Các phương pháp giáo dục trẻ hài nhi

Một trong những biện pháp hữu hiệu để giúp bé phát triển và phòng tránh những sang chấn tâm lý, các rối nhiểu trong quá trình phát triển là sự am hiểu các biện pháp chăm sóc và tâm lý ngay từ khi con mới sinh ra cho đến khi con chập chững trên những bước đi đầu đời

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO:

DƯỠNG DỤC ẤU NHI

Thời điểm vàng cho sự phát triển

ĐỐI TƯỢNG THAM DỰ

          Các bậc phụ huynh chuẩn bị có con hoặc có con từ 0- 3 tuổi;

          Ông, bà và những người thân của trẻ từ 0 – 3 tuổi;

          Nhân sự các cấp trong ngành giáo dục mầm non;

          Các nhân sự liên quan đến công tác xã hội, tổ chức dịch vụ xã hội dành cho trẻ em.

          Các bạn sinh viên khoa Sư phạm Mầm Non, tâm lý giáo dục.

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

          Cung cấp kiến thức, kỹ năng và phương pháp khoa học để các bậc phụ huynh có thể chăm sóc, giáo dục trẻ đúng cách, giúp trẻ phát triển tối đa và toàn diện trong 3 năm đầu đời.

          Người học có thể nhận biết nhu cầu tâm lý và dinh dưỡng của trẻ ở lứa tuổi 0-3.

          Người học có thể xác lập những quan điểm, nhận thức đúng đắn cũng như biết cách điều chỉnh hành vi, thay đổi thói quen … để có thể cải thiện tốt mối quan hệ với con trẻ và chăm sóc, giáo dục con trẻ hiệu quả.

MỤC TIÊU HỌC TẬP

Sau khi hoàn tất chương trình này, người học sẽ:

          Tự tin trong việc nuôi dạy trẻ trong độ tuổi 0-3 thông qua việc am hiểu những kiến thức, kỹ năng nuôi dạy cũng như thấu hiểu tâm lý phát triển của trẻ ở độ tuổi này.

          Nắm vững quá trình phát triển thể chất và tâm lý của trẻ từ khi còn trong bụng mẹ cho đến giai đoạn đi học Mẫu Giáo [từ 0-3 tuổi].

          Thấu hiểu thế giới cảm xúc, biết cách ứng xử thích hợp, tăng cường mối quan hệ – tương tác mẹ con phù hợp với tính cách và sự phát triển tâm sinh lý của trẻ.

THỜI LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH

Thời gian: 18h30 – 20h30 vào thứ 3 và thứ 6 [ Học trong 8 buổi ]

Ngày bắt đầu khóa học: 13/11/2012

Dung lượng 1 buổi: 2 tiếng

Địa điểm: 8J Trần Hữu Trang, P 11, Q Phú Nhuận.

Chương trình hỗ trợ: tư vấn sau giờ học cho các học viên với các chuyên gia qua online và điện thoại về tâm lý và cách nuôi dạy.

NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

Bài I: Mối tương quan giữa tâm thức của mẹ &thai nhi

          Sự hình thành mối quan hệ mẹ – con trong giai đoạn thai kỳ.

          Tâm lý của mẹ và sự ảnh hưởng tâm lý từ mẹ sang thai nhi.

          Giá trị của thai giáo và các kỹ năng trong thai giáo.

Bài II: Dinh dưỡng và bệnh thường gặp ở trẻ em

          Giá trị của sữa mẹ và cách cho bú đúng cách

          Các bệnh thường gặp

          Tình trạng chán ăn và các biện pháp tác động

Bài III: Sự phát triển của trẻ và cách ứng xử từ cha mẹ

          Kỹ năng vận động & đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ qua các giai đoạn phát triển .

          Những cách ứng xử thông thường – ưu & nhược điểm

          Những ảnh hưởng trực tiếp & gián tiếp lên sự phát triển và nhân cách của con thông qua cách ứng xử của cha mẹ với con.

          Các phương pháp và bí quyết ứng xử hiệu quả với trẻ [Thiết lập các giới hạn, xây dựng kỷ luật tích cực, cách ứng xử khi trẻ có những hành vi thái quá, hiếu động, giận dữ hay trầm cảm…].

