Bị covid bao lâu thì tắm được

Chào bạn! Trong giai đoạn phát bệnh, nhiều người theo kinh nghiệm dân gian, hoặc truyền miệng rằng không nên tắm gội, vệ sinh thân thể vì nhiều lý do: bệnh nặng hơn, nước lạnh làm cơ thể yếu hơn, trúng “phong hàn”, cơ thể đang bệnh dễ cảm nhiễm ngoại tà… Rất nhiều lý do đưa ra để biện dẫn cho việc kiêng tắm gội, vệ sinh thân thể.

Bị covid bao lâu thì tắm được

Vệ sinh trong ăn uống và vệ sinh thân thể có thể giúp người bệnh mau hồi phục

Shutterstock

Tuy nhiên, quan niệm trên có phần chưa phù hợp cả về khoa học và lý luận y học cổ truyền.

Trong giai đoạn bệnh toàn phát, người bệnh cần phải chú trọng chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống dinh dưỡng và vệ sinh, không vận động quá mạnh, để có thời gian dưỡng bệnh và phục hồi.

\n

Ngoài ra, người bệnh cần phải chú trọng vấn đề vệ sinh thân thể như có thể vệ sinh thân thể với nước ấm, không tắm gội với nước lạnh, tránh tắm bồn trong thời gian đang bệnh (tránh ngâm toàn thân trong bồn tắm), gội đầu cũng nên với nước ấm, sau tắm gội nên lau khô thân thể và tóc bằng khăn bông, tránh dùng quạt để phòng ngừa cảm nhiễm phong hàn (gió lạnh), thời gian tắm gội không nên quá lâu (có thể chia tắm và gội vào thời gian riêng), tránh tắm gội vào buổi tối đêm.

Người bệnh cũng nên uống một ly nước ấm trước khi tắm gội để đảm bảo cơ thể không mất nước khi tắm gội với nước ấm nóng.

Người bệnh cần nhớ, vệ sinh trong ăn uống và vệ sinh thân thể có thể giúp bệnh mau hồi phục, tránh “rước” thêm bệnh vì kiêng khem thái quá.

BS Nguyễn Xuân Ninh, Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park cho biết: Quan niệm không tắm gội vì các triệu chứng COVID-19 sẽ nặng lên là không có cơ sở. Không vệ sinh sạch sẽ còn khiến bạn dễ nhiễm thêm những tác nhân gây bệnh khác.

Lưu ý: Người bệnh không nên tắm lúc đang mệt, chỉ tắm khi bản thân thấy đủ sức khỏe. Không gội đầu vào thời gian quá muộn, không nên gội và tắm cùng lúc. Chỉ nên dùng nước ấm vừa phải (36-37 độ) chứ không dùng nước quá nóng/ quá lạnh.

Với trường hợp nhiều người muốn xông chanh sả gừng cho bản thân hoặc cho con nhỏ với mục đích điều trị COVID, GS.TS.BS Phạm Nhật An, Giám đốc Trung tâm Nhi, bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City cho biết có thể sử dụng các biện pháp này để giảm triệu chứng chứ không thể diệt virus COVID.

Các bác sĩ khuyến cáo không nên lạm dụng xông lá, đánh gió nhằm mục đích ra nhiều mồ hôi để hạ sốt, thông mũi. Xông hơi, đánh gió có thể giúp bạn cảm thấy dễ chịu nhưng không giúp tiêu diệt được virus COVID-19. Nếu bạn làm liên tục và nhiều lần còn làm cơ thể mất nước, mất điện giải khiến bạn mệt mỏi hơn và có thể tổn thương niêm mạc đường hô hấp – yếu tố thuận lợi gây bội nhiễm vi khuẩn giai đoạn sau.

Vì thế, thông tin tắm gội sẽ khiến bệnh nhân trở nặng là hoàn toàn không chính xác. Trong thời gian điều trị bạn nên chú ý ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ để bệnh nhanh chóng thuyên giảm.

gây mất khí, ngoại tà dễ xâm nhập... Nhiều tấm gương về việc tắm gây cảm hàn, tử vong. Từ đó sinh ra quan niệm "người ốm phải kiêng nước" còn tồn tại dai dẳng tới nay.

 Điều đó cũng có cơ sở khoa học là trước đây chưa có điều kiện phòng vệ sinh sạch sẽ kín gió như bây giờ, nên người ốm mà tắm là rất nguy hiểm. Một số người quá suy kiệt, chức năng tim phổi quá kém, khi tắm nóng hoặc lạnh có thể gây nên giãn mạch hoặc co mạch toàn thân, gây tăng hoặc giảm huyết áp đột ngột, có thể làm nặng thêm bệnh, thậm chí là tử vong. Vì thế khi đang mắc bệnh không nên tắm nước quá lạnh để "rèn luyện cơ thể", hoặc tắm quá nóng để "diệt mầm bệnh". Rất nguy hiểm.

Bị covid bao lâu thì tắm được

Người bệnh COVID-19 tắm như thế nào?

