Các mục tiêu cuối cùng trong chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương

Chính sách tiền tệ là một trong những công cụ quan trọng nhất trong việc giúp điều tiết nền kinh tế vĩ mô ổn định. Vậy Chính sách tiền tệ là gì? Mục tiêu của chính sách tiền tệ là gì?. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Chính sách tiền tệ là gì?

Chính sách tiền tệ là gì?

Chính sách tiền tệ [monetary policy] là quá trình quản lý cung tiền của cơ quan quản lý tiền tệ [có thể là Ngân hàng trung ương], thường là hướng tới một lãi suất mong muốn để đạt được những mục đích ổn định và tăng trưởng kinh tế như ổn định giá trị đồng tiền, duy trì ổn định tỷ giá hối đoái, tạo công ăn việc làm hay tăng trưởng kinh tế.

Tùy thuộc điều kiện kinh tế của mỗi quốc gia mà chính sách tiền tệ có thể được chia làm: chính sách mở rộng và chính sách thu hẹp.

Tham khảo thêm: PHÂN BIỆT TÀI CHÍNH VÀ TIỀN TỆ

Tầm quan trọng của Chính sách tiền tệ

Tầm quan trọng của Chính sách tiền tệ

Trong hệ thống các công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước thì chính sách tiền tệ là một trong những chính sách quan trọng nhất. Nó có tác động trực tiếp vào lĩnh vực lưu thông tiền tệ. Đồng thời nó cũng có quan hệ chặt chẽ với các chính sách kinh tế vĩ mô khác như: chính sách tài khoá, chính sách thu nhập, chính sách kinh tế đối ngoại…

Việc hoạch định và thực thi chính sách chính sách tiền tệ là hoạt động cơ bản nhất đối với Ngân Hàng Trung Ương [NHTW], mọi hoạt động của NHTW đều nhằm mục đích là làm cho chính sách tiền tệ quốc gia được thực hiện có hiệu quả hơn.

Tìm hiểu: CHỨC NĂNG CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

Mục tiêu của chính sách tiền tệ

Mục tiêu của chính sách tiền tệ

Các chính sách tiền tệ của một quốc gia thường tập trung vào các mục tiêu dưới đây:

Tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế luôn là mục tiêu của tất cả các chính phủ trong việc hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô của mình. Khi nền kinh tế có mức tăng trưởng cao, sẽ giúp nâng cao thu nhập của người lao động, đảm bảo các chính sách xã hội được thỏa mãn. Từ đó giúp ổn định về chính trị và xã hội.

Để thực hiện được mục tiêu này, ngân hàng trung ương thường cung thêm một khối lượng tiền vào lưu thông. Khi khối tiền tăng lên, lãi suất tín dụng thường giảm xuống; điều này kích thích đầu tư, tăng tổng sản phẩm quốc nội. Ngoài ra, khi tăng khối lượng tiền sẽ làm tổng cầu tăng, kích thích gia tăng sản xuất. Ngược lại, khối lượng tiền giảm, đầu tư giảm, tổng sản phẩm quốc nội giảm.

Tạo công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp

Cùng với mục tiêu tăng trưởng kinh tế; chính sách tiền tệ cũng hướng vào mục tiêu tạo công ăn việc làm đầy đủ cho người dân, nhất là đối với các quốc gia chưa phát triển. Đảm bảo công ăn việc làm đầy đủ không có nghĩa là tỷ lệ thất nghiệp bằng 0, mà ở mức tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Chính sách tiền tệ có mục đích tạo ra công ăn việc làm nhiều hơn. Thông qua các tác động để mở rộng đầu tư, mở rộng hoạt động kinh tế

Muốn đạt được mục tiêu về công ăn việc làm thì phải chống suy thoái, đạt được mức tăng trưởng ổn định.

Nếu chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương nhằm mở rộng cung ứng tiền tệ thì sẽ tạo điều kiện mở rộng đầu tư sản xuất; các doanh nghiệp và nền kinh tế cần nhiều lao động hơn, công ăn việc làm cao, tỷ lệ thất nghiệp thấp. Ngược lại, cung ứng tiền tệ giảm xuống sẽ thu hẹp các hoạt động sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp và nhà nước cần ít lao động hơn, công ăn việc làm giảm, tỷ lệ thất nghiệp tăng. Để có một tỷ lệ thất nghiệp giảm thì phải chấp nhận một tỷ lệ lạm phát gia tăng.