Bài IV: Nuôi dưỡng để trẻ phát triển tốt về thể chất

          Sự phát triển về thể chất [chiều cao, cân nặng] qua các giai đoạn phát triển của trẻ.

          Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ từ 0 – 5 tuổi. Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ.

          Cách ứng xử thích hợp khi trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng hay thừa cân, béo phì.

Bài V: Sơ Cấp Cứu Căn Bản

          Phòng tránh các tai nạn thường gặp của trẻ

          Các biện pháp sơ cấp cứu.

          Môi trường an toàn cho bé

Bài VI: Các vấn đề thường gặp ở trẻ, cách phòng ngừa và xử trí

          Tâm lý bệnh nhi và phương pháp chăm sóc trẻ bệnh.

          Tình trạng ương bướng và nhõng nhẽo ở trẻ

          Một số dấu hiệu nhận biết tình trạng rối nhiễu tâm lý ở trẻ và cách xử trí.

Bài VII: Xây dựng năng lực tâm lý & trí lực cho trẻ

          Phương pháp chơi với trẻ và giá trị của đồ chơi

          Khơi dậy và nuôi dưỡng các giá trị sống căn bản, một số thói quen tốt phù hợp với lứa tuổi của trẻ.

          Giúp trẻ phát triển trí thông minh, phát triển ngôn ngữ, cảm xúc và nhận thức .

Buổi VIII :

Thảo luận đúc kết các yếu tố quan trọng

Giải đáp các thắc mắc và chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc trẻ của một số gia đình

Làm bài thu hoạch.

LIÊN HỆ : Bùi Quang Phương Hà – Tel : 0914.761.839

                   Email: [email protected]

Ban chuyên môn

BẠN CỦA BÉ

Comments

comments

Phương pháp, nghiệp vụ sư phạm mầm non luôn đóng vai trò rất quan trọng trong việc dạy dỗ, chăm sóc trẻ tại các trường mầm non. Có được những điều này đòi hỏi giáo viên mầm non phải luôn luôn học hỏi, phát huy sự sáng tạo để cải tiến và đổi mới những phương pháp giáo dục trẻ phù hợp và hiện đại hơn.

• Với giáo dục nhà trẻ

1. Phương pháp tình cảm:

– Người giáo viên luôn phải có những hành động, cử chỉ, âu yếm, thân thiện chứa đựng sự yêu thương với trẻ, tạo cho trẻ những cảm xúc tin tưởng, gần gũi, thân thiện, có cảm tình khi tiếp xúc với mình hoặc những người xung quanh.

2. Dùng lời nói: [kể chuyện , trò chuyện với trẻ]

– Hãy sử dụng những lời nói và lời kể diễn cảm hoặc dùng câu hỏi gợi mở phù hợp với cử chỉ, điệu bộ nhằm khuyến khích, động viên trẻ mạnh dạn khi giao tiếp với đồ vật, với những người xung quanh. Tạo những điều kiện thích hợp để trẻ bộc lộ ý muốn, chia sẽ cảm xúc với mọi người bằng những lời nói, hành dộng cụ thể. Điều đó giúp ngôn ngữ của trẻ được phát triển mạch lạc và trôi chảy hơn.

3. Phương pháp trực quan, minh họa:

– Sử dụng các phương tiện trực quan như: đồ chơi, tranh ảnh, những vật thật,… làm mẫu kèm với lời nói và cử chỉ để cho trẻ quan sát, nói, làm theo với mục đích rèn luyện sự nhạy cảm của các giác quan của bé.

4. Phương pháp thực hành:

– Sử dụng hành động, các thao tác với đồ vật, đồ chơi và các dụng cụ đơn giản phù hợp với mục đích cũng như nội dung muốn giáo dục. Trẻ sẽ được học cùng cô cách quan sát, thao tác và phân loại đồ vật để giúp trẻ cách nhận biết nhanh hơn, tốt hơn

5. Các trò chơi:

– Sử dụng các trò chơi thích hợp để kích thích trẻ hoạt động và mở rộng hiểu biết về môi trường xung quanh, điều này tốt cho sự phát triển về lời nói, sự tư duy của trẻ.

