Bài tập vật lý lớp 11 bài 3

Câu hỏi xoay quanh văn 11

Soạn văn 11 tập 1 ngắn nhất

Soạn văn 11 tập 2 ngắn nhất

Bài soạn văn lớp 11 siêu ngắn

Câu hỏi xoay quanh Địa lý 11

Soạn công dân 11 cực chất

Giải công dân 11 cực chất

Giải môn Đại số và Giải tích lớp 11

Giải môn Giáo dục công dân lớp 11

Câu 1: SGK trang 20:

Điện trường là gì ?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2: SGK trang 20:

Cường độ điện trường là gì ? Nó được xác định như thế nào ? Đơn vị cường độ điện trường là gì ?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 3: SGK trang 20:

Vectơ cường độ điện trường là gì ? Nêu những đặc điểm của vectơ cường độ điện trường tại một điểm ?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 4: SGK trang 20:

Viết công thức tính và nêu những đặc điểm  của cường độ điện trường của một điện tích điểm.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 5: SGK trang 20:

Cường độ điện trường của một hệ điện tích điểm được xác định thế nào?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 8: SGK trang 20:

Đin trường đều là gì?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 9: SGK trang 20, 21:

Đại lượng nào sau đây không liên quan đến cường độ điện trường của điện tích điểm Q tại một điểm

A. Điện tích Q.

B. Điện tích thử q.

C. Khoảng cách r từ Q đến q.

D. Hằng số điện môi của môi trường.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 10: SGK trang 21:

Đơn vị nào sau đây là đơn vị đo cường độ điện trường?

A. Niu-tơn.

B. Cu-lông.

C. Vôn nhân mét.

D. Vôn trên mét.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 11: SGK trang 21:

Tính cường độ điện trường và vẽ vectơ cường độ điện trường do một điện tích điểm $+4.10^{-8}$ C gây ra tại một điểm cách nó 5cm trong chân không.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 12: SGK trang 21:

Hai điện tích điểm $q_{1} = 3.10^{-8}$ C và $q_{2} = -4.10^{-8}$ C đặt cách nhau 10 cm trong không khí. Hãy tìm các điểm mà tại đó cường độ điện trường bằng không. Tại các điểm đó có điện trường không?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 13: SGK trang 21:

Hai điện tích điểm A và B cách nhau 5cm trong chân không có hai điện tích $q_{1} = +16.10^{-8}$ C và $q_{2} = - 9.10^{-8}$ C. Tính cường độ điện trường tổng hợp và vẽ vectơ cường độ điện trường tại điểm C nằm cách A một khoảng 4cm và cách B một khoảng 3cm.

=> Xem hướng dẫn giải

Giải bài tập SBT Vật lý 11 bài 3

Điện trường và cường độ điện trường. Đường sức điện

7 2.936

Tải về Bài viết đã được lưu

Vật lý 11 - Điện trường và cường độ điện trường. Đường sức điện

    • Bài 3.1, 3.2, 3.3 trang 7, 8 Sách bài tập [SBT] Vật Lí 11
    • Bài 3.4, 3.5, 3.6 trang 8 Sách bài tập [SBT] Vật Lí 11
    • Bài 3.7 trang 8 Sách bài tập [SBT] Vật Lí 11
    • Bài 3.8 trang 8 Sách bài tập [SBT] Vật Lí 11
    • Bài 3.9 trang 9 Sách bài tập [SBT] Vật Lí 11
    • Bài 3.10 trang 9 Sách bài tập [SBT] Vật Lí 11

VnDoc mời bạn đọc tham khảo tài liệu Giải bài tập SBT Vật lý 11 bài 3 để rèn luyện giải bài tập Vật lý nhanh và hiệu quả hơn. Mời thầy cô và các bạn học sinh cùng tham khảo.

