Bệnh lao tinh hoàn là gì năm 2024

Bác sĩ Nguyễn Cao Thắng, khoa nam học, Bệnh viện đại học Y Hà Nội, cho biết tinh hoàn trái người bệnh sưng, áp xe. Xét nghiệm dịch mủ phát hiện có vi khuẩn lao, do đó phác đồ điều trị viêm tinh hoàn thông thường không thể khỏi được. Bệnh nhân được bác sĩ kê đơn điều trị tại nhà liên tục trong 6 tháng.

Vi khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis) là một loại trực khuẩn gram dương hiếu khí kháng acid. Vi khuẩn tốc độ sinh sản chậm nên biểu hiện lâm sàng rất âm thầm.

Vi khuẩn lao có thể không hoạt động và xâm nhập vào cơ thể người thông qua đường hô hấp (phổ biến nhất) từ giọt bắn của người lao phổi do Mycobacterium tuberculosis; qua đường tiêu hóa và đường tình dục khi phụ nữ oral sex với người đàn ông mắc lao sinh dục (có vi khuẩn lao trong tinh dịch) hoặc lây qua vị trí xây xát đường sinh dục khi một trong hai người mắc lao. Trong đó, lao tinh hoàn - mào tinh hoàn chiếm khoảng 7% bệnh nhân lao nói chung. Các biểu hiện của lao tinh hoàn gồm sưng đau bìu, dày da bìu, tràn dịch màng tinh hoàn, lỗ rò vùng bìu.

Khoảng 10% bệnh nhân nhiễm lao sinh dục có thể bị vô sinh; khoảng 4% đến 9,1% nam giới bị vô sinh không tinh trùng tắc nghẽn do lao. Để phát hiện lao tinh hoàn, bác sĩ soi phết kính hiển vi, nuôi cấy định danh vi khuẩn, xét nghiệm GeneXpert MTB/RIF hoặc chọc sinh thiết lấy tổ chức để xét nghiệm cận lâm sàng.

Khi phát hiện lao tinh hoàn, bệnh nhân phải uống thuốc điều trị. "Nếu lao kháng thuốc, điều trị phức tạp có thể kéo dài đến vài năm", bác sĩ nói. 50-70% ca bệnh lao đa kháng thuốc được điều trị thành công.

Bác sĩ khuyên để phát hiện và điều trị sớm bệnh lý nam khoa, khi có biểu hiện bất thường, nam giới cần vượt qua ngại ngần và thăm khám, để lâu bệnh thành mạn tính, khó chữa, ảnh hưởng khả năng sinh sản.

Lao mào tinh hoàn Ngoài lao phổi vẫn có thể mắc bệnh lao mào tinh hoàn và lao ở các cơ quan khác, tìm hiểu cơ chế dưới đây sẽ giúp ta hiểu. Sự phát tán của vi khuẩn mycobacteria đến các cơ quan khác. Sự lan truyền của vi khuẩn mycobacteria từ nhiễm trùng phổi nguyên phát đến các cơ quan khác có thể xảy ra khi các đại thực bào phế nang bị nhiễm vi khuẩn sau quá trình thực bào. Sự di chuyển của đại thực bào đã hoạt hóa đến mô lympho thứ cấp để trình diện kháng nguyên với tế bào T trợ giúp CD4 có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn mycobacteria lây lan sang các mô khác như gan, hạch bạch huyết, lách, ruột, tủy xương và đường niệu sinh dục.

Bệnh lao tinh hoàn là gì năm 2024
Ở những vật chủ có năng lực miễn dịch, vi khuẩn mycobacteria phổ biến đến các mô khác thường được kiểm soát, tuy nhiên, tinh hoàn là vị trí đặc quyền miễn dịch, nơi các phản ứng miễn dịch tiền viêm bị ức chế và có khả năng vi khuẩn mycobacteria nội bào có thể có lợi thế sống sót trong mô này.

Hình thành u hạt - tinh hoàn Nhiễm khuẩn mycobacteria của đại thực bào trong khoảng kẽ của tinh hoàn dẫn đến hình thành u hạt mà cô lập các đại thực bào bị nhiễm ở trung tâm, được bao quanh bởi các tế bào miễn dịch, chủ yếu là tế bào T trợ giúp CD4 +. Sự kết hợp của các đại thực bào bị nhiễm bệnh để tạo thành các tế bào khổng lồ đại thực bào có bọt được cho là kết quả của việc giải phóng các sản phẩm axit mycolic từ các tế bào bị nhiễm bệnh. Một lớp vỏ bao gồm các sợi collagen được tạo ra bởi các nguyên bào sợi bao quanh các tế bào. Trong tinh hoàn có đặc quyền miễn dịch, các phản ứng miễn dịch Th1 bị ức chế có thể thúc đẩy sự tồn tại của vi khuẩn mycobacteria vì tế bào T CD8 + cũng được yêu cầu để tiêu diệt vi khuẩn nội bào. Việc tuyển dụng đại thực bào và tế bào T dẫn đến sưng tinh hoàn và làm gián đoạn quá trình sản xuất tinh trùng.

