Các dạng baif tập chương cacbon hóa 11 năm 2024

Nội dung tài liệu hiển thị trên website được làm mờ, vui lòng tải xuống để được đọc nội dung chất lượng cao, rõ nét

Loại tài liệu: Tài liệu khácTác giả: Đang cập nhậtSố trang: 5 trangDung lượng: 734,066 KBLoại file: PDF

Tài liệu tương tự có thể giúp ích cho bạn:

Nếu bạn KHÔNG XEM hoặc KHÔNG DOWNLOAD được tài liệu thì vui lòng liên hệ với chúng tôi để khắc phục!

Download file đọc thử (Đăng ký GÓI để download đầy đủ)

Đăng ký GÓI

Chia sẻ tài liệu tham khảo Chuyên đề Cacbon silic hóa học 11. Tài liệu bao gồm tóm tắt lý thuyết, một số công thức để giải bài tập. Và kèm theo một số gợi ý phương pháp giải bài tập chương cacbon silic

Các dạng baif tập chương cacbon hóa 11 năm 2024

Tóm tắt lý thuyết cacbon – silic

1. Vị trí: Trong bảng tuần hoàn cacbon ở ô thứ 6, nhóm IVA, chu kì 2. Cấu hình electron : 1s22s22p2

2. Tính chất vật lý: Cacbon tạo thành một số dạng thù hình: kim cương, than chì, fuleren, cacbon vô định hình. Các dạng này khác nhau về tính chất vật lí do khác nhau về cấu trúc tinh thể và khả năng liên kết nên ứng dụng cũng khác nhau.

3. Tính chất hóa học: Cacbon vừa có tính oxi hóa yếu (tác dụng với hidro, kim loại Ca, Al…); vừa có tính khử (tác dụng với oxi, một số oxit kim loại HNO3,..)

4. Ứng dụng:

– Kim cương được dùng để đồ trang sức, chế tạo mũi khoan, dao cắt thủy tinh, bột mài,…

– Than chỉ được dùng làm các điện cực, làm nồi để nấu chảy các hợp kim chịu nhiệt, chế tạo chất bôi trơn, bút chì đen,…

– Than cốc được dùng làm chất khử trong luyện kim. Than gỗ dùng để chế tạo thuốc nổ đen, thuốc pháo,…

– Than hoạt tính có khả năng hấp phụ mạnh được dùng làm mặt nạ phòng độc và công nghiệp hóa chất,…

5. Viết các phương trình hóa học minh họa cho tính chất hóa học của cacbon, CO, CO2, muối cacbonat. Giải được bài tập: tính thành phần % muối cacbonat trong hỗn hợp: tính % khối lượng oxit trong hỗn hợp phản ứng với CO: tính % thể tích CO và CO2 trong hỗn hợp khí.

Bài tập trắc nghiệm bài cacbon có đáp án gồm 16 câu trắc nghiệm được viết dưới dạng file word gồm 2 trang. Các...

Các dạng baif tập chương cacbon hóa 11 năm 2024

Bài Tập Trắc Nghiệm Hợp Chất Của Cacbon Có Đáp Án

Thuvienhoclieu.com - 07-08-2019

Bài tập trắc nghiệm hợp chất của cacbon có đáp án gồm 66 câu trắc nghiệm được viết dưới dạng file word gồm 9...

Các dạng baif tập chương cacbon hóa 11 năm 2024

Bài Tập Trắc Nghiệm Silic Và Hợp Chất Của Silic Có Đáp Án

Thuvienhoclieu.com - 08-08-2019

Bài tập trắc nghiệm silic và hợp chất của silic có đáp án gồm 20 câu trắc nghiệm được viết dưới dạng file word...

Các dạng baif tập chương cacbon hóa 11 năm 2024

Trắc Nghiệm Luyện Tập Tính Chất Của Cacbon Silic Và Hợp Chất Có Đáp...

Thuvienhoclieu.com - 08-08-2019

Trắc nghiệm luyện tập tính chất của cacbon silic và hợp chất có đáp án gồm 110 câu trắc nghiệm được viết dưới dạng...

Các dạng baif tập chương cacbon hóa 11 năm 2024

Chuyên Đề Nhóm Cacbon-Silic Hóa 11 Có Lời Giải

Thuvienhoclieu.com - 05-06-2020

Chuyên đề nhóm cacbon-silic Hóa 11 có lời giải rất hay được soạn dưới dạng file word và PDF gồm 22 trang. Các bạn...

