Bài tập trắc nghiệm hóa học 12 đếm lý thuyết năm 2024

Cơ quan chủ quản: Công ty Cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Giáo dục MST: 0102183602 do Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 13 tháng 03 năm 2007 Địa chỉ: - Văn phòng Hà Nội: Tầng 4, Tòa nhà 25T2, Đường Nguyễn Thị Thập, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội. - Văn phòng TP.HCM: 13M đường số 14 khu đô thị Miếu Nổi, Phường 3, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh Hotline: 19006933 – Email: [email protected] Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Giang Linh

Giấy phép cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 597/GP-BTTTT Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 30/12/2016.

(4) Xà phòng hoá chất béo bằng dung dịch NaOH, khối lượng muối thu được lớn hơn khối lượng chất béo;

(5) Triolein có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn tristearin.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

◯ A. 4. ◯ B. 2. ◯ C. 5. ◯ D. 3.

(1) Đúng: CH3COOCH=CH2 + NaOH —> CH3COONa + CH3CHO

(2) Sai, hai chất này là đồng phân

(3) Đúng

(4) Đúng, vì 3NaOH = 120 > C3H5(OH)3 \= 92

(5) Đúng

(Lời giải) Câu 3 : Xét các nhận định sau:

(1) Protein luôn có khối lượng phân tử lớn hơn cacbohidrat;

(2) Dung dịch các amino axit đều làm đổi màu quỳ tím;

(3) Các peptit thuỷ phân hoàn toàn tạo các α-amino axit;

(4) Các polime không có nhiệt độ nóng chảy xác định;

(5) Điều chế poli(vinyl ancol) bằng cách trùng hợp ancol vinylic.

Trong các nhận định trên, số nhận định sai là

◯ A. 2. ◯ B. 1. ◯ C. 3. ◯ D. 4.

(1) Sai, tùy loại protein và cacbohyđrat

(2) Sai, tùy loại amino axit

(3) Đúng

(4) Đúng

(5) Sai, thủy phân (-CH2-CH(OOC-CH3)-)n

(Lời giải) Câu 4 : Trong các thí nghiệm sau:

(a) Cho Mg phản ứng với dung dịch HNO3 loãng dư.

(b) Cho Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng.

(c) Cho NaHCO3 tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư.

(d) Cho Al tác dụng với dung dịch KOH.

(e) Nhiệt phân hoàn toàn muối KNO3.

Số thí nghiệm chắc chắn có khí thoát ra là

◯ A. 4. ◯ B. 3. ◯ C. 2. ◯ D. 5.

(a) Không chắc chắn, có thể Mg + HNO3 —> Mg(NO3)2 + NH4NO3 + H2O

(b) Cu + H2SO4 đặc nóng —> CuSO4 + SO2 + H2O

(c) NaHCO3 + Ca(OH)2 —> CaCO3 + NaOH + H2O

(d) Al + H2O + KOH —> KAlO2 + H2

(e) KNO3 —> KNO2 + O2

(Lời giải) Câu 5 : Xét các phát biểu:

(a) Khử glucozơ bằng H2 (Ni, t°) thì thu được sobitol, còn oxi hóa glucozơ bằng nước Br2 thì thu được axit gluconic;

(b) Saccarozơ không tham gia phản ứng tráng gương;

(c) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau;

(d) Tơ axetat và tơ visco là những tơ nhân tạo được sản xuất từ xenlulozơ.

Số phát biểu đúng là

◯ A. 4. ◯ B. 3. ◯ C. 2 ◯ D. 1

(a) Đúng

(b) Đúng

(c) Sai, công thức phân tử của chúng khác nhau

(d) Đúng

(Lời giải) Câu 6 : Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Cho metyl axetat tác dụng với dung dịch NaOH;

(2) Cho NaHCO3 vào dung dịch CH3COOH;

(3) Cho glixerol tác dụng với kim loại Na;

(4) Cho glucozơ tác dụng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường;

(5) Cho glucozơ tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3;

(6) Đun nóng hỗn hợp triolein và hiđro (xúc tác Ni).

Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hoá – khử là

◯ A. 4. ◯ B. 5. ◯ C. 2. ◯ D. 3.

Các thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa khử: (3)(5)(6)

(Lời giải) Câu 7 : Xét các phát biểu sau:

(1) Để phân biệt anilin và ancol etylic, ta có thể dùng dung dịch NaOH.

(2) Các peptit đều có phản ứng màu biure.

(3) Các amin thơm thường có mùi thơm dễ chịu.

(4) Tơ axetat và tơ visco thuộc loại tơ nhân tạo.

(5) Lysin, axit glutaric, phenylamin, benzylamin đều làm đổi màu quỳ tím.

(6) Các dung dịch protein đều bị đông tụ trong môi trường axit hoặc kiềm.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

◯ A. 5. ◯ B. 3. ◯ C. 4 ◯ D. 2.

(1) Đúng, anilin tạo vẩn đục trong dung dịch NaOH (do không tan), ancol etylic trong suốt

(2) Sai, đipeptit không phản ứng biurê

(3) Sai

(4) Đúng

(5) Sai, phenylamin không đổi màu quỳ tím

(6) Đúng

(Lời giải) Câu 8 : Cho các phát biểu sau:

(a) Lưu hóa cao su buna, thu được cao su buna-S.

(b) Tơ là những polime hình sợi dài và mảnh với độ bền nhất định.

(c) Độ tan của các protein trong nước tăng lên khi đun nóng.

(d) Dung dịch anđehit fomic (có nồng độ 37 – 40%) được gọi là fomon.

(e) Nhỏ dung dịch I2 vào mặt cắt củ khoai lang, xuất hiện màu xanh tím.

(g) Để giảm độ chua của món sấu ngâm đường, có thể thêm một ít vôi vào.

Số phát biểu đúng là

◯ A. 4. ◯ B. 6. ◯ C. 5. ◯ D. 3.

(a) Sai, buna-S điều chế từ đồng trùng hợp CH2\=CH-CH=CH2 và C6H5-CH=CH2

(b) Đúng

(c) Sai, khi đun nóng các protein tan sẽ bị đông tụ

(d) Đúng

(e) Đúng

(g) Đúng

(Lời giải) Câu 9 : Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Nung nóng Cu(NO3)2.

(b) Cho kim loại Ba tác dụng với dung dịch CuSO4.

(c) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch Ba(HCO3)2.

(d) Cho dung dịch NaHCO3 vào dung dịch CaCl2 đun nóng.

(e) Cho dung dịch AlCl3 vào lượng dư dung dịch Ba(OH)2.

Sau khi các phản ứng xảy ra, số thí nghiệm sinh ra chất khí là

◯ A. 2. ◯ B. 3. ◯ C. 4. ◯ D. 5.

(a) Cu(NO3)2 —> CuO + NO2 + O2

(b) Ba + H2O —> Ba(OH)2 + H2

Ba(OH)2 + CuSO4 —> Cu(OH)2 + BaSO4

(c) KHSO4 + Ba(HCO3)2 —> BaSO4 + K2SO4 + CO2 + H2O

(d) NaHCO3 + CaCl2 đun nóng —> CaCO3 + NaCl + CO2 + H2O

(e) AlCl3 + Ba(OH)2 dư —> Ba(AlO2)2 + BaCl2 + H2O

(Lời giải) Câu 10 : Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Nung nóng Cu(NO3)2.

(b) Cho FeCO3 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư).

(c) Hòa tan hỗn hợp rắn Al và Na (tỉ lệ mol 1 : 1) vào nước dư.

  1. Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch NaHCO3.

(e) Cho Na vào dung dịch NH4Cl đun nóng.

(g) Cho hơi nước qua than nóng nung đỏ dư.

