Cá mập sống ở nước ngọt hay nước mặn

Petroom » Tin Pet » Cá mập cảnh – Phân loại cá mập cảnh nước mặn và nước ngọt

Cá mập từ lâu luôn được gắn liền với hình ảnh về sự mạnh mẽ, là chúa tể của đại dương. Do đó nhiều người có sở thích nuôi cá mập cảnh như một biểu tượng để thể hiện sự tài giỏi và bản lĩnh. Tuy nhiên, việc sở hữu cũng như hiểu về các loài cá mập cảnh hiện nay là khá khó khăn với người mới bắt đầu bởi không thực sự có nhiều người chơi được dòng cá này và các thông tin đều khá không đầy đủ. Vậy nếu bạn đang tìm hiểu về các loài cá mập cảnh tại Việt Nam, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay tại bài viết này.

Cá mập sống ở nước ngọt hay nước mặn
Cá mập cảnh – thú chơi lạ mà sang

Cá mập cảnh khi lần đầu xuất hiện đã thu hút rất nhiều sự chú ý bởi sự khác biệt, vượt xa so với những loài cá cảnh khác trên thị trường lúc bấy giờ. Trước đây thì các dòng cá mập cảnh trên thị trường gần như không có nhiều, tuy nhiên với sự quan tâm lớn từ những người chơi cá cảnh thì các loài gần như đều đã được nhập về nước và kinh doanh. Những loài cá mập cảnh tại nước ta hiện tại có thể chia làm 2 nhóm chính, bao gồm:

1. Cá mập cảnh nước mặn:

Cá mập cảnh nước mặn luôn là những loài cá cảnh đắt bậc nhất trên thị trường hiện nay bởi sự đắt đỏ. Bên cạnh đó thì việc thiết lập được một môi trường nuôi và duy trì môi trường đúng là một việc làm vô cùng khó khăn và tốn kém. Tuy vậy, thú chơi cá mập nước cảnh nước mặn luôn được nhiều người yêu thích như một cách để thể hiện khả năng kinh tế và bản lĩnh. Do có mức giá đắt đỏ và tương đối khó nuôi và chăm nên số lượng cá mập cảnh nước mặn ở nước ta cũng khá ít. 

Cá mập sống ở nước ngọt hay nước mặn
Cá mập vi đen

Số lượng loài cá mập cảnh phổ biến hiện nay cũng chỉ có 2 loài chính là cá mập cảnh vi trắng và cá mập cảnh vi đen. Đây đều là 2 loài cá mập nguyên thủy được bắt từ các vùng biển về và bản tính hung dữ còn khá là cao, chính điều này cũng khiến những người muốn sở hữu chúng phải e dè. Cá mập vi trắng là loài phổ biến hơn cả bởi mức giá dễ tiếp cận hơn. Tuy vậy, cá mập vi đen luôn được các “dân chơi” đánh giá cao hơn bởi ngoại hình đẹp mắt và khi trưởng thành có dáng dấp y hệt những con cá mập lớn ngoài biển khơi.

2. Cá mập cảnh nước ngọt

Cá mập cảnh nước ngọt là sự lựa chọn phổ biến của nhiều người để thỏa mãn đam mê của mình, tuy nhiên trên thực tế thì chúng là chẳng có liên hệ gì mấy với các loài cá mập thực thụ cả. Bản thân các loài cá mập cảnh nước ngọt hiện nay đều là các loài cá thuộc họ cá trê, cá tra. Ngoại hình của các loài cá mập cảnh nước ngọt tương đối đa dạng và độc đáo để người chơi lựa chọn. Chúng đều có đặc điểm chung là có phần vây lưng dài dựng đứng như cá mập nước mặn và phần vây đuôi hình cánh cung. Hơn nước những loài cá này khi đạt kích thước trưởng thành tối đa khá lớn, có thể lên tới 100cm khiến rất nhiều người lựa chọn dòng cá này để nuôi thay cho những dòng cá mập cảnh nước mặn đắt đỏ, khó chiều. 