Tham khảo: VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

Kiểm soát lạm phát và ổn định giá cả

Mục tiêu của chính sách tiền tệ

Ngân hàng trung ương coi việc kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền là mục tiêu hàng đầu của chính sách tiền tệ. Kiểm soát lạm phát nhằm ổn định giá cả hàng hóa; dịch vụ là tiền đề cho việc phát triển kinh tế lâu dài, đảm bảo ổn định đời sống người lao động.

Thông qua chính sách tiền tệ, ngân hàng trung ương có thể tác động quan trọng trong việc kiểm soát lạm phát. Với chính sách tiền tệ mở rộng, lượng cung tiền trong nền kinh tế sẽ tăng. Từ đó giá cả hàng hóa và dịch vụ sẽ tăng lên dẫn đến tình trạng lạm phát.

Ngược lại, với chính sách tiền tệ thắt chặt, lượng cung tiền trong nền kinh tế sẽ hạn chế. Từ đó giá cả hàng hóa và dịch vụ sẽ giảm xuống và tỷ lệ lạm phát sẽ giảm.

Giá trị đồng tiền ổn định được xem xét trên 2 mặt: Sức mua đối nội của đồng tiền [chỉ số giá cả hàng hoá và dịch vụ trong nước]; và sức mua đối ngoại [tỷ giá của đồng tiền nước mình so với ngoại tệ]. Giá trị đối nội và đối ngoại của đồng tiền có quan hệ mật thiết với nhau.

Muốn ổn định tiền tệ và phát triển kinh tế – xã hội thì nhà nước phải có biện pháp ổn định giá cả hàng hóa và dịch vụ trong nước; cũng như ổn định tỷ giá hối đoái.

Tuy vậy, Chính sách tiền tệ hướng tới ổn định giá trị đồng tiền không phải là tỷ lệ lạm phát = 0. Như vậy nền kinh tế không thể phát triển được. Trong điều kiện nền kinh tế trì trệ thì kiểm soát lạm phát ở một tỷ lệ hợp lý [thường ở mức một con số] sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế trở lại.

Mối quan hệ giữa các mục tiêu của chính sách tiền tệ

Mối quan hệ giữa các mục tiêu của chính sách tiền tệ

Các mục tiêu của chính sách tiền tệ không phải lúc nào cũng nhất trí và hỗ trợ cho nhau.

Vẫn có một số trường hợp những mục tiêu này mâu thuẫn với nhau, từ đó khiến cho việc theo đuổi mục tiêu này đòi hỏi phải có những từ bỏ nhất định về mục tiêu kia.  Ví dụ mối quan hệ giữa mục tiêu giảm tỷ lệ thất nghiệp với mục tiêu ổn định giá cả là một dẫn chứng.

Thứ nhất, để giảm tỷ lệ lạm phát, cần phải thực hiện một chính sách tiền tệ thắt chặt. Khi đó dưới tác động của chính sách này, lãi suất thị trường tăng lên làm giảm các nhân tố cấu thành tổng cầu. Cho nên lúc này làm giảm tổng cầu của nền kinh tế. Thất nghiệp vì thế có xu hướng tăng lên.

Ngược lại, việc duy trì một tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn thường kéo theo một chính sách tiền tệ mở rộng và sự tăng giá. 

Thứ hai, mục tiêu tạo công ăn việc làm [hay giảm tỷ lệ thất nghiệp] mâu thuẫn với mục tiêu ổn định giá cả. Nó còn được thể hiện thông qua sự phản ứng của NHTW đối với các cú sốc cung nhằm đảm bảo mức cầu tiền thực tế, cung ứng tiền tăng đưa đến kết quả là giá cả tăng lên. 

Cuối cùng, mâu thuẫn này còn được thể hiện thông qua định hướng điều chỉnh tỷ giá. Bằng việc hạ giá đồng nội tệ; các ngành kinh doanh hướng về xuất khẩu có khả năng mở rộng. Tỷ lệ thất nghiệp vì thế giảm thấp nhưng lại kèm theo sự tăng lên của mức giá chung.