Sau khi các phản ứng xảy ra, số thí nghiệm sinh ra hỗn hợp khí là

◯ A. 4 ◯ B. 6 ◯ C. 2 ◯ D. 5

(a) Cu(NO3)2 —> CuO + NO2 + O2

(b) FeCO3 + H2SO4 đặc nóng —> Fe2(SO4)3 + SO2 + CO2 + H2O

(c) Na + Al + H2O —> NaAlO2 + H2

(d) KHSO4 + NaHCO3 —> K2SO4 + Na2SO4 + CO2 + H2O

(e) Na + H2O —> NaOH + H2

NaOH + NH4Cl —> NaCl + NH3 + H2O

(g) H2O + C —> CO + H2

H2O + C —> CO2 + H2

(Lời giải) Câu 11 : Cho các phát biểu sau:

(a) Vinylaxetilen và glucozơ đều phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 dư.

(b) Phenol và alanin đều tạo kết tủa với nước brom.

(c) Hidro hóa hoàn toàn chất béo lỏng thu được chất béo rắn.

(d) 1,0 mol Val-Val-Lys tác dụng tối đa với dung dịch chứa 3,0 mol HCl.

(e) Dung dịch lysin làm quỳ tím hóa xanh.

(g) Thủy phân đến cùng amilopectin thu được hai loại monosaccarit.

Số phát biểu đúng là

◯ A. 3 ◯ B. 1 ◯ C. 2 ◯ D. 4

(a) Đúng, AgNO3/NH3 phản ứng với CH≡C- và -CHO

(b) Sai, alanin không phản ứng với Br2

(c) Đúng

(d) Sai, tác dụng với 4 mol HCl

(e) Đúng

(g) Sai, thu được glucozơ.

(Lời giải) Câu 12 : Cho các phát biểu sau:

(1) Công thức của alanin là H2N-CH(CH3)COOH.

(2) Glucozơ còn có tên gọi khác là đường nho.

(3) Tơ tằm thuộc loại tơ thiên nhiên.

(4) Các chất CH3NH2, C2H5OH, NaHCO3 đều có khả năng phản ứng với HCOOH.

(5) Trong phân tử vinyl axetat có một liên kết π.

Số phát biểu sai là

◯ A. 1. ◯ B. 2. ◯ C. 4. ◯ D. 3.

(1) Đúng

(2) Đúng

(3) Đúng

(4) Đúng:

CH3NH2 + HCOOH —> HCOONH3-CH3

C2H5OH + HCOOH —> HCOOC2H5 + H2O

NaHCO3 + HCOOH —> HCOONa + CO2 + H2O

(5) Sai, có 2 liên kết pi (1C=C + 1C=O)

(Lời giải) Câu 13 : Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Cho Ca(HCO3)2 vào dung dịch Ca(OH)2.

(b) Cho Zn vào dung dịch FeCl3 (dư).

(c) Cho dung dịch Ba(OH)2 (dư) vào dung dịch Al2(SO4)3.

(d) Cho khí CO2 (dư) vào dung dịch hỗn hợp gồm Ba(OH)2 và NaOH.

(e) Cho dung dịch HCl (dư) vào dung dịch NaAlO2.

(f) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch MgCl2.

Số thí nghiệm có tạo ra kết tủa sau khi kết thúc phản ứng là

◯ A. 1 ◯ B. 4 ◯ C. 3 ◯ D. 2

(a) Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2 —> CaCO3 + CO2 + H2O

(b) Zn + FeCl3 dư —> ZnCl2 + FeCl2

(c) Ba(OH)2 dư + Al2(SO4)3 —> Ba(AlO2)2 + BaSO4 + H2O

(d) CO2 dư + Ba(OH)2 —> Ba(HCO3)2

CO2 dư + NaOH —> NaHCO3

(e) HCl dư + NaAlO2 —> AlCl3 + NaCl + H2O

(f) NaOH + MgCl2 —> Mg(OH)2 + NaCl

(Lời giải) Câu 14 : Cho các phát biểu sau:

(a) Chất béo chứa các gốc axit no thường là chất lỏng ở nhiệt độ thường.

