Bệnh hbv là gì

29-11-2011

Hiện nay, tỷ lệ nhiễm virut viêm gan B [HBV] ở nước ta chiếm tỷ lệ khá cao, khoảng từ 15 – 20% và được coi là một trong những nước bị nhiễm HBV cao nhất thế giới. Ngoài nhiễm HBV có thể biểu hiện lâm sàng điển hình hoặc không điển hình [bệnh cấp tính và bệnh mạn tính] là người lành mang HBV [còn gọi là người mang mầm bệnh không triệu chứng], đây chính là dạng nhiễm HBV không hoạt động.

Người lành mang HBV có nguy hiểm không?

Chúng ta biết rằng, khi HBV vào cơ thể người, nếu cơ thể đó chưa có miễn dịch chống HBV thì nguy cơ bị virút tấn công là điều khó tránh khỏi. Tuy vậy, người ta thấy rằng có tới 90% người bị nhiễm HBV sau 6 tháng sẽ khỏi hoàn toàn một cách vĩnh viễn và không để lại di chứng gì, mặc dù không cần dùng bất cứ một loại thuốc hoặc một tác động nào. Số 10% còn lại nhiễm HBV hoặc có biểu hiện lâm sàng. Ở người trưởng thành, viêm gan B thể nhẹ thì có chán ăn, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa [buồn nôn, nôn], nước tiểu vàng đậm. Loại biểu hiện lâm sàng nặng [viêm gan cấp tính] thì triệu chứng lâm sàng rầm rộ hơn rất nhiều như: vàng da niêm, nước tiểu sẫm màu như nước vối, có thể phân bạc màu. Tuy vậy, nhiễm HBV ở trẻ sơ sinh lây truyền từ mẹ [nhất là trẻ mới lọt lòng] thì biểu hiện của bệnh không giống như ở người trưởng thành mà bệnh diễn biến hoàn toàn khác hẳn người trưởng thành. Người ta tổng kết cho thấy rằng, có khoảng 90% số trẻ bị lây nhiễm HBV từ mẹ trở thành trẻ viêm gan mạn tính kéo dài trong nhiều năm [có thể không có biểu hiện lâm sàng gì] và hậu quả cuối cùng là bị xơ gan cổ trướng hoặc hiếm hơn là bị ung thư gan. Muốn xác định người bị nhiễm HBV trở thành viêm gan mạn tính thể người lành mang HBV, người ta phải làm các xét nghiệm bổ sung cần thiết như: HBsAg dương tính, HBeAg âm tính, xét nghiệm men gan như GSOT và SGPT bình thường. Nếu có điều kiện, cần xét nghiệm định lượng HBVDNA âm tính. Ở đây nên hiểu là khi HbsAg dương tính, chứng tỏ HBV đang tồn tại trong cơ thể người đó và vì vậy HBV vẫn có khả năng lây nhiễm cho người khác bằng đường máu [tiêm chích, châm, đánh răng, cạo râu, xăm mình, cho máu mà không xét nghiệm sàng lọc HBV…] hoặc theo đường tình dục, mẹ truyền cho con. Tuy nhiên, khi HbeAg và HBVDNA âm tính điều này nói lên rằng HBV không nhân lên [không sinh sôi nảy nở thêm] và virút không còn tấn công tế bào gan nên chức năng gan trở lại bình thường [men gan không tăng so với chỉ số bình thường].

Có nên điều trị và tiêm phòng vắc-xin không?

Người lành mang HBV tạm thời virút không hoạt động, cho nên không làm ảnh hưởng đến hoạt động của gan, vì vậy không cần điều trị bất kỳ một loại thuốc nào. Hiện nay, có khá nhiều thuốc Tây y có tác dụng ức chế làm hạn chế HBV phát triển nhưng chỉ dùng cho loại viêm gan B cấp tính và mạn tính. Đối với người lành mang HBV không cần dùng bất cứ một loại thuốc gì. Thuốc Nam, thuốc Bắc nếu dùng có khi còn phản tác dụng mà bản thân người sử dụng không hề biết. Lý do là những tác dụng phụ của thuốc Nam, thuốc Bắc hầu hết chưa biết, vì vậy sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng của tế bào gan. Khi xác định bị viêm gan hoặc người lành mang HBV thì không cần tiêm vắc-xin viêm gan B nữa. Nói một cách khác là nếu tiêm thì thừa [vô tác dụng của vắc-xin]. Tuy vậy, khi đã trở thành người lành mang HBV thì phải được kiểm tra sức khỏe và làm các xét nghiệm định kỳ có liên quan đến HBV như: HBsAg, HBeAg, HBVDNA để được theo dõi thật chặt chẽ đề phòng HBV tái hoạt động

Người lành mang HBV nên làm gì?