  • Giải bài tập SBT Vật lý 11 bài 1
  • Giải bài tập SBT Vật lý 11 bài 2

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Giải bài tập SBT Vật lý 11 bài 3 để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được VnDoc.com tổng hợp lời giải 10 bài tập trong sách bài tập môn Vật lý 11 bài 3 về điện trường và cường độ điện trường, đường sức điện. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

Bài tập SBT Vật lý 11 bài 3

Bài 3.1, 3.2, 3.3 trang 7, 8 Sách bài tập [SBT] Vật Lí 11

3.1. Tại điểm nào dưới đây sẽ không có điện trường?

A. Ở bên ngoài, gần một quả cầu nhựa nhiễm điện.

B. Ở bên trong một quả cầu nhựa nhiễm điện.

C. Ở bên ngoài, gần một quả cầu kim loại nhiễm điện.

D. Ở bên trong một quả cầu kim loại nhiễm điện.

Trả lời:

Đáp án D

3.2. Đồ thị nào trong Hình 3.1 phản ánh sự phụ thuộc của cường độ điện trường của một điện tích điểm vào khoảng cách từ điện tích đó đến điểm mà ta xét?

Trả lời:

Đáp án D

3.3. Điện trường trong khí quyển gần mặt đất có cường độ 200 V/m, hướng thẳng đứng từ trên xuống dưới. Một êlectron [-e = -l,6.10-19 C] ở trong điện trường này sẽ chịu tác dụng một lực điện có cường độ và hướng như thế nào?

A. 3,2.1021 N ; hướng thẳng đứng từ trên xuống.

B. 3,2.1021 N ; hướng thẳng đứng từ dưới lên.

C. 3,2.1017 N ; hướng thẳng đứng từ trên xuống.

D. 3,2.1017 N ; hướng thẳng đứng từ dưới lên.

Trả lời:

Đáp án D

Bài 3.4, 3.5, 3.6 trang 8 Sách bài tập [SBT] Vật Lí 11

3.4. Những đường sức điện nào vẽ ở Hình 3.2 là đường sức của điện trường đều?

A. Hình 3.2a.

B. Hình 3.2b.

C. Hình 3.2c

D. Không có hình nào.

Trả lời:

Đáp án C

3.5. Hình ảnh đường sức điện nào vẽ ở Hình 3.2 ứng với các đường sức của một điện tích điểm âm?

A. Hình ảnh đường sức điện ở Hình 3.2a.

B. Hình ảnh đường sức điện ở Hình 3.2b.

C. Hình ảnh đường sức điện ở Hình 3.2c.

D. Không có hình ảnh nào.

Trả lời:

Đáp án B

3.6. Trên Hình 3.3 có vẽ một số đường sức của hệ thống hai điện tích điểm A và B. Chọn câu đúng.

A. A là điện tích dương, B là điện tích âm.

B. A là điện tích âm, B là điện tích dương.

C. Cả A và B là điện tích dương.

D. Cả A và B là điện tích âm.

Trả lời:

Đáp án D

Bài 3.7 trang 8 Sách bài tập [SBT] Vật Lí 11

Ba điện tích điểm q1 = +2.10-8 C nằm tại điểm A; q2 = +4.10-8 C nằm tại điểm B và q3 nằm tại điểm C. Hệ thống nằm cân bằng trong không khí. Khoảng cách AB = 1 cm.

a] Xác định điện tích q3 và khoảng cách BC.

b] Xác định cường độ điện trường tại các điểm A, B và C.

Trả lời:

a] Hệ thống các điện tích chỉ nằm cân bằng nếu từng cặp lực điện tác dụng lên mỗi điện tích cân bằng lẫn nhau. Điểu đó có nghĩa là cả ba điện tích đó phải nằm trên một đường thẳng. Giả sử biết vị trí của hai điểm A và B, với AB = 1 cm. Ta hãy tìm vị trí điểm C trên đường AB [Hình 3.1G].

C không thể nằm ngoài đoạn AB vì nếu nằm tại đó thì các lực điện mà q1 và q2 tác dụng lên nó sẽ luôn cùng phương, cùng chiều và không thể cân bằng được.

Vậy C phải nằm trên đoạn AB. Đặt AC = x [cm] và BC = 1 - x [cm].

Xét sự cân bằng của q3. Cường độ của các lực điện mà q1 và q2 tác dụng lên q3 sẽ là:

F13=k.q1|q3|/x2;F23=k.q2|q3|/[1−x]2

Vì F13 = F23 nên q1[1-x]2 = q2x2

Với q1 = 2.10-8 C và q2 = 4.10-8 C, ta có phương trình: x2 + 2x - 1 = 0.

Các nghiệm của phương trình này là x1 = 0,414 cm và x2 = - 2,41 cm [loại].

