Các hình thức xử lý kỷ luật giáo viên

  • Nguyên tắc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức
  • Các hình thức xử lý kỷ luật viên chức
  • Thời hạn xóa kỷ luật viên chức

Bên cạnh quy định những nhiệm vụ, quyền hạn của viên chức trong làm việc thì pháp luật còn quy định về xử lý kỷ luật khi viên chức vi phạm các nghĩa vụ, v phạm những việc không được làm, quy chế của cơ quan đơn vị hay vi phạm đạo đức… Vậy các hình thức xử lý kỷ luật viên chức là gì? Quý vị hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài viết sau đây.

Nguyên tắc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức

Căn cứ Điều 2 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức phải thực hiện dựa theo những nguyên tắc như sau:

– Khách quan, công bằng; công khai, minh bạch; nghiêm minh, đúng pháp luật.

– Mỗi hành vi vi phạm chỉ bị xử lý một lần bằng một hình thức kỷ luật. Trong cùng một thời điểm xem xét xử lý kỷ luật, nếu cán bộ, công chức, viên chức có từ 02 hành vi vi phạm trở lên thì bị xử lý kỷ luật về từng hành vi vi phạm và áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm nặng nhất, trừ trường hợp bị xử lý kỷ luật bằng hình thức bãi nhiệm, buộc thôi việc; không tách riêng từng nội dung vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức để xử lý kỷ luật nhiều lần với các hình thức kỷ luật khác nhau.

– Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian thi hành quyết định kỷ luật tiếp tục có hành vi vi phạm thì bị áp dụng hình thức kỷ luật như sau:

+ Nếu có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật ở hình thức nhẹ hơn hoặc bằng so với hình thức kỷ luật đang thi hành thì áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật đang thi hành;

+ Nếu có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật ở hình thức nặng hơn so với hình thức kỷ luật đang thi hành thì áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm mới.

– Khi xem xét xử lý kỷ luật phải căn cứ vào nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân vi phạm, các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, thái độ tiếp thu và sửa chữa, việc khắc phục khuyết điểm, vi phạm, hậu quả đã gây ra.

– Không áp dụng hình thức xử phạt hành chính hoặc hình thức kỷ luật đảng thay cho hình thức kỷ luật hành chính; xử lý kỷ luật hành chính không thay cho truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu hành vi vi phạm đến mức bị xử lý hình sự.

– Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức đã bị xử lý kỷ luật đảng thì hình thức kỷ luật hành chính phải bảo đảm ở mức độ tương xứng với kỷ luật đảng.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật đảng, cơ quan, tổ chức, đơn vị phải xem xét, quyết định việc xử lý kỷ luật hành chính.

– Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, tinh thần, danh dự, nhân phẩm trong quá trình xử lý kỷ luật.

– Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm lần đầu đã bị xử lý kỷ luật mà trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày quyết định xử lý kỷ luật có hiệu lực có cùng hành vi vi phạm thì bị coi là tái phạm; ngoài thời hạn 24 tháng thì hành vi vi phạm đó được coi là vi phạm lần đầu nhưng được tính là tình tiết tăng nặng khi xem xét xử lý kỷ luật.

Các hình thức xử lý kỷ luật viên chức

Căn cứ theo Nghị đinh 112/2020/NĐ-CP, các hình thức xử lý kỷ luật viên chức bao gồm:

– Khiển trách

– Cảnh cáo

– Buộc thôi việc.

Bên cạnh đó, nếu là viên chức quản lý vi phạm, sẽ áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật sau:

– Khiển trách

– Cảnh cáo

– Cách chức

– Buộc thôi việc

Thời hạn xóa kỷ luật viên chức

Theo khoản 3, khoản 4 Điều 37 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về quyết định kỷ luật viên chức, trong đó quyết định kỷ luật phải ghi rõ thời điểm có hiệu lực thi hành và quyết định này có hiệu lực 12 tháng kể từ ngày có hiệu lực thi hành. 

