Bảng hướng dẫn rác thải imo

Nhằm nâng cao nhận thức, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ của người dân nhất là hội viên phụ nữ về xử lý rác thải hữu cơ tại gia đình, cuối năm 2020 Hội LHPN tỉnh Ninh Bình đã triển khai điểm mô hình "Phân loại và xử lý rác thải hữu cơ bằng chế phẩm vi sinh bản địa" được viết tắt là IMO cho hội viên tại các xã Trường Yên, huyện Hoa Lư; Khánh Thành, huyện Yên Khánh và Yên Hòa, huyện Yên Mô, đến nay các hộ đã sử dụng men vi sinh bản địa để xử lý mùi hôi chất thải, xử lý rác hữu cơ thành phân bón cho cây trồng...  Đây là mô hình mới bước đầu được đánh giá khá hiệu quả.

Bảng hướng dẫn rác thải imo
Hội LHPN tỉnh phối hợp với chuyên gia của Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp và chuyển giao công nghệ hướng dẫn hội viên cách tạo men vi sinh IMO tại xã Khánh Thành, huyện Yên KhánhGần 40 hội viên phụ nữ xóm 9, xã Khánh Thành tham gia mô hình đã được Hội LHPN tỉnh phối hợp với chuyên gia của Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp và chuyển giao công nghệ triển khai hướng dẫn cách xử lý rác thải hữu cơ. Công thức tạo men vi sinh IMO bao gồm: nước men giống, cám gạo, đường nâu và nước sạch. Tất cả nguyên liệu trộn đều, ủ trong thùng nhựa có nắp đậy, mỗi ngày mở nắp khuấy 1 lần, sau 7 ngày có thể sử dụng được. Tùy theo mục đích của người dùng, từ men này có thể pha loãng với nước sạch làm nước xịt khử mùi hôi trong không khí; có thể dùng ủ phân bón vi sinh hoặc chế tạo thuốc bảo vệ thực vật hữu cơ. 

Bảng hướng dẫn rác thải imo
 Bà Phạm Thị An, Xóm 9, xã Khánh Thành, huyện Yên Khánh sử dụng men vi sinh IMO xử lý rác hữu cơ làm phân bón cho cây trồng.

Bà Phạm Thị An, Xóm 9, xã Khánh Thành, huyện Yên Khánh chia sẻ: Trước kia lá cây, cỏ thường vơ rồi đốt nhưng khi tham gia mô hình gia đình tôi đã thực hiện ủ làm phân bón cho cây ổi rất hiệu quả tiết kiệm chi phí mà đất tơi xốp.

Hơn 2 tháng nay, mô hình dùng men vi sinh để xử lý mùi hôi của rác sinh hoạt và chất thải chăn nuôi đã được triển khai ở 3 xã trên địa bàn tỉnh. Hội LHPN tỉnh đã tổ chức hướng dẫn cho các hộ công thức, quy trình ủ men tại nhà và cách sử dụng, từ nguồn nguyên liệu sẵn có như: cám gạo, sữa chua, men tiêu hóa, men rượu, chuối chín… Sau 7-10 ngày trộn men gốc vào môi trường nuôi men, để trong thùng đậy nắp kín sẽ có thành phẩm men vi sinh IMO. 

Bảng hướng dẫn rác thải imo
Chị Nguyễn Thị Thương, thôn Đông Thành, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư chia sẻ với hội viên phụ nữ cách sử dụng men vi sinh IMO để xử lý rác hữu cơ.Chị Nguyễn Thị Thương ở thôn Đông Thành, xã Trường Yên bộc bạch: Từ khi gia đình tôi áp dụng men vi sinh bản địa IMO vào sử dụng khử mùi tại nhà vệ sinh thấy rất hiệu quả không tốn nhiều tiền mua nước khử khuẩn,lau nhà sạch không có ruồi muỗi. Đặc biệt là dùng nước men vi sinh ủ với nhiều rác hữu cơ khác làm nước tưới cho rau rất xanh, không bị sâu, tiết kiệm được chi phí và nhất là hạn chế lượng rác thải ra môi trường.

Chị Nguyễn Thị Thúy, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Yên Hòa, huyện Yên Mô cho biết: Mô hình sử dụng men vi sinh bản địa IMO giảm tối đa chi phí mua phân, thuốc bảo vệ thực vật; tạo ra sản phẩm nông nghiệp hữu cơ hoàn toàn. Về phương diện môi trường, các phế phẩm và phụ phẩm nông nghiệp được tận dụng hoàn toàn, giảm thải ra môi trường đất, nước và không khí ở khu dân cư. Tại bãi tập kết rác sau khi dùng men vi sinh IMO đã giảm được lượng rác thải và hạn chế mùi hôi. Tuy nhiên, để làm men vi sinh thành công các hộ cần lưu ý thực hiện đúng hướng dẫn, ghi nhật ký làm men và làm nhiều lần.

Mô hình này được triển khai đã đem lại hiệu quả “kép” là giảm lượng rác thải sinh hoạt ra môi trường và rác thải qua xử lý trở thành nguồn phân bón sạch cho cây trồng. Việc phân loại và xử lý rác thải tại gia đình từng bước làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân trong việc tham gia bảo vệ môi trường. Từ những lợi ích thiết thực trên, Hội LHPN tỉnh đang tích cực tuyên truyền, vận động để mô hình sớm được nhân rộng.

