Cái cốc là gì


Qua thí dụ về chiếc cốc V.I. Lê-nin đã minh họa rất rõ rằng sự vật có nhiều tính chất, minh họa khả năng phát hiện [khi xem xét nó trong các quan hệ khác nhau] và sử dụng chúng với nhiều mục đích khác nhau trong thực tiễn. Người viết: “…Cái cốc vừa là một hình trụ bằng thủy tinh, vừa là một dụng cụ dùng để uống. Nhưng cái cốc không phải chỉ có hai thuộc tính, hai tính chất, hoặc hai mặt đó; mà còn có vô số những thuộc tính khác, những tính chất khác, những mặt khác, cùng những quan hệ qua lại và “những quan hệ giao tiếp” với thế giới bên ngoài. Cốc là một vật nặng có thể dùng để ném. Còn có thể dùng để chặn giấy, để nhốt con bướm mới bắt được; cốc có thể có một giá trị nghệ thuật do được trang trí bằng hình chạm hoặc hình vẽ, nhưng điều đó hoàn toàn không phụ thuộc vào chỗ nó có thể dùng để uống, nó làm bằng thủy tinh, nó là hình trụ hoặc không phải hoàn toàn hình trụ…

Tiếp nữa. Nếu bây giờ tôi cần đến một chiếc cốc với tính cách là dụng cụ dùng để uống thì đối với tôi, tôi chẳng cần biết hình dạng cái cốc đó có phải hoàn toàn là hình trụ hay không và nó có thật là làm bằng thủy tinh hay không; mà điều quan trọng ở đây là đáy cốc không bị rạn nứt, là khi dùng nó, tôi không bị đứt môi… Nếu tôi cần đến cốc không phải để uống mà để dùng như mọi hình trụ bằng thủy tinh khác, thì dù đáy cốc có rạn nứt, hoặc thậm chí hoàn toàn không có đáy đi nữa thì nó cũng vẫn dùng được việc…”.

Những tính chất được vạch ra trong quá trình quan sát sự vật trong những quan hệ khác nhau của nó, lúc đầu được ghi nhận như những tính chất cùng tồn tại trong sự vật. Mối liên hệ hiện có giữa chúng, sự phụ thuộc lẫn nhau trượt khỏi tầm mắt của người nghiên cứu, không được xét đến và điều đó biến thành cản trở lớn trên con đường hiểu những tính chất ấy, phát hiện bản chất của chúng. Nảy sinh nhu cầu tách ra trong sự vật đang nghiên cứu một tính chất cho phép hợp nhất toàn bộ các tính chất khác, xác lập mối liên hệ hiện có giữa chúng. Và ở đây yêu cầu của tính toàn diện trong xem xét nhường chỗ cho một yêu cầu hoàn toàn đối lập – tính đơn diện, tức là xem xét sự vật thông qua một lăng kính của một tính chất cơ bản.

Tư tưởng về tính tất yếu ở một giai đoạn phát triển xác định phải chuyển sang yêu cầu của tính đơn diện trong xem xét đối tượng được đề ra trong tác phẩm của Ph. Cum-phơ và D. Ô-rút-giép “Lôgích biện chứng: những nguyên tắc và các vấn đề cơ bản: “Trong mỗi lĩnh vực của nhân thức khoa học, tùy theo mức tiến gần tới sự hiểu biết về mặt lý luận đối với sự vật nói chung thì bước chuyển từ những hiểu biết đa diện định lượng sang sự hiểu biết “đơn diện” định tính là tất yếu. Nhưng mặt này không đơn thuần là một thuộc tính [kể cả thuộc tính cơ bản] đồng nhất với tính chất, mà là một thuộc tính thực thể”.

Song, việc tìm ra tính chất cơ bản, hay cái gọi là “thuộc tính thực thể” của sự vật chưa phải là mục tiêu cuối cùng của nhận thức. Sau khi phát hiện được tính chất cơ bản của sự vật, chủ thể xuất phát từ đó bắt đầu lần lượt giải thích các tính chất khác, diễn đạt chúng dưới dạng những trạng thái đặc biệt của tính chất thống nhất trên, dưới dạng những hình thái biểu hiện khác nhau của nó. Như vậy, việc xem xét đơn diện sự vật tất yếu biến thành việc tìm hiểu sự vật đó một cách toàn diện. Nhưng tính toàn diện ở đây khác với tính toàn diện có ở giai đoạn phát hiện những phẩm chất khác nhau khi xem xét sự vật trong toàn bộ các quan hệ của nó. Nếu trước đây các tính chất của sự vật được xem xét cái nọ bên cái kia, thì giờ đây chúng được xem xét trong mối liên hệ hữu cơ với nhau và với tính chất cơ bản.