(b) Chất béo bị thủy phân trong môi trường axit tạo ra etylen glicol và các axit béo.

(c) Tơ nitron dùng để dệt vải may quần áo ấm hoặc bện thành sợi “len” đan áo rét.

(d) Trong phân tử peptit mạch hở số liên kết peptit bao giờ cũng bằng số gốc α – aminoaxit.

(e) Amilopectin và amilozơ là đồng phân, khác nhau ở cấu trúc có nhánh và không phân nhánh.

(f) Để nhận biết metylamin, anilin, glyxin, metylfomat, có thể sử dụng quỳ tím và nước brom.

(g) Este CH2\=C(CH3)-COOCH3 có tên gọi là metyl acrylat.

Số phát biểu sai là

◯ A. 4 ◯ B. 2 ◯ C. 3 ◯ D. 5

(a) Sai, chất béo chứa gốc axit no là chất rắn điều kiện thường

(b) Sai, tạo glyxerol

(c) Đúng

(d) Sai, số liên kết peptit = Số gốc – 1

(e) Sai, chúng không cùng công thức phân tử.

(f) Đúng: CH3NH2 làm quỳ hóa xanh, còn lại không đổi màu quỳ. Dùng Br2: Anilin có kết tủa trắng, glyxin không phản ứng, metylfomat làm nhạt màu.

(g) Sai, metyl metacrylat

(Lời giải) Câu 15 : Cho các nhận xét sau:

(1) Tinh bột và xenlulozơ là hai đồng phân cấu tạo của nhau.

(2) Hai đồng phân amino axit của C3H7NO2 tạo ra tối đa 3 đipeptit.

(3) Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag.

(4) Thủy phân hoàn toàn tinh bột và xenlulozơ mỗi chất chỉ cho 1 loại monosaccarit duy nhất.

(5) Nồng độ glucozơ trong máu người bình thường khoảng 5%.

(6) Tất cả các dung dịch protein đều có phản ứng màu biure.

Số nhận xét đúng là

◯ A. 5 ◯ B. 3 ◯ C. 4 ◯ D. 6

(1) Sai

(2) Sai, chỉ có đồng phân Ala tạo đipeptit Ala-Ala

(3) Đúng

(4) Đúng, chỉ tạo glucozơ.

(5) Sai, khoảng 0,1%.

(6) Đúng

(Lời giải) Câu 16 : Cho các phát biểu sau:

(a) Điện phân dung dịch NaCl (điện cực trơ), thu được khí H2 ở anot.

(b) Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch FeCl2, thu được chất rắn gồm Ag và AgCl.

(c) Cho phèn chua vào lượng dư dung dịch Ba(OH)2 không thu được kết tủa.

(d) Dùng bột lưu huỳnh để xử lý khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ.

(e) Cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch NaHCO3 thu được kết tủa trắng.

Số phát biểu đúng là

◯ A. 4. ◯ B. 2. ◯ C. 3. ◯ D. 5.

(a) Sai, thu được H2 ở catot

(b) Đúng: FeCl2 + AgNO3 dư —> Fe(NO3)3 + AgCl + Ag

(c) Sai, thu được BaSO4

(d) Đúng

(e) Đúng, Ca(OH)2 + NaHCO3 —> CaCO3 + NaOH + H2O

(Lời giải) Câu 17 : Cho các thí nghiệm sau:

(1) Điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực trơ.

(2) Cho Al vào dung dịch H2SO4 loãng, nguội.

(3) Cho FeS vào dung dịch HCl.

(4) Sục khí CO2 vào dung dịch Na2SiO3.

(5) Đun nóng hỗn hợp rắn gồm C và Fe3O4.

(6) Đun sôi nước cứng tạm thời.

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm tạo ra sản phẩm khí là

◯ A. 6. ◯ B. 4. ◯ C. 2. ◯ D. 5.