Trần Huyền (nbtv.vn)

(BNP) - Sáng 25/11, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh phối hợp với UBND huyện Gia Bình tổ chức Hội thảo “Vai trò của phụ nữ trong bảo vệ môi trường góp phần xây dựng nông thôn mới” với chủ đề: Nâng cao hiệu quả mô hình phụ nữ phân loại và xử lý rác thải hữu cơ bằng phương pháp sử dụng vi sinh bản địa IMO.

Bảng hướng dẫn rác thải imo

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đào Quang Khải phát biểu tại Hội thảo.

Tham dự Hội thảo có các đồng chí: Bùi Thị Hòa, Phó Chủ tịch TƯ Hội LHPN Việt Nam; Đào Quang Khải, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số Sở, ban, ngành liên quan và huyện Gia Bình.

Mô hình “Phụ nữ phân loại và xử lý rác thải hữu cơ bằng phương pháp sử dụng vi sinh bản địa IMO” được Hội LHPN tỉnh triển khai từ tháng 9/2019 và chọn huyện Gia Bình để làm điểm mô hình sử dụng vi sinh IMO để xử lý, tận dụng rác thải sinh hoạt hữu cơ làm phân bón mang lại hiệu quả kinh tế cao, giảm lượng rác thải ra môi trường. Đến nay có 7/14 đơn vị xã, thị trấn triển khai thực hiện mô hình, xử lý có hiệu quả 28/67 điểm tập kết rác. Tại các bãi tập kết rác sau khi dùng IMO đã giảm được 50% lượng rác thải và cơ bản hết mùi hôi, thối.

Xử lý rác thải hữu cơ bằng phương pháp sử dụng vi sinh bản địa IMO có ưu điểm dễ thực hiện, mọi người có thể tự làm tại nhà từ những nguyên liệu rẻ, sẵn có mang lại nhiều lợi ích trong sản xuất nông nghiệp, đồng thời, làm giảm lượng rác thải ra các bãi rác tập trung, làm sạch môi trường đất, nước, không khí… góp phần bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới.

Tại Hội thảo, các đại biểu tập trung thảo luận các nội dung: Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn hội viên, phụ nữ thực hiện phân loại rác thải hữu cơ tại hộ gia đình làm vi sinh IMO, xử lý rác thải hữu cơ sau khi phân loại; đánh giá kết quả phân loại, xử lý rác thải hữu cơ tại hộ gia đình; ứng dụng chế phẩm vi sinh IMO trong xử lý rác thải và chăn nuôi. Đồng thời, cùng chia sẻ kinh nghiệm, khó khăn trong thực hiện mô hình sử dụng vi sinh IMO của các địa phương, đơn vị; đề xuất cơ chế, chính sách và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả triển khai thực hiện mô hình phân loại và xử lý rác thải hữu cơ bằng IMO tại cộng đồng…

Bảng hướng dẫn rác thải imo

Hội viên phụ nữ thôn Phú Dư sử dụng IMO xử lý rác tại điểm tập kết rác thải.

Ghi nhận và đánh giá cao sự đóng góp, sáng tạo và tinh thần tiên phong của tổ chức Hội và phụ nữ Bắc Ninh trong công tác bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới thời gian qua, Phó Chủ tịch TƯ Hội LHPN Việt Nam Bùi Thị Hòa khẳng định, mô hình xử lý rác thải hữu cơ bằng phương pháp sử dụng vi sinh IMO là rất hiệu quả, phù hợp và có thể triển khai ứng dụng ở các địa bàn nông thôn. Phó Chủ tịch TƯ Hội LHPN Việt Nam đề nghị các cấp Hội Phụ nữ trong tỉnh tiếp tục vận động cán bộ, hội viên và nhân dân thực hiện tốt việc phân loại rác thải tại nguồn; tuyên truyền, nâng cao ý thức trách nhiệm, tính tự chủ của hội viên phụ nữ, đồng thời, nhân rộng mô hình đến các địa phương khác trên địa bàn tỉnh; tăng cường công tác xã hội hóa, thúc đẩy sự tham gia của người dân trong công tác bảo vệ môi trường. 

Phát biểu tại Hội thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đào Quang Khải đánh giá cao kết quả phân loại và xử lý rác thải hữu cơ bằng phương pháp sử dụng vi sinh IMO; giao Sở Tài nguyên và Môi trường đánh giá một cách hệ thống, bài bản và khoa học mô hình xử lý rác thải hữu cơ bằng phương pháp vi sinh IMO và tham mưu, đề xuất tỉnh có những cơ chế, chính sách để tổ chức triển khai hiệu quả ở những địa bàn phù hợp. Ngoài chính sách của tỉnh, các địa phương cần huy động các nguồn lực, nhất là đẩy mạnh xã hội hóa trong công tác bảo vệ môi trường vì sức khỏe cộng đồng. Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng lưu ý vai trò của cấp ủy, chính quyền địa phương và các đoàn thể trong việc tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên và các hộ gia đình duy trì, thực hiện mô hình một cách có hiệu quả và bền vững.

Trước đó, các đại biểu đi thăm mô hình phân loại, xử lý rác thải hữu cơ bằng phương pháp sử dụng vi sinh bản địa IMO tại thôn Phú Dư, xã Quỳnh Phú, huyện Gia Bình.