Bộ xử lý 32 bit là gì

Nếu như bạn đang sử dụng máy tính thì chắc hẳn đã nghe qua cụm từ “32bit và 64bit ” rồi đúng không?

Nhưng bạn đã biết nó khác nhau như thế nào chưa? Hãy cùng blogchiasekienthuc.com khám phá và tìm hiểu sâu hơn về Windows 32bit và 64 bit nhé.

Bên trong CPU có một bộ phận gọi là các thanh ghi (register), các thanh này có nhiệm vụ chứa các dữ liệu mà CPU cần để xử lý (kết quả của các phép toán logic, địa chỉ 1 ô nhớ, …).

CPU 32-bit nghĩa là độ rộng của các thanh ghi bên trong CPU là 32-bit, tương tự CPU 64-bit nghĩa là độ rộng của các thanh ghi bên trong CPU là 64-bit

Bộ xử lý 32 bit là gì
Windows 32 va 64bit

Mục Lục Nội Dung

  • I. Điểm khác nhau giữa Windows 32bit và Windows 64bit
    • #1. Windows 32-bit (x86)
    • #2. Windows 64-bit (x64)
  • II. Ưu điểm nổi trội của Windows 64bit so với Windows 32bit
  • III. Nhược điểm khi sử dụng Windows 64-bit (x64)
  • IV. Một số lưu ý khi sử dụng phiên bản 64bit
  • IV. Hướng dẫn cách xem máy tính đang chạy Win 32bit hay 64bit
  • V. Máy tính của bạn có sử dụng được Windows 64bit không?
  • VI. Nên lựa chọn Windows 32bit hay 64bit?
  • VII. Lời Kết

I. Điểm khác nhau giữa Windows 32bit và Windows 64bit

Đọc thêm:

  • Máy tính không nhận đủ RAM? Tại sao lại như thế?
  • Cách kiểm tra Office là phiên bản 32bit hay 64bit cực dễ
  • Cách kiểm tra phần mềm là 32-bit hay 64-bit trên Windows

#1. Windows 32-bit (x86)

+ Phiên bản 32bit chỉ có thể nhận được RAM (Random Access Memory – bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên) tối đa là 3.4GB.

+ Trong quá trình sử dụng máy tính, nếu bạn sử dụng vượt quá dung lượng RAM hiện tại thì hệ thống sẽ tự động chuyển sang sử dụng bộ nhớ ảo hay là dung lượng ổ cứng còn dư để lưu trữ tạm thời.

+ Ở phiên bản Windows 32bit, máy tính chỉ cung cấp tối đa cho mỗi ứng dụng là 2GB RAM.

#2. Windows 64-bit (x64)

+ Khác với phiên bản 32bit, phiên bản 64bit có thể nhận và quản lý được rất nhiều RAM (> 17 tỷ GB RAM). Chính vì thế nếu máy tính của bạn có cấu hình mạnh thì Win 64bit sẽ đáp ứng được mọi nhu cầu của bạn.

+ Ở phiên bản Windows 64bit, máy tính chỉ cung cấp tối đa cho mỗi ứng dụng là 8000GB (8TB) RAM.

II. Ưu điểm nổi trội của Windows 64bit so với Windows 32bit

+ Quản lý bộ nhớ tốt hơn: Sử dụng được nhiều Ram, bạn có thể tận dụng được tối đa RAM trên máy tính của mình, nếu như máy tính của bạn có 6GB Ram thì phiên bản 64bit sẽ sử dụng được hết 6GB ram đó. Còn với bản Windows 32bit thì bạn chỉ nhận được tối đa là 3.4GB mà thôi.

+ Nâng cao năng suất làm việc: Việc tận dụng được hết RAM là một thế mạnh của bản 64bit, chính vì thế mà máy tính của bạn chắc chắn sẽ xử lý nhanh hơn và không có tình trạng chậm, lag vì thiếu RAM (trong trường hợp máy tính bạn đang dùng nhiều RAM nhé).

+ Khả năng phân phối RAM cho từng ứng dụng tốt hơn: Như đã nói ở trên Win x86 chỉ cung cấp tối đa cho mỗi ứng dụng là 2GB Ram chính vì thế mà khi bạn sử dụng các ứng dụng nặng như thiết kế đồ họa, làm video, sử dụng thiết kết mô hình 3D… thì sẽ không đáp ứng được và gây treo máy.

Nhưng với phiên bản x64 thì lại khác, nó hỗ trợ lên đến 8TB cho mỗi ứng dụng, với mức đó là quá thừa thãi đối với các ứng dụng ở thời điểm hiện tại.

+ Tính bảo mật cao hơn: Dựa vào những tính năng như Kernel Patch Protection hỗ trợ bảo vệ phần cứng và thực hiện sao lưu dữ liệu, loại bỏ các trình điều khiển của hệ thống 16-bit có sẵn.

III. Nhược điểm khi sử dụng Windows 64-bit (x64)

Nhược điểm duy nhất của Windows 64bit là không chạy được trên các máy tính không hỗ trợ và những máy tính không đủ cấu hình để chạy mà thôi 🙂

IV. Một số lưu ý khi sử dụng phiên bản 64bit

+) Nhiều bạn có hỏi mình là làm thế nào để nâng cấp từ Win 32bit lên Windows 64bit?