Thật ra y học hiện đại không kiêng tắm. Nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh nhân trước mổ cần được tắm và sát trùng toàn thân sẽ giảm nhiễm trùng vết mổ. Bệnh nhân nằm trong phòng hồi sức nếu được lau rửa toàn thân bằng dung dịch sát khuẩn, thay quần áo, thay dra0 (ga giường) thường xuyên sẽ giảm nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện, giảm số ngày này phòng ICU. 

Tắm gội đầu giúp giải phóng các tế bào da chết (ghét), làm thông thoáng da, cải thiện bài tiết của tuyến mồ hôi, cải thiện lưu thông máu, giảm sưng đau khớp, cải thiện tinh thần, cải thiện giấc ngủ. Ở nhiều bệnh viện khoa ICU vẫn thường xuyên tắm khô và gội đầu cho người bệnh nằm lâu.

Đế tránh biến chứng, người đang suy kiệt nặng, huyết áp thấp, người đang tiêm truyền, người có vết mổ, người suy tim gan thận nặng không được tắm. Khi tắm cần tắm bằng nước ấm 30 – 35 độ C, tắm nhanh trong khoảng 5 -10 phút, nơi kín gió, sau tắm lau khô người và mặc quần áo, sấy tóc khô.

Với người mắc COVID-19 theo tôi nên tắm cách ngày 1 lần, tắm nhanh, tận dụng nồi lá xông, xông xong rồi tắm nhanh trong 5 – 10 phút, lau khô người, sẽ thấy rất sảng khoái, giúp hạ sốt, thông thoáng mặt da, ngủ ngon, mau khỏe.

2. Xông hơi

Kinh nghiệm dân gian từ lâu vẫn chữa cảm mạo bằng biện pháp xông hơi. Điều đó bắt nguồn từ y học cổ truyền cho rằng cảm mạo là do ngoại tà xâm nhập từ bên ngoài vào, nên cần làm cho ra mồ hôi để loại trừ tà khí ra bên ngoài. Cái này y học cổ truyền gọi là biện pháp phát hãn, giải biểu. Người bệnh sẽ uống các thuốc có nhiều tinh dầu, uống thuốc nóng ấm, xông, để cho ra mồ hôi.

Theo y học hiện đại, các biện pháp xông hơi có tác dụng làm thông thoáng đường hô hấp, tinh dầu gây cảm giác thư giãn, nâng cao hệ miễn dịch, giúp người cảm cúm mau khỏi bệnh.

Bị covid bao lâu thì tắm được

Tuy nhiên cũng theo y học cổ truyền, khi cảm mạo để lâu ngày, tác nhân gây bệnh không còn ở bên ngoài nữa mà đã đi sâu vào phần máu, phần nội tạng, thì lúc này không được phát hãn giải biểu nữa, vì sẽ làm tiêu hao chính khí trong cơ thể, cơ thể sẽ suy yếu không chống đỡ được bệnh. Lúc này cần phải thanh nhiệt, bổ khí, bổ huyết…

Như vậy chúng ta thấy ngay y học cổ truyền cũng không dùng xông hơi tràn lan khi bị cảm cúm, huống chi chúng ta đã biết khi mắc COVID-19 là virus SARS-CoV-2 đã chui vào trong tế bào niêm mạc hô hấp rồi lan đi khắp cơ thể, đâu còn ở trên bề mặt mũi họng nữa. Vậy thì có xông thế hay xông nữa thì cũng không được diệt được virus.

Xông hơi quá nhiều lần gây mất mồ hôi, mất các chất muối trong cơ thể, làm rối loạn chuyển hóa, cơ thể càng yếu hơn. Xông hơi nhiều lần, súc họng nước muối nhiều lần làm tổn thương niêm mạc hô hấp, dễ gây bội nhiễm thêm các bệnh hô hấp khác.

Vì vậy, khi mắc COVID-19 có thể xông mũi họng ngày 1 lần, giúp cho hệ hô hấp thông thoáng, tinh thần thư giãn, mau lành bệnh. Hoặc xông phòng ở để phòng thông thoáng, dễ chịu. Nhưng nhắc lại: Biện pháp này không diệt virus, vì vậy không nên điên cuồng xông hơi, súc họng ngày nhiều lần để diệt virus. Không ích gì đâu, mà lại càng có hại. Không xông quá nóng hoặc xông quá lâu gây tổn thương niêm mạc hô hấp, gây hại nhiều hơn. Mỗi lần xông nên chỉ từ 10 – 15 phút là đủ.

- Công thức nồi lá xông gồm: Các cây lá tự nhiên có tinh dầu như vỏ bưởi, lá bưởi, lá tre, hương nhu, tía tô, sả, gừng tươi… Một số vùng linh hoạt dùng cả các lá khác có tinh dầu như cúc tần, bạch đàn, tràm…

- Không tắm nhiều lần trong ngày vì cũng chẳng làm khỏe hơn mà còn gây hại.

- Người suy nhược nặng, người huyết áp thấp, đang mắc các bệnh tim gan thận nặng không nên tắm mà dùng biện pháp tắm khô như: Lau người nhanh rồi thay quần áo.