Asean là viết tắt của từ gì

ASEAN là tên viết tắt của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations), được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967.

ASEAN là tên viết tắt của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations), được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967 tại Băng-cốc bởi Bộ trưởng Ngoại giao các nước sáng lập là ln-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi a, Phi-líp pin, Thái Lan và Xinh-ga-po.

Asean là viết tắt của từ gì

Logo Cộng đồng ASEAN

Các quốc gia sáng lập (ngày 8 tháng 8 năm 1967):

Cộng hoà Indonesia Liên bang Malaysia Cộng hoà Philippines Cộng hòa Singapore Vương quốc Thái Lan

Các quốc gia gia nhập sau:

Vương quốc Brunei (ngày 8 tháng 1 năm 1984) Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (ngày 28 tháng 7 năm 1995) Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (ngày 23 tháng 7 năm 1997) Liên bang Myanma (ngày 23 tháng 7 năm 1997) Vương quốc Campuchia (ngày 30 tháng 4 năm 1999)

Hai quan sát viên và ứng cử viên:

Papua New Guinea: quan sát viên của ASEAN. Đông Timo: ứng cử viên của ASEAN

Trong hơn 40 năm tồn tại và phát triển, ASEAN từ một Hiệp hội đơn sơ của các quốc gia trong khu vực dần phát triển thành một tố chức quy mô với nội dung hợp tác ngày càng sâu rộng và chặt chẽ. Ngày nay, các hoạt động hợp tác của ASEAN đã bao trùm hầu hết các lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội các quốc gia Đông Nam Á.

ASEAN đã trở thành một tổ chức khu vực có ảnh hưởng nhất ở Đông Nam Á và có vai trò quan trọng ở khu vực Đông Á. Với việc ASEAN ký kết và phê chuẩn Hiến chương ASEAN, hợp tác ASEAN đã có nền tảng pháp lý và khuôn khổ thể chế để có bước phát triển mới, hướng tới việc xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015.

Asean là viết tắt của từ gì

Do vai trò và ảnh hưởng cùa ASEAN ở khu vực ngày càng mở rộng, thuật ngữ ASEAN cũng được sử dụng ngày càng nhiều trong cuộc sống và với ý nghĩa linh hoạt hơn. Bên cạnh việc sử dụng thuật ngữ này để chỉ tổ chức ASEAN, thuật ngữ còn được sử dụng để chỉ khu vực địa lý bao trùm các nước thành viên của tổ chức ASEAN, nghĩa là dùng thay thế thuật ngữ Đông Nam Á.

ASEAN cũng được sử dụng để nói về cộng đồng các nước Đông Nam Á hay tất cả các nước Đông Nam Á nói chung, chứ không chỉ là hiệp hội ASEAN theo nghĩa hẹp của thuật ngữ này. Do vậy, cần hiểu rõ và phân biệt được ý nghĩa khác nhau của thuật ngữ ASEAN trong từng trường hợp cụ thể.

Cần đặc biệt phân biệt ASEAN và Đông Nam Á là hai thuật ngữ rất hay được sử dụng thay thế cho nhau. Đông Nam Á là một khu vực địa lý, còn ASEAN là một tổ chức liên chính phủ của các quốc gia Đông Nam Á. Không phải mọi vấn đề của Đông Nam Á đều nằm trong khuôn khổ hợp tác ASEAN, ví dụ các chương trình hợp tác ở tiểu vùng sông Mê-kông hay quan hệ song phương giữa các nước ASEAN với nhau.

Tương tự, không phải tất cả các vấn đề trong hợp tác ASEAN đều nằm gọn trong khu vực Đông Nam Á. Trên thực tế ASEAN có mạng lưới quan hệ đối ngoại khắp thế giới, và có nhiều hoạt động vươn ra ngoài khuôn khổ địa lý của khu vực Đông Nam Á.

ASEAN là tên viết tắt của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, là một tổ chức liên kết của khu vực Đông Nam Á, được thành lập vào ngày 8 tháng 8 năm 1967 với mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ủng hộ hòa bình khu vực, và phát triển văn hóa giữa các thành viên.

Hiện nay, ASEAN có 10 quốc gia thành viên, bao gồm: Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Asean cũng có hai quốc gia quan sát viên là Papua New Guinea và Đông Timor.

ASEAN là một khu vực năng động và đa dạng, có diện tích khoảng 4,5 triệu km2 và dân số khoảng 675 triệu người.

Asean là viết tắt của từ gì

ASEAN là gì? ASEAN gồm bao nhiêu nước? Gia nhập ASEAN có ảnh hưởng đến người lao động không? (Hình từ Internet)

Gia nhập ASEAN có ảnh hưởng đến người lao động không?