Và sự xem xét các tính chất khác nhau của đối tượng đang được nghiên cứu như những tính chất cùng tồn tại cái nọ bên cái kia có thể dẫn ra với tư cách là một ví dụ đặc trưng về công đoàn mà sinh thời N. Bu-kha-rin đã đưa ra trong quá trình tranh luận. Theo N. Bu-kha-rin thì công đoàn, một mặt là trường học của chủ nghĩa cộng sản, mặt khác là bộ phận của bộ máy quản lý, mặt thứ ba là bộ phận của bộ máy quyền lực nhà nước nói chung… Khi chỉ ra tính chất sai lầm, phi biện chứng torng cách nêu đặc trưng của công đoàn và cách xác định vị trí và vai trò của nó trong xã hội xã hội chủ nghĩa, V.I. Lê-nin đã áp dụng một cách mẫu mực nguyên tắc tính toàn diện để phân tích công đoàn. Người đã nêu lên tính chất cơ bản của công đoàn, tức công đoàn là trường học, rồi xuất phát từ tính chất đó Người đã hợp nhất toàn bộ các tính chất khác của công đoàn và nhấn mạnh rằng những tính chất kia là những hình thái biểu hiện khác nhau của tính chất cơ bản đã nêu trên. Khi phê phán Bu-kha-rin, V.I. Lê-nin viết: “Công đoàn, một mặt là trường học, mặt khác là bộ máy; mặt thứ ba là tổ chức theo ngành sản xuất… Bu-kha-rin không hề đưa ra một căn cứ nào, một sự phân tích độc lập nào để chứng minh rằng tại sao cần phải xem xét hai “mặt” đầu của vấn đề hoặc sự vật, mà không phải xét đến mặt thứ ba, mặt thứ tư, mặt thứ năm… Vì vậy, những đề cương của nhóm Bu-kha-rin chẳng qua chỉ là chủ nghĩa chiết trung rỗng tuếch. Toàn bộ cách đặt vấn đề của Bu-kha-rin về mối quan hệ giữa “trường học” và “bộ máy” là căn bản sai lầm, là chiết trung chủ nghĩa.

Muốn đặt vấn đề đó một cách đúng đắn, thì phải chuyển từ những khái niệm trừu tượng trống rỗng sang cái cụ thể, tức là sang cuộc tranh luận hiện nay… Về vấn đề vừa nói đến đó, theo như cách nó được đặt ra trong toàn bộ cuốn sách – cương lĩnh của Tơ-rốt-xki, thì sai lầm là ở chỗ không hiểu rằng công đoàn là trường học quản lý sản xuất về mặt hành chính và kỹ thuật. Không phải “một mặt”, là trường học, mặt khác là cái gì khác”, mà về tất cả các mặt… công đoàn là trường học, trường học liên hợp, trường học đoàn kết, trường học bảo vệ quyền lợi của mình, trường học quản lý kinh tế, trường học quản lý”.

Vậy là, ở trình độ phát hiện ra tính chất của sự vật đang được nghiên cứu, nguyên tắc tính toàn diện thoạt đầu hiện diện dưới dạng yêu cầu phải tìm ra càng nhiều tính chất càng tốt. Rồi sau yêu cầu đó chuyển sang mặt đối lập của mình tức là phải tách ra một tính chất cơ bản, sau đó nó lại chuyển thành yêu cầu phải xem xét toàn bộ các tính chất của sự vật, nhưng không phải cái nọ bên cạnh cái kia, mà trong mối liên hệ qua lại hữu cơ với nhau và với tính chất cơ bản của sự vật.

Việc tìm ra tính chất cơ bản của sự vật đòi hỏi phải chuyển từ việc xem xét những mối liên hệ và quan hệ bên ngoài của nó sang việc xem xét những mối liên hệ và quan hệ bên trong vốn có của nó, sang việc nghiên cứu những tác động qua lại giữa các yếu tố cấu thành nó và sang việc tìm ra [giải thích] các thuộc tính của nó từ những mối liên hệ, quan hệ tìm ra trước đó [khi xem xét sự vật trong mối quan hệ của nó với các sự vật khác]. Khi chuyển như vậy, chủ thể nhận thức giải quyết vấn đề tách cái tất yếu khỏi cái ngẫu nhiên, tìm ra những thuộc tính và những mối liên hệ tất yếu tạo nên bản chất của sự vật.

Ở trình độ phát triển này của nhận thức, nguyên tắc tính toàn diện sẽ không thể hiện dưới dạng yêu cầu phải thâu tóm toàn bộ các mặt [thuộc tính] của sự vật, xem xét nó trong toàn bộ các mối liên hệ và quan hệ, mà dưới dạng yêu cầu phải tìm ra toàn bộ các mặt [thuộc tính] tất yếu của sự vật và thâu tóm toàn bộ các mối liên hệ, quan hệ tất yếu đặc trưng cho nó.