Các dạng baif tập chương cacbon hóa 11 năm 2024

Lý Thuyết Và Trắc Nghiệm Chương Cacbon-Silic Hóa 11 Có Lời Giải Chi Tiết...

Thuvienhoclieu.com - 12-10-2021

Lý thuyết và trắc nghiệm chương Cacbon-Silic Hóa 11 có lời giải và đáp án rất hay được soạn dưới dạng file word và...

Ví dụ 1: Một trong những nguyên nhân gây tử vong trong nhiều vụ cháy là do nhiễm độc khí X. Khi vào cơ thể, khí X kết hợp với hemoglobin, làm giảm khả năng vận chuyển oxi của máu. Khí X là

  1. NH3
  1. N2
  1. CO
  1. H2

Hướng dẫn giải chi tiết:

Khí X là khí CO

Đáp án C

Ví dụ 2: Đá khô hay còn gọi là nước đá khô, đá khói, băng khô hay băng khói. Đá khô thường được dùng để bảo quản thực phẩm dễ hỏng, bảo quản chế phẩm sinh học, hoặc dùng làm sương mù trong các hiệu ứng đặc biệt... Vậy đá khô là dạng rắn của chất nào sau đây?

  1. O2
  1. H2O
  1. N2
  1. CO2

Hướng dẫn giải chi tiết:

CO2 ở trạng thái rắn được gọi là đá khô

Đáp án D

Ví dụ 3: Có 3 muối dạng bột NaHCO3, Na2CO3 và CaCO3. Chọn hoá chất thích hợp để nhận biết mỗi chất

  1. Qùy tím
  1. Phenolphtalein
  1. Nước và HCl
  1. Qùy tím và HCl

Hướng dẫn giải chi tiết:

hoá chất thích hợp để nhận biết mỗi chất là Nước và HCl.

NaHCO3

Na2CO3

CaCO3

Nước

tan

tan

không tan

Nhỏ từ từ HCl

có khí thoát ra ngay

khí thoát ra sau một thời gian

Đáp án C

Ví dụ 4: Xét các muối cacbonat, nhận định nào dưới đây là đúng?

  1. Tất cả các muối cacbonat đều tan tốt trong nước
  1. Tất cả các muối cacbonat đều bị nhiệt phân tạo ra oxit kim loại và cacbon đioxit
  1. Tất cả các muối cacbonat đều bị nhiệt phân, trừ muối cacbonat của kim loại kiềm
  1. Tất cả các muối cacbonat đều không tan trong nước

Hướng dẫn giải chi tiết:

A sai vì các muối cacbonat như CaCO3, MgCO3, … đều không tan trong nước

B sai vì các muối cacbonat của kim loại kiềm không bị nhiệt phân

D sai vì các muối cacbonat kim loại kiềm đều tan trong nước

Đáp án C

Ví dụ 5: Cho các chất: O2 (1), NaOH (2), Mg (3), Na2CO3 (4), SiO2 (5), HCl (6), CaO (7), Al (8), ZnO (9), H2O (10), NaHCO3 (11), KMnO4 (12), HNO3 (13), Na2O (14). Cacbon đioxit phản ứng trực tiếp được với bao nhiêu chất?

  1. 5
  1. 6
  1. 7
  1. 8

Hướng dẫn giải chi tiết:

CO2 phản ứng được với: NaOH, Mg, Na2CO3, CaO, H2O, Na2O

Đáp án B

Dạng 2

CO2 tác dụng với dung dịch kiềm

* Một số lưu ý cần nhớ:

Ta có phương trình hóa học:

CO2 + OH- → HCO3-

CO2 + 2OH- → CO32- + H2O

Đặt T = \(\frac{{{n_{O{H^ - }}}}}{{{n_{C{O_2}}}}}\)

Ta có:

Giá trị của T

Chất thu được sau phản ứng

T = 1

Muối hidro cacbonat (HCO3-)

T = 2

Muối cacbonat (CO32-)

T < 1

Muối hidro cacbonatvà CO2 dư

T > 2

Muối cacbonatvà dung dịch kiềm dư

1 < T < 2

Muối hidro cacbonat và muối cacbonat

* Một số ví dụ điển hình:

Ví dụ 1: Cho 7,84 lít khí CO2 (đktc) tác dụng với 250 ml dung dịch KOH 2M sau phản ứng, cô cạn dung dịch thu được tổng khối lượng sản phẩm rắn là:

  1. 40,7 gam
  1. 38,24 gam
  1. 26 gam
  1. 34,5 gam

Hướng dẫn giải chi tiết:

nKOH = 0,5 mol; nCO2 = 0,35 mol

Xét: nOH- / nCO2 = 0,5/0,35 = 10/7

\=> Tạo 2 muối K2CO3 và KHCO3

Tuy nhiên khi cô cạn dung dịch thì muối KHCO3 bị nhiệt phân thành K2CO3

Bảo toàn K => nK2CO3 = 0,25 mol => m = 34,5g

Đáp án D

Ví dụ 2: Cho 5,6 lít CO2 (đktc) hấp thụ hoàn toàn trong dung dịch chứa 0,18 mol Ca(OH)2. Khối lượng kết tủa thu được là:

  1. 18 gam
  1. 11 gam
  1. 14 gam
  1. 16 gam

Hướng dẫn giải chi tiết:

nCO2 = 0,25 mol; nOH- = 0,36 mol

Xét tỉ lệ: nOH- / nCO2 = 0,36 / 0,25 = 1,44 => sau phản ứng thu được 2 muối

Sử dụng công thức tính nhanh: \({n_{CO_3^{2 - }}} = {n_{O{H^ - }}} - {n_{C{O_2}}}\)= 0,36 – 0,25 = 0,11 mol

\=> nCaCO3 = nCO3 = 0,11 mol => m = 11 gam

Đáp án B

Ví dụ 3: Cho 11,2 lít CO2 (đktc) hấp thụ hết trong dung dịch chứa a mol Ca(OH)2 và 0,2 mol NaOH. Xác định giá trị của a để sau phản ứng thu được 10 gam kết tủa:

  1. 0,3
  1. 0,15
  1. 0,2
  1. 0,1

Hướng dẫn giải chi tiết:

nCO2 = 0,5 mol; nCaCO3 = 0,1 mol

TH1: thu được 1 muối CO32-

\=> nCa2+ = nCaCO3 = 0,1 mol => a = 0,1

Kiểm tra lại:

nOH- = 2.nCa(OH)2 + nNaOH = 2.0,1 + 0,2 = 0,4 mol

Mà thu được muối CO32- thì nOH- \( \ge \) 2.nCO2 => 0,4\( \ge \) 2.0,5 (vô lí) => loại trường hợp này

TH2: thu được 2 muối HCO3- và CO32-

Sử dụng công thức tính nhanh:

\({n_{CO_3^{2 - }}} = {n_{O{H^ - }}} - {n_{C{O_2}}}\)=> 2a + 0,2 – 0,5 = 0,1 => a = 0,2 mol

Đáp án C

Dạng 3

Bài toán muối cacbonat tác dụng với dung dịch axit

* Một số ví dụ điển hình:

Ví dụ 1: Hòa tan hoàn toàn 20,6 gam hỗn hợp gồm Na2CO3 và CaCO3 bằng dung dịch HCl dư, thu được V lít khí CO2 (đktc) và dung dịch chứa 22,8 gam hỗn hợp muối. Giá trị của V là

  1. 1,76
  1. 4,48
  1. 5,6
  1. 2,24

Hướng dẫn giải chi tiết:

Đặt nNa2CO3 = x và nCaCO3 = y (mol)

m hh = mNa2CO3 + mCaCO3 = 106x + 100y = 20,6 (1)

BTNT “Na”: nNaCl = 2nNa2CO3 = 2x (mol)

BTNT “Ca”: nCaCl2 = nCaCO3 = y (mol)

m muối = mNaCl + mCaCl2 = 58,5.2x + 111y = 22,8 (2)

Giải (1) và (2) được x = 0,1 và y = 0,1

BTNT “C” => nCO2 = nNa2CO3 + nCaCO3 = 0,1 + 0,1 = 0,2 mol

\=> V = 4,48 lít

Đáp án B

Ví dụ 2: Cho 115,3 gam hỗn hợp 2 muối MgCO3 và RCO3 vào dung dịch H2SO4 loãng, thu được 4,48 lít khí CO2 đktc, chất rắn X và dung dịch Y chứa 12 gam muối. Nung X đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn Z và 11,2 lít khí CO2 đktc. Khối lượng của Z là