Phần lớn NHTW các nước coi ổn định giá cả là mục tiêu chủ yếu và dài hạn của chính sách tiền tệ. Tuy nhiên trong ngắn hạn đôi khi họ phải tạm thời từ bỏ mục tiêu chủ yếu này để khắc phục tình trạng thất nghiệp cao đột ngột, hay các ảnh hưởng của các cú sốc cung đối với sản lượng. NHTW được xem là có nhiều khả năng để làm việc này vì nó nắm trong tay các công cụ điều chỉnh lượng tiền cung ứng. Có thể nói ngân hàng trung ương theo đuổi một mục tiêu về dài hạn và nhiều mục tiêu trong ngắn hạn.

Trên đây, mình đã giới thiệu đến bạn về Chính sách tiền tệ là gì? Mục tiêu của chính sách tiền tệ. Hy vọng đã mang lại cho bạn thông tin hữu ích. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết!
Bài viết tham khảo:

MỤC TIÊU CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.

Chính sách lưu thông tiền tệ hay chính sách tiền tệ [monetary policy] là quá trình quản lý cung tiền [money supply] của cơ quan quản lý tiền tệ [có thể là ngân hàng trung ương], thường là hướng tới một lãi suất mong muốn [targeting interest rate] để đạt được những mục đích ổn định và tăng trưởng kinh tế - như kiềm chế lạm phát, duy trì ổn định tỷ giá hối đoái, đạt được toàn dụng lao động hay tăng trưởng kinh tế. Chính sách lưu thông tiền tệ bao gồm việc thay đổi các loại lãi suất nhất định, có thể trực tiếp hay gián tiếp thông qua các nghiệp vụ thị trường mở; quy định mức dự trữ bắt buộc; hoặc trao đổi trên thị trường ngoại hối. nhiều vân đề khác

Chính sách tiền tệ có thể chia làm: chính sách mở rộng và chính sách thu hẹp. Chính sách mở rộng là tăng cung tiền lên hơn mức bình thường.

Chính sách tiền tệ: Biến số tác động: Mục tiêu dài hạn:
Mục tiêu lạm phát Lãi suất của nợ qua đêm Cố định tỷ lệ lạm phát
Mục tiêu mức giá Lãi suất của nợ qua đêm Cố định mức giá
Tổng cung tiền Tốc độ tăng cung tiền Cố định tỷ lệ lạm phát
Cố định tỷ giá Tỷ giá Tỷ giá
Bản vị vàng Giá vàng Lạm phát thấp đo bằng giá vàng
Chính sách tổng hợp Thường là lãi suất Thường là tỷ lệ thất nghiệp + Lạm phát

Chính sách hướng tới mục tiêu lạm phát hiện đang sử dụng tại Australia, Brazil, Canada, Chile, Colombia, the Czech Republic, Hungary, New Zealand, Norway, Iceland, Philippines, Poland, Sweden, South Africa, Turkey, và Anh Quốc.

Loại chính sách tổng cung tiền [monetary aggregates] được các nước tiên tiến sử dụng trong thập niên 1980s [gồm cả Hoa Kỳ].

Hoa Kỳ hiện tại đang sử dụng chính sách tổng hợp [mixed policy]. Hoa Kỳ bắt đầu sử dụng từ những năm 1980s và nó còn có tên là "Taylor rule," theo đó đảm bảo rằng lãi suất của FED thay đổi thích ứng với các shock lạm phát và sản lượng đầu ra.

Gồm có 6 công cụ sau:

  • Công cụ tái cấp vốn: là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Trung ương đối với các Ngân hàng thương mại. Khi cấp 1 khoản tín dụng cho Ngân hàng thương mại, Ngân hàng Trung ương đã tăng lượng tiền cung ứng đồng thời tạo cơ sở cho Ngân hàng thương mại tạo bút tệ và khai thông khả năng thanh toán của họ.
  • Công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc: là tỷ lệ giữa số lượng phương tiện cần vô hiệu hóa trên tổng số tiền gửi huy động, nhằm điều chỉnh khả năng thanh toán [cho vay] của các Ngân hàng thương mại.
  • Công cụ nghiệp vụ thị trường mở: là hoạt động Ngân hàng Trung ương mua bán giấy tờ có giá ngắn hạn trên thị trường tiền tệ, điều hòa cung cầu về giấy tờ có giá, gây ảnh hưởng đến khối lượng dự trữ của các Ngân hàng thương mại, từ đó tác động đến khả năng cung ứng tín dụng của các Ngân hàng thương mại dẫn đến làm tăng hay giảm khối lượng tiền tệ.
  • Công cụ lãi suất tín dụng: đây được xem là công cụ gián tiếp trong thực hiện chính sách tiền tệ bởi vì sự thay đổi lãi suất không trực tiếp làm tăng thêm hay giảm bớt lượng tiền trong lưu thông, mà có thể làm kích thích hay kìm hãm sản xuất. Nó là 1 công cụ rất lợi hại. Cơ chế điều hành lãi suất được hiểu là tổng thể những chủ trương chính sách và giải pháp cụ thể của Ngân hàng Trung ương nhằm điều tiết lãi suất trên thị trường tiền tệ, tín dụng trong từng thời kỳ nhất định.
  • Công cụ hạn mức tín dụng: là 1 công cụ can thiệp trực tiếp mang tính hành chính của Ngân hàng Trung ương để khống chế mức tăng khối lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng. Hạn mức tín dụng là mức dư nợ tối đa mà Ngân hàng Trung ương buộc các Ngân hàng thương mại phải chấp hành khi cấp tín dụng cho nền kinh tế.
  • Tỷ giá hối đoái:Tỷ giá hối đoái là tương quan sức mua giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ. Nó vừa phản ánh sức mua của đồng nội tệ, vừa là biểu hiên quan hệ cung cầu ngoại hối. Tỷ giá hối đoái là công cụ, là đòn bẩy điều tiết cung cầu ngoại tệ, tác động mạnh đến xuất nhập khẩu và hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước. Chính sách tỷ giá tác động một cách nhạy bén đến tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa, tình trạng tài chính, tiền tệ, cán cân thanh toán quốc tế, thu hút vốn đầu tư, dự trữ của đất nước. Về thực chất tỷ giá không phải là công cụ của chính sách tiền tệ vì tỷ giá không làm thay đổi lượng tiền tệ trong lưu thông. Tuy nhiên ở nhiều nước, đặc biệt là các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi coi tỷ giá là công cụ hỗ trợ quan trọng cho chính sách tiền tệ.

Cơ quan hữu trách về tiền tệ sử dụng chính sách tiền tệ nhằm hai mục đích: ổn định kinh tế và can thiệp tỷ giá hối đoái.

Về ổn định kinh tế vĩ mô, nguyên lý hoạt động chung của chính sách tiền tệ là cơ quan hữu trách về tiền tệ [ngân hàng trung ương hay cục tiền tệ] sẽ thay đổi lượng cung tiền tệ. Các công cụ để đạt được mục tiêu này gồm: thay đổi lãi suất chiết khẩu, thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc, và các nghiệp vụ thị trường mở.

Thay đổi lãi suất chiết khấu

Xem bài chính về lãi suất chiết khấu

Cơ quan hữu trách về tiền tệ có thể thay đổi lãi suất mà mình cho các ngân hàng vay, thông qua đó điều chỉnh lượng tiền cơ sở. Khi lượng tiền cơ sở thay đổi, thì lượng cung tiền cũng thay đổi theo. vì MS= số nhân tiền* MB mà MB=C+R với C là lượng tiền mặt và R là lượng tiền dự trữ trong các ngân hàng, khi lãi suất chiết khấu tăng sẽ làm cho lượng tiền mà các ngân hàng thu được từ việc NHTW chiết khấu các chứng từ có giá giảm xuống, khả năng cho vay của các ngân hàng giảm sút làm tổng cung tiền giảm

Thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc

Xem bài chính về dự trữ bắt buộc

Các cơ quan hữu trách về tiền tệ thường quy định các ngân hàng phải gửi một phần tài sản tại chỗ mình. Khi cần triển khai chính sách tiền tệ, cơ quan hữu trách về tiền tệ có thể thay đổi quy định về mức gửi tài sản đó. Nếu mức gửi tăng lên như khi thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, thì lượng tiền mà các ngân hàng còn nắm giữ sẽ giảm đi. Do đó, tiền cơ sở giảm đi,và lượng cung tiền trên thị trường cũng giảm đi.