Thì mình cũng trả lời luôn là bạn không thể nâng cấp từ Windows 32bit lên bản 64bit được, muốn nâng cấp chỉ còn cách là cài lại hệ điều hành Windows thôi nhé.

+) Phải sử dụng tất cả các ứng dụng, phần mềm dành riêng cho hệ điều hành 64-bit, như các chương trình, drivers… để máy nhận ra rằng bạn đang xài hệ thống 64-bit. Một số phần mềm 32bit vẫn có thể chạy được trên 64bit.

+) Không phải bất kỳ phần mềm nào cũng đều hoại động tốt trên 64-bit. Chính vì thế mà bạn sẽ thấy 2 thư mục C:\Program Files(32) để cài đặt các ứng dụng 32-bit và Program Files (64) để cài đặt các ứng dụng 64-bit trên hệ điều hành Windows 64-bit.

+) Bất kì hệ điều hành 64 bit nào cũng sẽ chiếm dụng nhiều bộ nhớ hơn so với hệ điều hành 32 bit tương ứng. Đây là do đặc thù của mã 64 bit , mã này sử dụng những cấu trúc bên trong lớn hơn nên sẽ chiếm dụng nhiều vùng trống hơn, cả trên RAM và ổ cứng.

IV. Hướng dẫn cách xem máy tính đang chạy Win 32bit hay 64bit

Thực hiện:

Để xem bạn đang sử dụng phiên bản 32bit hay 64bit thì các bạn làm như sau: Nhấn chuột phải vào Computer (This PC) trên Desktop => chọn Properties.

Tại phần System type chính là phiên bản bạn đang sử dụng.

Bộ xử lý 32 bit là gì

V. Máy tính của bạn có sử dụng được Windows 64bit không?

Không phải máy tính nào cũng có thể chạy tốt được bản 64bit, ngoài cấu hình ra bạn cần chú ý xem hãng sản xuất đó có hỗ trợ cho phiên bản 64bit không đã nhé. Để làm được việc này bạn cần tải phần mềm CPU Z để xem.

Tại giao diện chính bạn để ý tại phần Instructions có hỗ trợ EM64T không nhé. Nếu không có tức là máy tính bạn không hỗ trợ phiên bản 64bit đâu.

Bộ xử lý 32 bit là gì

VI. Nên lựa chọn Windows 32bit hay 64bit?

+) Nếu như công việc của bạn là thiết kế, lập trình đồ họa…và máy tính có cấu hình mạnh thì hãy nên sử dụng Windows 64bit.

+) Mặc dù phiên bản 64-bit tốt hơn nhưng nếu vi xử lý (CPU) của máy tính không hỗ trợ hoặc cấu hình máy tính không đáp ứng được thì nên sử dụng phiên bản Windows 32bit cho nhẹ nhàng hơn.

Xem thêm:

  • Cách chọn bản Windows phù hợp với cấu hình máy tính
  • [TUT] Làm thế nào để máy tính luôn hoạt động tốt?

NOTE:
Những máy tính mới (Laptop & PC) được sản xuất từ năm 2018 trở lại đây đã rất mạnh rồi, vậy nên đa số đều có thể sử dụng được Windows 64bit, và thực tế là Windows 64bit ở thời điểm hiện tại đã phổ biến hơn Windows 32bit rồi nha các bạn.

VII. Lời Kết

Như vậy là mình đã trình bày hết những ưu, nhược điểm của Windows 32bit và 64bit rồi nhé. Sau khi đọc xong bài này mình tin rằng các bạn đã hiểu ra được nhiều điều về khái niệm 32bit và 64bit rồi đúng không?

Hi vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn trong việc lựa chọn phiên bản Windows để sử dụng phù hợp với công việc của mình !

Kiên Nguyễn – Blogchiasekienthuc.com

Bài viết đạt: 4.6/5 sao - (Có 114 lượt đánh giá)

Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Hệ thống 32

Hệ thống xử lý 32 bit là gì ? Trong các hệ thống máy tính, 32 bit dùng để chỉ một phần các bit có thể được truyền tải hoặc xử lý song song. Nói cách khác, 32 bit là số bit tạo thành một thành phần dữ liệu. Một thanh ghi 32 bit có thể lưu trữ 232 hoặc 4.294.967.296 giá trị khác nhau.

32

Hệ điều hành 64 bit có thể làm việc với bộ nhớ RAM có dung lượng trên 3,2GB (cũng có thể thấp hơn) đến 128GB, trong khi phiên bản 32-bit chỉ có thể nhận được bộ nhớ RAM tối đa 3,2GB mà thôi.

Bộ vi xử lý 32

Một hệ thống 32-bit chỉ có thể sử dụng tối đa 3,56 gigabyte bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên (được gọi RAM hoặc bộ nhớ). Trong khi đó, một hệ thống 64-bit có thể sử dụng nhiều bộ nhớ hơn khiến nó nhanh hơn đáng kể. Bộ xử lý 32-bit là bộ xử lý chính được sử dụng trong tất cả các máy tính cho đến đầu những năm 1990.

Khi nào chọn 32bit hay 64bit?

Nếu máy tính của bạn có RAM nhỏ hơn 4 GB thì bạn nên cài Windows 32-bit (x86), còn nếu RAM của máy tính lớn hơn 4 GB thì bạn nên cài đặt phiên bản 64-bit (x64) để tối ưu hiệu suất của máy tính.