Trong thời gian này, nếu viên chức không tiếp tục có hành vi vi phạm pháp luật đến mức phải xử lý kỷ luật thì quyết định kỷ luật đương nhiên chấm dứt hiệu lực mà không cần phải có văn bản về việc chấm dứt hiệu lực.

Trên đây là nội dung bài viết các hình thức xử lý kỷ luật viên chức. Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.

Xin chào Luật sư! Bên tôi đang có trường hợp giáo viên vi phạm kỷ luật (có hành vi, cử chỉ không đúng chuẩn nhà giáo với học sinh và phụ huynh học sinh) cần họp hội đồng. Vậy cho tôi hỏi thủ tục xử lý kỷ luật viên chức sẽ diễn ra như thế nào?

Trả lời: Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi. Luật sư tư vấn về vấn đề thủ tục xử lý kỷ luật viên chức như sau:

Căn cứ pháp lý:

  • Nghị định 27/2012/NĐ-CP về xử lý kỷ luật viên chức

Các hành vi bị xử lý kỷ luật của viên chức

Quy định về Điều 6, Nghị định 112/2020/NĐ-CP về xử lý kỷ luật cán bộ; công chức, viên chức nêu rõ các hành vi bị xử lý kỷ luật của viên chức như sau:

– Viên chức có hành vi vi phạm các quy định về nghĩa vụ của , viên chức; những việc viên chức không được làm; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; vi phạm đạo đức, lối sống hoặc vi phạm pháp luật khác khi thi hành công vụ thì bị xem xét xử lý kỷ luật.

– Về mức độ của hành vi vi phạm được xác định như sau:

  • Vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng là vi phạm có tính chất; mức độ tác hại không lớn; tác động trong phạm vi nội bộ, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan; tổ chức, đơn vị công tác.
  • Vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại lớn, tác động ngoài phạm vi nội bộ; gây dư luận xấu trong cán bộ, công chức; viên chức và nhân dân, làm giảm uy tín của cơ quan; tổ chức, đơn vị công tác.
  • Vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng là vi phạm có tính chất; mức độ, tác hại rất lớn, phạm vi tác động đến toàn xã hội, gây dư luận rất bức xúc trong cán bộ; công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
  • Vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là vi phạm có tính chất; mức độ, tác hại đặc biệt lớn, phạm vi tác động sâu rộng đến toàn xã hội; gây dư luận đặc biệt bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân; làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.

Quy trình xử lý kỷ luật viên chức?

Quy trình xử lý kỷ luật viên chức được thực hiện theo điều 15, 16, 17, 18 nghị định 27/2012/NĐ-CP

Bước 1: Tổ chức họp kiểm điểm viên chức

–  Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập (hiệu trưởng); chịu trách nhiệm tổ chức cuộc họp để viên chức có hành vi vi phạm pháp luật tự kiểm điểm và nhận thức kỷ luật.

–  Thành phần dự họp kiểm điểm giáo viên vi phạm bao gồm toàn thể giáo viên là viên chức của đơn vị.

– Giáo viên có hành vi vi phạm pháp luật phải làm bản tự kiểm điểm; và tự nhận hình thức kỷ luật. Trường hợp giáo viên có hành vi vi phạm pháp luật không làm bản kiểm điểm thì cuộc họp kiểm điểm vẫn được tiến hành.

– Nội dung các cuộc họp kiểm điểm phải được lập thành biên bản. Biên bản các cuộc họp kiểm điểm phải có kiến nghị áp dụng hình thức kỷ luật đối với giáo viên có hành vi vi phạm pháp luật.

– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc cuộc họp kiểm điểm; biên bản cuộc họp kiểm điểm được gửi tới Chủ tịch Hội đồng kỷ luật để tổ chức xem xét xử lý kỷ luật.