.png)

1.Triệu chứng: -đau tinh hoàn -phát hiện khối u mào tinh 2.Chuẩn đoán: -Khám thấy khối u ở mào tinh -Siêu âm màu vùng bìu 2 bên -Xét nghiệm chẩn đoán phân biệt với ung thư tinh hoàn 3.Điều trị: -Khám và loại bỏ ung thư tinh toàn -Phẩu thuật cắt u mào tinh hoàn gởi GPB -Tất cả bệnh nhân được điều trị chống lao bằng rifampicin, isoniazid, pyrazinamide, hoặc ethambutol sau phẫu thuật từ 3–6 tháng. Cân theo dõi kỹ trong quá trình điều trị sẽ không có sự tái phát lao mào tinh hoàn


Các Dịch vụ khác

  • Vô sinh Nam
  • Các bệnh về Tiền liệt tuyến (2023)
  • Nhiễm trùng tiết niệu Nữ tái phát ( không biến chứng)
  • Nguyên nhân hẹp bao quy đầu và điều trị
  • Ung thư tuyến tiền liệt,các nguyên nhân làm tăng PSA
  • Biến chứng phổ biến nhất, tán sỏi thận qua da (PCNL)
  • Hydrocele (tràn dịch tinh mạc)
  • Niệu Quản Lạc Chỗ
  • Đánh giá ung thư TLT trên MRI bằng PI-RADS.(2023)
  • Điều trị Tăng sản lành tính Tuyến Tiền Liệt (BPH). 2022

Nhận thấy tinh hoàn bên phải sưng to, đau nhức, sinh hoạt khó khăn, anh T.H.G. (48 tuổi, Long An) đi khám và phát hiện bị lao phổi.

Bệnh lao tinh hoàn là gì năm 2024

Bác sĩ Trần Huy Phước, khoa Nam học, Trung tâm Tiết niệu – Thận học – Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, cho biết kết quả mẫu xét nghiệm lấy từ đờm và tinh hoàn người bệnh đều cho kết quả dương tính với vi khuẩn lao. Sau khi điều trị bằng kháng sinh bậc cao trong 3 ngày liên tục, sức khỏe người bệnh tiến triển tốt.

Khối áp xe 5cm ở bìu phải

Một tháng trước, anh G. nhận thấy bìu phải đột nhiên sưng đau bất thường. Anh có sử dụng một số loại thuốc thông thường như kháng sinh, kháng viêm nhưng tình trạng giảm không đáng kể. Gần đây, bìu phải anh sưng to hơn, đau nhức nhiều hơn, hạn chế vận động và sinh hoạt nên anh đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM khám.

Tại khoa Nam học, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, bác sĩ Trần Huy Phước cho biết bìu phải người bệnh xuất hiện khối phập phều dạng áp xe kích thước 5×5 cm. Bác sĩ chỉ định người bệnh nhập viện thực hiện phẫu thuật rạch áp xe.

Trước khi thực hiện phẫu thuật, người bệnh được làm xét nghiệm tổng quát tiền phẫu và vô tình phát hiện bất thường trên phim chụp X-quang ngực phổi. Những bất thường này khá đặc trưng cho bệnh lao phổi. Để chắc chắn, bác sĩ cho người bệnh làm xét nghiệm AFB đờm đồng thời tiến hành phẫu thuật rạch áp xe lấy dịch mủ để nhuộm soi tìm vi khuẩn lao.

Tại phòng mổ, bác sĩ dùng dao mổ điện rạch một đường nhỏ, dài khoảng 3cm, tại bìu phải của người bệnh. Từ vết mổ, dung dịch sát khuẩn được bơm vào bên trong khoang bìu để xử lý ổ áp xe, tiêu diệt vi khuẩn lao. Sau 30 phút, ca phẫu thuật kết thúc. Bác sĩ tiên lượng ca mổ tốt.

Từ kết quả xét nghiệm dương tính, bác sĩ đưa ra chẩn đoán người bệnh bị áp xe mào tinh hoàn do lao và lao phổi trên cơ địa suy dinh dưỡng.

Bệnh lao tinh hoàn là gì năm 2024
Bác sĩ Trần Huy Phước thực hiện phẫu thuật xử lý ổ áp xe cho người bệnh. Ảnh: Thắng Vũ

3 ngày sau phẫu thuật, anh G. cảm thấy khỏe hơn. Anh cho biết trước khi phẫu thuật, vị trí bìu sưng to khiến anh không thể ngồi lâu, hạn chế các sinh hoạt cá nhân. “Sau khi bác sĩ điều trị, hai, ba ngày nay, tôi có thể đi đứng thoải mái, có thể tập thể dục mà không thấy đau nữa”, anh G. cho biết.

Suýt cắt một bên tinh hoàn

Anh G. chia sẻ từng đạt huy chương vàng điền kinh cấp tỉnh, đến khi đi làm cũng thường xuyên chơi thể thao nên anh tự tin vào sức khỏe. Do đó, anh chưa từng khám tổng quát, làm xét nghiệm máu, chụp X-quang hay nhập viện điều trị vì bất kỳ lý do gì.