(1) CuSO4 + H2O —> Cu + O2 + H2SO4

(2) Al + H2SO4 —> Al2(SO4)3 + H2

(3) FeS + HCl —> FeCl2 + H2

(4) CO2 + H2O + Na2SiO3 —> Na2CO3 + H2SiO3

(5) C + Fe3O4 —> Fe + CO2

(6) M(HCO3)2 —> MCO3 + CO2 + H2O (M là Mg, Ca)

(Lời giải) Câu 18 : Cho các phát biểu sau:

(1) Đun nóng hỗn hợp rượu trắng, giấm ăn và H2SO4 loãng, thu được etyl axetat.

(2) Thủy phân xenlulozơ trong dung dịch NaOH đun nóng, thu được glucozơ.

(3) Axit Glutamic, Lysin là các chất lưỡng tính.

(4) Tơ visco, tơ xenlulozơ axetat, cao su lưu hóa đều là các polime bán tổng hợp.

(5) Ở nhiệt độ thường, các amin đều là các chất lỏng.

(6) Bơ nhân tạo được điều chế bằng phản ứng hiđro hóa chất béo lỏng.

Số phát biểu đúng là

◯ A. 5. ◯ B. 6. ◯ C. 4. ◯ D. 3.

(1) Sai, phản ứng este hóa không xảy ra trong điều kiện như vậy

(2) Sai, xenlulozơ không bị thủy phân trong kiềm

(3) Đúng

(4) Đúng

(5) Sai, các amin có thể dạng khí hoặc rắn

(6) Đúng

(Lời giải) Câu 19 : Cho các hỗn hợp (tỉ lệ mol các chất tương ứng) và thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Hỗn hợp gồm Al2O3 và Na (1 : 2) cho vào nước dư.

(b) Hỗn hợp gồm Fe2(SO4)3 và Cu (1 : 1) cho vào nước dư.

(c) Hỗn hợp gồm BaO và Na2SO4 (1 : 1) cho vào nước dư.

(d) Hỗn hợp gồm Al4C3 và CaC2 (1 : 2) vào nước dư.

(e) Hỗn hợp gồm BaCl2 và NaHCO3 (1 : 1) cho vào dung dịch NaOH dư.

Số thí nghiệm mà hỗn hợp chất rắn tan hoàn toàn và tạo thành dung dịch trong suốt là

◯ A. 2. ◯ B. 5. ◯ C. 4. ◯ D. 3

(a) Al2O3 + 2Na + H2O —> 2NaAlO2 + H2

(b) Fe2(SO4)3 + Cu —> 2FeSO4 + CuSO4

(c) BaO + Na2SO4 + H2O —> BaSO4 + 2NaOH

(d) Al4C3 + 2CaC2 +8H2O —> 2Ca(AlO2)2 + 3CH4 + 2C2H2

(e) BaCl2 + NaHCO3 + NaOH —> BaCO3 + 2NaCl + H2O

(Lời giải) Câu 20 : Cho các phát biểu sau:

(a) Điện phân dung dịch MgCl2 có vách ngăn (điện cực trơ), thu được Mg.

(b) Cho dung dịch FeCl2 vào dung dịch AgNO3 dư thu được 1 chất kết tủa.

(c) Cho Fe3O4 tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng tạo ra 3 sản phẩm.

(d) Trong bảng tuần hoàn, tất cả các nguyên tố nhóm B đều là kim loại.

(e) Cho dung dịch AlCl3 dư vào dung dịch NaOH, sau phản ứng không có kết tủa.

(g) Tráng lên bề mặt đồ vật bằng sắt một lớp thiếc là phương pháp bảo vệ điện hóa.

Số phát biểu đúng là

◯ A. 2. ◯ B. 3. ◯ C. 4. ◯ D. 5.

(a) Sai, MgCl2 + H2O —> Mg(OH)2 + Cl2 + H2

(b) Sai, FeCl2 + AgNO3 dư —> Fe(NO3)3 + AgCl + Ag

(c) Đúng: Fe3O4 + H2SO4 đặc nóng —> Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O

(d) Đúng, là các kim loại chuyển tiếp.