Bước 2: Thành lập hội đồng kỷ luật

– Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập (hiệu trưởng) quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật; để tư vấn về việc áp dụng hình thức kỷ luật với giáo viên vi phạm. Hội đồng kỷ luật sẽ có 03 thành viên, bao gồm: 

  • Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu đơn vị (hiệu trưởng hoặc hiệu phó)
  • Một ủy viên Hội đồng là đại diện Ban chấp hành công đoàn nhà trường
  • Một ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng là người đại diện bộ phận làm công tác tổ chức cán bộ của nhà trường

–  Không được cử người có quan hệ gia đình như cha, mẹ, con được pháp luật thừa nhận; và vợ, chồng, anh, chị, em ruột, dâu (rể) hoặc người có liên quan đến giáo viên làm thành viên Hội đồng kỷ luật.

Bước 3: Chuẩn bị cuộc họp Hội đồng kỷ luật

– Chậm nhất là 03 ngày làm việc trước cuộc họp của Hội đồng kỷ luật; giấy triệu tập họp phải được gửi tới giáo viên. Nếu giáo viên vắng mặt thì phải có lý do chính đáng. Trường hợp giáo viên đó vắng mặt sau 02 lần gửi giấy triệu tập thì đến lần thứ 03 sau khi gửi giấy triệu tập; nếu người đó vẫn vắng mặt thì Hội đồng kỷ luật vẫn họp xem xét và kiến nghị hình thức kỷ luật.

– Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật có nhiệm vụ chuẩn bị tài liệu; hồ sơ liên quan đến việc xử lý kỷ luật, ghi biên bản cuộc họp của Hội đồng kỷ luật.

– Hồ sơ xử lý kỷ luật trình Hội đồng kỷ luật gồm: bản tự kiểm điểm; trích ngang sơ yếu lý lịch của giáo viên, biên bản cuộc họp kiểm điểm và các tài liệu khác có liên quan.

Xem thêm: Tung clip “nóng” của người khác lên mạng xã hội bị phạt thế nào?

Bước 4: Tiến hành cuộc họp Hội đồng kỷ luật

– Chủ tịch Hội đồng kỷ luật tuyên bố lý do, giới thiệu các thành viên tham dự

– Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật đọc trích ngang sơ yếu lý lịch của giáo viên có hành vi vi phạm và các tài liệu khác có liên quan.

– Giáo viên đọc bản tự kiểm điểm; nếu giáo viên đó vắng mặt thì Thư ký Hội đồng kỷ luật đọc thay; nếu người đó không làm bản tự kiểm điểm thì Hội đồng kỷ luật vẫn tiến hành các trình tự còn lại của cuộc họp. 

– Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật đọc biên bản cuộc họp kiểm điểm

– Các thành viên Hội đồng kỷ luật và người tham dự cuộc họp thảo luận và phát biểu ý kiến

– Giáo viên có hành vi vi phạm pháp luật phát biểu ý kiến; nếu người đó không phát biểu ý kiến hoặc vắng mặt thì Hội đồng kỷ luật tiến hành các trình tự còn lại của cuộc họp.

– Hội đồng kỷ luật bỏ phiếu kín kiến nghị áp dụng hình thức kỷ luật.

– Chủ tịch Hội đồng kỷ luật công bố kết quả bỏ phiếu kín và thông qua biên bản cuộc họp.

– Chủ tịch Hội đồng kỷ luật và ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật có trách nhiệm ký biên bản của cuộc họp.

Bước 5: Ra quyết định kỷ luật

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc; kể từ ngày kết thúc cuộc họp, Hội đồng kỷ luật phải có kiến nghị việc xử lý kỷ luật bằng văn bản; (kèm theo biên bản họp Hội đồng kỷ luật và hồ sơ xử lý kỷ luật) gửi đến hiệu trưởng.

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc; kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của Hội đồng kỷ luật; hiệu trường ra quyết định kỷ luật.

– Trường hợp vi phạm của viên chức có tình tiết phức tạp thì hiệu trưởng quyết định kéo dài thời hạn xử lý kỷ luật từ 2 tháng lên 4 tháng.

     Tham khảo thêm bài viết:

Hy vọng bài viết có ích cho độc giả!

Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X hãy liên hệ 0833.102.102