Nhưng việc xem xét các thuộc tính và các mối liên hệ tất yếu của sự vật được vạch ra trong quá trình nhận thức chỉ như một tổng hợp giản đơn mà ở đấy các thuộc tính và mối liên hệ được đặt cạnh nhau, – việc xem xét ấy sẽ không cho ta biết được bản chất của sự vật đang được nghiên cứu. Bản chất không phải là một tổng hợp giản đơn, không phải là một tổng số những thuộc tính, mối liên hệ tất yếu của sự vật, mà là một chỉnh thể hữu cơ của chúng. Bản chất là một tổng hợp những thuộc tính và mối liên hệ tất yếu của sự vật nằm trong sự phụ thuộc qua lại tự nhiên của chúng, trong các quan hệ tất yếu quy định vị trí của mỗi mặt của sự vật, của mối liên hệ của nó trong hệ thống hoàn chỉnh, quy định vai trò của chúng trong sự hoạt động và phát triển của hệ thống. Để có thể tái tạo được bản chất thực sự của đối tượng đang được nghiên cứu trong hệ thống các hình tượng lý tưởng thì cần phải tách ra được cái cơ sở – tức là cái thuộc tính, quan hệ có tác dụng quyết định mà cái thuộc tính và quan hệ có tác dụng quyết định này sẽ thực hiện chức năng tạo hệ thống trong một chỉnh thể nhất định, sẽ đóng vai trò liên kết – tức là chuyển từ việc xem xét toàn diện sự vật sang việc tách ra [tìm kiếm] một trong những mặt của sự vật.

Vậy là, ở một giai đoạn nhất định của việc nhận thức bản chất của đối tượng, yêu cầu tính toàn diện trong việc xem xét đối tượng lại biến thành yêu cầu tính đơn diện trong việc xem xét đối tượng thông qua lăng kính của một mặt [một quan hệ] – mặt chính, mặt có tác dụng quyết định trong chỉnh thể đang được nghiên cứu và hiện diện với tư cách là cơ sở của đối tượng đó.

Nhưng sau khi mặt [quan hệ] có tác dụng quyết định trong chỉnh thể đang được nghiên cứu được tách ra thì nó lại biến thành cơ sở xuất phát để xây dựng hệ thống các khái niệm, mà nhờ đó có thể tìm hiểu được về mặt lý thuyết bản chất của đối tượng đang được nghiên cứu và lần lượt tìm ra toàn bộ những mặt [thuộc tính] và quan hệ tất yếu đặc trưng cho nó và mối liên hệ qua lại giữa chúng. Như vậy việc xem xét đơn diện sự vật trong tiến trình phát triển tiếp theo của nhận thức tất yếu biến thành cái đối lập với nó – tức biến thành sự xem xét toàn diện là cái cho phép tái tạo về mặt lý thuyết toàn bộ những mặt và quan hệ tất yếu đặc trưng cho đối tượng được nghiên cứu trong mối liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau tất yếu giữa chúng.

[còn tiếp] 

TH: T.Giang – SCDRC

Nguồn tham khảo: A. Sép-tu-lin – Phương pháp nhận thức biện chứng – NXB ST 1989.

[Ngày đăng: 09/07/2020]

Cái ly tiếng Anh là glass, phiên âm là glɑːs. Ly còn có tên gọi khác là tách hoặc cốc, là một vật được sử dụng để chứa chất lỏng để rót hoặc uống. Đôi khi ly còn dùng để đựng bột, ngũ cốc và các loại gia vị khác.

Cái ly tiếng Anh là glass, phiên âm là glɑːs. Ly còn có tên gọi khác là tách hoặc cốc, là một vật chứa được sử dụng để chứa chất lỏng để rót hoặc uống. Đôi khi ly còn dùng để đựng bột, ngũ cốc, đường và các loại gia vị khác.

Thông báo: Tổng khai giảng khoá học online tiếng Anh, Hàn, Hoa, Nhật, tương tác trực tiếp với giáo viên 100%, học phí 360.000đ/tháng, liên hệ: 0902 516 288 cô Mai >> Chi tiết

Ly có thể được làm ra từ những chất liệu như thủy tinh, sứ, gỗ, nhựa và nhiều loại khác. Bên cạnh đó, có rất nhiều loại ly, tách khác nhau dùng để uống những đồ uống khác nhau như rượu, nước khoáng, sinh tố.

Từ vựng tiếng Anh liên quan đến ly.

Glass /gla:s/: cái ly, cốc.

Shot glass /ʃɒt ɡlɑːs/: Ly nhỏ dùng để uống rượu nặng.

Hurricane glass /ˈhʌrɪkən ɡlɑːs/: Ly dùng để uống sinh tố hoặc cocktail.

Cognac balloon /ˈkoʊnjæk bəˈluːn/: Ly uống rượu cognac.

Plastic cup /ˈplæstɪk kʌp/: Ly nhựa.

Mug /mʌɡ/: Cốc có quai.

Flute /flu:t/: Ly đế cao.

Water goblet /ˈwɔːtər ˈɡɒblət/: Ly uống nước.

Teacup /ˈtiːkʌp/: Tách uống trà.

Một số mẫu câu tiếng Anh liên quan đến ly.

I’ll have a glass of red wine, please.

Vui lòng cho tôi một ly rượu vang đỏ.

I would like a cup of tea, please.

Vâng, tôi muốn một cốc trà.

Plastic cups are one of the causes of enviromental pollution.

Ly nhựa là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.

The baby is holding a tomato shaped cup.

Đứa bé đang cầm cốc in hình trái cà chua.

Bài viết cái ly tiếng Anh là gì được tổng hợp bởi giáo viên trung tâm tiếng Anh SGV. 

Video liên quan

Chủ Đề