Cần khám sức khỏe và xét nghiệm định kỳ theo lời dặn của bác sĩ. Tuyệt đối kiêng rượu, bia và các loại nước giải khát có cồn. Không hút thuốc lá, hạn chế mỡ động vật. Cần có cuộc sống thoải mái và nên rèn luyện sức khỏe phù hợp với điều kiện của bản thân như: tập thể dục buổi sáng, đi bộ, bơi hoặc chơi cầu lông. Không để người khác dùng chung dao cạo râu, bàn chải đánh răng, nếu sinh hoạt tình dục cần có biện pháp phòng hữu hiệu cho đối tác là dùng bao cao su đạt chất lượng [không thủng, không rách] và dùng đúng qui cách. Không cho máu hoặc nếu có bị chấn thương làm chảy máu, tổn thương cần cho người xử lý vết thương, người tiêm thuốc cho mình biết mình đang là người mang HBV.

PGS.TS. BÙI KHẮC HẬU [Theo SK&ĐS]

Trong những năm gần đây, việc xét nghiệm HBV ngày càng được coi trọng hơn. Xét nghiệm sẽ giúp bạn nắm bắt được tình hình sức khỏe, đặc biệt là tình trạng gan của mình cụ thể nhất. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết xét nghiệm này là gì và nên xét nghiệm ở đâu. Đừng vội lo lắng, bài viết sau đây sẽ bật mí cho bạn những thông tin chính xác nhất.


1. Xét nghiệm HBV là gì?

Xét nghiệm HBV hay còn được gọi là xét nghiệm viêm gan B. Đây là xét nghiệm dùng để xác định tình trạng có tồn tại hay không virus viêm gan B trong máu. Từ đó chẩn đoán xem bạn có đang bị nhiễm viêm gan B hay không và đang ở giai đoạn nhiễm nào. Từ đó, các bác sĩ có thể đưa ra cho bạn các phương pháp điều trị để ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn một cách kịp thời. 

Xét nghiệm HBV là gì?

2. Khi nào nên xét nghiệm viêm gan B, bạn đã biết?

Việc xét nghiệm viêm gan B là rất quan trọng. Song, không phải ai cũng biết rõ khi nào nên thực hiện xét nghiệm này. Sau đây là một số trường hợp mà bạn sẽ được chỉ định thực hiện xét nghiệm viêm gan B:

  • Bạn sẽ thực hiện xét nghiệm HBV khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng và dấu hiệu có liên quan đến các bệnh về gan cấp tính. Xét nghiệm này có thể cho bạn biết nguyên nhân chính có phải xuất phát từ viêm gan B hay không.

  • Việc xét nghiệm thường được thực hiện bởi mục đích là tầm soát những người có nguy cơ cao nhiễm bệnh như là bác sĩ, nha sĩ và các y tá.

  • Ngoài ra, việc xét nghiệm này còn được các bác sĩ chỉ định khi tầm soát những  người hiến máu để xác định có virus viêm gan B trong máu hay không. Từ đó để ngăn ngừa sự lây lan của virus.

  • Riêng với những người đã từng tiêm vắc xin, việc xét nghiệm sẽ giúp bạn xác định đã có các kháng thể trong cơ thể chưa. Bên cạnh đó, theo dõi xem vắc xin đã có tác dụng hay chưa.

  • Khi các bác sĩ theo dõi mức độ hiệu quả của việc điều trị ở những người đã bị mắc bệnh cũng được thực hiện xét nghiệm.

Khi nào nên xét nghiệm viêm gan B?

3. Quy trình thực hiện xét nghiệm HBV, bạn đã biết

Quy trình thực hiện xét nghiệm HBV được tiến hành bởi các Bác sĩ và các chuyên viên y tế . Cụ thể như sau:

  • Đầu tiên, các chuyên viên y tế sẽ quấn gạc phía trên vị trí lấy máu. Điều này sẽ ngăn sự lưu thông máu của bạn làm ven nổi rõ hơn. Từ đó, việc đưa kim vào lấy máu sẽ dễ dàng hơn.

  • Tiếp theo, sẽ dùng cồn để lau sạch vùng chọc kim. 

  • Các chuyên viên sẽ đưa kim vào mạch máu, tháo gạc và kéo nòng để lấy máu.

  • Khi đã thu thập đủ lượng máu thì bác sĩ sẽ rút kim.

  • Để ngăn chặn máu chạy ra bên ngoài khi rút kim ra, bạn sẽ được đặt một miếng gạc hoặc bông gòn lên vùng vừa lấy máu. 

  • Cuối cùng sẽ dùng băng cá nhân dán lên vùng lấy máu. 

4. Các xét nghiệm viêm gan B thường gặp

Tính đến thời điểm hiện nay, có nhiều loại xét nghiệm viêm gan B khác nhau. Mỗi loại đều có tác dụng và mục đích riêng. Sau đây là một số xét nghiệm thường gặp mà bạn nên tham khảo:

4.1. Kháng nguyên bề mặt virus viêm gan B [HBsAg]

Xét nghiệm này được thực hiện với mục đích để sàng lọc, phát hiện và giúp các Bác sĩ có thể chẩn đoán có xuất hiện của virus viêm gan B trong máu hay không. Thông thường việc chỉ định xét nghiệm HBsAg dùng để xác định người mang virus kể cả có biểu hiện và triệu chứng lâm sàng hay không. Tuy nhiên, xét nghiệm này không phát hiện được viêm gan B thể ẩn [OBI].