Cá mập sống ở nước ngọt hay nước mặn
Cá mập cảnh nước ngọt trắng

 Có 4 loại cá mập cảnh nước ngọt phổ biến trên thị trường hiện nay và chắc chắn sẽ có nhiều loài hơn trong tương lai bởi nhu cầu thị trường là khá lớn. Phổ biến nhất trong cá 4 loài có thể nhắc đến Sutchi catfish hay chính là giống cá tra mà bạn thường thấy ngoài chợ. Tuy nhiên khác với cá tra ngoài chợ thì Sutchi catfish có kích thước gọn hơn và phần vây dựng cao dũng mãnh. Dễ nuôi dễ chăm chính là ưu điểm của dòng cá này khiến chúng trở nên khá phổ biến. 

Sau khi Sutchi catfish khá phổ biến thì xuất hiện thêm loài shark Albino hay còn gọi là cá tra trắng hay cá tra bạch tạng. Đây là một loài được lai tạo đột biến từ nước ngoài thu hút rất nhiều sự chú ý của cộng đồng. Đúng như tên gọi thì loài này có ngoại hình trắng toàn bộ khá đẹp mắt, chúng cũng rất được ưa chuộng bên cạnh dòng cá nguyên thủy. Ngoài ra thì còn 2 loài nữa là Spot Pangasius và Paroon Shark (cá vồ cờ). Hai loại này đều thuộc họ cá tra và cũng tương đối dễ nuôi. Sau khi ra mắt thì 2 loại cá này cũng được khá nhiều người quan tâm tới.

Cá mập cảnh nuôi chung với cá gì?

Cá mập cảnh nước mặn về cơ bản là một loài cá khá hung hăng và chúng có thể tấn công các loài cá khá trong hồ, do đó về cơ bản thì bạn không nên nuôi loài nào chung vơi chúng cả. Tuy nhiên, cá mập cảnh nước mặn có phần miệng khá bé, nhất là khi chưa trưởng thành nên bạn có thể nuôi chúng với những loài cá lớn hơn so với miệng cá. Ban đầu thì cá mập cảnh nước mặn có thể sẽ đuổi đánh những con cá mới thả vào nhưng sau đó thì chuyện này sẽ không tiếp diễn và chúng có thể sống cùng với nhau. Tuy nhiên, với bản năng nhảy cảm với máu, nếu những con cá nuôi cùng bị thương thì chúng sẽ lại quay đến và tấn công.

Cá mập sống ở nước ngọt hay nước mặn
Nuôi với những con cá mập cùng loài cũng là lựa chọn của nhiều người

Với cá mập cảnh nước ngọt thì việc lựa chọn cá nuôi cùng cũng khá tương tự, bạn không nên chọn những loại cá quá nhỏ như cá bảy màu để nuôi cùng vì cá mập cảnh nước ngọt cơ bản là loài ăn tạp và chúng có thể ăn mất cá loài cá bé. Tuy nhiên chỉ cần chọn một vài loài cá to hơn là chúng có thể chung sống và không gặp nhiều vấn đề. 

Nhìn chung, cá mập cảnh là một loài ngoại hình đẹp mắt và có nhiều lựa chọn cho người chơi ở mọi phân khúc. Tuy nhiên, việc nuôi cá cần đòi hỏi nhiều kỹ năng và thời gian của bạn để có thể chăm sóc được cho chúng. 

Trên đây là những thông tin về cá mập cảnh hy vọng đã cung cấp cho bạn đủ thông tin để có cái nhìn rõ hơn về loài cá này. Nếu bạn có quan tâm đến các loại thức ăn cũng như phụ kiện chó mèo thì hãy truy cập ngay trang chủ của Pet Master tại địa chỉ Petroom để được tham khảo các sản phẩm tốt nhất dành cho thú cưng của mình. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành cùng các sản phẩm đa dạng, chất lượng, chúng tôi chắc chắn sẽ mang đến trải nghiệm dịch vụ cũng như chất lượng sản phẩm tốt nhất dành cho thú cưng của bạn.