Cách kiểm tra thính giác của trẻ sơ sinh tại nhà

Sau những giây phút hạnh phúc ban đầu khi chào đón con yêu, nhiều bà mẹ bỗng trở nên lo lắng với những câu hỏi tưởng chừng rất kỳ quặc như “liệu con có biết nhìn, biết nghe không”, "liệu thị lực và thính giác của con có bình thường không". Những trăn trở này thường các bà mẹ chẳng dám hỏi ai vì sợ “nói gở”. Vậy nhưng thực ra, chỉ với vài thủ thuật nhỏ bé, mẹ sẽ biết con có đủ những bản năng bẩm sinh của một đứa trẻ khoẻ mạnh và bình thường không.

Phản xạ mắt

Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với những thay đổi từ ánh sáng chuyển tới bóng tối. Ánh sáng kích thích mắt trẻ và một em bé bình thường sẽ có phản xạ nhấp nháy mắt khi gặp ánh sáng. Sau sinh khoảng ba tuần, trẻ đã học được cách nhìn sự xuất hiện và biến mất của các đối tượng và cũng biết di chuyển mắt khi các đối tượng này thay đổi vị trí.

Trẻ sơ sinh cũng rất nhạy cảm với độ tương phản ánh sang. Bé thích nhìn chằm chằm vào khuôn mặt mẹ để quan sát. Ánh sáng chiếu trên đôi mắt mẹ, trên môi khi mẹ nói, trên gò má mẹ…tất cả đều khác nhau.

Mẹ có thể kiểm tra phản xạ mắt của trẻ bằng cách đưa con từ bóng tối ra gần cửa sổ đón ánh sáng. Nếu mắt trẻ nheo lại hoặc nhấp nháy tức là con hoàn toàn có phản xạ bình thường với ánh sáng. Để kiểm tra cử động mắt lại càng đơn giản. Mẹ chỉ cần di chuyển đồ vật trước mắt bé và quan sát cứ động của mắt có theo đúng hướng đồ vật mẹ di chuyển hay không. Tuy nhiên mẹ nên nhớ chỉ làm thật chậm vì bé vẫn còn nhỏ và chưa thể kiểm soát tốt vòng quay của mắt.

Một số cha mẹ nghĩ rằng “em bé sợ ánh sáng” và cho con nằm thường xuyên trong phòng được che phủ kín bằng rèm. Cách làm này sẽ hạn chế sự phát triển thị giác của bé và khiến con bị rối loạn giấc ngủ khi không phân biệt được ngày và đêm.

Phản xạ tai


Kiểm tra thính giác của trẻ sơ sinh rất quan trọng [ảnh minh hoạ]

Trẻ mới sinh ra đã có thể đáp ứng lại những âm thanh xung quanh mình. Một thử nghiệm phản xạ tai rất đơn giản với trẻ sơ sinh, đó là 24 giờ sau sinh, khi con đang khóc trên tay, mẹ có thể đưa con lại gần, kề miệng vào tai con và phát ra những âm thanh nhẹ. Nếu con lập tức im lặng, mở mắt nhìn mẹ thì điều này cho thấy em bé có thể nghe được âm thanh.

3 - 4 ngày sau sinh trẻ có thể dần dần học cách phân biệt nhiều âm thanh khác nhau. Mẹ có thể kiểm tra khả năng này bằng cách quan sát, bật âm thanh đơn ở một bên tai trái của bé và chờ con quay sang trái nhiều lần mỗi khi nghe thấy âm thanh. Sau đó bật một âm thanh khác ở bên phải và theo dõi xem trẻ có quay lại bên phải không.  Cuối cùng, khi bật lần lượt hai âm thanh khác nhau, trẻ sẽ biết tự quay sang âm thanh thu hút bé nhất.

Nhiều cha mẹ cũng cho rằng trẻ sơ sinh sợ âm thanh và luôn cố giữ cho phòng em bé thật yên tĩnh. Thực ra điều này ảnh hưởng đến sự phát triển và cải thiện chức năng thính giác của trẻ. Trong ngày, trẻ sơ sinh nên được có cơ hội lắng nghe nhiều âm thanh khác nhau, có thể là nghe nhạc, tiếng người nói chuyện, tiếng động, va chạm của nhiều đồ vật khác nhau.

Phản xạ cảm giác

Xúc giác là một trong những bản năng phát triển sớm nhất của trẻ. Bố mẹ càng tiếp xúc nhiều với con, thì càng không chỉ tăng cường mối quan hệ bố mẹ - con mà còn giúp xây dựng nền tảng vững chắc cho phát triển trí tuệ và tình cảm của bé.