  1. 92,1 gam
  1. 80,9 gam
  1. 84,5 gam
  1. 88,5 gam

Hướng dẫn giải chi tiết:

115,3 gam RCO3 , MgCO3 thì CO32- + 2H+ → H2O + CO2

Ta có nH2SO4 = nCO2 = nH2O = 0,2 mol

Bảo toàn khối lượng có mmuối ban đầu + mH2SO4 = mmuối + mCO2 + mX + mH2O

→ 115,3 + 0,2.98 = 12 + mX + 0,2.44 + 0,2.18 → mX = 110,5 g

X → Z + 0,5 mol CO2

Bảo toàn khối lượng có mZ = mX – mCO2 = 110,5 – 0,5.44 = 88,5g

Đáp án D

Ví dụ 3: Cho từ từ đến hết 250 ml dung dịch B gồm NaHCO3 1M và Na2CO3 1M vào 120 ml dung dịch A gồm H2SO4 1M và HCl 1M, thu được V lít khí CO2 (đktc) và dung dịch X. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch X thì được m gam kết tủa. Giá trị của m và V là

  1. 79,18 và 5,376
  1. 53,57 và 5,376.
  1. 79,18 và 3,360.
  1. 53,57 và 3,360

Hướng dẫn giải chi tiết:

Dung dịch A: nH+ = 0,36 mol và nSO42- = 0,12 mol

Dung dịch B: nHCO3- = nCO32- = 0,25 mol

Vì tỉ lệ số mol của HCO3- và CO32- ban đầu bằng nhau nên ta gọi nHCO3- phản ứng = nCO32- phản ứng = x mol

\=> nH+ = x + 2x = 0,36 => x = 0,12

\=> nCO2 = x + x = 0,24 mol => V = 5,376 lít

Dung dịch X chứa HCO3- dư (0,13 mol), CO32- dư (0,13 mol), SO42- (0,12 mol) và các ion khác

\({n_{BaC{O_3}}} = {\rm{ }}{n_{HCO_3^ - }} + {\rm{ }}{n_{CO_3^{2 - }}} = {\rm{ }}0,13{\rm{ }} + {\rm{ }}0,13{\rm{ }} = {\rm{ }}0,26{\rm{ }}mol\)

\({n_{BaS{O_4}}} = {\rm{ }}{n_{SO_4^{2 - }}} = {\rm{ }}0,12{\rm{ }}mol\)

\=> mkết tủa = 79,18 gam

Đáp án A

Dạng 4

Bài toán nhiệt phân muối cacbonat

* Một số lưu ý cần nhớ:

- Hầu hết các muối cacbonat đều không tan (trừ muối của Na, K và NH4)

- Các muối hidrocacbonat đều tan

VD:

CaCO3 → CaO + CO2

NaHCO3 → Na2CO3 + CO2 + H2O

Ba(HCO3)2 → BaCO3 + CO2 + H2O

BaCO3 → BaO + CO2

* Một số ví dụ điển hình:

Ví dụ 1: Nung 100 gam hỗn hợp gồm Na2CO3 và NaHCO3 cho đến khi khối lượng hỗn hợp không đổi được 69 gam chất rắn. Phần trăm khối lượng của mỗi chất tương ứng trong hỗn hợp ban đầu là :

  1. 15,4% và 84,6%.
  1. 22,4% và 77,6%.
  1. 16% và 84%.
  1. 24% và 76%.

Hướng dẫn giải chi tiết:

Chỉ có NaHCO3 bị phân hủy. Đặt x là số gam NaHCO3

2NaHCO3 \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\) Na2CO3 + CO2­ + H2O (1)

mol : x → 0,5x

Theo (1) và giả thiết ta có : 84x – 106.0,5x = 100 – 69 Þ x = 1 Þ gam.

Vậy NaHCO3 chiếm 84% và Na2CO3 chiếm 16%.

Đáp án C.

Ví dụ 2: X là 1 loại đá vôi chứa 80% CaCO3, phần còn lại là tạp chất trơ. Nung 50 gam X một thời gian, thu được 39 gam chất rắn. % CaCO3 đã bị phân huỷ là :