáo dục và thi cử, coi trọng học vấn, coi trọng việc tuyển dụng và sử dụng nhân tài. Triều Trần mở mang Quốc học viện, tổ chức thi Thái học sinh, đặt danh hiệu Tam khôi [Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa], đào tạo các trí thức Nho học. Số Nho sĩ ngày càng có vai trò quan trọng trong chính trường và trong sáng tác văn học, phát triển văn hóa. Phan Huy Chú đánh giá cao thành tựu của chế độ thi cử thời Trần: “Bấy giờ người tài giỏi sinh ra nhiều, người văn học chen vai nhiều, như thế đủ thấy thành hiệu của việc dùng khoa cử lấy nhân tài”. Tầng lớp quý tộc Trần có nguồn gốc từ cư dân đánh cá ven biển, chuộng võ nghệ, nhưng học vấn thấp, Trần Thủ Độ bị coi là người “không có học vấn”. Nhưng sau khi vương triều thành lập, các vua và quý tộc Trần nhanh chóng trở thành những người có học vấn cao, trong đó có những nhà văn hóa lớn, những tướng soái tài hoa, văn võ kiêm toàn. Nhìn vào vài gia đình hoàng tộc thấy rõ điều đó

    • Quân đội nhà Trần phản ánh qua việc tổ chức và phát triển trong gần 200 năm tồn tại. Hoạt động quân sự nhà Trần diễn ra ở cả phía nam, phía bắc; cả bên trong và ngoài biên giới. Quân đội thời nhà Trần được đánh giá rất cao trong lịch sử quân sự Việt Nam vì những chiến công quân sự hiển hách, đặc biệt là sau ba lần chiến thắng quân Nguyên Mông xâm lược. Quân đội nhà Trần có tiếng vì sự tinh nhuệ, thiện chiến, kỉ luật cùng với những vị tướng chỉ huy tài ba trong thời kỳ này mà điển hình là Tiết chế Quốc công Trần Hưng Đạo.
    • Nhà Trần xây dựng lực lượng vũ trang theo chính sách “ngụ binh ư nông” kết hợp nghĩa vụ binh dịch của đinh tráng với chế độ thay phiên nhau về sản xuất của sương quân]. Để có thể bổ sung quân số cho quân đội được nhanh, việc đăng ký đinh tráng được mở rộng đến Thanh Hóa, Nghệ An và một số vùng ngoại vi đồng bằng Bắc Bộ. Đinh tráng được chia làm ba hạng: thượng [nhất], trung [nhì], hạ [ba] và tùy tính chất quan trọng của đơn vị và loại quân mà bổ sung [hạng nhất là người quê hương, thân thuộc nhà Trần, để bổ sung cho các đơn vị có quân hiệu Thiên, Thánh, Thần; hạng nhì bổ sung vào quân các lộ, hạng ba bổ sung vào quân chèo thuyền, khiêng vác…].
    • Quân đội nhà Trần được triều đình chú trọng nâng cao chất lượng theo hướng “binh quý hồ tinh, bất quý hồ đa” [quân ít nhưng tinh nhuệ]. Năm 1253, lập giảng võ đường để huấn luyện tướng lĩnh, thực hành binh pháp, luyện tập võ nghệ và thường xuyên duyệt đội ngũ.
    • Quân số cao nhất khoảng 300.000 người [1284], trang bị chủ yếu là cung, nỏ, gươm, giáo, lao, mộc.
    • Quân đội Nhà Trần ba lần đánh thắng quân xâm lược Nguyên – Mông lần I vào năm 1258; lần II vào năm 1285; lần III vào năm 1287 – 1288, bảo vệ vững chắc Tổ quốc.

Nhà trần tồn tại từ năm 1226 đến năm 1400 thì kết thúc. Trong giai đoạn nắm giữ quyền lực, nhà Trần vẫn đóng đô ở Thăng Long – kinh đô triều cũ, tiếp tục mở rộng và phát triển sự hưng thịnh có từ đời nhà Lý. Dưới triều Trần, lực lượng quân đội đặc biệt được chú trọng phát triển đủ sức đánh dẹp các cuộc nội loạn và đương đầu với quân đội các nước xung quanh.

Chính sách chia thực ấp cho các thân tộc trong họ, mỗi thế lực trong dòng tộc đều có quân đội tinh nhuệ là nền tảng lớn khiến quân đội nhà Trần tiêu diệt được cuộc xâm phạm của quân đội Nhà Nguyên, Đế quốc Mông Cổ qua 3 lần vào năm 1258, 1285 và 1287. Thời gian này xuất hiện một danh tướng kiệt xuất là Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn; người có vai trò quan trọng trong chiến thắng vào năm 1285 và 1287.

Trên đây là những thông tin về sự ra đời của triều đại nhà Trần, một trong những triều đại thịnh trị nhất của lịch sử phong kiến Việt Nam. Hi vọng bài viết đã giúp cho bạn có những kiến thức lịch sử bổ ích

Video liên quan

Chủ Đề