Mẹ có thể thử xúc giác cho bé bằng cách lấy các ngón tay nhẹ nhàng chạm vào má của bé. Quan sát cẩn thận, khi tay mẹ chạm vào má con, đầu của bé có bật quay về phía bên phải nơi tay mẹ chạm không. Đó là những phản xạ xúc giác đầu tiên của một em bé bình thường.

Khi trẻ lớn lên, mẹ nên cho bé chạm vào càng nhiều đồ vật khác nhau như xúc xắc, gỗ, bát nhựa, gối bông... Việc tiếp xúc với nhiều cảm giác khác nhau sẽ kích thích não trẻ lưu trữ được nhiều thông tin hơn.


Cha mẹ nên tiếp xúc nhiều vởi trẻ để tăng xúc giác cho con [ảnh minh hoạ]

Phản xạ vị, mùi

Hương vị và mùi cũng là một phần phản xạ tự nhiên của trẻ. Tuy nhiên trái ngược với hình ảnh và âm thanh, phải một thời gian ngắn sau sinh trẻ mới có thể phân biệt được các hương vị khác nhau. Trẻ thích vị ngọt, mặn và thường khó chịu với những vị chua, đắng. Về mùi, cảm giác mùi của trẻ sơ sinh khá nhạy cảm. Các bé có thể phân biệt mùi rất thính, nhất là đặc biệt nhạy cảm với mùi cơ thể mẹ.

Kiểm tra phản xạ mùi của trẻ sơ sinh cũng không quá khó. Đối với người mẹ nuôi con bằng sữa mẹ, mẹ có thể đặt hai miếng lót ngực, một miếng của mẹ và một miếng mới tinh và quan sát xem, bé rất có thể sẽ háo hức quay hướng sang bên miếng lót ngực của người mẹ.

Phản xạ cười

Trẻ sơ sinh cũng cõ kỹ năng và khả năng bắt chước. Ban đầu khi mới sinh, em bé sẽ cười nhưng nụ cười này được gọi là “nụ cười sinh lý”. Sau này từ từ, bé sẽ học được cách chủ động mỉm cười khi vui thích. Trẻ sơ sinh sẽ hay thường cười nhất khi thấy một người gần gũi với bé vui vẻ, cười với bé hay trêu chọc bé. Từ hai tuần trở đi, mẹ có thể thấy con cười rất rõ, và bắt đầu biết bắt chước cử động mặt hay tiếng của mẹ.

Trẻ sơ sinh dù chỉ nằm im trên giường, không nói, không hoạt động nhưng các bé luôn lặng lẽ quan sát, tìm hiểu, và nắm bắt nhanh đến mức mẹ cũng sẽ phải ngạc nhiên với con. 

Theo X.Xuân/ theo IC [khampha.vn]

Phát hiện và can thiệp kịp thời sẽ mang lại cho bệnh nhi cơ hội lớn trong việc phục hồi khả năng nghe, phát triển các kỹ năng ngôn ngữ, hòa nhập cộng đồng…

Việc sàng lọc thính lực ở trẻ sơ sinh được thực hiện càng sớm càng tốt, hoặc chậm nhất là 3 tháng sau khi sinh. 

Sàng lọc thính lực càng sớm càng tốt

Nghe kém là hiện tượng giảm một phần hoặc hoàn toàn khả năng cảm nhận âm thanh xung quanh. Ở nước ta, trung bình mỗi năm có khoảng 1 triệu trẻ em được sinh ra thì khoảng 5 nghìn trẻ bị khiếm thính. Trong đó, có một tỷ lệ lớn trẻ bị điếc sâu mà giải pháp can thiệp duy nhất là cấy ốc tai điện tử để giúp các cháu thoát khỏi cảnh tàn tật. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, trẻ nghe kém sẽ gặp khó khăn trong phát âm và phát triển ngôn ngữ, trí tuệ so với các trẻ bình thường. Trầm trọng hơn, trẻ sẽ phải gánh chịu những khuyết tật vĩnh viễn như câm điếc.