“Từ nhỏ sức khỏe tôi rất tốt. Lần điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là lần đầu tôi nhập viện. Trước đây tôi chưa bao giờ khám tổng quát, cũng chẳng bao giờ chụp X-quang”, anh G. nói.

Anh G. hút thuốc nhiều, mỗi ngày hút một gói, liên tục gần 20 năm, mới chỉ bỏ một tháng gần đây. Trước đó, anh từng bị COVID-19 nên dễ hụt hơn, nhất là khi vận động cường độ cao. Sau một thời gian tập luyện nhẹ nhàng, thể lực của anh phần nào bình phục.

Gần đây anh G. thỉnh thoảng có ho khan, sụt cân nhanh, từ 60kg xuống còn 48kg, dù ăn uống bình thường. Vợ anh nhiều lần khuyên anh đến bệnh viện khám nhưng anh nhất quyết không chịu. Đến khi tinh hoàn sưng đau, ảnh hưởng đến sinh hoạt, anh mới đồng ý đến bệnh viện. “Vợ tôi thấy tôi hay ho, lo lắm, bắt đi bệnh viện khám suốt nhưng tính tôi bướng, không chịu đi”, anh G. chia sẻ.

Bệnh lao tinh hoàn là gì năm 2024
Bác sĩ Phước thăm hỏi người bệnh sau ca phẫu thuật. Ảnh: Thắng Vũ

Bác sĩ Phước cho biết từ hình ảnh X-quang có thể thấy phổi người bệnh có hiện tượng xơ hóa và dày dính màng phổi. Bác sĩ nhận định người bệnh đã mắc bệnh lao nhiều năm mà không có triệu chứng đặc hiệu nên không đi khám, điều trị sớm.

Thời điểm phẫu thuật, toàn bộ mào tinh hoàn và một phần nhỏ tinh hoàn đã bị vi khuẩn lao tấn công. Nếu tiếp tục không điều trị, vi khuẩn lao có thể xâm nhiễm toàn bộ tinh hoàn, gây hoại tử. Lúc này, nguy cơ phải cắt bỏ hoàn toàn tinh hoàn bên phải và có thể lan sang bên còn lại, ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng và khả năng sinh sản của người bệnh.

Bác sĩ Phước cho biết vi khuẩn lao xâm nhiễm mào tinh hoàn là trường hợp lao ngoài phổi hiếm gặp, chỉ khoảng 3% tổng số ca lao. Bệnh không có triệu chứng đặc hiệu nên khó phát hiện nhưng tiềm ẩn nguy cơ gây vô sinh. Do đó, nam giới nên chủ động khám sức khỏe định kỳ, tầm soát lao khi có biểu hiện ho khan, khó thở, sụt cân bất thường, tránh nguy cơ bệnh xâm nhiễm đến các cơ quan khác.

Khi có các dấu hiệu bất thường ở cơ quan sinh dục, nam giới nên ngay lập tức tới cơ sở uy tín để khám và điều trị, tránh những biến chứng không mong muốn. Ngoài ra, nam giới nên chủ động xây dựng lối sống lành mạnh, ăn uống đủ chất, tập thể dục thể thao điều độ nhằm tăng cường sức đề kháng.

Tinh hoàn to bao nhiêu là bình thường?

Tinh hoàn bình thường: Tinh hoàn bình thường có chiều dài trung bình khoảng 4,5 cm, dày 2,5 cm và rộng 3 cm, thể tích trung bình khoảng 15- 25 ml. Tinh hoàn nhỏ: Tinh hoàn được xác định là nhỏ khi chiều dài dưới 3,5cm. Đa phần ở tình trạng này sẽ không ảnh hưởng quá nhiều tới sức khỏe của nam giới.

Viêm tinh hoàn có triệu chứng gì?

Các triệu chứng và dấu hiệu của viêm tinh hoàn Cùng với đau và sưng tinh hoàn, và các triệu chứng toàn thân có thể xuất hiện, như sốt khó chịu, sốt, buồn nôn, nhức đầu, và đau cơ. Khám tinh hoàn phát hiện tình trạng sưng đau, tăng kích thước, tinh hoàn trở lên cứng và phù nề và sung huyết của da bìu.

Bệnh lao sinh dục là gì?

Lao hệ tiết niệu - sinh dục hay gọi tắt là lao niệu sinh dục là bệnh lao ngoài phổi. Vi khuẩn gây bệnh lao niệu sinh dục chính là vi khuẩn từ tổn thương sơ nhiễm gây lao phổi; chúng đi theo đường máu và đường bạch huyết làm tổn thương đến các cơ quan khác trong cơ thể.

Lao thận là bệnh gì?

Lao thận là một dạng bệnh do vi khuẩn lao gây ra và hầu hết các trường hợp mắc bệnh là do tình trạng lây nhiễm từ lao phổi. Vi khuẩn lao có khả năng di chuyển từ phổi đến các vùng cơ quan khác nhau trong cơ thể để xâm nhập và gây tổn thương, thận cũng không phải ngoại lệ.