6. Luyện tập:

– Giáo viên cho trẻ thực hiện lặp lại nhiều lần các câu nói , những động tác, cử chỉ, điệu bộ phù hợp với nội dung giáo dục và kích thích sự hứng thú của trẻ.

7. Phương pháp đánh giá nêu gương:

– Hãy tỏ thái độ đồng tình, khích lệ khi trẻ có những việc làm, lời nói và hành vi tốt. Đồng thời phải hướng dẫn, chỉ ra những điều chưa tốt cho trẻ hiểu, tiếp thu và sửa chữa, tuyệt đối tránh những cử chỉ thô bạo như la mắng, văng lời thô tục vì như vậy trẻ sẽ nhanh chóng học theo những điều xấu.

• Giáo dục mẫu giáo
– Ở lứa tuổi này, thì những phương pháp giáo dục cũng có thể lấy tương tự như giáo dục nhà trẻ nhưng cần nâng cao hơn để làm bước đệm khi các em đến tuổi đi học sau này.

1. Phương pháp dùng tình cảm

– Sử dụng cử chỉ, lời nói để khuyến khích, động viên và ủng hộ trẻ hoạt động, khơi gợi cho trẻ có niềm tin và cảm nhận được sự quan tâm đến từ cha mẹ và mọi người xung quanh.

2. Phương pháp thực hành

– Việc thao tác với đồ vật, đồ chơi hàng ngày giúp cho trẻ phối hợp các giác quan, hành động với đồ vật, đồ chơi nhằm rèn luyện sự tư duy và cung cấp các kinh nghiệm cảm tính cho trẻ.

– Phương pháp dùng trò chơi là sử dụng các trò chơi, yếu tố chơi phù hợp với mục đích giáo dục nhằm kích thích trẻ tự nguyện, hứng thú tìm tòi học hỏi và sự tư duy tích cực.

3. Nêu tình huống:

– Luôn đưa ra các tình huống cụ thể nhằm kích thích trẻ suy nghĩ, tìm tòi và sáng tạo để giải quyết vấn đề đặt ra.

4. Phương pháp luyện tập:

– Là phương pháp cho trẻ thực hiện lặp lại nhiều lần các động tác, cử chỉ, điệu bộ thông qua những yêu cầu cụ thể mà giáo viên đặt ra để nâng cao vốn hiểu biết và kỷ năng thực hành trong công việc.

5. Trực quan minh họa:

– Sử dụng các phương tiện, hành động, hình ảnh,… để tạo điều kiện cho trẻ sử dụng các giác quan kết hợp với lời nói nhằm nâng cao vốn hiểu biết và sự tư duy của trẻ.

6. Dùng lời nói:

– Sử dụng các phương tiện nghe, nhìn có tính truyền đạt thông tin nhằm kích thích trẻ suy nghĩ, chia sẽ ý tưởng và bộc lộ cảm xúc bằng lời nói với mọi người xung quanh.

Lượt xem: 52606

Page 2

Phương pháp, nghiệp vụ sư phạm mầm non luôn đóng vai trò rất quan trọng trong việc dạy dỗ, chăm sóc trẻ tại các trường mầm non. Có được những điều này đòi hỏi giáo viên mầm non phải luôn luôn học hỏi, phát huy sự sáng tạo để cải tiến và đổi mới những phương pháp giáo dục trẻ phù hợp và hiện đại hơn.

• Với giáo dục nhà trẻ

1. Phương pháp tình cảm:

– Người giáo viên luôn phải có những hành động, cử chỉ, âu yếm, thân thiện chứa đựng sự yêu thương với trẻ, tạo cho trẻ những cảm xúc tin tưởng, gần gũi, thân thiện, có cảm tình khi tiếp xúc với mình hoặc những người xung quanh.

2. Dùng lời nói: [kể chuyện , trò chuyện với trẻ]

– Hãy sử dụng những lời nói và lời kể diễn cảm hoặc dùng câu hỏi gợi mở phù hợp với cử chỉ, điệu bộ nhằm khuyến khích, động viên trẻ mạnh dạn khi giao tiếp với đồ vật, với những người xung quanh. Tạo những điều kiện thích hợp để trẻ bộc lộ ý muốn, chia sẽ cảm xúc với mọi người bằng những lời nói, hành dộng cụ thể. Điều đó giúp ngôn ngữ của trẻ được phát triển mạch lạc và trôi chảy hơn.