4.2. Kháng thể bề mặt virus viêm gan B [anti-HBs]

Xét nghiệm này được chỉ định khi cần xác định cơ thể bạn đã có đủ nồng độ kháng thể bảo vệ sau khi tiêm vaccine chưa, hoặc bạn đã tạo đáp ứng kháng thể, hay nói cách khác là khỏi bệnh sau khi nhiễm HBV cấp tính chưa.

4.3. Kháng thể kháng lại kháng nguyên lõi của HBV

Đây là xét nghiệm kháng thể anti-HBc IgM và IgG. Đây là chất được cơ thể được sản sinh ra nhằm chống lại kháng nguyên tồn tại bên trong lõi của virus. Xét nghiệm này được thực hiện  để phát hiện bạn nhiễm HBV cấp tính hay mạn tính hay đợt cấp của viêm gan B mạn tính.

4.4. Kháng nguyên e của vi rút viêm gan B [ HbeAg]

Xét nghiệm này được thực hiện nhằm để đánh giá khả năng lây nhiễm của virus viêm gan B đối với những người khỏe mạnh. Dựa vào kết quả cũng như diễn biến của bệnh mà bác sĩ có thể căn cứ và đưa ra những phương pháp điều trị khác nhau.

4.5. Xét nghiệm HbeAB

Một trong những xét nghiệm viêm gan B thường gặp đó là xét nghiệm HbeAB. Xét nghiệm này được thực hiện ở những bệnh nhân đang bị nhiễm vi rút viêm gan B. Khi HBeAb xuất hiện, HBeAg âm tính, HBV-DNA dưới ngưỡng, gọi là hiện tượng chuyển đảo huyết thanh, bệnh tiến triển tốt. Trường hợp HBeAb dương tính, HBeAg âm tính, HBV-DNA cao thì đây là hiện tượng đột biến tiền nhân, cần điều trị kịp thời. 

4.6. Xét nghiệm định lượng virus viêm gan B [HBV-DNA]

Xét nghiệm này được tiến hành nhằm xác định cụ thể số lượng của virus tồn tại trong đơn vị thể tích huyết tương/huyết thanh. Số lượng này được đo bằng IU/ml hoặc copy/ml. Xét nghiệm này có ý nghĩa trong chẩn đoán viêm gan B thể ẩn [OBI], quyết định điều trị thuốc kháng virus và theo dõi trong quá trình điều trị.

Các xét nghiệm viêm gan B thường gặp

5. Nên xét nghiệm HBV địa chỉ nào chính xác và chất lượng

Việc lựa chọn một đơn vị xét nghiệm viêm gan B uy tín và chất lượng sẽ đem đến cho bạn những thông tin chính xác nhất. Từ đó, bạn có thể có được những phương pháp điều trị phù hợp. Trong những năm gần đây, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn là đơn vị được đánh giá cao trong việc khám và chữa bệnh. Trong đó có xét nghiệm viêm gan B, sau đây là một số lý do mà bạn nên chọn Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ đáng tin cậy.

  • Bệnh viện có hơn 23 năm kinh nghiệm trong việc khám và chữa bệnh cho khách hàng.

  • Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012.

  • Đội ngũ y bác sĩ giàu chuyên môn và tận tình với các bệnh nhân của mình. Đồng thời luôn đưa ra các pháp đồ điều trị tốt nhất.

  • Hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, tiên tiến. Tất cả nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu khám và chữa bệnh của người dân.

  • Đạt được nhiều thành tựu to lớn trong việc xây dựng và chăm lo sức khỏe cộng đồng.

Nhằm tạo điều kiện cho nhiều khách hàng và bệnh nhân. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã có bảo lãnh viện phí cho những bệnh nhân có thẻ bảo hiểm của 33 đơn vị. Dưới đây là một số công ty bảo hiểm mà bạn nên tham khảo:

  • Công ty Bảo hiểm nhân thọ Prudential

  • Công ty Bảo hiểm nhân thọ AIA

  • Công ty Bảo hiểm nhân thọ FWD

  • Công ty Bảo hiểm nhân thọ Generali

  • Công ty Bảo hiểm Baoviet Tokio Marine

  • Công ty Athena Global Consulting 

  • Công ty  Bảo hiểm nhân thọ Hanwha Life,...

Hy vọng với bài viết này, bạn sẽ hiểu thêm về các thông tin xét nghiệm HBV. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hứa hẹn sẽ là nơi mà bạn có thể trao gửi niềm tin. Hãy đến ngay với chúng tôi hoặc liên hệ qua hotline 1900565656 để nhận được những thông tin chính xác nhất và những tư vấn cụ thể, chi tiết, phù hợp với từng bệnh lý cụ thể. 

Chủ Đề