(e) Sai, AlCl3 dư + NaOH —> Al(OH)3 + NaCl

(g) Sai, là phương pháp bảo vệ bề mặt.

(Lời giải) Câu 21 : Cho các phát biểu sau:

(a) Vinyl clorua làm mất màu dung dịch brom.

(b) Metyl fomat và glucozơ có cùng công thức đơn giản nhất.

(c) Tinh bột có phản ứng thủy phân trong môi trường axit.

(d) Phenylamin có lực bazơ mạnh hơn amoniac.

(e) Dung dịch axit glutamic làm quỳ tím hóa xanh.

(f) Axetilen và anđehit axetic đều bị oxi hóa khi tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3.

Số phát biểu đúng là

◯ A. 4. ◯ B. 2. ◯ C. 3. ◯ D. 5.

(a) Đúng

(b) Đúng, đều là CH2O

(c) Đúng

(d) Sai, C6H5NH2 có lực bazơ rất yếu so với NH3.

(e) Sai, dung dịch Glu làm quỳ hóa đỏ

(f) Sai, chỉ anđehit bị oxi hóa thành muối CH3COONH4.

(Lời giải) Câu 22 : Cho các phát biểu sau:

(a) Vải làm từ chất liệu nilon-6,6 kém bền trong nước xà phòng có tính kiềm.

(b) Khi nấu canh cua, hiện tượng riêu cua nổi lên trên là do sự đông tụ protein.

(e) Một số este có mùi thơm được dùng làm chất tạo hương trong công nghiệp thực phẩm.

(d) Nếu nhỏ dung dịch I2 vào lát cắt của quả chuối xanh thì xuất hiện màu xanh tím.

Số phát biểu đúng là

◯ A. 3. ◯ B. 4. ◯ C. 1. ◯ D. 2.

(a) Đúng, do nhóm -CONH- dễ bị thủy phân trong kiềm.

(b) Đúng

(c) Đúng

(d) Đúng, chuối xanh có tinh bột, tạo màu xanh tím với I2.

(Lời giải) Câu 23 : Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Sục khí CO2 dư vào dung dịch Ba(OH)2

(b) Cho dung dịch chứa a mol KHSO4 vào dung dịch chứa a mol NaHCO3

(c) Cho hỗn hợp BaO và Al2O3 (tỉ lệ mol 1:1) vào nước dư

(d) Cho hỗn hợp Fe3O4 và Cu (tỉ lệ mol 1:1) vào dung dịch HCl dư

(e) Cho dung dịch chứa 4a mol HCl vào dung dịch chứa a mol NaAlO2

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được dung dịch chứa một muối là

◯ A. 3 ◯ B. 2 ◯ C. 4 ◯ D. 5

(a) CO2 dư + Ba(OH)2 —> Ba(HCO3)2

(b) 2KHSO4 + 2NaHCO3 —> K2SO4 + Na2SO4 + 2CO2 + 2H2O

(c) BaO + Al2O3 —> Ba(AlO2)2

(d) Fe3O4 + Cu + 8HCl —> 3FeCl2 + CuCl2 + 4H2O

(e) 4HCl + NaAlO2 —> NaCl + AlCl3 + 2H2O

(Lời giải) Câu 24 : Cho các phát biểu sau đây về chất béo:

(a) Chất béo là trieste của glixerol với axit béo.

(b) Chất béo rắn thường không tan trong nước và nặng hơn nước.

(c) Dầu thực vật là một loại chất béo trong đó có chứa chủ yếu các gốc axit béo không no.

(d) Dầu thực vật và dầu bôi trơn đều không tan trong nước nhưng tan trong các dung dịch axit.

(e) Các chất béo đều tan trong các dung dịch kiềm khi đun nóng.

(g) Dầu mỡ động thực vật bị ôi thiu do nối đôi C = C ở gốc axit không no của chất béo bị oxi hóa chậm bởi oxi không khí tạo thành peoxit, chất này bị phân hủy thành các sản phẩm có mùi khó chịu.