Xét sự cân bằng của q1. Cường độ của các lực điện mà q2 và q3 tác dụng lên q1 là:

F31=k.q1|q3|/x2;F21=k/q1q2/AB2

Vì F21 = F31 nên |q3|=q2.x2/AB2=0,171q2⇒q3=−0,684.10−8C

b] Vì các điện tích q1, q2 nằm cân bằng, hợp lực của các lực điện tác dụng lên mỗi điện tích bằng không. Điều đó có nghĩa là cường độ điện trường tổng hợp tại các điểm A, B và C bằng không: EA = 0; EB = 0; EC = 0

Bài 3.8 trang 8 Sách bài tập [SBT] Vật Lí 11

Một quả cầu nhỏ tích điện, có khối lượng m = 0,1g, được treo ở đầu một sợi chỉ mảnh, trong một điện trường đều, có phương nằm ngang và có cường độ điện trường E = 1.103 V/m. Dây chỉ hợp với phương thẳng đứng một góc 100. Tính điện tích của quả cầu. Lấy g = 10 m/s2.

Trả lời:

Xem hình vẽ tương tự như Hình 1.1G.

Ta có:

tanα=F/P

với F = |q|E và P = mg

Vậy

|q|=mgtanα/E=1,76.10−7C

Hay q = ± 1,76.10-7C.

Bài 3.9 trang 9 Sách bài tập [SBT] Vật Lí 11

Một giọt dầu hình cầu, có bán kính R, nằm lơ lửng trong không khí trong đó có một điện trường đều. Vectơ cường độ điện trường hướng thẳng đứng từ trên xuống dưới và có độ lớn là E. Khối lượng riêng của dầu là ρd, của không khí là ρkk. Gia tốc trọng trường là g.

Tìm công thức tính điện tích của quả cầu.

Trả lời:

Chọn chiều dương hướng từ trên xuống dưới. Ta có thể tích của quả cầu là V=4/3πR3. Trọng lượng của quả cầu P=4/3πρdgR3. Lực đẩy Ac-si-met tác dụng lên quả cầu: FA=−4/3πρkkgR3. Lực điện phải hướng từ dưới lên trên, trong khi đó vectơ cường độ điện trường lại hướng từ trên xuống dưới; do đó, điện tích của quầ cầu phải là điện tích âm.

Fđ = qE với E > 0 và q < 0.

Điều kiện cân bằng: P + FA + Fđ= 0 => 4/3πρdgR3−4/3πρkkgR3+qE=0

Do đó:

q=4πgR3/3E[ρkk−ρd]

Bài 3.10 trang 9 Sách bài tập [SBT] Vật Lí 11

Một êlectron chuyển động với vận tốc ban đầu 1.106 m/s dọc theo một đường sức điện của một điện trường đếu được một quãng đường 1 cm thì dừng lại. Xác định cường độ điện trường. Điện tích của êlectron là -1,6.10-19 C; khối lượng của êlectron là 9,1.10-31kg.

Trả lời:

Áp dụng định lí động năng cho chuyển động của êlectron:

eEd=1/2mv2−1/2mv20⇒E=−mv20/2ed=284V/m

với v = 0.

-----------------------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Giải bài tập SBT Vật lý 11 bài 3. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Sinh học lớp 11, Vật lý lớp 11, Hóa học lớp 11, Giải bài tập Toán 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thêm tài liệu học tập nhé

Mời các bạn cùng tham khảo thêm các tài liệu:

  • Giải bài tập SBT Vật lý 11 bài 4
  • Giải bài tập SBT Vật lý 11 bài 5
  • Giải bài tập SBT Vật lý 11 bài 6
  • Giải bài tập SBT Vật lý 11 bài 7

Tham khảo thêm

  • Trắc nghiệm Vật lý 11 bài 23:Từ thông - Cảm ứng điện từ
  • Trắc nghiệm Vật lý 11 bài 25: Tự cảm
  • Trắc nghiệm Vật lý 11 chương 4: Từ trường
  • Trắc nghiệm Vật lý 11 bài 24: Suất điện động cảm ứng
  • Trắc nghiệm Vật lý 11 bài 22:Lực Lorenxơ

Video liên quan

Chủ Đề