Theo bác sĩ Phạm Tuấn Quyết, Trung tâm Chăm sóc và điều trị sơ sinh, BV Phụ sản T.Ư, mất thính lực là khi trẻ mất khả năng nghe một tai hoặc hai tai từ mức độ nhẹ đến mức độ nặng - là một trong những rối loạn thường gặp nhất so với các rối loạn khác đang được sàng lọc rộng rãi như thiếu máu hồng cầu hình liềm, thiếu men G6PD, phenylketonuria hay suy giáp trạng bẩm sinh… Do vậy, việc sàng lọc thính lực ở trẻ sơ sinh được thực hiện càng sớm càng tốt, hoặc chậm nhất là 3 tháng sau khi sinh. Đặc biệt, đối với trẻ có yếu tố nguy cơ cao như: trẻ sinh non tháng, nhẹ cân; trẻ bị bệnh nặng ngay sau sinh; trẻ bị dị dạng ở đầu, tai, mặt; trẻ bị viêm màng não hoặc viêm não; trẻ bị vàng da nặng phải truyền máu; mẹ bị nhiễm một số siêu vi khuẩn trong thời kỳ mang thai [như bị rubella, cúm, sởi…]; trong gia đình có người bị giảm thính lực…

“Việc kiểm tra thính lực ở trẻ sơ sinh rất đơn giản, chỉ khoảng từ 5-7 phút nếu trẻ ngủ ngon hoặc nằm yên. Đối với những trường hợp bị nghi ngờ giảm thính lực, chúng tôi kết hợp với bệnh viện [BV] Nhi T.Ư và Khoa Thính lực của một số bệnh viện khác để cùng nghiên cứu, chẩn đoán những bước tiếp theo rồi đưa ra các phương pháp điều trị. Tùy vào mức độ bệnh, nếu phát hiện giảm thính lực sớm, có thể áp dụng phương pháp đeo máy trợ thính hoặc cấy điện cực ốc tai cho trẻ”, bác sĩ Tuấn Quyết cho biết.

Cũng cần khuyến cáo, đối với trẻ sơ sinh, biểu hiện về thính lực thường chưa rõ ràng. Vì vậy, nhiều cha mẹ không để ý đến những biểu hiện phản xạ với âm thanh của con, khi lớn lên, thấy con chậm chạp so với những bạn cùng trang lứa, cha mẹ mới đưa con đi khám thì đã lỡ cơ hội điều trị.

Làm thế nào để phát hiện và khắc phục kịp thời?

Trường hợp cháu Nguyễn Văn Nguyên, 5 tuổi ở Hà Đông, Hà Nội là một trong số rất nhiều trẻ bị điếc bẩm sinh nhưng không có cơ hội cấy ốc tai điện tử miễn phí do phát hiện muộn. Trước đó, khi cháu Nguyên hơn 1 tuổi, cha mẹ gọi hỏi không thấy thưa, gia đình mới đưa con đi chữa trị khắp nơi, thậm chí còn mua máy trợ thính cho con nhưng thính lực không thấy cải thiện. Nghe tin ở BV Đại học Y Hà Nội có kỹ thuật cấy ốc tai điện tử, chị Hạnh đưa con đến khám mới biết con đã qua thời gian “vàng” điều trị.

[Ảnh minh họa]

Là bác sĩ có nhiều kinh nghiệm trong việc điều trị điếc bẩm sinh, PGS.TS Cao Minh Thành, Trưởng khoa Tai Mũi Họng, BV Đại học Y Hà Nội phân tích, thông thường, trẻ từ 1 đến 3 tháng tuổi đã biết nhìn theo nguồn sáng và giật mình khi có tiếng động lớn, hoặc biết lim dim mắt khi nghe tiếng hát ru của mẹ… Tuy nhiên, có những trẻ không bộc lộ rõ những phản xạ và dấu hiệu đó. Khi thấy có biểu hiện nghi ngờ về thính lực của con, cha mẹ cần đưa con đến cơ sở y tế chuyên ngành tai mũi họng khám. Khi đã chẩn đoán trẻ bị điếc bẩm sinh thì không có biện pháp nào khác ngoài cấy ốc tai điện tử.

Do vậy, cha mẹ tuyệt đối không đưa con đi châm cứu, bấm huyệt hay sử dụng thuốc nam mà đánh mất cơ hội chữa trị cho con. Nhiều nghiên cứu cho thấy thời điểm tốt nhất để cấy ốc tai điện tử là trẻ từ 12 - 24 tháng hoặc dưới 36 tháng tuổi. Nếu cấy muộn, khả năng phát triển ngôn ngữ sẽ rất chậm”, PGS Thành khẳng định./.

Video liên quan

Chủ Đề