Công cụ mang tính chất hành chính này ngày nay ít được sử dụng ở các nền kinh tế thị trường phát triển.

Tiến hành các nghiệp vụ thị trường mở

Xem bài chính về nghiệp vụ thị trường mở

Cơ quan hữu trách tiền tệ khi mua vào các loại công trái và giấy tờ có giá khác của nhà nước đã làm tăng lượng tiền cơ sở. Hoặc khi bán ra các giấy tờ có giá đó sẽ làm giảm lượng tiền cơ sở. Qua đó, cơ quan hữu trách tiền tệ có thể điều chỉnh được lượng cung tiền.

Chính sách tiền tệ nhắm vào hai mục tiêu là lãi suất và lượng cung tiền. Thông thường, không thể thực hiện đồng thời hai mục tiêu này. Chỉ để điều tiết chu kỳ kinh tế ở tình trạng bình thường, thì mục tiêu lãi suất được lựa chọn. Còn khi kinh tế quá nóng hay kinh tế quá lạnh, chính sách tiền tệ sẽ nhằm vào mục tiêu trực tiếp hơn, đó là lượng cung tiền.

Nghiệp vụ thị trường mở là hoạt động mua và bán trái phiếu chính phủ của FED. Khi FED mua trái phiếu của công chúng, số đô-la mà nó trả cho trái phiếu làm tăng tiền cơ sở và qua đó làm tăng cung tiền. Khi FED bán trái phiếu cho công chúng, số đô-la mà nó nhận làm giảm tiền cơ sở và bởi vậy làm giảm cung tiền. Nghiệp vụ thị trường mở là công cụ chính sách được Fed sử dụng thường xuyên nhất. Trên thực tế, FED thực hiện nghiệp vụ này trên thị trường chứng khoán New York hàng ngày

Xem bài chính về Bẫy thanh khoản

Khi ở tình trạng bẫy thanh khoản, chính sách tiền tệ sẽ không phát huy hiệu lực.

Chế độ tỷ giá hối đoái cố định

Ở một nền kinh tế áp dụng chế độ tỷ giá hối đoái cố định, chính sách tiền tệ sẽ bị hạn chế sử dụng, bởi bất cứ sự thay đổi nào của cung tiền cũng làm thay đổi tỷ giá hối đoái.

Khi đầu tư không thay đổi theo lãi suất

Chính sách tiền tệ làm thay đổi lãi suất, qua đó thay đổi đầu tư của xí nghiệp và điều chỉnh được tổng cầu. Đấy là giả thiết rằng đầu tư của xí nghiệp có phản ứng trước các thay đổi của lãi suất. Tuy nhiên, nếu đầu tư không phản ứng trước thay đổi của lãi suất, thì chính sách tiền tệ bị vô hiệu hóa. Sử dụng phép phân tích IS-LM cũng có thể thấy điều này. Khi đầu tư không phản ứng với lãi suất, đường IS trở nên thẳng đứng. Dù chính sách tiền tệ có làm dịch chuyển đường LM thế nào đi nữa, tổng cầu vẫn không thay đổi.

Ngoài ba loại hạn chế nói trên, nếu cơ quan hữu trách tiền tệ không được hoạt động độc lập, thì chính phủ có thể can thiệp vào việc phát hành tiền tệ [chẳng hạn khi cần bù đắp thâm hụt ngân sách], khiến cho hiệu quả của chính sách tiền tệ trở nên hạn chế.

  • Mankiw, Gregory N. [2002], Macroeconomics, Fifth Edition, Worth Publishers.
  • Mishkin, Frederic S. [2004], Economics of Money, Banking, and Financial Markets, Seventh Edition, Addison Wesley.
  • Đường LM
  • Phân tích IS-LM
  • Kinh tế học vĩ mô Keynes
  • Chủ nghĩa tiền tệ
  • Kinh tế học vĩ mô cổ điển mới
  • Chính sách tài chính
  • Mô hình Mundell-Fleming

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Chính_sách_tiền_tệ&oldid=67492050”

Video liên quan

Chủ Đề