Gia nhập ASEAN có cả ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến người lao động Việt Nam. Dưới đây là một số điểm chính:

- Ảnh hưởng tích cực:

+ Gia nhập ASEAN giúp Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư, học hỏi và áp dụng các công nghệ, kỹ năng và kiến thức mới từ các nước phát triển trong khu vực. Điều này tạo ra nhiều việc làm mới, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống cho người lao động.

+ Người lao động Việt Nam cũng có nhiều cơ hội để di cư sang các nước khác để làm việc, đặc biệt là những người lao động có tay nghề cao, thông qua các Thoả thuận về Công nhận tay nghề tương đương (MRA) hoặc các Hiệp định/Thỏa thuận thương mại song phương.

+ Người lao động Việt Nam cũng có thể góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực và thế giới, góp phần vào sự hòa bình, an ninh, bình đẳng và phát triển bền vững cho người lao động.

- Ảnh hưởng tiêu cực:

+ Gia nhập ASEAN cũng đặt ra những thách thức và rủi ro cho người lao động Việt Nam. Một số thách thức là sự cạnh tranh khốc liệt, sự biến động của thị trường, sự chuyển dịch của chuỗi giá trị toàn cầu, sự phân hóa của thu nhập và giàu nghèo, sự mất cân bằng của phát triển khu vực và địa lý.

+ Một số rủi ro là sự mất việc làm do tự động hóa, sự mất quyền lợi do lao động không chính thức, sự mất an toàn do ô nhiễm môi trường, sự mất ổn định do xung đột và khủng hoảng.

+ Người lao động Việt Nam cũng có thể bị bỏ lại sau do thiếu khả năng tiếp cận và thích ứng với các công nghệ, kỹ năng và kiến thức mới.

Do đó, gia nhập ASEAN là một quyết định mang tính lịch sử, một quyết sách đúng đắn và kịp thời, là bước đột phá trong đổi mới tư duy đối ngoại của Việt Nam.

Tuy nhiên, để tận dụng các lợi ích và giảm thiểu các bất lợi của gia nhập ASEAN đối với người lao động, Việt Nam cần có những chính sách và biện pháp phù hợp để bảo vệ quyền lợi, nâng cao chất lượng và khuyến khích sự góp sức của người lao động.

Xuất khẩu lao động sang các nước ASEAN thông qua hình thức nào?

Căn cứ Điều 5 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định như sau:

Các hình thức người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
1. Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với đơn vị sự nghiệp để thực hiện thỏa thuận quốc tế.
2. Hợp đồng hoặc thỏa thuận bằng văn bản về việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sau đây:
a) Doanh nghiệp Việt Nam hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
b) Doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài;
c) Doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài;.
d) Tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.
3. Hợp đồng lao động do người lao động Việt Nam trực tiếp giao kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài.

Theo đó, hiện nay có 03 hình thức để người lao động Việt Nam xuất khẩu lao động sang các nước ASEAN như sau:

- Thông qua đơn vị sự nghiệp công lập

- Thông qua dịch vụ tư vấn việc làm

+ Doanh nghiệp Việt Nam hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

+ Doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài;

+ Doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài;

+ Tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài;

- Giao kết với doanh nghiệp nước ngoài.

Như vậy, người lao động muốn xuất khẩu lao động sang các nước ASEAN thì phải thuộc một trong 03 trường hợp trên thì được xem là xuất khẩu lao động hợp pháp và đúng quy định về lao động.

Việc cá nhân người lao động tự ý giao kết xuất khẩu ra nước ngoài mà không thuộc các trường hợp trên, thì được coi là hành vi trái pháp luật.

ASEAN có tên gọi tiếng Anh là gì?

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (tiếng Anh: Association of Southeast Asian Nations, viết tắt là ASEAN) là một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội trong khu vực Đông Nam Á.

ASEAN có nghĩa là gì?

ASEAN là tên viết tắt của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, là một tổ chức liên kết của khu vực Đông Nam Á, được thành lập vào ngày 8 tháng 8 năm 1967 với mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ủng hộ hòa bình khu vực, và phát triển văn hóa giữa các thành viên.

Đâu là mục tiêu hoạt động của ASEAN?

Mục tiêu tổng quát của Cộng đồng ASEAN là xây dựng Hiệp hội thành một tổ chức hợp tác liên Chính phủ liên kết sâu rộng hơn và ràng buộc hơn trên cơ sở pháp lý là Hiến chương ASEAN; nhưng không phải là một tổ chức siêu quốc gia và không khép kín mà vẫn mở rộng hợp tác với bên ngoài.

Có bao nhiêu quốc gia ở khu vực Đông Nam Á?

Theo các khái niệm của Liên hiệp quốc và các tổ chức thế giới, Đông Nam Á gồm có 11 quốc gia, trong đó có 10 quốc gia là thành viên chính thức của Tổ chức ASEAN và quốc gia còn lại là quan sát viên của tổ chức này (Đông Timor).