3. Phương pháp trực quan, minh họa:

– Sử dụng các phương tiện trực quan như: đồ chơi, tranh ảnh, những vật thật,… làm mẫu kèm với lời nói và cử chỉ để cho trẻ quan sát, nói, làm theo với mục đích rèn luyện sự nhạy cảm của các giác quan của bé.

4. Phương pháp thực hành:

– Sử dụng hành động, các thao tác với đồ vật, đồ chơi và các dụng cụ đơn giản phù hợp với mục đích cũng như nội dung muốn giáo dục. Trẻ sẽ được học cùng cô cách quan sát, thao tác và phân loại đồ vật để giúp trẻ cách nhận biết nhanh hơn, tốt hơn

5. Các trò chơi:

– Sử dụng các trò chơi thích hợp để kích thích trẻ hoạt động và mở rộng hiểu biết về môi trường xung quanh, điều này tốt cho sự phát triển về lời nói, sự tư duy của trẻ.

6. Luyện tập:

– Giáo viên cho trẻ thực hiện lặp lại nhiều lần các câu nói , những động tác, cử chỉ, điệu bộ phù hợp với nội dung giáo dục và kích thích sự hứng thú của trẻ.

7. Phương pháp đánh giá nêu gương:

– Hãy tỏ thái độ đồng tình, khích lệ khi trẻ có những việc làm, lời nói và hành vi tốt. Đồng thời phải hướng dẫn, chỉ ra những điều chưa tốt cho trẻ hiểu, tiếp thu và sửa chữa, tuyệt đối tránh những cử chỉ thô bạo như la mắng, văng lời thô tục vì như vậy trẻ sẽ nhanh chóng học theo những điều xấu.

• Giáo dục mẫu giáo
– Ở lứa tuổi này, thì những phương pháp giáo dục cũng có thể lấy tương tự như giáo dục nhà trẻ nhưng cần nâng cao hơn để làm bước đệm khi các em đến tuổi đi học sau này.

1. Phương pháp dùng tình cảm

– Sử dụng cử chỉ, lời nói để khuyến khích, động viên và ủng hộ trẻ hoạt động, khơi gợi cho trẻ có niềm tin và cảm nhận được sự quan tâm đến từ cha mẹ và mọi người xung quanh.

2. Phương pháp thực hành

– Việc thao tác với đồ vật, đồ chơi hàng ngày giúp cho trẻ phối hợp các giác quan, hành động với đồ vật, đồ chơi nhằm rèn luyện sự tư duy và cung cấp các kinh nghiệm cảm tính cho trẻ.

– Phương pháp dùng trò chơi là sử dụng các trò chơi, yếu tố chơi phù hợp với mục đích giáo dục nhằm kích thích trẻ tự nguyện, hứng thú tìm tòi học hỏi và sự tư duy tích cực.

3. Nêu tình huống:

– Luôn đưa ra các tình huống cụ thể nhằm kích thích trẻ suy nghĩ, tìm tòi và sáng tạo để giải quyết vấn đề đặt ra.

4. Phương pháp luyện tập:

– Là phương pháp cho trẻ thực hiện lặp lại nhiều lần các động tác, cử chỉ, điệu bộ thông qua những yêu cầu cụ thể mà giáo viên đặt ra để nâng cao vốn hiểu biết và kỷ năng thực hành trong công việc.

5. Trực quan minh họa:

– Sử dụng các phương tiện, hành động, hình ảnh,… để tạo điều kiện cho trẻ sử dụng các giác quan kết hợp với lời nói nhằm nâng cao vốn hiểu biết và sự tư duy của trẻ.

6. Dùng lời nói:

– Sử dụng các phương tiện nghe, nhìn có tính truyền đạt thông tin nhằm kích thích trẻ suy nghĩ, chia sẽ ý tưởng và bộc lộ cảm xúc bằng lời nói với mọi người xung quanh.

Lượt xem: 52607

Video liên quan

Chủ Đề